Dầu thô WTI tiếp tục tăng giá, có thêm hỗ trợ từ IEAGiá dầu TVC:USOIL tiếp tục tăng và ổn định, đạt mức cao nhất hơn 4 tháng do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo thị trường sẽ căng thẳng hơn vào năm 2024 và làm tăng kỳ vọng về nhu cầu dầu tăng trưởng trong năm nay.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Năm rằng tình trạng hỗn loạn sau dịch bệnh đang giảm bớt và triển vọng kinh tế ảm đạm sẽ hạn chế tăng trưởng nhu cầu trong năm nay, ngay cả khi sự gián đoạn vận chuyển sẽ chỉ kéo theo trong một khoảng thời gian ngắn.
IEA cho biết: "Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, sự cải thiện về hiệu quả sử dụng nhiên liệu của phương tiện và sự gia tăng số lượng phương tiện chạy điện sẽ mang lại thêm những trở ngại cho việc sử dụng dầu."
IEA ước tính rằng tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay sẽ là 1,3 triệu thùng. mỗi ngày, tức là 1,3 triệu thùng mỗi ngày so với năm 2023. Mức tăng giảm toàn bộ 1 triệu thùng mỗi ngày, nhưng cao hơn 110.000 thùng mỗi ngày so với ước tính của tháng trước, do các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ dẫn đến chuỗi cung ứng kéo dài bởi các tàu chở hàng phải đi đường vòng.
IEA cũng đã hạ dự báo nguồn cung cho năm 2024 và hiện dự kiến nguồn cung dầu sẽ tăng 800.000 thùng/ngày trong năm nay lên 102,9 triệu thùng/ngày.
Về phía nguồn cung, IEA cho biết tăng trưởng ở các quốc gia ngoài OPEC+ sẽ tiếp tục vượt xa đáng kể mức tăng trưởng nhu cầu dầu vào năm 2024, mặc dù việc cắt giảm sản lượng kéo dài của một số thành viên OPEC+ đã thắt chặt sự cân bằng.
Đầu tháng này, một số thành viên OPEC+ đã gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện trong quý đầu tiên cho đến cuối tháng 6. IEA cho biết việc cắt giảm sản lượng này sẽ được thực hiện trong suốt cả năm và sẽ chỉ được dỡ bỏ sau khi OPEC+ xác nhận “có” động thái dỡ bỏ cắt giảm sản lượng.
IEA cho biết thêm, các tín hiệu ôn hòa từ các ngân hàng trung ương cho thấy nền kinh tế đang trên đường thoát khỏi tình trạng ảm đạm, nhưng dữ liệu kinh tế yếu kém từ một số nền kinh tế lớn vẫn là một nguyên nhân gây lo ngại hàng đầu đối với nhu cầu thị trường và áp lực tương quan.
Trong khi đó, đồng Dollar tăng mạnh sau khi dữ liệu giá sản xuất của Hoa Kỳ tăng cao hơn. Điều đó có thể đe dọa sự chậm trễ hơn nữa đối với các dự báo về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6.
Suy thoái kinh tế, đồng Dollar Mỹ tăng giá và lãi suất cao trong dài hạn sẽ dẫn đến nhu cầu về dầu thô giảm, điều này sẽ gây áp lực lên giá dầu thô. Tuy nhiên thì thị trường nhìn chung vẫn định giá Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6 năm nay vì vậy đây cũng nên được coi là một hỗ trợ tiềm năng về mặt cơ bản.
Nhìn chung về bức tranh cơ bản thì dầu thô WTI đang có được hầu hết các hỗ trợ quan trọng nhất từ nguồn cung, kỳ vọng lãi suất, chính sách tiền tệ cũng như việc thúc đẩy nhu cầu. Hiện tại không có áp lực cơ bản nào hiển thị rõ trên thị trường.
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI TVC:USOIL tiếp tục xu hướng tăng sau khi nhận được hỗ trợ từ khu vực hợp hỗ trợ chú ý với bạn đọc trog xuất bản số ra trước tại EMA21 và mức hỗ trợ ngang 77.65USD.
Hiện tại mức tăng cũng đạt được các mức kháng cự mục tiêu vào khoảng 80.84 – 81.55USD và dầu thô WTI sẽ có được đủ điều kiện để mở ra một chu kỳ tăng mới với mức mục tiêu tại mức Fibonacci thoái lui 0.382% nếu phá vỡ trên mức 81.55USD.
Mức Fibonacci thoái lui 0.50% sẽ là mức hỗ trợ gần nhất hiện tại, kết hợp với Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên mà chưa đạt được mức quá mua cho thấy dư địa tăng giá về mặt kỹ thuật và miễn là dầu thô WTI vẫn hoạt động ổn định trên mức Fibonacci 0.50% thì nó vẫn có triển vọng là tăng giá trong ngắn hạn.
Trong ngày, xu hướng tăng chính của dầu thô WTI vẫn tiếp tục là tăng giá với kênh giá (a) làm xu hướng chính và hỗ trợ chính từ EMA21. Các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 79.92 – 79.31USD
Kháng cự: 81.55 – 83.01USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Dầu
Dầu thô WTI khá ổn định, chú ý đến những dữ liệu tác động USDVào tháng 2 năm nay, IEA dự đoán nhu cầu sẽ tăng 1,22 triệu thùng/ngày vào năm 2024, trong khi OPEC dự kiến nhu cầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 2.
Trong khi đó, thị trường dầu dường như đang phớt lờ những xung đột địa chính trị mà ban đầu được coi là nguyên nhân khiến nguồn cung dầu thô toàn cầu thắt chặt.
Tăng trưởng việc làm của Hoa Kỳ đã tăng tốc trong tháng 2, nhưng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tốc độ tăng trưởng tiền lương chậm lại đã khiến việc cắt giảm lãi suất dự kiến vào tháng 6 vẫn được duy trì. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào hôm nay (thứ Ba).
Đồng Dollar Mỹ sắp bước vào giai đoạn trọng điểm dữ liệu của tuần này, tiếp diễn từ những dữ liệu vĩ mô được công bố từ tuần trước.
Các bài phát biểu của các thành viên Fed sẽ không còn nữa trong tuần này, khi ngân hàng trung ương bước vào giai đoạn im lặng trước quyết định lãi suất vào tuần tới và bài phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell ngay sau FOMC.
Do đó, đồng Dollar Mỹ dự kiến sẽ có một tuần rất biến động cùng các dữ liệu vĩ mô đặc biệt là dữ liệu lạm phát CPI được công bố vào hôm nay, giá dầu cũng chịu chung tác động với đồng Dollar bởi dầu thô cũng là hàng hoá được định giá bằng đồng Dollar tương tự đối với các loại hàng hoá, tiền tệ tương quan và kim loại quý.
Trong ngày giao dịch này, thị trường sẽ chú ý đến tỷ lệ CPI hàng năm không điều chỉnh theo mùa tháng 2 của Hoa Kỳ, tỷ lệ CPI hàng tháng được điều chỉnh theo mùa tháng 2 của Hoa Kỳ, tỷ lệ CPI lõi hàng năm không điều chỉnh theo mùa tháng 2 của Hoa Kỳ, tỷ lệ CPI lõi hàng tháng tháng 2 của Hoa Kỳ.
Ngày hôm sau, công bố báo cáo của EIA.
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI TVC:USOIL vẫn đnag ở trong kênh giá tăng (a) và xu hướng tăng giá cũng chưa bị ảnh hưởng mặc dù biểu đồ nhìn chung là đi ngang trong thời gian gần đây.
Việc duy trì trên mức EMA21 và mức hỗ trợ 77.65USD cung cấp điều kiện cho kỳ vọng tăng giá trong ngắn hạn trong khi xu hướng chính vẫn là xu hướng tăng từ kênh giá (a). Tuy nhiên thì kỳ vọng tăng trong ngắn hạn cũng bị hạn chế bởi mức Fibonacci thoái lui 0.50% và nếu dầu thô WTI di chuyển được lên trên mức Fibonacci 0.50% nó sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn với mục tiêu sau đó vào khoảng 80.84 – 81.55USD.
Miễn là dầu thô WTI vẫn đang duy trì hoạt động giá trên mức 76.61USD điểm hợp lưu của Fibonacci 0.618% và cạnh dưới kênh giá (a) thì nó vẫn có đầy đủ điều kiện cho triển vọng tăng, điều này cũng có nghĩa xu hướng tăng và triển vọng tăng sẽ bị phá vỡ nếu dầu thô WTI bị bán tháo xuống dưới mức này.
Trong ngày, xu hướng tăng của dầu thô WTI sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 77.65 – 76.05 – 75.61USD
Kháng cự: 79.31 – 80.84 – 81.55USD
@BestSC
Phân tích Bob Volman khung H4 | Tàu siêu tốc | 5/3 Những con tàu siêu tốc mang tên vàng, BTC đã khởi hành nhưng chúng ta không tìm được chỗ ngồi. Thay vào đó chúng ta ngồi trên 1 chiếc tàu chậm hơn 1 tí mang tên Dầu.
#VÀNG
Setup BB không thực hiện được do xảy ra trước giờ ra tin. Cũng chính các tin tức này đã kích hoạt sóng tăng cho vàng, nhưng các quy tắc quản lý rủi ro buộc mình phải bỏ qua không vào lệnh. Chờ vàng hồi lại tạo đoạn tích lũy để buy.
#DẦU
Thực hiện được 2 giao dịch ARB, một dừng lỗ, một thoát với 1.4R lợi nhuận, tức còn lại 0.4R. Dầu luôn là 1 thị trường khó chịu và đem lại nhiều sự căng thẳng, ít nhất đối với các nhà giao dịch những cú breakout. Ngay cả khi cú break đã thành công thì con sóng mà nó tạo ra cũng ngắn ngủi.
#EURJPY
Chờ thiết lập ARB hoàn thành để bắt con sóng tăng tiếp theo.
#GBPJPY
GJ là 1 lựa chọn thay thế cho EJ bởi bối cảnh 2 cặp tiền này giống nhau. Tuy nhiên GJ có dạng sóng pullback nhỏ nên ta vận dụng được 2 thiết lập nữa là SB hoặc DD.
#BNBUSDT
Do đã lỡ tàu BTC nên ta lựa chọn các altcoin khác. Chờ đoạn buildup của BNB hoàn thành để buy. Thiết lập là RB.
Dầu thô điều chỉnh, không ảnh hưởng xu hướng, điều kiện tăng giáGiá dầu TVC:USOIL giảm điều chỉnh do OPEC + gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện đến giữa năm như dự kiến.
OPEC+, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, đã gia hạn mức cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày sang quý 2 để củng cố trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sản lượng ngày càng tăng từ các nước ngoài liên minh.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ tuần trước cho thấy nguồn cung sản phẩm chưng cất của Mỹ đã giảm xuống 3,61 triệu thùng/ngày trong tháng 12, giảm khoảng 10% so với tháng 11 và là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
Tuy nhiên, thông báo của Nga sẽ cắt giảm sản lượng và xuất khẩu dầu thêm 471.000 thùng/ngày trong quý 2 vẫn khiến thị trường khá ngạc nhiên.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã gia hạn mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý 2, nhưng nhóm sẽ sớm phải đối mặt với một thử thách khó khăn hơn.
Dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy liên minh có thể cần phải tuân thủ các giới hạn sản lượng trong suốt cả năm nếu hy vọng ngăn chặn thị trường toàn cầu rơi vào tình trạng dư thừa.
Xuất khẩu dầu thô vùng Vịnh của Mỹ tăng đột biến đã giúp thúc đẩy xuất khẩu dầu toàn cầu được ghi nhận vào tháng 2, nhấn mạnh những thách thức mà OPEC+ phải đối mặt khi cố gắng cắt giảm nguồn cung toàn cầu.
Nhìn chung, giá dầu đang điều chỉnh giảm bởi OPEC+ đã gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện đến giữa năm nay như dự kiến, điều này không tạo ra sự bất ngờ nào đối với thị trường bởi thông tin này hầu hết đã được tiêu hoá hết trước đó. Thị trường dầu thô sẽ tập trung vào vấn đề nhu cầu; trong khi đó nếu sản lượng tiếp tục được cắt giảm sẽ mang lại hỗ trợ cho giá dầu bởi đây sẽ là một điểm hỗ trợ mới về mặt cơ bản.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù dầu thô WTI đang điều chỉnh giảm nhưng nhìn chung không ảnh hưởng đến xu hướng kỹ thuật chính là tăng giá với kênh giá (a).
Các điều kiện kỹ thuật đều đang ủng hộ dầu thô WTI tăng giá với hỗ trợ từ EMA21, mức Fibonacci thoái lui 0.618%, các đợt giảm giá miễn là không đưa giá dầu thô WTI xuống dưới mức Fibonacci 0.618% thì nó chỉ nên được coi là điều chỉnh trong ngắn hạn.
Mặt khác, nếu dầu thô WTI di chuyển được lên trên mứuc Fibonacci 0.50% nó sẽ tiếp tục có điều kiện để hướng đến mức tăng giá mục tiêu chú ý với bạn đọc trước đó tại hợp lưu của cạnh trên kênh giá (a) và mức Fibonacci 0.382%.
Trong thời gian tới, xu hướng tăng của giá dầu thô WTI sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 77.65 – 75.61USD
Kháng cự: 79.31 – 80.84 – 81.55USD
@BestSC
Chú ý đến các đợt điều chỉnh giảm, Fed và dữ liệu tạo ra áp lựcTrong phiên giao dịch châu Á vào thứ Năm (29/2), dầu thô của Mỹ dao động trong biên độ hẹp và hiện đang giao dịch quanh mức 78,37USD/thùng. Mặc dù tin tức về việc OPEC + có thể gia hạn cắt giảm sản lượng đã hỗ trợ giá dầu và tăng lên mức cao nhất trong gần 3 tháng rưỡi, các nhà hoạch định chính sách của Fed nhất quyết không hạ lãi suất trong thời gian tới, và sự gia tăng tồn kho dầu thô của Mỹ cũng đang gây áp lực lên giá dầu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) hôm thứ Tư cho biết tồn kho dầu thô tăng 4,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 23 tháng 2, so với kỳ vọng tăng 2,7 triệu thùng.
EIA cho biết tồn kho xăng giảm tuần thứ 4 liên tiếp, chạm mức 244,2 triệu thùng là mức thấp nhất trong 2 tháng và thấp hơn khoảng 2% so với mức trung bình trong giai đoạn này trong 5 năm qua.
Về phía Fed: Chủ tịch Fed New York Williams cho biết, mặc dù vẫn còn một số cách để đạt được mục tiêu lạm phát 2% của Fed nhưng lãi suất vẫn có thể được cắt giảm trong năm nay và thời điểm cụ thể phụ thuộc vào dữ liệu trong tương lai. Williams không đưa ra bất kỳ hướng dẫn rõ ràng nào về động thái chính sách tiếp theo của Fed, nhưng ông lưu ý rằng việc cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu “vào cuối năm nay”. Williams cho biết ông tin rằng lạm phát sẽ giảm xuống 2% -2,25% trong năm nay và 2% vào năm tới.
Collins của Fed nhắc lại "có khả năng" sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay Chủ tịch Fed Boston Collins cho biết Cục Dự trữ Liên bang có thể cần phải bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Vào tháng 11 năm ngoái, OPEC+ đã đồng ý tự nguyện cắt giảm sản lượng khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên của năm nay, trong đó Ả Rập Saudi đi đầu trong việc gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện.
Nga cho rằng việc giảm tỷ trọng xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trong thỏa thuận OPEC+ không quá quan trọng mà quan trọng nhất là việc giảm xuất khẩu 500.000 thùng/ngày.
Chú ý trong hôm nay: Nếu hôm nay (thứ Năm) dữ liệu PCE của Hoa Kỳ cao hơn dự kiến, giá dầu có thể đạt đỉnh tạm thời, điều này có thể tạo nền tảng cho việc giá dầu giảm trong thời gian tới.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI đã điều chỉnh giảm trong ngày hôm qua sau khi kiểm tra mức Fibonacci thoái lui 0.50% chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước đó.
Trong ngắn hạn, Các điều kiện kỹ thuật vẫn đang nghiêng nhiều về khả năng tăng giá với hỗ trợ từ EMA21, mức Fibonacci thoái lui 0.618% và kênh giá xu hướng (a).
Tuy nhiên thì điểm giá hiện tại còn cách khá xa với mức hỗ trợ gần nhất là EMA21 vì vậy hoàn toàn các đợt điều chỉnh giảm có thể sẽ xảy ra, trong khi đó thì điểm giá lại đang khá gần với mức kháng cự gần nhất từ Fibonacci thoái lui 0.50%.
Để dầu thô WTI có đủ điều kiện cho một chu kỳ tăng mới, ít nhất nó cần phá vỡ được mức Fibonacci thoái lui 0.50%, sau đó mức mục tiêu hướng đến có thể là mức Fibonacci 0.382% và cạnh trên kênh giá (a).
Trong thời gian tới, các điều kiện kỹ thuật vẫn nghiêng về tăng giá, song song với đó cần chú ý đến các đợt điều chỉnh giảm. Điều đáng chú ý là cấu trúc tăng giá sẽ bị phá vỡ nếu dầu thô WTI giảm xuống dưới mức 74.11USD.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật của dầu thô WTI sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 76.44 – 75.61USD
Kháng cự: 79.31USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Các yếu tố cơ bản hỗ trợ, dầu thô WTI tiếp diễn xu hướng tăngCuộc khủng hoảng vận chuyển ở Biển Đỏ và việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã thắt chặt thị trường dầu mỏ. Nhu cầu cao hơn đối với dầu thô Mỹ ở châu Âu do sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ cũng hỗ trợ giá dầu thô và đặc biệt là dầu thô WTI.
Các nhà máy lọc dầu châu Âu đang tìm kiếm hàng hóa dầu ở lưu vực Đại Tây Dương vì hàng hóa từ Trung Đông bị trì hoãn ít nhất 2 tuần và các tàu chở dầu phải đi xa hơn qua Mũi Hảo Vọng để đến Địa Trung Hải và tây bắc châu Âu.
Sản lượng và xuất khẩu giảm từ các nhà sản xuất OPEC+, dẫn đầu là các nhà xuất khẩu hàng đầu ở Trung Đông, cũng hỗ trợ giá dầu trong những tháng mà mức tiêu thụ dầu toàn cầu thường ở mức thấp.
Các nhà sản xuất OPEC+ sẽ không cảm thấy tồi tệ về điều này. Giá dầu vẫn ở mức trên 80 USD/thùng trong tháng này, bất chấp dự báo của các nhà phân tích về giá dầu yếu vào đầu năm 2024 và thị trường dư cung.
Tuy nhiên, việc thắt chặt thị trường không hoàn toàn là lỗi của OPEC. Sự gián đoạn vận chuyển trên Biển Đỏ/Kênh Suez đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng giá dầu thô ở lưu vực Đại Tây Dương và cải thiện lợi nhuận lọc dầu từ đầu năm đến nay.
Ngoài ra, các chuyến đi kéo dài đối với dầu thô Trung Đông đã thúc đẩy nhu cầu dầu thô của châu Âu từ các điểm đến gần hơn, dẫn đến giá cao hơn từ Nigeria, nhà sản xuất dầu hàng đầu châu Phi của OPEC, nơi đang bán dầu thô với tốc độ nhanh hơn.
Mặt khác, lượng dầu thô Iraq nhập khẩu của Ấn Độ trong tháng 1 ước tính đạt 1,15 triệu thùng/ngày, mức cao nhất mức kể từ tháng 4 năm 2022, theo dữ liệu của Vortexa.
Ấn Độ có quan hệ chặt chẽ với Iraq, một trong những nhà cung cấp dầu lớn nhất của nước này, trong khi nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 thế giới cũng đang tìm cách bù đắp lượng dầu bị mất của Nga do vấn đề thanh toán thông qua việc thực thi nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Nhu cầu cao hơn đối với dầu thô Mỹ ở châu Âu do sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ cũng hỗ trợ giá dầu thô chuẩn của Mỹ.
Nhìn chung, các yếu tố cơ bản đều đang ủng hộ cho giá dầu có thể tiếp tục tăng hơn nữa trong tương lai.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tăng giá không thay đổi khi mà dầu thô vẫn nhận được hỗ trợ từ các điểm kỹ thuật đáng chú ý từ EMA21 và Fibonacci thoái lui 0.618%. Cùng với đó thì kênh giá xu hướng (a) cũng đang đòng vau trò là xu hướng chính, trong khi Chỉ số sức mạnh tương đối RSI còn chưa đạt được mức quá mua.
Tạm thời, mức mục tiêu trong ngắn hạn vẫn hướng đến mức Fibonacci thoái lui 0.50% và triển vọng cho một chu kỳ tăng giá mới có thể được mở ra nếu dầu thô WTI được thúc đẩy để phá vỡ cạnh trên kênh giá (a). Trong trường hợp mức Fibonacci thoái lui 0.50% được phá vỡ trên, dầu thô WTI cũng có được điều kiện để hướng tới mức Fibonacci tiếp theo tại 0.382% từ xu hướng tăng giá chính.
Miễn là dầu thô WTI vẫn ở trên mức hỗ trợ 74.11USD thì triển vọng vẫn là tăng giá và các đợt giảm chỉ nên được coi là điều chỉnh về mặt kỹ thuật.
Trong trường hợp mức 74.11USD bị phá vỡ dưới mức giảm giá sau đó có thể đạt 72.30USD, vì vậy các mức bảo vệ vị thế mở mua đối với WTI nên được đặt ở phía sau khu vực 74.11USD.
Trong ngày, triển vọng tăng của dầu thô WTI sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 75.59 – 74.11USD
Kháng cự: 79.29 – 80USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Mặc dù dữ liệu giới hạn, dầu thô vẫn được hỗ trợ bởi xung độtGiá dầu thô WTI TVC:USOIL tăng nhẹ vào thứ Năm do xung đột tiếp tục ở Biển Đỏ và phiến quân Houthi liên kết với Iran tăng cường tấn công gần Yemen, nhưng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh đã hạn chế mức tăng.
