Cấu trúc giảm của USD/JPY đang bị phá vỡ, chú ý đến dữ liệu MỹKể từ đầu năm, các nhà giao dịch cũng bắt đầu giảm đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất sớm trên quy mô lớn ở Hoa Kỳ trong năm 2024, điều này đã giảm bớt áp lực lên đồng Dollar Mỹ Chỉ số sức mạnh đồng Dollar Mỹ (Dxy) bắt đầu phục hồi.
Mặc dù biên bản cuộc họp tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Tư nêu rõ chính sách tiền tệ “hạn chế quá mức” có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế, nhưng các nhà hoạch định chính sách tại cuộc họp vẫn nhấn mạnh rằng việc chính sách tiền tệ duy trì quan điểm hạn chế trong một khoảng thời gian là phù hợp.
Điều này cho thấy Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa xem xét việc cắt giảm lãi suất, điều này có thể buộc các nhà giao dịch phải điều chỉnh việc định giá lại khi lãi suất đồng Dollar Mỹ đã giảm trong thời gian gần đây và sự kiện này có thể thúc đẩy cơ hội điều chỉnh trong ngắn hạn.
Các thị trường hiện đang hồi hộp chờ đợi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thứ Sáu để xác định hướng đi của nền kinh tế Hoa Kỳ và lãi suất tiền tệ.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang phá vỡ cấu trúc giảm giá khi dần di chuyển lên trên mức EMA21 và thoát khỏi kênh giá giảm (a), đây là những yếu tố kỹ thuật không tốt cho kỳ vọng giảm giá đối với USD/JPY.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang hướng lên mà còn cách rất xa mức quá mua, điều này cho thấy dư địa tăng giá vẫn còn rất lớn.
Nếu USD/JPY có thể duy trì hoạt động trên mức EMA21, đóng cửa hàng ngày trên đường trung bình động này thì triển vọng tăng giá sẽ trở nên vững chắc hơn với mục tiêu có thể đến Fibonacci thoái lui 0.786%.
Chỉ có một khả năng để USD/JPY giảm trở lại là nó bị bán tháo xuống dưới mức Fibonacci 0.618% hoạt động trở lại kênh giá xu hướng (a), nói như vậy thì khu vực xung quanh mức Fibonacci 0.618% cũng là một hỗ trợ đáng chú ý.
Tạm thời, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY còn thiếu rõ ràng và chúng ta sẽ phải chờ đợi thêm các định hướng cơ bản từ dữ liệu vĩ mô được công bố vào cuối tuần này từ Hoa Kỳ.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau
Hỗ trợ: 142.509
Kháng cự: 144.993 – 146.665
@BestSC
USD (Đô la Mỹ)
Chú ý vào dữ liệu ảnh hưởng đến RBA, AUD/USD tăng ổn địnhDữ liệu quan trọng tiếp theo mà đồng Dollar Úc sẽ phải đối mặt là chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 của Úc vào ngày 15/1 và báo cáo lạm phát quý 4 vào ngày 31/1. Hầu hết thị trường đều đánh giá cả 2 chỉ số này sẽ phải gây bất ngờ cao hơn để RBA tăng lãi suất vào tháng Hai.
Nếu lạm phát phản ánh trong dữ liệu là đang giảm, điều đó sẽ càng xua tan kỳ vọng tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Úc, do đó, nếu lạm phát tại Úc giảm thì AUD/USD cũng sẽ phải chịu các áp lực bán nhất định. Mặt khác, nếu dữ liệu phản ánh lạm phát tích cực trở lại thì AUD/USD sẽ tiếp tục tăng lên bởi USD cũng chịu áp lực khi thị trường đang định giá Fed sẽ phải bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:AUDUSD ổn định với xu hướng tăng, sau khi điều chỉnh giảm trong 2 phiên trước và bắt đầu phục hồi từ mức hỗ trợ đạt được tại Fibonacci thoái lui 0.382%, mức hỗ trợ chú ý với bạn đọc trong xuất bản trước đối với AUD/USD.
AUD/USD có đầy đủ các điều kiện để tăng giá trung hạn khi có xu hướng chính từ kênh giá tăng (a) và hoạt động giá ổn định trên EMA21. Tuy nhiên thì trong ngắn hạn dư địa tăng giá có thể phải đối mặt với một số áp lực khi mà Chỉ số sức mạnh tương đối đang di chuyển dần tới khu vực 75%, khu vực quá mua.
Nhưng nhìn chung, xu hướng hiện tại của AUD/USD vẫn là tăng giá với các mức kỹ thuật trong ngày đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 0.67815
Kháng cự: 0.68709 – 0.68932
@BestSC
USD/JPY phục hồi nhưng có nhiều giới hạn phía trướcKỳ vọng của thị trường là Ngân hàng Nhật Bản sẽ thoát khỏi chính sách lãi suất âm vào năm 2024, nhưng ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục giữ quan điểm ôn hòa và đã cung cấp một số manh mối về việc liệu kịch bản này có xảy ra hay không.
Bước sang năm 2024, triển vọng của Nhật Bản có vẻ đáng khích lệ, với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và lạm phát được cải thiện, cùng với những dấu hiệu cho thấy lạm phát sẽ bền vững. Vì vậy, đánh giá về mặt dữ liệu vĩ mô là cần thiết và có khả năng chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm.
Tuy nhiên, ngay cả khi Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất lên mức dương, lãi suất của nó vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với lãi suất ở Hoa Kỳ. Trừ khi Ngân hàng Nhật Bản đưa ra những điều chỉnh tiền tệ chắc chắn và mạnh mẽ vào năm 2024, còn lại nền tảng để đồng yên duy trì mức tăng giá mạnh vẫn chưa đủ vững chắc.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY ổn định với xu hướng giảm chính từ kênh giá (a), mặc dù có một số điều chỉnh nhỏ không đáng kể thì nó vẫn gặp rất nhiều hạn ché từ các mức kháng cự ngang quan trọng.
Mức kháng cự ngang ban đầu được chú ý bởi mức 141.510 đã gửi đến bạn đọc trong xuất bản trước đó kể từ khi đạt được mức hỗ trợ 140.954.
Ngay cả khi mức 141.510 bị phá vỡ trên thì USD/JPY vẫn không có được các điều kiện tăng giá vững chắc bởi mức Fibonacci thoái lui 0.618% và cạnh trên kênh giá (a) là khu vực kỹ thuật tốt nhất để USD/JPY tiếp tục xu hướng giảm từ kênh giá (a).
USD/JPY chỉ có được điều kiện tăng giá ổn định nếu nó đưa được hoạt động giá lên trên mức Fibonaci thoái lui 0.618% và EMA21, còn lại miễn là ÚD/JPY vẫn ở dưới đường trung bình động 21 ngày thì nó vẫn có triển vọng kỹ thuật chính là giảm giá. Và một khi mức 140.954 bị phá vỡ dưới thêm một lần nữa thì chu kỳ giảm giá mới sẽ được mở ra với mục tiêu phía sau tại Fibonacci 0.50%.
Trong ngày, triển vọng giảm giá của USD/JPY sẽ được chú ý bởi các vị trí chính như sau.
