REVIEW 06 - 10/03 - SVB vỡ nợ có ảnh hưởng đến thị trường không?I. Thông tin cần chú ý
- Lạm phát tại Mỹ dự kiến công bố vào tối ngày 14/03/2023, con số dự báo tiếp tục giảm về mức 6.0%
- NASDAQ:SIVB mất thanh khoản
II. Thống kê ngành
Tuần này thị trường bắt đầu phục hồi mạnh trở lại, trong rỗ VN100 thì HOSE:PDR và HOSE:DXG đang dẫn đầu về sức phục hồi trong nhóm Bất Động Sản với lần lượt là 11.6 – 11.27%. Ngoài ra, HOSE:EIB là cổ phiếu phục hồi mạnh nhất trong nhóm ngân hàng với 13.34%.
Các nhóm ngành phục đáng chú ý nhất là HOSE:HVN sau thông tin nối tour du lịch Trung Quốc với mức phục hồi là 15.48%.
II. Đánh giá thị trường chung
Thị trường tuần này bắt đầu có sự thay đổi sau khi bắt đầu xuất hiện lực cầu vào trở lại, mặc dù không quá mạnh nhưng lại cho thấy tín hiệu tích cực với dòng tiền hơn, nếu chúng ta quan sát ở khung tuần thì sẽ thấy xu hướng thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu quay trở lại đường trung bình khi kết thúc tuần là cây nến bật tăng xác nhận trở lại lần nữa.
Còn nếu chúng ta đánh giá ở chiều ngắn hạn thì cấu trúc sóng đã có thể hoàn thành được 3 sóng nhỏ trong đợt phục hồi, ngoài ra giá cũng đang bắt đầu quay trở lại kênh giá giảm trước đó và vùng kênh giá này là vùng rất quan trọng vì nó sẽ quyết định xu hướng trong thời gian tới, nếu như đợt sóng 5 kéo cuối cùng vượt qua được kênh giá này thì sẽ báo trước cho xu hướng tăng quay trở lại, trường hợp cấu trúc sóng 5 không thể phá được kênh giá này thì thị trường rất khó đảo chiều và chuyển từ cấu trúc giảm sang tăng.
Ngoài ra, tuần này nước ngoài có sự quay lại về việc mua ròng, đây cũng là 1 phần yếu tố hỗ trợ cho tâm lý thị trường bớt căng cứng và thanh khoản gia tăng trở lại, với việc mua ròng trở lại thì chuỗi bán ròng trong thời gian qua tạm thời đã đứt đoạn, cho thấy thị trường có nhiều động lực tăng trở lại nhiều hơn.
Chiến lược trong tuần sau:
Giai đoạn này, việc mua vào cổ phiếu khi thị trường đang chờ trạng thái breakout là quan trọng, bởi vì nếu thị trường phá kênh giá thì cổ phiếu sẽ tăng và khó tìm điểm mua, nên chúng ta có thể mua vào nhóm cổ phiếu đã nhắm trước và có cài đặt các vùng cắt lỗ để nếu thị trường không đúng như dự đoán thì chúng ta sẽ xử lý.
VNINDEX
VNINDEX ngày 09/03: Dòng tiền mới hỗ trợThị trường chứng khoán thế giới vẫn trong nhịp điều chỉnh sau thông điệp của Fed. Thị trường Châu Á phần lớn giảm điểm, ngoại trừ thị trường Nhật Bản. Chứng khoán khu vực Châu Âu và các hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ đang giảm điểm.