Quân đội Israel hôm thứ Năm đưa tin, nội các chiến tranh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã chấp thuận cử đại diện tới các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Gaza ở Paris.
Các thủ lĩnh phiến quân Houthi hôm thứ Năm cho biết họ sẽ leo thang các cuộc tấn công vào các tàu đi qua Biển Đỏ và các vùng biển khác, đồng thời giới thiệu "vũ khí tàu ngầm" khi nhóm này tiếp tục tấn công các tàu để thể hiện sự ủng hộ đối với người dân Palestine trong cuộc chiến ở Gaza.
Tuy nhiên, mức tăng dầu thô đã bị hạn chế vào thứ Năm do tồn kho dầu của Mỹ tăng do nhà máy lọc dầu bảo trì và đóng cửa.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) hôm thứ Năm cho biết tồn kho dầu thô đã tăng 3,5 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 16 tháng 2 lên 442,9 triệu thùng, so với kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 3,9 triệu thùng.
Công suất sử dụng nhà máy lọc dầu không thay đổi ở mức 80,6% trong tuần trước và dự kiến nó sẽ tăng lên 81,5%.
Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng do các nhà máy lọc dầu lớn đóng cửa và mức sử dụng ở mức thấp nhất trong 2 năm, mặc dù các nhà máy lọc dầu này sẽ sớm tiếp tục sản xuất.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ kỹ thuật thì dầu thô WTI không có thay đổi nào đáng kể về mặt cấu trúc khi các điều kiện vẫn đang ủng hộ cho xu hướng tăng giá từ kênh giá (a) và hoạt động duy trì trên mức EMA21.
Tạm thời, đà tăng kỹ thuật của dầu thô WTI đang bị giới hạn bởi mức Fibonacci thoái lui 0.50% và nếu có thể phá vỡ được mức này chúng ta hoàn toàn có thể thấy dầu thô WTI đủ điều kiện để tiếp tục tăng giá với mục tiêu sau đó vào khoảng 82.98USD.
Các đợt điều chỉnh giảm có thể xảy ra nhưng miễn là dầu thô WTI vẫn ở trên EMA21 thì triển vọng ngắn hạn là tăng giá và ở trong kênh giá (a) thì xu hướng cũng là tăng giá. Tuy nhiên thì hiện tại dầu thô WTI cũng ở khá xa với các mức hỗ trợ đáng chú ý, vì vậy những giao dịch cũng cần phải cẩn trọng đối với các đợt điều chỉnh giảm đáng kể.
Trong ngắn hạn, xu hướng tăng của dầu thô WTI sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 75.59 – 74.11 – 72.30USD
Kháng cự: 79.29USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Rủi ro ở Trung Đông vẫn hỗ trợ dầu, xu hướng kỹ thuật ổn địnhGiá dầu TVC:USOIL dao động trong biên độ khá hẹp, bị ảnh hưởng bởi dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về sự suy giảm nhu cầu dầu toàn cầu. Dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ yếu hơn dự kiến, khiến thị trường kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể cắt giảm lãi suất trước thời hạn, đẩy giá dầu lên cao. Đợt tăng giá dầu mới nhất do phí bảo hiểm rủi ro gia tăng ở Trung Đông dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra.
Vào ngày 19 tháng 2, thị trường Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ. Trong khi theo dõi xu hướng lãi suất, các nhà đầu tư tiếp tục cần đánh giá liệu rủi ro địa chính trị ở Trung Đông có tác động đến chuỗi cung ứng dầu thô hay không.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Năm tuần trước rằng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đang chậm lại, hạ thấp dự báo tăng trưởng nhu cầu vào năm 2024. Điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Báo cáo hàng tháng của IEA cho biết nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,22 triệu thùng/ngày trong năm nay, thấp hơn một chút so với dự báo tháng trước. OPEC hôm thứ Ba tuần trước vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay. Tuy nhiên thì nguy cơ xung đột mở rộng ở Trung Đông có thể tiếp tục ảnh hưởng tới giá dầu thô và định hình chuyển động đột biến của giá dầu trong thời gian tới.
Trong các sản phẩm giao dịch, giá dầu bị ảnh hưởng sâu sắc hơn bởi các tác động từ rủi ro địa chính trị, thông thường khi các xung đột địa chính trị xảy ra ở những khu vực tiêu thụ và xuất khẩu dầu hàng đầu Thế Giới thì giá dầu sẽ có xu hướng tăng giá. Ngoài ra thì các hướng dẫn từ OPEC cũng sẽ định hướng giá dầu cùng các chính sách tiền tệ liên quan đến USD.
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI TVC:USOIL vẫn đang duy trì xu hướng tăng chính từ kênh giá (a) cùng các điều kiện kỹ thuật đang nghiêng về khả năng tăng giá trong thời gian tới như hoạt động giá trên EMA21, bật tăng sau khi đạt được mức Fibonacci thoái lui 0.618% và ổn định trong kênh giá (a).
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng chưa đạt được mức quá mua, điều này mô tả dư địa tăng giá vẫn còn ở phía trước, mặt khác mức kháng cự mục tiêu chú ý với các bạn trong xuất bản số ra trước về dầu thô WTI cũng chưa đạt được tại Fibonacci 0.50%.
Hiện tại, triển vọng kỹ thuật của dầu thô WTI vẫn ủng hộ khả năng tăng giá với mức mục tiêu không đổi tại 79.29USD điểm giá của Fibonacci 0.50%. Mặt khác, nếu dầu thô WTI tăng giá phá vỡ trên kênh giá (a), nó sẽ hướng đến một chu kỳ tăng giá mới với mức mục tiêu sau đó tại mức Fibonacci 0.382%.
Miễn là dầu thô WTI vẫn ở trong kênh giá (a) thì xu hướng tăng sẽ không thay đổi và các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 75.59 – 74.11USD
Kháng cự: 79.29USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Chú ý đến dữ liệu của EIA, API, vị trí quan trọng cho trend tăngLo ngại căng thẳng ở Trung Đông và cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine có thể là dấu ấn hỗ trợ bởi hạn chế nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, ngày giao dịch hôm nay sẽ tập trung vào báo cáo hàng tháng về thị trường dầu thô EIA và dữ liệu chuỗi tồn kho dầu thô API.
Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ mạnh hơn mong đợi được công bố vào thứ Sáu tuần trước và PMI dịch vụ Markit cuối cùng của Hoa Kỳ cho tháng 1 được công bố vào thứ Hai cho thấy hoạt động của ngành dịch vụ đã vượt trội hơn so với hiệu suất chậm chạp hơn nữa của ngành sản xuất và đẩy sản lượng tổng thể phù hợp với mức tăng trưởng GDP. Vì vậy, thị trường đang xem xét xem nền kinh tế có thể quá nóng để Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất hay không. Điều này tiếp tục là động lực thúc đẩy đồng Dollar và là yếu tố chính làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa định giá bằng đồng Dollar Mỹ, bao gồm cả giá dầu thô.
Đồng thời, bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell hôm thứ Hai chỉ ra rằng khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 3 là thấp, điều này cũng tác động đáng kể đến thị trường mặc dù nó không phải một sự kiện lớn.
Theo dữ liệu "Fed Watch" của CME, xác suất Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất trong khoảng 5,25%-5,50% trong tháng 3 là 83,5% và xác suất cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản là 16,5%.
Xác suất giữ nguyên lãi suất đến tháng 5 là 36,8%, xác suất cắt giảm lãi suất tích lũy 25 điểm cơ bản là 54% và xác suất cắt giảm lãi suất tích lũy 50 điểm cơ bản là 9,2%.
Trong khi đó, xu hướng tăng cũng không có dấu hiệu tích cực nào trước hy vọng đang mờ nhạt về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas cũng như nguy cơ leo thang hơn nữa hành động quân sự ở Trung Đông.
Thách thức đối với giá dầu hiện tại chủ yếu bắt nguồn từ nỗ lực của OPEC+ nhằm làm suy yếu nguồn cung toàn cầu bằng cách áp đặt hạn ngạch sản xuất nghiêm ngặt đối với các thành viên. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu ngoài OPEC, bao gồm cả Mỹ, có thể phải vượt quá mức cắt giảm sản lượng của OPEC+, bởi tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi dầu thô WTI suy giảm đáng kể từ lúc đạt được hợp lưu kháng cự tại cạnh trên kênh giá (a) và Fibonacci thoái lui 0.50%, nó đang có những phục hồi không đáng kể từ cạnh dưới kênh giá (a) hợp lưu với mức kỹ thuật 72.30USD.
Tạm thời, kênh giá xu hướng (a) vẫn chưa bị phá vỡ và vẫn có cơ hội cho các đợt tăng giá phục hồi nhưng đà tăng có thể bị hạn chế bởi mức EMA21 và mục tiêu gần nhất có thể đạt được cũng bị giới hạn bởi mức Fibonacci 0.618%.
Trong khi đó, một khi mức hợp lưu hỗ trợ tại điểm kỹ thuật 72.30USD bị phá vỡ dưới, triển vọng cho một đợt giảm mới sẽ được mở ra với mức mục tiêu ban đầu có thể chú ý đến mức Fibonacci thoái lui 0.786%, nhiều hơn là mức kỹ thuật 67USD.
Tạm thời, trong ngày triển vọng kỹ thuật vẫn có những ủng hộ cho xu hướng tăng giá và các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 72.3USD
Kháng cự: 74.11 – 75.59USD
@BestSC
Nhận Định Giá Dầu 01/02 – Cuộc họp của OPEC+Tâm điểm tác động đến giá Dầu hôm nay là cuộc họp của OPEC thường kỳ. Theo các thông tin được biết OPEC+ nhiều khả năng sẽ không có bất kỳ kế hoạch nào để thay đổi chính sách nguồn cung dầu hiện tại, có thể sẽ vẫn gia hạn các chính sách cắt giảm sản lượng theo cuộc họp trước đó.
Các nguồn tin giấu tên của Bloomberg cho biết một phần của việc cắt giảm sản lượng dầu hiện tại chỉ bắt đầu vào đầu tháng 1, vì vậy OPEC+ sẽ cần thêm thời gian để xem xét và đánh giá tác động của việc cắt giảm sản lượng đối với cân bằng thị trường.
Các thành viên OPEC+ đã quyết định tự nguyện cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày khỏi sản lượng của nhóm trong quý này, mặc dù phần lớn trong số đó là việc cắt giảm sản lượng đã có hiệu lực, bao gồm việc cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày của Ả Rập Xê-út.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nói rằng, việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể kéo dài đến sau tháng 3 năm 2024 nếu thị trường yêu cầu.
Bộ trưởng năng lượng Ả Rập Xê-út cũng chỉ trích các nhà bình luận vì không hiểu thỏa thuận sản lượng và cho rằng điều này sẽ thay đổi một khi “mọi người nhìn thấy tính thực tế của thỏa thuận”.
Cả Ả Rập Xê-út và Nga đều thông qua các hãng khai thác dầu mỏ hàng đầu của họ, cho biết rằng OPEC+ sẵn sàng gia hạn hoặc tăng cường cắt giảm sản lượng dầu nếu cần.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tháng trước cũng nhấn mạnh rằng, tập Nga sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung và cắt giảm sâu hơn sản lượng dầu trong quý 1 năm 2024 để tránh biến động và đầu cơ trên thị trường.