Hỗ trợ: 140.954 – 139.590
Kháng cự: 141.510 – 142.509
@BestSC
AUD/USD tiếp tục xu hướng tăng, hãy chú ý các đợt điều chỉnhXu hướng tương lai dần nghiêng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất vào năm tới, trong khi khả năng Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ cắt giảm lãi suất tương đối nhẹ trong suốt năm 2024.
Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất này đã khiến giá trái phiếu tăng mạnh, với hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm của Úc đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 6 ở mức 96,490, với lợi suất là 3,51%.
Thử thách lớn tiếp theo đối với Úc sẽ là dữ liệu giá tiêu dùng tháng 11, được công bố vào ngày 15 tháng 1. Mức tăng giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước đang được dự kiến có thể sẽ chậm lại đáng kể từ 4,9% trong tháng 10 xuống còn khoảng 4,1%.
Mức tăng chậm lại trong tháng 11 sẽ cho thấy lạm phát trong cả quý 4 sẽ thấp hơn dự báo 4,5% của RBA và giảm nguy cơ RBA nối lại chính sách thắt chặt tại cuộc họp đầu tiên vào ngày 6 tháng 2 năm sau. Điều này có thể cản trở sự tăng giá gần đây của đồng Dollar Úc.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:AUDUSD tiếp tục xu hướng tăng chính từ kênh giá (a) và mặc dù nó đã điều chỉnh giảm nhẹ vào ngày hôm qua nhưng không có bất kỳ ảnh hưởng tác động tiêu cực nào đáng chú ý.
AUD/USD đã giảm xuống mức 0.68247 mức kỹ thuật đóng vai trò là hỗ trợ gần nhất hiện tại. Và miễn là AUD/USD vẫn ổn định với xu hướng từ kênh giá (a) và giữ hoạt động trên mức EMA21 thì triển vọng kỹ thuật vẫn là tăng giá.
Tuy nhiên thì việc Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang di chuyển trong khu vực quá mua (75%) thì nhà giao dịch cần cẩn trọng với các đợt điều chỉnh giảm trong ngắn hạn. Xét trên biểu đồ AUD/USD thì nếu mức 0.68247 bị phá vỡ dưới thì trong ngắn hạn AUD/USD có khả năng giảm tiếp kiểm tra lại mức Fibonacci 0.382%.
Hiện tại, triển vọng tăng giá về mặt ky thuật của AUD/USD được chú ý bởi các mức như sau.
Hỗ trợ: 0.68247 – 0.67815
Kháng cự: 0.68932
@BestSC
Thị trường đang thanh lý vị thế bán đồng Yên, USD/JPY ổn địnhChủ đề thị trường năm nay là Cục Dự trữ Liên bang đang thắt chặt chính sách tiền tệ và Ngân hàng Nhật Bản đang điều chỉnh đường cong lợi suất. Tình hình có rất nhiều khả năng sẽ đảo ngược vào năm tới, khi thị trường kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất và Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất.
Dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa Hoa Kỳ (CFTC) cho thấy các hợp đồng bán JPY/xxx ròng đã giảm xuống còn 64.902 hợp đồng trong tuần kết thúc vào ngày 19 tháng 12, so với 81.131 hợp đồng của tuần trước.
Với lạm phát trên mức mục tiêu 2% trong hơn một năm, nhiều người tham gia thị trường kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất vào năm tới, và một số hành động cho thấy có thể diễn ra sớm nhất là vào tháng Giêng. Những thay đổi dự kiến về triển vọng lãi suất của Mỹ và Nhật Bản trong năm tới sẽ trở thành yếu tố ảnh hưởng chính đến xu hướng của USD/JPY, và với tâm lý thị trường hiện tại thì khả năng giảm đang được chú ý nhiều hơn về mặt cơ bản.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY có một số điêu chỉnh chỉnh tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày hôm qua sau khi làm mới mức thấp kể từ ngày 14 tháng 11 nhưng cũng không ảnh hưởng đến xu hướng chính hiện tại vẫn là xu hướng giảm từ kênh giá (a) làm xu hướng chính.
Việc duy trì hoạt động trong kênh giá (a) sẽ củng cố cho triển vọng giảm về mặt kỹ thuật đối với USD/JPY, nhưng Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang hoạt động gần với mức quá bán điều này cho thấy dư địa giảm giá không còn nhiều và có thể sẽ có những đợt điều chỉnh tăng trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng đến xu hướng chính.
Trên biểu đồ kỹ thuật, nếu FX:USDJPY đưa được hoạt động giá xuống dưới mức 140.954 sẽ là điều kiện quan trọng cho triển vọng một chu kỳ giảm mới với mức mục tiêu tại Fibonacci 0.50% chú ý với bạn đọc trong xuất bản trước.
Miễn là USD/JPY vẫn ổn định trong kênh giá (a) và chịu áp lực từ mức Fibonacci 0.618% thì triển vọng kỹ thuật vẫn là giảm giá và các vị trí giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 140.954 – 139.590
Kháng cự: 141.510 – 142.509
@BestSC
EUR/USD được thúc đẩy bởi các yếu tố áp lực cốt lõi cho USDDữ liệu kinh tế Mỹ công bố tuần trước đã xác nhận những tuyên bố về việc tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại và lạm phát thấp hơn. Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3 năm 2023 tăng cao, chỉ số Dollar Mỹ (Dxy) giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng là các yếu tố thúc đẩy EUR/USD trong thời điểm hiện tại.
Trong bối cảnh không có dữ liệu cơ bản quan trọng trong tuần này, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ và doanh số bán nhà hiện tại (dự kiến sẽ phục hồi vào tháng 11) được công bố vào tối nay (28 tháng 12) có thể mang một số tác động thị trường nhất định.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đang bị giới hạn bởi một mức kháng cự ngang gần 1.11454, tuy nhiên thì triển vọng với xu hướng chính đang giống với các sản phẩn tương quan với đồng Dollar khác là tăng giá, được thể hiện trên biểu đồ thông qua kênh giá (a).
Tạm thời, EUR/USD vẫn đang giữ được hoạt động trên mức Fibonacci thoái lui 0.786% và đây được coi là mức hỗ trợ gần nhất nhưng Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang tiếp cận và yếu đi khi gặp mức 75% (mức quá mua), điều này cho thấy dư địa tăng giá không còn nhiều và thị trường có thể phải cẩn trọng với một đợt điều chỉnh giảm.
Đợt điều chỉnh giảm có điều kiện xảy ra khi EUR/USD giảm xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.786%, sau đó mức mục tiêu sẽ vào khoảng 1.10121.
Tuy các đợt điều chỉnh giảm có thể xảy ra nhưng miễn là EUR/USD vẫn giữ được hoạt động giá trong kênh giá (a), trên EMA21 thì triển vọng chính vẫn là tăng giá, các đợt điều chỉnh giảm sẽ không ảnh hưởng đến xu hướng.
Trong ngắn hạn, EUR/USD sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 1.11004 – 1.10121
Kháng cự: 1.11454 – 1.12049
@BestSC
USD/JPY tiếp cận mức giảm mục tiêu, triển vọng chu kỳ mớiSự sụt giảm của đồng Dollar Mỹ trong giai đoạn cuối năm nay chủ yếu là do thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang có thể sớm cắt giảm lãi suất. Kỳ vọng của thị trường về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 3 năm 2024 đã tăng lên sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell thể hiện giọng điệu ôn hòa bất ngờ tại cuộc họp tháng 12, khi các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản vào năm 2024.