Thị trường trong nước phục hồi phiên thứ 4 liên tiếp, qua đó thu hút được dòng tiền mới quay lại. Nhân tố giúp thị trường phục hồi mạnh mẽ 2 phiên vừa qua đến từ hoạt động mua ròng trở lại của khối ngoại.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 6,77 điểm (+0,65%) lên 1.055,95 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng vọt 9,69 điểm (+0,93%) đạt 1.050,28 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 271 mã tăng/118 mã giảm, ở rổ Vn30 có tới 19 mã tăng trong khi chỉ còn 5 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt 0,65% và 0,5%.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VCB (+0,87%), GVR (+4,48%), STB (+4,54%), HVN (+6,83%), VJC (+3,56%),… đã bù đắp áp lực giảm ở các cổ phiếu lớn khác như: BID (-0,73%), VRE (-0,92%), BCM (-0,59%), VCF (-4,09%), HDB (-0,54%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 11.963 tỷ đồng, tăng 16,9% so với phiên hôm qua, đây cũng là phiên có mức thanh khoản cao nhất trong 10 phiên vừa qua. Bình quân 4 phiên tuần này, thanh khoản cao hơn 12,2% so với mức bình quân của tuần trước.
Khối ngoại mua ròng 186 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: HSG, SSI, POW, HPG, VRE,… Ở chiều ngược lại: DCM, FUEVFVND, VCB, DXG, VPB,… là những cổ phiếu/chứng chỉ quỹ bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Thị trường đã tăng 4 phiên liên tiếp trong chuỗi tăng 6/8 phiên vừa qua, cả dòng tiền nội và ngoại quay trở lại đang là nhân tố hỗ trợ thị trường trước áp lực từ chứng khoán thế giới. Sau khi đã tích lũy đ ingang 5 phiên trước đó, thị trường tăng tốt ở 2 phiên vừa qua đang tạo vùng đệm về lợi nhuận cho nhà đầu tư, nhiều cổ phiếu đang có mức lãi vượt trội so với thị trường chung. Do vậy, các nhịp rung lắc như trong phiên chiều sẽ qua nhanh khi nhà đầu tư đã có “vốn”. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-index đã lấy lại các ngưỡng kỹ thuật quan trọng như MA100, MA50,… nhờ đó đã lôi kéo được dòng tiền mới quay lại thị trường khi các chỉ báo kỹ thuật được cải thiện lên trạng thái tích cực. Các nhóm cổ phiếu được dòng tiền chú ý gồm: thép, đầu tư công, dầu khí, ngân hàng, chứng khoán, thủy sản,…
VNINDEX xuất hiện tín hiệu đảo chiều sau thời gian tích luỹKết thúc phiên hôm nay, thị trường đóng cửa tăng mạnh trở lại sau chuỗi ngày tích luỹ bên dưới vùng 1010 - 1015, xu hướng bắt đầu rõ ràng và dòng tiền bắt đầu quay trở lại với thị trường.
Nếu đánh nhãn sóng ngắn hạn kể từ vùng đáy vừa tạo thì giá đang chạy trên con sóng III và có thể sẽ hoàn thành trong phiên ngày mai. Nếu chúng ta xét theo kênh giá giảm trước đó thì nếu như thị trường hoàn thành 5 đợt sóng ngắn này và breakout khỏi kênh giá thì xác suất sẽ vào lại xu hướng tăng là rất cao. Còn trường hợp giá hoàn thành 5 sóng nhưng không phá được kênh giảm thì sẽ quay đầu và giảm trở lại vùng 1010.
Trước mắt nếu dự phóng thì chỉ mới 3 sóng nhỏ mà đã gần tiến đến line rồi thì xác suất 60-70% sẽ phá được.
Sóng ngành thị trường hôm nay đang thể hiện: Ngân hàng, Bất động sản KCN.
FED ko tác động đến Việt Nam, đây mới là yếu tố quan trọng nhất!Tại cuộc họp ngày 7/3, FED khẳng định sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, ngay lập tức chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm, các loại tài sản khác như vàng và Bitcoin giảm theo. Hiệu ứng lan tỏa nhanh chóng cũng khiến những người dân Đất Việt lo sợ sự sụt giảm của VNINDEX. Nhưng phiên "Ngày phụ nữ" VNINDEX đã tăng 11 điểm. Vậy FED có thực sự ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam?
Theo thống kê của Markettimes, từ năm 2008 đến nay, trong cùng 1 tháng, khả năng chứng khoán Mỹ và Việt Nam đồng pha là 56%, xấp xỉ 50/50, tương ứng với hai mặt của đồng tiền xu. Vì vậy, câu nói "Mỹ hắt hơi, Việt Nam đi viện" chỉ phản ánh một nửa sự thật.