Các nhà phân tích sẽ theo dõi sát tất cả các quyết định và suy đoán của OPEC+ trong năm nay vì họ cho rằng phần lớn nguyên tắc cơ bản và cân bằng của thị trường dầu mỏ sẽ phụ thuộc vào chính sách quản lý nguồn cung của nhóm trong quý đầu tiên của năm và trong thời gian còn lại của năm 2024.
Đánh giá:
Có thể thị trường đã gần như dự đoán được hành động của OPEC+ trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang chậm lại, dù đã thoát được khỏi suy thoái nhưng tăng trưởng vẫn còn chậm. Trong khi đó bối cảnh các cuộc xung đột vẫn đang leo thang vẫn còn kéo dài đang làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và khiến cho chi phí vận tải tăng cao hơn.
Do vậy, việc OPEC+ duy trì chính sách cắt giảm sản lượng có thể sẽ còn kéo dài, ít nhất là đến hết mùa đông năm nay. Việc duy trì cắt giảm sản lượng nằm trong dự tính khi nhu cầu toàn cầu chững lại.
Khi thị trường đã đánh giá được toàn bộ các khả năng có thể xảy ra thì có thể sau cuộc họp lần này giá dầu sẽ không biến động quá mạnh.
Sau cuộc họp vừa rồi của Fed, thị trường đã có được bức tranh hiện tại về viễn cảnh chính sách thắt chặt vẫn sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Do vậy, động lực hỗ trợ đồng USD tăng có thể sẽ vẫn còn và điều này sẽ gây áp lực lên giá dầu.
Fed giữ nguyên lãi suất
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã nhất trí giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang lần thứ tư liên tiếp. Lãi suất hiện tại trong khoảng 5,25 % – 5,5%, cao nhất trong gần 23 năm.
FOMC cho biết họ chưa có kế hoạch cắt giảm lãi suất khi lạm phát vẫn vượt mục tiêu của ngân hàng trung ương. Ủy ban cho rằng việc cắt giảm lãi suất chỉ phù hợp khi họ có niềm tin vững vàng rằng lạm phát đang giảm về mức mục tiêu một cách bền vững.
Trước cuộc họp, thị trường kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 3 và tháng 5 cũng là thời điểm có thể bắt đầu chu kỳ nới lỏng. Song, các thành viên của FOMC đã thể hiện thái độ thận trọng hơn, cảnh báo rằng họ thấy không cần phải hành động vội vàng.
Cùng với 11 lần tăng lãi suất, Fed đang giảm bớt quy mô bảng cân đối kế toán. Kể từ khi bắt đầu quá trình thắt chặt định lượng, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này đã sụt hơn 1.200 tỷ USD. Tuyên bố của FOMC cho thấy Fed sẽ tiếp tục thu hẹp bảng cân đối kế toán.
Tâm điểm trong tuần này tiếp tục là báo cáo lao động của Mỹ:
Những dự liệu việc làm gần đây đều cho ra những số tăng, cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ bất chấp lãi suất ở mức cao. Tuy nhiên, chart dưới đây cho thấy số người Mỹ hiện đang có 2 công việc trở lên ở mức kỷ lục là 8,6 TRIỆU người. Kể từ năm 2020, gần 2,6 triệu người đã đảm nhận thêm công việc. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, điều này cũng không xảy ra.
Theo đó, dự báo về thị trường lao động vẫn được duy trì ổn định với các tín hiệu tích cực hơn. Cho thấy sức khỏe kinh tế hiện tại vẫn đảm bảo được sự ổn định cho các chính sách thắt chặt hiện tại của Fed.
Đồng nghĩa với dự báo về xu hướng đồng Dollar index có thể sẽ vẫn được duy trì tăng trong bối cảnh hiện tại.
Nhận định giá Dầu
USD đang có dấu hiệu tăng trở lại có thể sẽ gây áp lực lên giá dầu, thể hiện qua biểu đồ đang điều chỉnh giảm. Giá giảm xuống dưới mốc 78 $/thùng cũng đang báo hiệu xu hướng giảm điều chỉnh xuống mức dưới 73 $/thùng có thể sẽ rõ ràng hơn và trong thời điểm này các kỳ vọng phục hồi của giá dầu do OPEC+ duy trì cắt giảm sản lượng có lẽ đã không còn được hỗ trợ nhiều nữa.
Chiến lược giao dịch:
Dự báo giá Dầu sẽ giảm xuống vùng dưới 73 $/thùng.
Chiến lược ưu tiên hiện tại sell từ ngưỡng 76,5 – 77 $/thùng, nếu giá tăng lên có thể bán lại từ ngưỡng 78 $/thùng.
Kỳ vọng giá dầu sẽ giảm về mức 73 $/thùng và duy trì ở biên độ đi ngang nhiều phiên tới.
Khủng hoảng leo thang, dầu thô điều chỉnh ở trong xu hướng chínhCục Dự trữ Liên bang sắp công bố quyết định lãi suất vào thứ Tư tuần này, thị trường hiện dự đoán Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất lần này, điều này sẽ khiến đồng đô la Mỹ tiếp tục mạnh lên và ảnh hưởng đến giá dầu thô.
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ leo thang
Đợt tăng giá dầu quốc tế này là do nhiều yếu tố, trong đó có lo ngại nguồn cung suy giảm và tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu tăng tốc. Trong ngắn hạn, vẫn còn sự không chắc chắn về động lực tăng giá dầu.
Khi căng thẳng ở Trung Đông gia tăng, dầu thô Brent đã tăng khoảng 8% trong tháng này, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức ngay sau khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10. Nguồn cung mạnh mẽ từ các nhà sản xuất ngoài OPEC và triển vọng tăng trưởng nhu cầu chậm hơn đang giúp kiểm soát giá dầu.
Mặc dù vụ tấn công ở Biển Đỏ khiến một số hàng hóa phải định tuyến lại và tăng chi phí vận chuyển nhưng nó vẫn chưa gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc ảnh hưởng đến sản xuất.
Một tàu chở dầu bị trúng tên lửa ở Biển Đỏ và quân đội Mỹ bị tấn công ở Jordan gần biên giới Syria, sự kiện này đánh dấu sự leo thang lớn trong căng thẳng đang nhấn chìm Trung Đông. Tuy nhiên, khi tin tức từ Trung Quốc công bố thị trường đang đặt câu hỏi về phần bù rủi ro sẽ là bao nhiêu vì nguồn cung dầu vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng ở Trung Đông.
Viện Dầu khí Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu tồn kho của Hoa Kỳ vào tuần này. Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ sẽ được công bố vào tối thứ Tư theo giờ Hà Nội.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC +) dự kiến tổ chức cuộc họp trực tuyến vào ngày 1/2 và có thể quyết định các chính sách sản lượng tiếp theo.
Các đại biểu cho biết họ sẽ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận hiện tại tại cuộc họp. Thỏa thuận hiện tại sẽ có hiệu lực đến cuối quý.
Hiện tại, OPEC+ đã cam kết chung tự nguyện giảm sản lượng khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên, trong đó Ả Rập Saudi dẫn đầu trong việc duy trì mức giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, nhà sản xuất dầu chính của Nga Gazprom Neft tin rằng các thành viên OPEC+ không cần phải cắt giảm thêm nguồn cung dầu. Trong khi đó, dự báo xuất khẩu dầu tinh chế của Nga dự kiến sẽ giảm do một số nhà máy lọc dầu tiến hành bảo trì sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI đang điều chỉnh sau khi đạt được mức Fibonacci thoái lui 0.50% vào hôm qua, mức điều chỉnh là không đáng kể và cũng không làm thay đổi xu hướng tăng trong ngắn hạn được chú ý bởi kênh gía (a).
Tuy rằng xu hướng không bị ảnh hưởng nhưng khả năng điều chỉnh giảm nhiều hơn trong ngắn hạn vẫn có thể xảy ra với mức hỗ trợ ban đầu được chú ý tại Fibonacci 0.618% và sau đó là EMA21.
Tạm thời, xu hướng của dầu thô WTI là tăng giá nhưng một chu kỳ mới sẽ có đủ điều kiện được mở ra khi nó phá vỡ được mức Fibonacci 0.50%, mức mục tiêu có thể đạt 82.98USD sau khi điều kiện được đáp ứng.
Trong ngắn hạn, xu hướng kỹ thuật chính được xác định là tăng giá với kênh giá (a), nhưng các giao dịch cũng cần được chú ý trong tuần này bởi các sự kiện tài chính lớn sẽ được công bố dự kiến tác động mạnh mẽ đến giá dầu thô WTI. Các vị trí kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại với bạn đọc như sau.
Hỗ trợ: 75.59 – 73.80 – 72.30USD
Kháng cự: 79.29USD
@BestSC
Nhận Định Dầu WTI 30/01 – Giá sẽ giảm trước cuộc họp OPEC+Tâm điểm thị trường trong tuần này là cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed, dù hiện tại đã gần như chắc chắn Fed sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 – 5,5% trong cuộc họp tháng 1 này nhưng điều thị trường quan tâm là các dự báo của Fed về thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên. Trước đó các dự báo Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 3 đã giảm xuống, thay vào đó nhiều dự đoán hơn đang chuyển hướng sáng cuộc họp vào tháng 3 với kỳ vọng 44,7% sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản.
Trong khi đó tỷ lệ này trong cuộc họp vào tháng 5 cũng đã giảm xuống chỉ còn 52,4%. Cho thấy được tâm lý chung thị trường hiện tại vẫn đang tin tưởng vào việc Fed sẽ còn dư địa để giữ lãi suất cao hiện tại thêm một thời gian nữa.
Minh chứng là các dữ liệu quan trọng được Fed đánh giá để đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ hiện tại bao gồm lạm phát, thu nhập và chi tiêu tiêu dùng cá nhân và thị trường lao động cũng đang cho thấy được những dấu hiệu ổn định.
Cụ thể,
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/1, Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của nước này đã tăng trở lại trong tháng 12/2023, song mức lạm phát hàng năm vẫn được duy trì dưới 3% tháng thứ 3 liên tiếp, có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Chỉ số PCE, thước đo lạm phát ưa thích của FED, đã tăng 0,2% trong tháng 12/2023, sau khi giảm 0,1% trong tháng 11. So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến tháng 12/2023, chỉ số PCE đã tăng 2,6%, tương đương với mức tăng của tháng 11.
Loại trừ các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, chỉ số PCE cơ bản đã tăng 0,2% trong tháng 12, sau khi tăng 0,1% trong tháng trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, PCE cơ bản của Mỹ đã tăng 2,9%, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021, sau khi tăng 3,2% trong tháng 11.
Lạm phát chậm lại đang thúc đẩy sức mua của các hộ gia đình, giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và nền kinh tế Mỹ. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 66% hoạt động kinh tế của Mỹ, đã tăng 0,7% trong tháng 12/2023, sau khi tăng 0,4% trong tháng 11. Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu tiêu dùng tổng thể tăng 0,5% trong tháng 12, tương đương với mức tăng của tháng 11.