Các ngân hàng trung ương lớn khác, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu, vẫn duy trì quan điểm giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Trong khi đó, Ngân hàng Nhật Bản cũng cho biết họ đã tiến gần hơn tới việc chấm dứt chính sách lãi suất âm, mặc dù họ khẳng định không vội vàng thực hiện các thay đổi.
Ngân hàng Nhật Bản hôm thứ Tư cho biết họ sẽ giảm việc mua trái phiếu như một phần của hoạt động thường xuyên trong quý từ tháng 1 đến tháng 3 năm tới.
Bản tóm tắt ý kiến từ cuộc họp ngày 18-19/12 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tin rằng cần phải duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo hiện nay.
Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy Ngân hàng Nhật Bản dường như đã bắt đầu chuẩn bị chấm dứt lãi suất âm.
Trên biểu đồ hàng ngày, vàng FX:USDJPY ổn định với xu hướng giảm chính từ kênh giá (a) và đang tiếp cận trở lại với mức giảm giá mục tiêu kể từ khi lấy được áp lực từ mức Fiboonacci 0.618% và cạnh trên kênh giá (a).
Mức giảm giá mục tiêu 140.954 được chú ý với bạn đọc xuyên suốt các xuất bản về USD/JPY là rất quan trọng đối với xu hướng của USD/JPY bởi một khi mức hỗ trợ này bị phá vỡ dưới thì một chu kỳ giảm giá mới đối với USD/JPY sẽ được mở ra với mục tiêu trong ngắn hạn là mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật chính đối với USD/JPY vẫn sẽ là giảm giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 140.954 – 139.590
Kháng cự: 141.510 – 142.509
@BestSC
Dư địa tăng kỹ thuật có phần bị hạn chế, nhưng AUD vẫn hấp dẫnDư địa tăng giá của OANDA:AUDUSD có phần bị hạn chế với xu hướng tăng vẫn duy trì, việc đồng USD giảm so với rổ tiền tệ chung cũng kích thích đồng AUD trở nên hấp dẫn hơn.
Giá cả ở Mỹ giảm so với tháng trước được công bố vào thứ Sáu tuần trước trong tháng 11 là mức thấp đầu tiên sau hơn 3 năm rưỡi, khiến tâm lý thị trường đánh giá khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 3 năm sau tiếp tục được thúc đẩy.
Báo cáo do Đại học Michigan công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 12, xóa đi mọi sự sụt giảm trong 4 tháng trước đó. Đáp lại, chứng khoán Mỹ tăng, đồng USD cũng giảm so với rổ tiền tệ. Điều này cũng gián tiếp kích thích sự gia tăng khẩu vị rủi ro. AUD/USD đã duy trì mức tăng gần đây và tỷ giá hối đoái cũng ổn định ở mức cao gần đây đã đạt được.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, OANDA:AUDUSD ổn định với xu hướng tăng chính từ kênh giá (a) với việc vượt lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.382% là một trong những điều kiện cần cho khả năng mở ra một chu kỳ tăng mới.
Về khả năng cho một chu kỳ tăng ngắn mới, nếu AUD/USD tiếp tục ổn dịnh trên Fibonacci 0.382% và phá vỡ cạnh trên kênh giá (a) thì nó sẽ đạt được các điều kiện cho kỳ vọng tăng giá và mức mục tiêu sau đó vào khoảng 0.68932 và nhiều hơn là mức Fibonacci 0.236%.
Tuy nhiên, chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang tiếp cận khu vực quá bán vì vậy có thể dư địa tăng giá sẽ không còn nhiều cũng là một rủi ro cho khả năng điều chỉnh giảm. Một khi AUD/USD bị bán tháo xuống dưới mức Fibonacci 0.382% nó sẽ có xu hướng kiểm tra lại khu vực hợp lưu của EMA21, cạnh dưới kênh giá (a) và mức Fibonacci 0.50%, đây cũng là khu vực hợp lưu hỗ trợ quan trọng nhất đối với xu hướng tăng của AUD/USD trong thời điểm hiện tại.
Ở bức tranh tổng thể, AUD/USD có xu hướng tăng chính cùng các mức kỹ thuật ngắn hạn sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 0.67815 – 0.66650
Kháng cự: 0.68247 – 0.68932
@BestSC
USD/JPY được giao dịch biên độ hẹp, quan điểm triển vọng cơ bảnSau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, thị trường quay trở lại và FX:USDJPY đang được hoạt động khá nhẹ nhàng và giảm nhẹ trong đầu phiên châu Á ngày 26 tháng 12, USD/JPY được giao dịch ở mức 142.274 tương đương mức giảm 0.08% trong ngày.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết hôm thứ Hai rằng khả năng đạt được mục tiêu lạm phát của ngân hàng trung ương là “tăng dần” và ngân hàng trung ương sẽ xem xét thay đổi chính sách nếu triển vọng đạt được mục tiêu 2% một cách bền vững tăng “đủ”.
Ngôn từ này hơi khác so với lời kêu gọi thông thường của ông về sự cần thiết phải "kiên nhẫn" duy trì chính sách cực kỳ lỏng lẻo trong thời điểm hiện tại.
Thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản phớt lờ bình luận của Ueda, khiến lợi suất trái phiếu giảm. Tuy nhiên, với lạm phát vượt mục tiêu trong hơn 1 năm, nhiều người tham gia thị trường kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sẽ tăng lãi suất ngắn hạn vào năm tới để đưa họ ra khỏi vùng lãi suất âm, thậm chí một số người còn đặt cược vào việc tăng lãi suất sớm nhất là vào tháng Giêng.
Xu hướng của đồng Yên đang gặp khó khăn trước thời điểm thay đổi chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Nếu Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục trì hoãn mà không có lộ trình rõ ràng về việc chấm dứt lãi suất âm, điều đó sẽ gây tác động tiêu cực lên đồng Yên trong ngắn hạn. Một khi Ngân hàng Nhật Bản bắt đầu thắt chặt, sự tăng giá và cường độ của đồng Yên dự kiến sẽ rất đáng kể, lúc này USD/JPY sẽ thực sự đảo chiều về mặt cơ bản cốt lõi.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, FX:USDJPY vẫn tiếp tục ổn định với xu hướng giảm chính từ kênh giá (a) sau khi kiểm tra mức kháng cự quan trọng chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra lần trước là hợp lưu của kháng cự ngang 145.037 và cạnh trên của kênh giá (a) thì USD/JPY đã giảm đáng kể giữ hoạt động giá phía dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Việc USD/JPY giữ hoạt động giá dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618% cung cấp điều kiện để nó có thể mở ra một chu kỳ giảm giá mới với mức mục tiêu ban đầu vào khoảng 140.954 và nhiều hơn là mức Fibonacci thấp hơn tại 0.50%.