Khi anh em xem xét các cổ phiếu và tài sản như vàng, Bitcoin, anh em thấy rằng tất cả chúng đều có một điểm chung, đó là chúng đều được tính bằng đô la Mỹ. Nếu giá trị của 1 USD tăng lên đồng nghĩa các hàng hóa khác (Chứng coin đất...) phải giảm xuống, đây là bản chất cung cầu mà ngay cả các chị nội trợ cũng có thể hiểu được, tôi thật.
Chứng nước nào sẽ chạy theo cung tiền của nước đó . Khi FED tăng lãi suất nghĩa là "Tiền đắt hơn", tiền chảy ngược vào ngân hàng, vì vậy, tiền mất khỏi nền kinh tế. Nói một cách đơn giản, lãi suất tăng chứng khoán phải giảm. Nhưng đây là câu chuyện Mỹ, còn các nước khác không liên quan vì không được định giá bằng đồng Đô.
Anh em hãy nhìn vào câu chuyện của người anh em láng giềng Lào. Trong bối cảnh cả thế giới thắt chặt tiền tệ và chứng khoán địa cầu đồng loạt giảm, cuộc đua mua cổ phiếu của Lào vẫn rất sôi động. Chỉ số Lào Index tăng từ 600 lên mức 1.100 điểm kể từ tháng 9/2022, đây là lúc cả thế giới đồng loạt tăng lãi suất và chứng khoán giảm mạnh. Đơn giản, câu trả lời nằm ở cung tiền của NHNN.
Lạm phát tại Lào đang ở mức 40,3% và chỉ số CPI tăng 23% trong năm 2023. Sự mất giá của đồng Kíp Lào so với baht Thái và đô la Mỹ đến từ động thái in tiền mạnh tay của NHNN và việc không thể kiểm soát lạm phát của chính phủ Lào. Đọc đến đây, anh em sẽ thấy câu chuyện tương tự xảy ra tại Việt Nam năm 2008. Và như đã chứng minh, chính việc cung tiền ồ ạt không thể kiểm soát đã khiến cho chứng khoán tăng cao.
Do đó, cung tiền chính là yếu tố quan trọng nhất dẫn dắt xu hướng chứng khoán của 1 quốc gia. Khi nhìn lại ba cú sập của Việt Nam trong năm 2022, mọi thứ đều liên quan đến yếu tố lãi suất, sâu hơn nữa là tiền. Không có tiền thì không có "người" mua đuổi cổ phiếu của chính anh em bán ra, và người cầm "cổ" cuối cùng là người nhận trái đắng nhất. Thắng hay nói đùa rằng cổ phiếu suy cho cùng cũng là tờ giấy, ai cầm cuối người đấy ôm 1 đống rác. Tất nhiên, ở đây Thắng không bàn đến câu chuyện đầu tư nắm giữ 30 năm cho con cháu.
Mỹ là cường quốc số 1 thế giới, nhưng con ngựa lớn đau không đồng nghĩa cả tàu ngựa con phải bỏ cỏ. Anh em nhớ điều quan trọng là hiểu được bối cảnh vĩ mô, cụ thể là cung tiền của Ngân hàng đang rút ra hay bỏ vào nền kinh tế. Anh em muốn hiểu được bước đi của thị trường phải đọc vị được dòng tiền đang chảy vào đâu, xác định giá đã chiết khấu vào tin chưa, và đi trước thị trường 3 bước!
Thắng từng làm việc với nhiều khách hàng, chục tỷ nhiều, trăm tỷ có, nghìn tỷ cũng từng thấy mặt, tôi chưa từng thấy anh nào giỏi vĩ mô mà không kiếm được tiền trên thị trường này. Anh em không cần phải là người nhiều tiền nhất, chỉ cần định vị mình là ai trong cuộc chơi trên mảnh đất hình chữ S này.