Trước đó, báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/1 cũng cho thấy, PCE cơ bản đã tăng 2,0% trong quý 4/2023, tương đương với mức tăng của quý III.
Số liệu tăng trưởng GDP Quý 4
Bộ Thương mại Mỹ hôm 25/1 công bố GDP nước này tăng 3,3% trong quý IV/2023 (đã hiệu chỉnh theo cơ sở năm). Tốc độ này cao hơn dự báo, nhờ tiêu dùng mạnh.
Động lực tăng trưởng chính của Mỹ – tiêu dùng cá nhân – tăng 2,8% trong quý IV/2023. Đầu tư của doanh nghiệp và lĩnh vực bất động sản cũng góp phần giúp kinh tế tăng trưởng vượt dự báo. Chỉ số theo dõi lạm phát lõi cũng tăng 2% quý thứ hai liên tiếp, khớp với mục tiêu của Fed.
Tổng cộng cả năm 2023, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,5%. Tốc độ này cao hơn năm 2022, với 1,9%.
Tuy nhiên, nền kinh tế này năm qua vẫn rất sôi động. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, số việc làm đang bùng nổ và người tiêu dùng vẫn mạnh tay chi tiêu.
Giới phân tích cho rằng thị trường việc làm vững mạnh một phần do các thay đổi từ trong đại dịch. Làn sóng nghỉ việc trong và sau đại dịch khiến các doanh nghiệp khát nhân lực. Họ phải nâng lương để thu hút người lao động mới.
Các cuộc sa thải quy mô lớn vài năm qua cũng rất hạn chế, trừ lĩnh vực công nghệ. Thị trường việc làm bùng nổ đã giúp Fed tiếp tục nâng lãi mà không nhấn chìm cả nền kinh tế.
Tâm điểm,
Hiện tuần này sau cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed sẽ là cuộc họp của OPEC+ và báo cáo việc làm của Mỹ, cùng với đó là số liệu báo cáo của EIA. Cuối tuần này thị trường sẽ theo dõi số liệu giàn khoan dầu hiện tại của Mỹ.
Trong các dữ liệu trên, tại cuộc họp của OPEC+ diễn ra trong thứ 5 tuần này được dự báo sẽ không có nhiều thay đổi so với cuộc họp trước đó.
OPEC + đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý 1 năm 2024, trong đó Saudi Arabia đi đầu với mức giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày.
Cuộc họp cấp bộ trưởng của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 1/2 tới và các nguồn tin cho biết nhóm này có thể sẽ quyết định mức sản lượng dầu của tháng 4/2024 (và cả sau đó) trong những tuần tới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định thị trường dường như vẫn được cung ứng khá tốt trong năm 2024 dù xung đột ở Trung Đông làm dấy lên lo ngại về nguồn cung và tình trạng dư thừa có thể xuất hiện nếu OPEC+ dỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng như dự kiến trong quý II/2024.
Bên cạnh đó, số liệu việc làm của Mỹ vẫn đang là một trong những dữ liệu quan trọng nhất sẽ có tác động lớn đến tâm lý thị trường và diễn biến chính sách tiền tệ của Fed trong tương lai.
Nhận định giá Dầu
Đồ thị phân tích kỹ thuật, dưới góc nhìn tương quan giữa USD và giá Dầu hiện tại có sự tương quan không rõ ràng, trong khi USD đang đi ngang tương đối thận trọng do thị trường đang chờ đợi các tin tức quan trọng trong tuần này, còn với giá Dầu đang hình thành tín hiệu nến giảm lại do hiện tại thị trường đang có dấu hiệu đóng trạng thái trước cuộc họp của OPEC+.
Mặc dù hiện tại các lo ngại rủi ro địa chính trị khu vực Biển Đỏ đang gần như không còn là điểm nóng sau thời gian dài leo thang. Cho đến hiện tại chưa có lo ngại nào dẫn đến việc xung đột lan rộng hơn.
Do vậy về yếu tố cơ bản có thể giá dầu đã không còn nhiều thông tin tác động có thể hỗ trợ giá tăng.
Chiến lược giao dịch:
Hiện giá đã xác nhận đóng cửa dưới mức 77,5 $/thùng báo hiệu xu hướng giảm điều chỉnh. Do đó, có thể ở thời điểm này chiến lược bán sẽ trở lại.
Dự báo có thể sell vùng giá 77,0 – 77,3 $/thùng.
Mục tiêu điều chỉnh giảm về mức 75 $/thùng.
Phân Tích Dầu WTI 26/01 – Rủi Ro Địa Chính Trị Tiếp Tục Đẩy Giá Ở thời điểm hiện tại động lực thúc đẩy giá dầu tăng đến từ các rủi ro địa chính trị làm gia tăng các lo ngại gián đoạn nguồn cung từ tuyến đường vận tải qua biển Đỏ. Thông tin cho thấy triển vọng để sớm nối lại các hoạt động giao thương đang trở nên khó khăn hơn, và nguy cơ về việc phải giải quyết bằng quân sự vẫn đang hiện hữu thì lo ngại gián đoạn nguồn cung có thể sẽ còn tiếp diễn.
Cùng ngày, Lãnh đạo Houthi của Yemen cho biết nhóm này sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các tàu có liên kết với Israel cho đến khi viện trợ đến tay người dân Palestine ở Gaza. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một nhà máy lọc dầu ở miền nam nước Nga trong đêm cũng làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.
Về yếu tố vĩ mô:
Tâm điểm của thị trường hôm qua là số liệu GDP sơ bộ quý 4 của Mỹ, chúng ta biết đồng USD bị tác động nhiều bởi các dữ liệu kinh tế Mỹ, trong khi thị trường đang dành sự quan tâm nhiều đến các dữ liệu này để có đánh giá chi tiết hơn về khả năng Fed sớm cắt giảm lãi suất.
Cụ thể,
Theo báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ mới công bố, trong ba tháng cuối cùng của năm 2023, nền kinh tế số một thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia và bất chấp những lời cảnh báo về suy thoái.
Cụ thể, báo cáo cho thấy GDP quý IV tăng 3,3% (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm) – cao hơn dự báo đồng thuận của Phố Wall là 2%. Trong quý III, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,9%.
Tính chung cả năm ngoái, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 2,5%, vượt xa triển vọng mà Phố Wall đưa ra vào đầu năm.
Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ là trụ cột quan trọng của nền kinh tế trong suốt cả năm. Báo cáo của Bộ Thương mại cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân đã tăng 2,8% trong quý IV, chỉ giảm tốc nhẹ so với quý trước.
Chi tiêu của chính quyền tiểu bang và địa phương cũng đóng góp đáng kể cho tăng trưởng GDP khi tăng 3,7%. Chi tiêu của chính phủ liên bang đi lên 2,5% trong ba tháng cuối năm.
Cũng theo bản báo cáo, tổng đầu tư tư nhân trong nước tăng 2,1%, trở thành một động lực quan trọng khác của nền kinh tế.
Đánh giá chung số liệu GDP quý 4/2023 cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ tích cực hơn làm giảm lo ngại suy thoái và cũng sẽ là một thông điệp cho thị trường thấy được Fed có thể có dư địa hơn trong việc giữ lãi suất hiện tại thêm một thời gian nữa để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%. Hiện tại lạm phát về cơ bản đã giảm nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu đặt ra.
Theo đó các tổ chức dự báo lạm phát Mỹ sẽ vẫn ở trên mức 2% trong năm 2024.
Có thể hình dung với mức lạm phát hiện tại, nếu vội vàng cắt giảm lãi suất sẽ khiến tâm lý thị trường thay đổi và nhiều khả năng sẽ khiến nỗ lực kiềm chế lạm phát không đạt được. Do đó, giữ lãi suất cao mà vẫn đảm bảo được tăng trưởng cũng như thị trường lao động ổn định đang cho thấy được chính sách tiền tệ phát huy được hiệu quả. Do vậy theo đánh giá có thể Fed sẽ vẫn giữ nguyên quyết định trong tuần tới và duy trì mức lãi suất cao hiện tại cho đến cuộc họp tháng 3 và chưa phát đi thông điệp cắt giảm lãi suất.
Phản ứng của đồng USD vẫn duy trì được xu hướng tăng sau số liệu GDP quý 4, bên cạnh đó tâm điểm hiện tại trong hôm nay sẽ là số liệu thu nhập và chi tiêu cá nhân PCE, đây là thước đo lạm phát ưa thích của Fed.
Về mặt lạm phát, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) tháng 11/2023 tăng 2,7% so với một năm trước – thấp hơn đáng kể so với mức 5,9% vào tháng 11/2022.
Chỉ số PCEPI lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm) đi lên 3,2% so với cùng kỳ. Hồi tháng 11/2022, PCEPI lõi tăng tới 5,1%. PCEPI lõi là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Một số người khác băn khoăn rằng liệu người tiêu dùng có thể tiếp tục chi tiêu trong bao lâu khi mà tiền tiết kiệm thời đại dịch giảm dần và lãi suất tăng cao gây áp lực lên tài chính hộ gia đình.
Vấn đề này đánh giá cá nhân tôi cũng có cùng suy nghĩ, khi lãi suất quá cao trong thời gian dài sẽ khiến tâm lý người dân quen với việc này, và vẫn sẵn sàng chi tiêu cho nhu cầu cá nhân mặc dù chi phí đắt đỏ hơn. Các khoản tiết kiệm dần cạn kiệt nhưng với lượng tiền khổng lồ đã bơm vào nền kinh tế hiện tại thì có thể không ảnh hướng tiêu cực đến việc chi tiêu tiêu dùng.
Do vậy, số liệu PCE tối nay sẽ là thước đo quan trọng nhất để thị trường đánh giá được liệu nhu cầu tiêu dùng của người dân có tăng lên thúc đẩy lạm phát tăng cao hay giá cả tăng do các yếu tố về nguồn cung hạn chế. Nếu chúng ta thấy tăng trưởng trong chi tiêu vẫn cao hơn dự báo thì thể hiện được rằng nhu cầu chi tiêu vẫn tốt do đó thể hiện được sức khỏe kinh tế đang tốt và sẽ là lý do để Fed trì hoãn thêm thời gian giảm lãi suất hiện tại.
Phân tích biểu đồ USD index đang cho thấy được chỉ số Dollar index đang trong một xu hướng tăng do thị trường đã gần như chắc chắn Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào tuần tới và sẽ không vội vàng cắt giảm lãi suất. Dự báo USD sẽ vẫn duy trì được sức mạnh hiện tại, xu hướng tăng của USD đang không thể kiềm hãm được xu hướng của hàng hóa nói chung và giá dầu nói riêng khi các yếu tố địa chính trị đang nóng mới là tâm điểm tác động đến xu hướng của giá dầu.
Nhận định giá Dầu
Giá dầu đã vượt qua được kháng cự quan trọng 75.2 $/thùng do đó xác nhận xu hướng điều chỉnh tăng sau thời gian tích lũy. Tuy nhiên ở vùng giá hiện tại tương đối rủi ro khi vẫn có kỳ vọng tình hình căng thẳng khu vực sẽ lắng xuống.