Miễn là USD/JPY vẫn duy trì hoạt động trong kênh giá (a) hoặc dưới kênh giá (a) và mức EMA21 thì triển vọng về mặt kỹ thuật nhìn chung vẫn ủng hộ khả năng giảm giá. Trong ngắn hạn, các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 140.954 – 139.590
Kháng cự: 142.509 – 143.926
@BestSC
GBP/USD ổn định với xu hướng tăng, dữ liệu quan trọng tuần nàyTheo tin tức được gửi đến bạn đọc trước đó, Cục Dự trữ Liên bang thành viên bỏ phiếu John Williams và Raphael Bostic đều kỳ vọng về một loạt đợt cắt giảm lãi suất vào năm tới, nhưng lại không tạo hỗ trợ đối với đồng USD.
Tóm lược thì Williams cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Fed không thực sự thảo luận về việc cắt giảm lãi suất vào lúc này. Bostic cho biết Fed có thể cắt giảm lãi suất hai lần vào năm tới, bắt đầu từ quý 3. Các bình luận này từ các quan chức được quan tâm hàng đầu của Fed khiến thị trường giảm bớt áp lực đối với đồng Dollar.
Thị trường hiện tại dự kiến cho thấy Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần bắt đầu từ tháng 3, tổng cộng là 150 điểm cơ bản. (theo FedWatch của CME)
Mặc dù các bình luận từ Williams và Bostic vào thứ Sáu đã đảo ngược đợt bán tháo gần đây của đồng Dollar, nhưng sức mạnh gần đây của đồng Dollar vẫn khó có thể kéo dài, bởi các yếu tố vĩ mô chung đều đang cho thấy khả năng Fed kết thúc chu kỳ khi lãi suất đã đạt đỉnh và tiến đến giai đoạn cắt giảm. Lãi suất có nhiều kỳ vọng giảm tức sẽ mang lại áp lực đối với đồng Dollar.
Tuần này, Vương quốc Anh sẽ công bố dữ liệu lạm phát và báo cáo cuối cùng về GDP quý 3.
Lạm phát ở Anh đã giảm trong vài tháng qua và mức giảm tiếp theo sẽ làm tăng áp lực lên Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey phải thừa nhận rằng lãi suất sẽ thấp hơn vào năm tới.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD vẫn đang rất ổn định với xu hướng tăng từ kênh giá (a) làm xu hướng chính.
Kể từ khi GBP/USD đạt được hỗ trợ từ cạnh dưới kênh giá (a) và EMA21 nó đã tăng lên để kiểm tra cạnh trên kênh giá (a) và điều chỉnh để lấy thêm hỗ trợ từ hợp lưu hỗ trợ phía dưới.
Khu vực hợp lưu của Fibonacci 0.382% và EMA21 cùng mức kỹ thuật 1.26160 sẽ là hợp lưu kỹ thuật quan trọng cho xu hướng tăng của GBP/USD. Miễn là GBP/USD vẫn giữ hoạt động giá trên hợp lưu này thì nó vẫn sẽ tiếp tục có triển vọng tăng về mặt kỹ thuật trong ngắn và trung hạn.
Mặt khác, trường hợp GBP/USD phá vỡ dưới mức kỹ thuật 1.25474 sẽ là tín hiệu tiêu cực cho triển vọng tăng giá của GBP/USD.
Sau cùng, xu hướng tăng của GBP/USD sẽ được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 1.26309 – 1.26160
Kháng cự: 1.27317 – 1.27924 – 1.28268
@BestSC
Sự kiện quan trọng của BOJ, USD/JPY giao dịch biên độ hẹpUSD/JPY FX:USDJPY giảm nhẹ vào đầu phiên giao dịch châu Á, thứ Hai ngày 18 tháng 12 khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bắt đầu cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày, trong khi các nhà giao dịch đang hồi hộp chờ đợi quyết định về việc liệu ngân hàng trung ương Nhật Bản có tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của mình hay không.
Thị trường ngoại hối bắt đầu tuần mới một cách thận trọng sau khi bị rung chuyển vào tuần trước bởi một loạt cuộc họp của ngân hàng trung ương, bao gồm các quyết định về lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Anh.
Đồng yên đã biến động mạnh trong vài tuần qua khi thị trường gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ dỡ bỏ chính sách lãi suất âm. Đầu tháng này, những bình luận từ Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda ban đầu đã khiến đồng yên tăng mạnh.
Nhưng tin tức sau đó nổi lên rằng sự thay đổi chính sách khó có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng 12 và các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi quyết định từ Ngân hàng Nhật Bản vào thứ Ba để biết rõ hơn về triển vọng lãi suất của họ.
Nếu BOJ dỡ bỏ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻ của họ thì USD/JPY sẽ tiếp tục triển vọng giảm giá mặt khác nếu BOJ vẫn cảm thấy thoải mái cũng không có tác động nào đến chính sách tiền tệ hiện tại thì USD/JPY sẽ nhanh chóng tăng lên. Việc này cũng khiến đồng USD tăng giá tạo ra áp lực tương quan liên đới đến các sản phẩm khác, trong đó có cả vàng, bạc,… cùng các loại tiền tệ lớn tương quan với đồng USD.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang hoạt động giá hẹp với xu hướng giảm ổn định từ kênh giá (a) trong ngắn hạn.
Việc giữ hoạt động giá dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618% sẽ là một tín hiệu củng cố cho xu hướng giảm về mặt kỹ thuật bởi việc hoạt động giá dưới mức Fibonacci 0.618% mang lại triển vọng giá giảm hướng đến mức Fibonacci tiếp theo tại 0.50%.
Mặt khác, mức Fibonacci 0.618% đóng vai trò là kháng cự kỹ thuật gần nhất đáng chú ý trong thời điểm hiện tại, nếu USD/JPY phá vỡ trên mức này nó sẽ giúp USD/JPY có được khả năng phục hồi điều chỉnh nhiều hơn với mức mục tiêu có thể đến 144.596 – 145.037, các mức kháng cự phía sau đó chú ý trên biểu đồ kỹ thuật bằng các đường ngang màu đỏ.
Hiện tại, trong ngày thì triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY vẫn đang là giảm giá với các mức giá đáng chú ý được liệt kê dưới đây.
Hỗ trợ: 140.954
Kháng cự: 142.509
@BestSC
Chìa khóa sự kiện cho USD/JPY, với mức phục hồi bị hạn chếHôm thứ Ba, Hoa Kỳ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11, cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) điều chỉnh theo mùa ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 11 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chạm mức thấp mới trong 6 tháng.
CPI điều chỉnh theo mùa tăng 0,1% so với tháng trước, bằng với dự kiến và giá trị trước đó. Mặc dù dữ liệu lạm phát trong tháng 11 bất ngờ tăng nhưng vẫn thấp hơn giá trị trước đó. Dữ liệu mang lại cho thị trường cảm giác rằng họ đã thấy một số tiến bộ trong việc chống lạm phát rước khi Fed có thể cảm thấy thoải mái để cắt giảm lãi suất.
Tiếp theo, Cục Dự trữ Liên bang kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày vào thứ Tư, nơi các nhà đầu tư sẽ tập trung vào cách các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận nền kinh tế và quan điểm của họ về diễn biến lãi suất trong những quý tới. Các nhà giao dịch cũng sẽ theo dõi xem liệu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có hạ thấp triển vọng cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2024 hay không.
Một số thông tin lan truyền trên thị trường rằng các quan chức BOJ tin rằng không cần phải hành động vội vàng và họ chưa thấy đủ bằng chứng về việc tăng lương để chứng minh rằng lạm phát sẽ tiếp tục tồn tại. Điều này làm tiêu tan hy vọng chấm dứt lãi suất âm ngay trong tuần tới và đồng yên suy yếu.
Các nhà giao dịch hiện đang tập trung vào quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang và bài phát biểu của Powell vào sáng sớm thứ Năm. Nếu Fed giữ nguyên lãi suất và Powell không có vẻ quá diều hâu về chính sách tiền tệ, USD/JPY sẽ tiếp tục giảm. Nếu Powell bày tỏ mong muốn duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn và thậm chí không loại trừ việc tăng lãi suất nếu cần thiết, thì USD/JPY sẽ nhanh chóng tăng trở lại.
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi FX:USDJPY phục hồi trong giai đoạn đầu tuần từ mức Fibonacci thoái lui 0.618% đạt được trước đó thì các đợt tăng đang bị giới hạn bởi kênh giá (a) và mức Fibonacci thoái lui 0.786%.
Hiện tại, FX:USDJPY đang có nhiều điều kiện giảm giá hơn là khả năng tăng trong thời gian tới. Với việc thêm một lần nữa giảm xuống mức 144.596 là tín hiệu cho thấy một chu kỳ giảm kỹ thuật nữa sẽ lại được mở ra với mức mục tiêu là cạnh dưới kênh giá (a) và nhiều hơn là mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Miễn là USD/JPY không thể phá vỡ và ổn định trên mức Fibonacci 0.786% thì triển vọng giảm giá vẫn sẽ được duy trì và xu hướng chính từ kênh giá (a) không thay đổi. Tuy nhiên, trong trường hợp USD/JPY phá vỡ mức Fibonacci 0.786% nó sẽ được thúc đẩy tiến thêm đến mục tiêu tiếp theo quanh mức EMA21. Như vậy, các vị thế mở bán USD/JPY nên được bảo vệ phía sau mức Fibonacci 0.786%.
Tổng hợp các vị trí kỹ thuật đáng chú ý của USD/JPY như sau.
Hỗ trợ: 145.037 – 144.586
Kháng cự: 146.665
@BestSC
Fed so Với Banxico: DỰ BÁO USD/MXN Fed so Với Banxico: DỰ BÁO USD/MXN
Cục Dự trữ LIÊN bang HOA kỳ (Fed) sẽ công bố quyết định của Mình vào thứ tư, tiếp theo Là Ngân hàng Mexico (Banxico) vào thứ năm. Dự báo cho thấy cả hai ngân hàng trung ương sẽ duy trì lãi suất hiện tại của họ.
Các chỉ dẫn gần đây từ Banxico cho thấy việc nghiêng về một chính sách tiền tệ phù hợp hơn. Tuy nhiên, Phó Thống đốc Irene Espinosa đã bày tỏ sự dè dặt, nêu bật sự kiên trì và leo thang rủi ro lạm phát.
Phân tích BIỂU ĐỒ USD/MXN cho thấy đà tăng, với cặp tiền này hội tụ giữa Đường Trung Bình Động đơn giản 200 ngày (SMA) và ĐƯỜNG sma 50 ngày ở mức 17,40. Việc đòi lại mức tâm lý 17,50 có thể là một yếu tố quan trọng trong việc xác nhận động lực này. NẾU USD / MXN giảm, SMA 100 ngày có thể đóng vai trò là mức đáng chú ý trước khi đạt mức hỗ trợ tại 17.00/05.
Các nhà kinh tế Tại Dự ÁN RABOBANK USD/MXN trung bình khoảng 17,20 trong tháng tới. Họ hy vọng cặp tiền này sẽ giao dịch quanh mức này vào đầu năm 2024 trước khi có khả năng tăng lên khu vực 17.80 vào cuối quý đầu tiên.
Trọng tâm đối với GBP/USD, chu kỳ điều chỉnh và xu hướng chínhDữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 11 tốt hơn kỳ vọng của thị trường. Các nhà giao dịch trong tuần này đang chờ đợi các sự kiện quan trọng từ Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) và các cuộc họp của Ngân hàng Anh có thể gây ra biến động thị trường.
Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey tháng trước cho biết còn quá sớm để xem xét cắt giảm lãi suất, đồng thời cảnh báo "không có chỗ cho sự tự mãn" về lạm phát mặc dù CPI đã giảm xuống 4,6% trong tháng 10 từ mức 6,7% trong tháng 9.
Ngân hàng Anh có thể sẽ giữ nguyên chi phí đi vay ở mức cao nhất trong 15 năm tại cuộc họp tháng 12 vào thứ Năm (14/12). Trong khi đó, dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ trong tháng 11 đã vượt quá mong đợi của thị trường, với 199.000 việc làm mới được thêm vào trên 150.000 việc làm được thêm vào tháng 10. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7% từ 3,9%, và thu nhập trung bình mỗi giờ không thay đổi ở mức 4,0% so với cùng kỳ năm trước.
Tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hồi đầu tháng này rằng còn quá sớm để kết luận rằng ngân hàng trung ương đã thực hiện lập trường hạn chế đủ để kiềm chế lạm phát. Powell nói thêm rằng “chúng tôi sẵn sàng thắt chặt chính sách hơn nữa nếu thích hợp”.
Tuy nhiên, thị trường cũng đang khơi gợi tâm lý rằng báo cáo bảng lương phi nông nghiệp lạc quan của Hoa Kỳ có thể thuyết phục Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu việc làm của Vương quốc Anh được công bố vào thứ Ba, bao gồm những thay đổi về việc làm, những thay đổi về yêu cầu bồi thường và tỷ lệ thất nghiệp của ILO. Ngoài ra, dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ, được đo bằng CPI của Hoa Kỳ, cũng sẽ được công bố sau vào thứ Ba.
Trọng tâm sau đó sẽ chuyển sang cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Hoa Kỳ (FOMC) vào thứ Tư và cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh vào thứ Năm.
Trên biểu đồ hàng ngày, chu kỳ điều chỉnh giảm của OANDA:GBPUSD đang bị giới hạn bởi mức hỗ trợ ban đầu từ EMA21, cùng với đó thì xu hướng chính vẫn được duy trì bởi kênh giá tăng (a).
Còn quá sớm để nói rằng GBP/USD có đủ điều kiện để giảm giá bền vững, thay vào đó, miễn là kênh giá (a) không bị phá vỡ thì GBP/USD vẫn có xu hướng chính là tăng giá.
Trường hợp cho một chu kỳ giảm giá rõ ràng xảy ra là khi GBP/USD bị bán tháo và phá vỡ mức Fibonacci thoái lui 0.50%, nói như vậy thì mức Fibonacci này là mức hỗ trợ quan trọng hàng đầu bởi nó dùng để xác nhận xem kênh giá xu hướng (a) đã bị phá vỡ hay chưa.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật đối với GBP/USD là tăng giá cùng các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.25378 – 1.25011 – 1.24726
Kháng cự: 1.26160 – 1.26309
@BestSC
EUR/USD phục hồi, vẫn ổn định với xu hướng kỹ thuật chính OANDA:EURUSD được giao dịch khá hẹp trong đầu ngày giao dịch hôm nay ngày 11 tháng 12, EUR/USD được báo cáo ở mức 1.0769, tăng 0.06% trong ngày.