Về đồ thị hiện tại giá Dầu đang có tín hiệu có thể sẽ tạo đỉnh và điều chỉnh giảm xuống lại ngưỡng hỗ trợ 75 $/thùng nếu được xác nhận.
Chiến lược giao dịch có thể sẽ bớt rủi ro ở vùng giá này trong phiên cuối tuần khi thị trường có thể sẽ kỳ vọng USD tiếp tục đà tăng, trong khi đó các yếu tố vĩ mô và địa chính trị tác động đến giá dầu sẽ giảm bớt đi. Như vậy thị trường sẽ kỳ vọng giá dầu hạ nhiệt trở lại trong phiên cuối tuần vẫn sẽ có nhiều khả năng xảy ra. Nhưng về xu hướng chính hiện sẽ chỉ xác nhận giảm khi các tin tức địa chính trị hạ nhiệt.
Dầu WTI 24/01 - Biến động đi ngangNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU WTI
NGÀY 24/1/2024
I- TIN TỨC
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (23/1) vì các nhà giao dịch tập trung vào việc phục hồi sản lượng dầu thô ở một số vùng của Mỹ, cùng với nguồn cung tăng ở Libya và Na Uy, thay vì rủi ro về nguồn cung do xung đột ở châu Âu và Trung Đông gây ra.
Tại Bắc Dakota, bang sản xuất dầu lớn thứ ba của Mỹ, một số cơ sở dầu đã hoạt động trở lại sau khi đóng cửa vì thời tiết giá lạnh, cơ quan quản lý đường ống của bang cho biết. Tuy nhiên, sản lượng vẫn giảm tới 300.000 thùng/ngày.
Trong khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 6,67 triệu thùng trong tuần trước thì tồn kho xăng lại tăng 7,2 triệu thùng, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ. Dữ liệu chính thức của chính phủ Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư (24/1).
II- QUAN ĐIỂM
Yếu tố tác động đến giá dầu hiện tại có thể không nằm ở các xung đột địa chính trị, thay vào đó các điều kiện thời tiết bất lợi đang khiến nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu tiêu thụ dầu có phần chậm lại. Do đó, động lực để giá tăng về vĩ mô đang không được hỗ trợ.
Nhu cầu trong thời điểm này chậm lại đang làm lu mờ đi các đánh giá về tác động địa chính trị. Như vậy thị trường khó có thể tạo ra bất ngờ ở những tuần đầu năm bởi thời tiết mùa đông sẽ còn kéo dài đến hết tháng 3. Nhu cầu đi lại và các hoạt động sản xuất sẽ chậm lại, các hoạt động giao thông vận tải từ đường bộ đến đường hàng không cũng sẽ chậm lại.
Dữ liệu tồn kho dầu của Mỹ cho thấy được nhu cầu thực tế đã yếu đi nhiều khiến lượng tồn kho tăng cao hơn. Thị trường sẽ vẫn theo dõi dữ liệu thực tế trong phiên hôm nay, tuy nhiên các dự báo được đưa ra có thể không có nhiều thay đổi so với dữ liệu của Viện dầu khí Mỹ.
Có thể dự báo giá dầu điều chỉnh tăng đang không còn hợp lý sau khi giá quay đầu đóng cửa giảm dưới mốc kháng cự 75 $/thùng.
Bên cạnh đó xu hướng tăng trở lại của đồng USD khi thị trường không còn đặt cược nhiều vào việc FED sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 3, do đó đồng USD vẫn có thể tiếp tục được kỳ vọng tăng so với các đồng tiền chính khác, tạo áp lực lên giá dầu.
IV- PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: CLEH24
Diễn biến hiện tại cũng tương đối nhạy cảm do các nguồn tin có sự khác biệt giữa yếu tố vĩ mô tác động đến nhu cầu và yếu tố địa chính trị tác động đến nguồn cung hiện tại.
Hiện trên đồ thị thể hiện kháng cự tại vùng 75 $/thùng đang được giữ vững. Giá vẫn đang có những tín hiệu chững lại nhưng chưa chắc chắn điều chỉnh giảm do đó vẫn cần một thời gian tích lũy và tín hiệu nến rõ ràng hơn để có thể thực hiện chiến lược bán xuống trở lại.
Vùng kháng cự quan trọng 75 $/thùng
Phân tích Bob Volman H4 | Rất nhiều cơ hội | 23/1 #DẦU H4
Trading range rất dài và tích lũy nhiều năng lượng. Khi giá hồi về dưới đường biên và phá vỡ lên lần nữa, chúng ta có thiết lập ARB để entry buy
#EURJPY H4
Giao dịch không được chọn này cũng đã kết thúc, nếu ac chưa đóng lệnh thì nên đóng ở hiện tại và chuẩn bị cho setup BB tiếp theo. Con trend rất rõ, chỉ cần 1 đoạn buildup chặt chẽ và cú phá vỡ nữa là đã có thể buy. Để ý các tin tiếp theo của JPY và EUR sẽ là nguồn cơn cho con sóng sắp tới.
#EURNZD H4
Chờ cú retest để buy tại đường biên thiết lập BB. Có thể đặt lệnh chờ limit
#USDJPY H4
Setup BB là cơ hội để chúng ta đu theo con trend tăng này. Chờ nén chặt hơn để buy
#USDCHF H4
Có thể cân nhắc cặp này để lựa chọn với UJ, giá cũng tích lũy đi ngang trong uptrend bằng 1 khối hành vi giá, khiến ta nghĩ đến thiết lập BB.
#GBPJPY H4
Kèo buy kết thúc với 2.8R lợi nhuận. Thị trường cho rất nhiều dấu hiệu để báo rằng con sóng tăng đã kết thúc, với dấu hiệu rõ ràng nhất là nến giảm lớn. Tuy nhiên trail stop đã bị cán trước đó.
#GBPCHF H4
Kèo buy kết thúc với 4R lợi nhuận. Chiến lược dùng lợi nhuận mở để nhồi cho trade tiếp theo cùng đồng tiền đã phát huy tác dụng (lợi nhuận GJ tài trợ cho trade mới GCHF, cược vào con sóng tăng của đồng bảng). Ý tưởng của chiến lược này là nếu thua thì về nhà hòa vốn, nếu thắng thì thắng lớn (go big or go home). Nếu mình không lầm, cha đẻ của cách trade nhồi thêm này là Jesse Livermore.
#GBPAUD H4
Setup BB đang tạo thành. Chờ và buy khi có cú phá vỡ. Để ý setup này có dạng mô hình vai đầu vai ngược nhỏ.
#NZDUSD H4
Giá đang hồi về sau khi breakout khỏi BB do đoạn nén không chặt. Chờ 1 nến lấp đầy khoảng trống rồi sell khi giá phá xuống lần hai. Có thể áp dụng chiến lược nhồi thêm với kèo EN
WTI 22/01 - Chờ bán, giá vẫn đang trong xu hướng đi ngangNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU WTI
NGÀY 22/1/2024
I- TIN TỨC
- Giá dầu tuần trước biến động bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến diễn biến xung đột ở Trung Đông, sự tăng của đồng USD lên mức cao nhất trong vòng một tháng, thời tiết băng giá tại Bắc Dakota (Mỹ) làm gián đoạn nguồn cung, dữ liệu tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc, và dự trữ xăng dầu của Mỹ.
- Căng thẳng tại Trung Đông vẫn tiếp tục gia tăng khiến các nhà đầu tư lo ngại nguồn cung sẽ bị ảnh hưởng nhất là trong bối cảnh sản lượng từ Mỹ bị gián đoạn một phần do giá lạnh, sản lượng từ Libya vẫn chưa được khôi phục do đóng cửa một số mỏ dầu lớn.
- Trong tuần trước, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy, trong khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 2,5 triệu thùng, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất vẫn tiếp tục tăng với mức tăng lần lượt là 3,1 triệu thùng và 2,4 triệu thùng.
- Cũng trong tuần, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nâng dự báo nhu cầu toàn cầu năm nay thêm 180.000 thùng/ngày lên 1,25 triệu thùng/ngày. Mặc dù duy trì mức dự báo nhu cầu dầu trong năm 2024 là 2,25 triệu thùng/ngày như hồi tháng 12-2023, nhưng mức dự báo này của OPEC vẫn cao gần gấp 2 lần so với dự báo của IEA.
II- QUAN ĐIỂM
- Thị trường hiện tại vẫn có nhiều diễn biến bất ngờ do các xung đột ở khu vực biển Đỏ vẫn còn leo thang. Trong khi nhiều tàu đã chuyển hướng và có nhiều lo ngại chi phí vận tải tăng lên cùng với thời gian vận chuyển lâu hơn sẽ khiến cho lạm phát khó có thể hạ nhiệt sớm và dẫn đến kéo dài thêm thời gian thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Bên cạnh đó là mối lo thiếu hụt container do các tàu phải dành nhiều thời gian đi và về hơn, dẫn đến việc thời gian luân chuyển container và tàu vận tải sẽ chậm hơn kéo theo đó lượng hàng hóa sẽ được lưu thông ít đi và gián tiếp khiến cho giá cả hàng hóa sẽ tăng lên.
- Lạm phát vẫn còn là mối lo khi tình hình căng thẳng đang ở giai đoạn nóng hơn và cũng là nguyên nhân khiến lo ngại chi phí vận chuyển dầu tăng lên sẽ tác động đến tâm lý lo ngại nguồn cung sẽ chậm lại, đây là lo ngại về chi phí tăng và không hẳn là nguồn cung thiếu hụt do đó trong nhiều tuần qua giá Dầu vẫn tương đối thận trọng trong biên độ nhỏ.
- Đánh giá cá nhân tôi cho rằng thời điểm hiện tại giá dầu sẽ chưa phá vỡ được các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Thị trường vẫn theo dõi thêm các số liệu kinh tế và các cuộc họp chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương lớn trong tuần này.
III- BIỂU ĐỒ
IV- Phân tích kỹ thuật: CLEH24
- Kháng cự: 74 $/thùng.
- Hỗ trợ: 71.3 $/thùng.
- Đồ thị tiếp tục thể hiện xu hướng thận trọng, giá đang có dấu hiệu giảm điều chỉnh nhưng vẫn trong biên độ đi ngang tích lũy hiện tại.
- Tạm thời có thể tâm lý thị trường đã bình ổn hơn do đó giá dầu sẽ hạ nhiệt và đi ngang trong biên độ 71 – 74 $/thùng
V- KHUYẾN NGHỊ
- Chiến lược ngắn hạn trong ngày có thể bán xuống vùng hỗ trợ 71 – 71.5 $/thùng.
- Vùng kháng cự chờ bán từ ngưỡng 73.2 – 73.5 $/thùng.
Dầu thô WTI tích luỹ với một kênh tăng ngắn hạnCơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và tổ chức sản xuất dầu OPEC cùng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu tăng trưởng mạnh và thời tiết mùa đông lạnh giá đã làm gián đoạn sản xuất dầu thô của Mỹ, trong khi chính phủ báo cáo rằng một số loại dầu thô sẽ bị gián đoạn. Sản lượng dầu đã giảm đáng kể vào tuần trước.