EUR/USD có thể trở nên biến động hơn trong tuần này, với những biến động của Thứ Hai và Thứ Ba có thể đóng vai trò là tấm gương phản chiếu cơn bão sắp tới. Các nhà đầu cơ không chỉ phải tập trung vào tuyên bố sắp tới của Fed vào thứ Tư, mà còn phải lưu ý rằng khi kỳ nghỉ Giáng sinh bắt đầu đến gần, các tổ chức tài chính sẽ tập trung cao độ vào triển vọng của họ thông qua trạng thái tiền mặt.
Dữ liệu kinh tế từ Liên minh châu Âu vẫn ảm đạm trong khi đó các tổ chức tài chính đang chú ý đến quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư (13/12). Thị trường hiện kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ không tăng lãi suất vào thứ Tư và các nhà giao dịch hy vọng sẽ nghe thấy quan điểm trung lập hơn về chính sách tiền tệ, điều này về mặt cơ bản là làm cho đồng Dollar trở nên yếu hơn.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đang được giao dịch với biên độ khá hẹp và xu hướng giảm từ kênh giá (b) vẫn đang được duy trì ổn định mặc dù EUR/USD đã có những mức phục hồi trước đó.
Trong ngày, nếu EUR/USD giảm được xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382% nó sẽ phát đi tín hiệu giảm giá với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 1.07253 điểm giá của mức thấp nhất tuần trước.
Nói như vậy, EUR/USD cũng đang ở ngay phía trên mức hỗ trợ từ Fibonacci 0.382%, và một đợt điều chỉnh ngắn xảy ra tại đây cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên các đợt điều chỉnh sẽ gặp phải nhiều giới hạn khi các mức kháng cự ngang xuất hiện ở khá gần 1.08055 – 1.08378.
Xu hướng hiện tại của EUR/USD là giảm giá nhưng nó có thể sẽ điều chỉnh trong ngắn hạn trước khi tiếp tục xu hướng hiện tại, và các vị trí kỹ thuật đáng chú ý sẽ như sau.
Hỗ trợ: 1.07658 – 1.07243
Kháng cự: 1.08055 – 1.08378
@BestSC
USD/JPY có chu kỳ giảm mới, 2 yếu tố vĩ mô điều hướng tỷ giáXu hướng ngắn hạn của FX:USDJPY sẽ phụ thuộc vào nhận xét từ Ngân hàng Nhật Bản, cũng như báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ.
Hầu hết thị trường đều kỳ vọng hội đồng chính sách Nhật Bản sẽ giữ nguyên lãi suất âm và các kế hoạch kiểm soát đường cong lợi suất khi họp vào tháng 12, tập trung vào việc liệu Kazuo Ueda có đưa ra tuyên bố chính sách vào ngày 19 tháng 12 hay không.
Câu hỏi quan trọng đối với những người giao dịch USD/JPY và theo dõi BOJ là liệu Kazuo Ueda và hội đồng quản trị của ông có thể sử dụng cuộc họp tháng 12 để gửi tín hiệu ban đầu cho thấy sắp bình thường hóa chính sách hay không. Khoảng 36% cho rằng điều này có khả năng xảy ra, trong khi 50% cho rằng điều đó sẽ không xảy ra. (Dữ liệu theo Bloomberg)
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng vào thứ Năm, trong khi tỷ giá hối đoái USD/JPY giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng sau khi nhận xét của phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Ryozo Himino và Kazuo Ueda đã thúc đẩy tâm lý thị trường hướng đến việc BOJ bình thường hóa chính sách.
Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào nhận xét từ Ngân hàng Nhật Bản, cũng như báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ . Phản ứng diều hâu đối với dữ liệu tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản, cũng như báo cáo việc làm của Mỹ yếu hơn dự kiến, có thể đẩy tỷ giá USD/JPY lên.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY tiếp tục biến động mạnh sau khi chu kỳ giảm giá mới được mở ra bởi việc phá vỡ kênh giá (a) và mức Fibonacci thoái lui 0.786% gửi đến bạn đọc trong xuất bản về USD/JPY số ra trước.
Hiện tại, USD/JPY đang có lần thứ 2 phục hồi từ mức Fibonacci 0.618% nhưng tạm thời xu hướng ủng hộ USD/JPY giảm giá với các mức kháng cự ngang 144.596 và 145.037 sẽ giới hạn sự phục hồi về mặt kỹ thuật. Trong khi đó thì xu hướng giảm chính vẫn sẽ được duy trì với xu hướng (b) làm xu hướng chính hiện tại.
Nếu USD/JPY có thể di chuyển được lên trên mức 145.037 thì nó có khả năng điều chỉnh tăng thêm một chút với mục tiêu là cạnh dưới kênh giá (a), nhiều nhất có thể là kiểm tra lại mức Fibonacci 0.786%.
Trong ngày, USD/JPY sẽ tiếp tục với xu hướng giảm cùng các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 142.509
Kháng cự: 144.596 – 145.037
@BestSC
EUR/USD lại được giao dịch gần mức Fib0.382% trước dữ liệu NFPTrước khi công bố dữ liệu việc làm phi nông nghiệp của Hoa Kỳ, OANDA:EURUSD được giao dịch gần mức Fibonacci thoái lui 0.382% . Vào thứ Năm (ngày 7 tháng 12), đồng euro đã tăng 0,28% so với đồng Dollar Mỹ, đóng cửa ở mức 1,0793 , chấm dứt "6 ngày âm liên tiếp".
Sự phục hồi của OANDA:EURUSD có thể bị hạn chế bởi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sắp tới, dữ liệu đang dự kiến sẽ thấy một sự gia tăng khác trong bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ.
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ dự kiến sẽ cho thấy nền kinh tế đã tạo thêm 180.000 việc làm trong tháng 11, sau khi có thêm 150.000 việc làm trong tháng 11. Nếu dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp mạnh, nó sẽ ngăn chặn khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang
vào nửa đầu năm 2024 , đồng thời cũng sẽ tạo động lực tăng giá cho đồng Dollar Mỹ; nếu dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp yếu, nó có thể kéo đồng Dollar Mỹ xuống giá, làm tăng khả năng tạm dừng tăng lãi suất.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đang quay trở lại mức Fibonacci thoái lui 0.382% sau khi mức này đã hỗ trợ nó phục hồi vào thứ Năm.
Mặt khác, sau khi phá vỡ dưới kênh giá (a) thì EUR/USD cũng tạo thành một xu hướng giảm mới với kênh giá (b) làm xu hướng chính; trong ngắn hạn EUR/USD đang hội tụ nhiều yếu tố để có thể giảm giá. Các indicator như Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống mà chưa đạt được mức quán bán, hoạt động giá xuống dưới EMA21 và kênh giá (b) ủng hộ cho xu hướng giảm về mặt kỹ thuật.
Một chu kỳ giảm mới sẽ được mở ra với EUR/USD nếu nó phá vỡ dưới được mức Fibonacci thoái lui 0.382% và mục tiêu sau đó sẽ là mức Fibonacci tiếp theo tại 0.236%.
Triển vọng giảm giá của EUR/USD sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 1.07658 – 1.06451
Kháng cự: 1.08055 – 1.08378
@BestSC
Xu hướng giảm làm chủ USD/JPY, USD tiếp tục kém hấp dẫnĐồng Dollar Mỹ tiếp tục suy yếu sau khi Waller, thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang và là một nhà hoạch định chính sách diều hâu, ám chỉ rằng việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra trong vài tháng tới, điều này tiếp tục làm tăng kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào năm tới.
Tại Nhật Bản, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm thứ Ba đưa tin rằng vận động hành lang kinh doanh hàng đầu của Nhật Bản, Keidan Renkai (Keidan Ren), sẽ thảo luận về tác động tiêu cực tiềm tàng của đồng yên yếu đối với nền kinh tế tại cuộc họp điều hành vào tháng tới. Keidanren, với các thành viên bao gồm các nhà sản xuất ô tô và công ty điện tử lớn, có truyền thống ủng hộ đồng yên yếu và kêu gọi chính phủ tránh việc đồng yên tăng giá mạnh, điều này sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Nhật Bản ra nước ngoài.
Bất kỳ cuộc thảo luận nào của Keidanren mà nói về nhược điểm của đồng yên yếu sẽ làm nổi bật quan điểm đang thay đổi của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản về hướng đi của đồng yên và tác động của nó đối với nền kinh tế. Báo cáo cho biết sự thay đổi lập trường của Keidanren có thể làm tăng thêm lời kêu gọi từ cộng đồng doanh nghiệp yêu cầu Ngân hàng Nhật Bản chấm dứt lãi suất cực thấp. Nếu Ngân hàng Nhật Bản thực sự đẩy nhanh tốc độ kết thúc nới lỏng, thì việc hỗ trợ đồng yên về mặt cơ bản sẽ không hề nhỏ.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY tiếp tục hoạt động với xu hướng mới được hình thành chú ý với bạn đọc trước đó tại kênh giá (a), đây là một kênh giá giảm.
Mặc dù USD/JPY đang có những phản ứng tăng điều chỉnh nhẹ sau khi đạt mức Fibonacci thoái lui 0.786% nhưng nhìn chung về mặt kỹ thuật thì các yếu tố đều đang ủng hộ việc tiếp tục giảm giá; Chỉ số sức mạnh tương đối RSI chưa đạt được mức quá bán cùng xu hướng (b) cũng sẽ làm kháng cự trong thời điểm hiện tại.
Ngay tại thời điểm xuất bản này được hoàn thành, mức 147.219 cũng là một kháng cự ngang ban đầu, nếu USD/JPY không thể phá vỡ để hoạt động trên mức này thì nó sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh tăng thêm nữa, mặt khác nếu USD/JPY di chuyển được lên trên mức này nó sẽ có thời gian điều chỉnh nhiều hơn một chút với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 148.415.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY là giảm giá với các mức kỹ thuật sẽ được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 146.665
Kháng cự: 147.219 – 148.415
@BestSC
EUR/USD Phản Ứng trước Động Thái của USD và Dữ Liệu Lạm Phát EU""Phân tích sự giảm giá gần đây của EUR/USD từ mức cao ba tháng và tác động của dữ liệu lạm phát từ Đức và Tây Ban Nha, cùng với nhận định từ ECB."
Cặp tiền tệ EUR/USD đã chứng kiến một sự điều chỉnh từ mức cao ba tháng ở 1,1017, hiện đang giao dịch quanh 1,1000. Sự biến động này phần lớn được kích thích bởi sự phục hồi của đồng USD cũng như các yếu tố tài chính và kinh tế mới từ châu Âu.
Dữ liệu Lạm Phát: Chỉ số lạm phát từ Tây Ban Nha và Đức. Đáng chú ý, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của bang North Rhine-Westphalia (NRW) tại Đức đã ghi nhận mức tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 3,1% trong tháng 10. Trên cơ sở hàng tháng, CPI của NRW giảm 0,3% trong tháng 11, so với mức giảm 0,1% trong tháng 10.
Nhận xét của ECB: Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã đưa ra một số nhận xét về QT nhưng không đề cập đến triển vọng lãi suất. Mọi con mắt hiện vẫn đổ dồn vào chỉ số lạm phát từ Tây Ban Nha và Đức
"Bạn nghĩ sao về tương lai của EUR/USD trong bối cảnh hiện tại?"
Bài viết này không chứa quảng cáo hay spam, chỉ mang tính chất thông tin và phân tích.
Giá đô la Mỹ hôm nay ( DXY ) Chỉ số Đô la Mỹ đã ghi nhận một đợt giảm sâu, chạm mức thấp mới trong ba tháng ở 102,47 trong phiên giao dịch đầu tiên của châu Á, trước khi phục hồi nhẹ lên 102,65. Sự biến động này trong chỉ số USD là một điểm quan sát chính cho các nhà đầu tư và giao dịch viên. Cùng lúc, lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đã chứng kiến một sự phá vỡ quan trọng. Đặc biệt, lãi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm đã nhanh chóng tăng lên mức 4,25%, trong khi lãi suất của trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm - nhạy cảm với chính sách lãi suất - đã giảm xuống dưới 4,70%, mức thấp nhất trong hơn 4 tháng.
Trong khi đó, Đô la New Zealand (NZD) đã trở thành đồng tiền mạnh nhất trong nhóm G10 tính đến thứ Tư tuần này. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của NZD được thúc đẩy bởi quyết định của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) trong việc duy trì lãi suất ổn định tại 5,50% trong cuộc họp thứ năm liên tiếp. RBNZ cũng đã để ngỏ khả năng tăng lãi suất hơn nữa, phụ thuộc vào các diễn biến lạm phát. Phản ứng trước thông báo chính sách của RBNZ, cặp NZD/USD đã tăng lên mức cao nhất mới trong ba tháng là 0,6209, trước khi hạ nhiệt về mức 0,6190, nơi nó đang củng cố vị thế.
Follow kênh để được cập nhật nhiều thông tin quan trọng trong thời gian tới nhé !
USD/JPY phục hồi, bị giới hạn bởi mức 150, dữ liệu tuầnDữ liệu doanh số bán lẻ hôm thứ Năm sẽ ảnh hưởng đến đồng Yên. Chi tiêu tiêu dùng tăng lên sẽ hỗ trợ Ngân hàng Nhật Bản tiến thêm vào việc thoát khỏi lãi suất âm, trong khi xu hướng tiêu dùng tăng lên sẽ làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát do nhu cầu.
Cùng ngày thứ Năm, dữ liệu sản xuất công nghiệp cũng cần được xem xét, sản lượng sản xuất cũng sẽ báo hiệu tình trạng bối cảnh kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng đến các chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Vào thứ Sáu, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu thất nghiệp và chi tiêu vốn. Nếu tỷ lệ thất nghiệp gia tăng bất ngờ có thể tác động lớn hơn đến nhu cầu của người mua đồng Yên.
FX:USDJPY đang có đợt giảm giá khá lớn khi mà JPY được ủng hộ bởi đồng USD kém hấp dẫn, và trên biểu đồ hàng ngày FX:USDJPY tiếp tục suy giảm sau khi phục hồi và áp sát mức kỹ thuật 150.