Hoa Kỳ báo cáo rằng tồn kho dầu thô giảm 2,5 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 12 tháng 1, vượt quá dự đoán; tồn kho dầu thô thương mại không bao gồm dự trữ chiến lược đã giảm. mức thấp nhất kể từ tuần ngày 27 tháng 10 năm 2023; Tồn kho Dự trữ Dầu khí Chiến lược ở mức cao nhất kể từ tuần ngày 19 tháng 5 năm 2023. Nguồn cung sản phẩm dầu thô trung bình trong 4 tuần của Mỹ là 19,987 triệu thùng/ngày, tăng 1,26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu EIA cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức cao mới vào tuần trước, đạt 13,3 triệu thùng/ngày.
IEA lần thứ 3 liên tiếp nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm 2024. Báo cáo hàng tháng cho biết nhu cầu dầu dự kiến sẽ tăng 1,24 triệu thùng/ngày vào năm 2024, tăng 180.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Hôm thứ Tư, Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) cho biết họ dự kiến nhu cầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, không thay đổi so với dự báo tháng 12. Nhóm các nhà sản xuất cũng cho biết nhu cầu dầu dự kiến sẽ tăng mạnh 1,85 triệu thùng/ngày vào năm 2025, đạt 106,21 triệu thùng/ngày.
Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy các tàu chở dầu ban đầu ra khỏi Biển Đỏ đã quay trở lại và đi qua eo biển Bab el-Mandab, mặc dù căng thẳng trong khu vực tiếp tục làm gián đoạn vận chuyển và thương mại toàn cầu.
Các cuộc tấn công của phiến quân Serbia vào tàu Biển Đỏ đã buộc nhiều công ty phải vận chuyển hàng hóa khắp châu Phi, làm tăng thời gian và chi phí vận chuyển. Hoa Kỳ đã thực hiện một đợt tấn công khác vào các mục tiêu của phiến quân Houthi ở Yemen vào thứ Tư để trả đũa các cuộc tấn công vào tàu bè.
Đánh giá cơ bản
Báo cáo hàng tháng mới nhất của OPEC cho thấy tổng sản lượng dầu của tổ chức này tăng trong tháng 12, do Nigeria và Iraq thúc đẩy, mặc dù Saudi Arabia và các thành viên khác tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Hiện tại, có vẻ như kế hoạch quản lý nguồn cung dầu của OPEC+ sẽ là yếu tố chính tác động đến thị trường trong năm nay, trong khi căng thẳng ở Trung Đông dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng.
Nếu nguồn cung không có các dấu hiệu bị hạn chế hoặc thu hẹp thì có rất ít hỗ trợ cho giá dầu khi mà nhu cầu năng lượng không có chuyển biến rõ ràng.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI hình thành một xu hướng tăng trong ngắn hạn được chú ý bởi kênh giá (a), và việc duy trì hoạt động giá trên mức EMA21 sẽ củng cố cho kỳ vọng tăng trong ngắn hạn.
Tuy rằng dầu thô WTI có xu hướng tăng về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn nhưng nó vẫn bị giới hạn bởi các chỉ báo kỹ thuật khác như xu hướng giảm (b) và mức Fibonacci thoái lui 0.618%, khả năng tăng giá của dầu thô WTI về mặt kỹ thuật sẽ trở nên vững chắc nếu nó được giao dịch trên mức Fibonacci thoái lui 0.618% và sau đó mức mục tiêu ban đầu là cạnh trên xu hướng (a) nhiều hơn là mức Fibonacci 0.50%.
Về khả năng tiêu cực, một khi dầu thô WTI bị bán tháo xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.786% nó sẽ tiếp tục giảm xuống mức mục tiêu vào khoảng 67USD; cùng với đó là một chu kỳ giảm mới được thiết lập về mặt kỹ thuật.
Xu hướng dài hạn vẫn chưa được xác định bởi dầu thô WTI đang trong giai đoạn tích luỹ, và các mức kỹ thuật đáng chú ý trong ngày sẽ được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 72.30 – 70.34USD
Kháng cự: 75.59 – 77.65USD
@BestSC
WTI 18/01 - Vẫn duy trì chiến lược bán xuốngNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU WTI NGÀY 18/1/2024
I- TIN TỨC
- Giá dầu thô ổn định trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (17/1) vì đợt lạnh khắc nghiệt làm gián đoạn một số hoạt động sản xuất dầu của Mỹ, bù đắp cho sự tăng trưởng kinh tế đáng thất vọng ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu năng lượng.
- Số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, dự trữ dầu thô nội địa của Mỹ đã tăng 480.000 thùng trong tuần trước. Dữ liệu của chính phủ Mỹ về hàng tồn kho sẽ được công bố vào thứ Năm (18/1).
- Thị trường cũng chịu áp lực khi nền kinh tế Trung Quốc trong quý IV/2023 tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích và đặt ra câu hỏi về dự báo rằng nhu cầu của Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng dầu toàn cầu vào năm 2024.
II- QUAN ĐIỂM
- Nhu cầu dầu có dấu hiệu tăng lại, với báo cáo tồn kho giảm so với tuần trước đó đã một phần hỗ trợ giá dầu phục hồi tăng. Tuy nhiên có thể đây chỉ là những thay đổi trong ngắn hạn do trước đó các số liệu dự báo cho thấy kinh tế toàn cầu và Trung Quốc vẫn còn yếu.
- Đồng USD chững lại trong phiên hôm qua cũng một phần tác động khiến giá dầu tăng lại, hiện tại thị trường đang có những dấu hiệu cho thấy đồng USD sẽ chững lại thêm một thời gian, có thể để chờ thêm các thông tin xác nhận khả năng Fed cắt giảm lãi suất.
- Đánh giá chung giá dầu vẫn đang trong thời điểm tích lũy và chưa có những dấu hiệu có thể phá vỡ mô hình giảm tiếp diễn, tuy nhiên về xu hướng vẫn nhiều khả năng sẽ giảm do nhu cầu thực sự vẫn còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu chậm lại.
III- BIỂU ĐỒ
Phân tích kỹ thuật: CLEH24
Kháng cự: 73 $/thùng.
Hỗ trợ: 71.3 $/thùng.
Hiện thị trường vẫn đang đi ngang, chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ phá vỡ các mốc quan trọng trên hình.
Trong trường hợp xác nhận tín hiệu nến giảm trở lại rất có thể giá sẽ điều chỉnh xuống mốc hỗ trợ 71 $/thùng.
IV- KHUYẾN NGHỊ
- Chiến lược ngắn hạn có thể bán từ vùng kháng cự 72.6 – 72.8 $/thùng
- Dự báo giá có thể giảm xuống ngưỡng 71 $/thùng.
- Dài hạn vẫn ưu tiên các chiến lược bán và hạn chế mua vào khi chưa xá nhận phá vỡ đỉnh cũ 73.8 $/thùng
WTI 17/01 - Chiến lược sell NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU WTI NGÀY 17/1/2024
I- TIN TỨC
- Giá dầu thô gần như ổn định trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (16/1)vì áp lực từ đồng USD lên cao nhất một tháng, đối đầu với sự hỗ trợ từ lo ngại nguồn cung năng lượng trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
- Đồng USD đạt mức cao nhất trong một tháng khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 3. Đồng bạc xanh mạnh hơn làm giảm nhu cầu về dầu, mặt hàng được tính bằng đồng USD, của những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
- Các nhà khí tượng học dự báo thời tiết ở 48 bang vùng Hạ của Mỹ sẽ chuyển từ lạnh hơn bình thường trong tuần này sang gần như ấm hơn bình thường từ ngày 22 đến ngày 31/1.
- Giá dầu đã nhận được sự hỗ trợ từ các dấu hiệu căng thẳng leo thang ở Trung Đông, khi quân đội Mỹ thực hiện một cuộc tấn công mới ở Yemen nhằm vào 4 tên lửa đạn đạo chống hạm của Houthi.
II- QUAN ĐIỂM
- Tâm lý thị trường nhìn chung vẫn đang tương đối thận trọng, có nhiều dấu hiệu ổn định trở lại nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro xung đột địa chính trị. Trong khi thời điểm này tình hình thời tiết vẫn đang giữa mùa đông do đó nhu cầu đi lại vẫn có phần hạn chế. Yếu tố cơ bản dẫn đến kỳ vọng nhu cầu chưa thể phục hồi mạnh trong giai đoạn này.
- Trong khi đó đồng USD đang phục hồi tăng vẫn gây áp lực giảm tiếp diễn lên giá Dầu ở thời điểm hiện tại. Có thể giá đã hình thành tín hiệu phá vỡ xu hướng giảm sau khi đảo chiều trong phiên hôm qua.
III- BIỂU ĐỒ
Phân tích kỹ thuật: CLEH24
Kháng cự: 73 $/thùng.
Hỗ trợ: 70 $/thùng.
Tín hiệu trên khung H4 cho thấy giá dầu đã phá vỡ đường hỗ trợ của mô hình do đó sẽ có thể giảm tiếp diễn xuống dưới vùng 69 – 70 $/thùng.
Dự báo xu hướng dài hạn hiện vẫn kỳ vọng sẽ giảm.
IV- KHUYẾN NGHỊ
- Chiến lược giao dịch có thể bán từ vùng 72.1 - 72.3 $/thùng. Nếu giá vượt qua ngưỡng kháng cự 73 $/thùng xu hướng có thể quay trở lại tăng nhẹ và duy trì đi ngang.
WTI 16/01 - Diễn biến đi ngangNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU WTI NGÀY 16/1/2024
I- TIN TỨC
- Giá dầu thô giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (15/1)vì tác động hạn chế của cuộc xung đột ở Trung Đông đối với sản lượng dầu thô đã thúc đẩy hoạt động chốt lời sau khi giá dầu tăng 2% vào cuối tuần trước.
- Một số chủ tàu chở dầu đã tránh Biển Đỏ và nhiều tàu chở dầu đã thay đổi lộ trình vào cuối tuần trước sau khi Mỹ và Anh tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Houthi. Cuộc xung đột cũng đã cản trở ít nhất 4 tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng di chuyển trong khu vực.
- Trưởng đoàn đàm phán của lực lượng Houthi ở Yemen cảnh báo rằng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu hướng tới Israel sẽ tiếp tục. Trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X, quân đội Mỹ cho biết một tên lửa đạn đạo chống hạm do lực lượng Houthi đã tấn công một tàu container do Mỹ sở hữu và điều hành mang cờ Quần đảo Marshall vào hôm 15/1.
II- QUAN ĐIỂM
- Tình hình căng thẳng vẫn còn tiếp diễn nhưng nhìn chung cho đến hiện tại chưa có tổn thất nào về nguồn cung dầu, mặc dù nhiều tàu chở dầu đã neo ở ngoài biển Đỏ khi không muốn đi vòng qua mũi Hảo Vọng.
- Tâm lý thị trường tương đối thận trọng trong phiên hôm qua trong ngày nghỉ lễ của Mỹ. Quan điểm cá nhân, hiện giá dầu sẽ tương đối khó giao dịch và vẫn đang trong biên độ đi ngang. Với tâm lý thận trọng khi các rủi ro địa chính trị vẫn đang còn.