Trong ngắn hạn, USD/JPY đang đạt được nhiều yếu tố để ủng hộ cho khả năng giảm giá như hoạt động giá dưới mức EMA21 cùng kháng cự ngang 150 và duy trì trong kênh giá ngắn hạn mới được hình thành, kênh giá (a).
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống cũng là tín hiệu cho chu kỳ giảm giá ngắn hạn này của USD/JPY vẫn có triển vọng tiếp diễn.
Hiện tại, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY vẫn sẽ là giảm giá với mức mục tiêu trong ngắn hạn vào khoảng 148.415, mức 148.415 cũng sẽ là mức hỗ trợ đáng chú ý gần nhất mà tại đấy có thể sẽ xuất hiện các phản ứng tăng hoặc các điều chỉnh tăng nhất định.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 148.415
Kháng cự: 150 – 150.767
@BestSC
Điều kiện điều chỉnh GBP/USD, không làm thay đổi xu hướng chínhĐồng bảng Anh sẽ được định hướng bởi Ngân hàng Anh trong nửa đầu tuần. Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey dự kiến sẽ phát biểu vào thứ Ba và thứ Tư, và các nhà đầu tư sẽ cần xem xét thời điểm đề cập thêm về các cuộc thảo luận cắt giảm lãi suất.
Thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ Johnathan Haskel sẽ phát biểu vào thứ Tư.
Vào thứ năm, dữ liệu giá nhà cần được xem xét cho các giao dịch GBP/USD. Giá nhà giảm có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng và kế hoạch chi tiêu. Triển vọng tiêu dùng yếu có thể đè nặng lên nền kinh tế Anh và làm tăng khả năng rằng Ngân hàng Anh sẽ cắt giảm lãi suất.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đang hoạt động với xu hướng tăng với kênh giá (b) sẽ làm xu hướng chính.
Mặc dù xu hướng tăng vẫn sẽ không thay đổi nhưng với việc Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang ở sát khu vực quá mua và GBP/USD bị giới hạn đà tăng bởi mức Fibonacci thoái lui 0.382% cùng kháng cự ngang 1.26160 thì một đợt điều chỉnh giảm về mặt kỹ thuật có khả năng sẽ xảy ra.
Mức mục tiêu giảm giá cho kỳ vọng điều chỉnh ban đầu được chú ý bởi mức hỗ trợ ngang 1.25474 và nhiều hơn trong ngắn hạn tại mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Tuy nhiên, một khi GBP/USD phá vỡ được mức Fibonacci thoái lui 0.382% và giữ hoạt động trên mức này thì một đợt tăng mới sẽ được mở ra, vì vậy các vị thế bán ngắn hạn cho kỳ vọng điều chỉnh giảm cũng nên được bảo vệ sau mức Fibonacci 0.382%.
Xu hướng chính đối với GBP/USD là tăng giá về mặt kỹ thuật, nhưng có một số điều kiện cho kỳ vọng điều chỉnh giảm nói trên và các mức giá đá chú ý sẽ được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 1.25474 – 1.24726
Kháng cự: 1.26160 – 1.26309
@BestSC
Tâm điểm vĩ mô tuần, triển vọng EUR/USDTân điểm tuần, GDP quý 3 của Hoa Kỳ , niềm tin của người tiêu dùng, lạm phát và dữ liệu chi tiêu sẽ trở thành tâm điểm của thị trường. Khi lạm phát quay trở lại thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, các bài phát biểu liên quan từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ gây ra những biến động lớn trên thị trường trong tuần này.
Vào thứ Tư, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu GDP quý III của Hoa Kỳ. Dữ liệu thu nhập cá nhân, lạm phát và chi tiêu có thể có tác động lớn hơn đến các động thái chính sách của Fed. Lạm phát yếu và chi tiêu và thu nhập chậm lại sẽ làm dấy lên suy đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 5 năm tới. Các dữ liệu quan trọng sẽ được tập trung công bố vào thứ Năm.
Dữ liệu PMI sản xuất ISM hôm thứ Sáu cũng cần được xem xét. Mặc dù ngành sản xuất đóng góp ít hơn 30% vào nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng bất kỳ sự suy giảm nào trong điều kiện của ngành đều có thể ảnh hưởng vào khả năng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế.
Với lạm phát đang là trung tâm, người phát ngôn của Fed sẽ tác động đến tâm lý thị trường đối với việc Fed cắt giảm lãi suất.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sẽ phát biểu vào thứ Sáu. Các thành viên FOMC Barr, Bowman, Goolsby, Mester và Waller cũng sẽ phát biểu. Thị trường sẽ xem xét thêm các nhận xét về lạm phát, triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ.
Đối với OANDA:EURUSD , trọng tâm của các nhà đầu tư sẽ chuyển sang dữ liệu niềm tin của người tiêu dùng Đức vào thứ Ba. Sự thay đổi tích cực trong niềm tin của người tiêu dùng có thể là một dấu hiệu nữa cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô đang được cải thiện.
Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát từ Đức (Thứ Tư), Tây Ban Nha (Thứ Tư), Pháp (Thứ Năm) và Khu vực đồng Euro (Thứ Năm) sẽ có tác động đáng kể hơn đến suy đoán chính sách của ECB. Dữ liệu yếu có thể làm dấy lên những đồn đoán về khả năng cắt giảm lãi suất.
Ngoài ra, doanh số bán lẻ của Đức, chi tiêu tiêu dùng của Pháp và dữ liệu thất nghiệp của Đức và Eurozone cũng cần được xem xét. Mặc dù những báo cáo này có liên quan nhưng tầm quan trọng của chúng có thể chỉ là thứ yếu so với dữ liệu lạm phát.
Trong khi đó, dữ liệu chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất từ Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng sẽ được chú trọng.
Trong số đó, dữ liệu PMI từ Ý và khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư hơn. Điều đáng chú ý là PMI sản xuất cho khu vực đồng tiền chung châu Âu, Pháp và Đức sẽ là dữ liệu cuối cùng.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde dự kiến sẽ phát biểu vào thứ Hai, thứ Ba, thứ Năm và thứ Sáu. Vào thứ Ba, nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB sẽ phát biểu.
Phân tích kỹ thuật OANDA:EURUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD vẫn duy trì xu hướng kỹ thuật là tăng chính với kênh giá (a) làm xu hướng chính.
Mặc dù EUR/USD cũng đã có những điều chỉnh sau khi bị giới hạn đà tăng bởi mức Fibonacci thoái lui 0.618% nhưng nó cũng đã lấy được hỗ trợ từ mức Fibonacci 0.50% và tăng trở lại để ổn định trong kênh giá (a), điều này là những yếu tố tích cực đối với EUR/USD.
EUR/USD sẽ tiếp tục có cơ hội cho một chu kỳ tăng mới với mục tiêu trong ngắn hạn vào khoảng 1.10155 nếu nó phá vỡ trên và ổn định trên mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Tuy chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang hoạt động xung quanh khu vực quá mua nhưng miễn là EUR/USD vẫn duy trì trong kênh giá (a) thì xu hướng tăng và triển vọng tăng giá sẽ không thay đổi.
Các mức kỹ thuật đáng chú với đối với EUR/USD sẽ được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 1.09279 – 1.08633
Kháng cự: 1.09609 – 1.10155
@BestSC