- Nguồn cung dầu vẫn đảm bảo, tuy nhiên chi phí vận chuyển sẽ tăng cao hơn đẩy giá thành tăng cao và dẫn đến lạm phát có thể thể tăng trở lại.
III- BIỂU ĐỒ
Phân tích kỹ thuật: CLEH24
Kháng cự: 73.8 $/thùng.
Hỗ trợ: 71.2 $/thùng.
Đồ thị giá vẫn duy trì đi ngang, chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ phá vỡ các mốc kháng cự và hỗ trợ.
Xu hướng chưa chắc chắn, tuy nhiên nếu các dấu hiệu địa chính trị lắng xuống thì nhiều khả năng giá dầu sẽ giảm mạnh xuống dưới mức 68 $/thùng.
IV- KHUYẾN NGHỊ
- Hiện tại thị trường vẫn trong biên độ đi ngang, không chắc chắn phá vỡ đáy cũ hiện tại do đó có thể chờ tín hiệu nến xác nhận.
- Vùng chờ bán tiềm năng từ ngưỡng 72.8 – 73.0 $/thùng.
Tâm lý lưỡng lự, dầu thô được hỗ trợ từ tin tức địa chính trịSau khi Iran tấn công tàu bè, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã tiến hành các cuộc không kích và tấn công trên biển vào các mục tiêu vũ trang của Houthi ở Yemen trong đêm, khiến ngày càng nhiều tàu chở dầu phải chuyển hướng khi vào Biển Đỏ (180 độ/hình chữ U), hãng tàu chở dầu Hafnia đã dừng tất cả các chuyến đi ở phía nam Biển Đỏ và hãng tàu TORM đã đình chỉ mọi hoạt động vận chuyển qua phía nam Biển Đỏ... Giá dầu được hỗ trợ ngắn hạn bởi các thông tin mới này.
Các cuộc tấn công của Mỹ và Anh là để trả đũa các cuộc tấn công của Houthi vào các tàu buôn ở Biển Đỏ kể từ tháng 10. Sự leo thang đã làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến của Israel với Hamas có thể mở rộng thành một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông, làm gián đoạn nguồn cung dầu. Iran hôm thứ Năm tuần trước đã bắt giữ một tàu chở dầu ở phía nam eo biển chở dầu thô của Iraq tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng phiến quân Houthi cũng đã nhắm nhầm vào một tàu chở dầu của Nga trong một cuộc tấn công bằng tên lửa gần Yemen hôm thứ Sáu, Cơ quan An ninh Hàng hải Anh cho biết.
Sự chuyển hướng của các tàu chở dầu trên khắp Nam Phi cũng sẽ đẩy giá cước vận chuyển lên cao khi các tàu đi các tuyến đường dài hơn. Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng giữa châu Âu và châu Á, chiếm khoảng 15% lưu lượng vận chuyển hàng hải của thế giới.
Các cuộc tấn công vào lực lượng Houthi sẽ làm trầm trọng thêm "sự bất an và bất ổn" trong khu vực. Ả Rập Saudi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và "tránh leo thang" đồng thời cho biết họ đang hết sức chú ý đến các diễn biến. Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi việc Trung Quốc mua dầu thô ở mức kỷ lục vào năm 2023 khi nhu cầu phục hồi sau đợt suy thoái do đại dịch gây ra, bất chấp những trở ngại kinh tế mà quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới phải đối mặt.
Bất chấp lạm phát giá tiêu dùng cao hơn, niềm tin của nhà đầu tư vào việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 3 đã cung cấp một số hỗ trợ cho giá dầu.
Nếu Fed cắt giảm lãi suất sớm, như những người tham gia thị trường dự đoán, thì nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi mạnh mẽ.
Chỉ số Dollar Mỹ sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực bán điều này cũng sẽ kích thích giá dầu tăng lên khi phả dùng nhiều Dollar hơn để mua dầu thô.
Dữ liệu & sự kiện kinh tế đáng chú ý
Thứ Tư: Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ
Thứ Năm: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, số nhà ở Hoa Kỳ khởi công, khảo sát của Fed tại Philadelphia
Thứ Sáu: Dữ liệu sơ bộ về niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan; doanh số bán nhà hiện có
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô TVC:USOIL
Hiện tại, dầu thô WTI cũng đang bước vào giai đoạn tích luỹ với một tam giác giá được hình thành, cùng với đó là hoạt động giá di chuyển xung quanh mức EMA21 thể hiện tâm lý kỹ thuật vẫn đang rất lưỡng lự.
Về khả năng giảm giá, dầu thô WTI sẽ có đẩy đủ điều kiện cho một chu kỳ giảm giá mới nếu nó tiếp tục quay trở lại hoạt động trên kênh giá xu hướng (b) và xuống dưới mức Fibonacci 0.786%, sau đó mức mục tiêu vào khoảng 67USD trong ngắn hạn.
Mặt khác, dầu thô WTI chỉ có thể nhìn về một xu hướng tăng khi di chuyển được lên trên mức Fibonacci 0.618% chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước đó; Ngoài ra thì mức 73.77USD cũng đang là kháng cự ở thời điểm hiện tại.
Trong bối cảnh tâm lý lưỡng lự đang tìm kiếm xu hướng, dầu thô WTI sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 72 – 70.34USD
Kháng cự: 73.77 – 75.59USD
@BestSC
WTI 12/1 - Thận trọng, giá vẫn đi ngangNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU WTI NGÀY 12/1/2024
I- TIN TỨC
- Kết thúc phiên giao dịch thứ Năm, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi Iran bắt giữ một tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Oman, làm tăng nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Đông.
- Thương mại toàn cầu đã giảm 1,3% từ tháng 11 - 12/2023 do các cuộc tấn công của phiến quân nhằm vào tàu buôn ở Biển Đỏ dẫn đến khối lượng hàng hóa vận chuyển trong khu vực sụt giảm.
- Phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu qua Biển Đỏ hiện ở mức khoảng 4.000 USD, tăng 248% so với mức 1.148 USD ghi nhận vào ngày 21/11/2023 và tăng 140% so với 23/12/2023. Chi phí vận tải tăng cao gây sức ép lên lạm phát toàn cầu.
- Báo cáo lạm phát Mỹ cho thấy lạm phát vẫn đang tăng kìm hãm nền kinh tế Mỹ. CPI tăng 0,3% so với tháng liền trước và đi lên 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát dự kiến mức tăng lần lượt là 0,2% và 3,2%. Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi đi lên 0,3% so với tháng 11 và 3,9% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo tương ứng của các nhà kinh tế là 0,3% và 3,8%.
II- QUAN ĐIỂM
- Lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ, khiến cho các kỳ vọng sớm cắt giảm lãi suất của Fed trở nên khó khăn hơn. Trước bối cảnh này, thị trường có thể tiếp tục kỳ vọng Fed giữ nguyên lãi suất hiện tại thêm một thời gian nữa, có thể phải đến giữa năm 2024.
- Như vậy, với chi phí vận tải tăng cao và bất ổn ở biển Đỏ leo thang vẫn có thể khiến giá Dầu duy trì cao ở ngưỡng hiện tại và có thể còn tăng lên trên vùng 75 $/thùng. Tuy nhiên, về thông tin vĩ mô hiện tại cho thấy giá Dầu vẫn chịu áp lực giảm do nhu cầu yếu.
III- BIỂU ĐỒ
Phân tích kỹ thuật: CLEH24
Kháng cự: 73.8 $/thùng.
Hỗ trợ: 72.5 $/thùng.
Phân tích biểu đồ hiện tại giá vẫn ở dưới mức kháng cự nhạy cảm 73.8 $/thùng, trong khi các nguồn tin vẫn cho thấy nhu cầu về cơ bản vĩ mô sẽ còn yếu do đó giá vẫn còn áp lực bán.
IV- KHUYẾN NGHỊ
- Tâm lý thị trường đã thay đổi sau báo cáo lạm phát Mỹ do đó hiện tại thị trường sẽ tương đối khó dự báo.
- Giá dầu vẫn có thể đi ngang trong biên độ 71.5 – 74 $/thùng cho đến khi có thông tin phá vỡ các mốc quan trọng này.
- Tạm thời cần theo dõi diễn biến nến để chờ tín hiệu bán trở lại.
Khả năng phục hồi hạn chế, dầu thô WTI đối mặt chu kỳ giảm mớiKhả năng phục hồi của giá dầu thô tiếp tục suy yếu sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng bất ngờ làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tại thị trường dầu mỏ và năng lượng lớn nhất Thế Giới.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ báo cáo tồn kho dầu thô bất ngờ tăng và tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tăng lớn hơn dự kiến.
Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 1,3 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 5 tháng 1, lên 432,4 triệu thùng, trong khi các nhà kinh tế dự đoán mức giảm 700.000 thùng.
EIA báo cáo tồn kho xăng tăng 8 triệu thùng lên 245 triệu thùng, cao nhất kể từ tháng 2 năm 2022, trong khi các nhà kinh tế dự đoán mức tăng 2,5 triệu thùng. Tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 6,5 triệu thùng
EIA cho biết tồn kho dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trạm phân phối dầu thô kỳ hạn, đã giảm 506.000 thùng trong tuần trước. Dữ liệu EIA cho thấy tồn kho các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, đã tăng 6,5 triệu thùng trong tuần trước lên 132,4 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2021. Con số trên khác xa với mức tăng 2,4 triệu thùng mà các nhà kinh tế dự đoán.
EIA cho biết tồn kho nhiên liệu động cơ ở Trung Tây đã tăng lên 56,5 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2022. Khối lượng xử lý dầu thô của nhà máy lọc dầu giảm 161.000 thùng mỗi ngày và mức sử dụng lọc dầu giảm 0,6% xuống 92,9% tổng công suất. EIA cho biết nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ tăng 1,32 triệu thùng mỗi ngày.
Hiện tại, về mặt cơ bản thì dầu thô chỉ còn một hỗ trợ có thể dễ dàng nhận thấy là lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu ở Trung Đông trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas, điều này có thể hạn chế một số áp lực đối với giá dầu thô, nhưng sẽ không phải yếu tố mang tính cốt lõi về cung - cầu.
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI TVC:USOIL cũng đang bước vào giai đoạn tích luỹ với một tam giác giá được hình thành, dự kiến cho những biến động mạnh có thể xảy ra trong thời gian tới.
Về các điều kiện kỹ thuật thì dầu thô WTI nghiêng nhiều về khả năng giảm giá hơn với việc hoạt động giá đang chịu áp lực từ EMA21 và các mức kháng cự ngang 72.30 – 73.77USD chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước.
Một khi dầu thô WTI phá vỡ dưới mức Fibonacci 0.786% nó sẽ có đủ điều kiện để giảm giá nhiều hơn nữa với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 68.90USD, nhiều hơn là mức 67USD. Điều này cũng có nghĩa mức Fibonacci0.786% là mức hỗ trợ đáng chú ý nhất hiện tại.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật đối với dầu thô WTI nghiêng nhiều về khả năng giảm giá và các mức giá đáng chú ý sẽ được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 70.34USD
Kháng cự: 72.30 – 73.77USD
@BestSC