--
Chúc anh em giao dịch thật thành công và kiếm tiền thật nhiều nhé!
Khồng cần bắt ngay đáy?Về ngắn hạn, ai cũng thấy thị trường đang giảm giá. Tâm lý lo sợ và không giám tham gia là chủ đạo (khiến thnah khoản lèo tèo)
Nhưng nếu lùi lại, ngắm ra xa vài năm, đây lại là vùng đáy lịch sử. Khi mà đã thấy đây là đáy (vùng đáy) thì không có lý do gì để sợ hãi hay phân vân. Theo mình hãy tận dụng tất cả các nguồn vốn bạn có, mua nhiều nhất có thể ở vùng này.
Mua như thế nào? Tất nhiên là từ từ từng chút một vì chúng ta không biết đâu mới là đáy thực sự. Đó là cách tốt nhất để giữ tâm lý của mình ở trang thái cân bằng. (Nghe đơn giản nhỉ? Đó là vì bạn chưa có tinh thần tập trung vào để thắng và để nghỉ hưu, tự do tài chính).
4 Cụ thể: Mỗi khi thị trường, hay mã cổ phiếu bạn nhắm rớt giá trong khoản 2 lần so với giá giao động trung bình trong 10 phiên gần nhất. Đó là lúc mua!
Ví dụ với HPG: Nếu giá dao đôngj trung bình trong 10 phiên gần nhất là 700 vnd. Nếu có phiên giảm điểm gấp đôi 700vnd (có thể +-1%), tức giảm 1,400 vnd thì chúng ta mua một ít. (tùy túi tiền mà chia số lần mua hợp lý)
Cập nhật FED nâng lãi suấtTrong phiên điều trần đêm qua, chủ tịch FED cho rằng tỷ lệ thất nghiệp thấp, chỉ số sản xuất cao và niềm tin người tiêu dùng ổn định. Do đó, ông tin rằng nền kinh tế Mỹ đang quá tốt và sẽ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến ban đầu.
Điều này có 2 hàm ý, (1) Mỹ có thể sẽ tăng lãi suất trên mức 5,25% (2) Mỹ sẽ tăng lãi suất ngay trong tháng 4, thay vì tháng 5 như kế hoạch ban đầu.
Mỹ tăng lãi suất có ảnh hưởng Việt Nam hay không, chắc chắn tất cả anh em đều biết! Trong đợt tăng LS tháng 6/2022, VN được đánh giá là đã phản ứng chậm, khiến tỷ giá tăng 12% làm cho các DN xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, trong vòng 1 tháng qua, NHTW đã tiến hành hút ròng mạnh 180 nghìn tỷ đồng thông qua kênh Tín phiếu và OMO nhằm điều tiết tỷ giá và lạm phát trước thềm FED tăng lãi suất. Đây là một động thái thực sự khôn ngoan!
Rút ròng 180.000 tỷ đồng không phải là con số nhỏ, với hệ số money multiplier là 0,2 lượng tiền đã bị rút ra toàn nền kinh tế có thể lên tới 900 nghìn tỷ đồng. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến VNINDEX giảm 1 tháng qua. Nói một cách đơn giản, tiền không thể mua được nhiều hơn!
--
Chúc anh em giao dịch thắng lợi lớn trong ngày 8/3!!!
VNINDEX ngày 07/03: Tín hiệu tích cực từ khối ngoạiThị trường chứng khoán khu vực Châu Á phần lớn tiếp tục tăng điểm trong khi thị trường Trung Quốc và Hong Kong giảm điểm. Đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ duy trì xu thế tăng của tuần trước trong bối cảnh nhà đầu tư bước vào một tuần bận rộn với các thông tin kinh tế.
Thị trường trong nước phục hồi phiên thứ 2 liên tiếp nhưng vẫn trong xu hướng đi ngang 5 phiên gần đây. Điểm tích cực là thanh khoản tăng lên mức cao nhất 4 phiên và khối ngoại quay trở lại mua ròng.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 10,66 điểm (+1,04%) lên 1.037,84 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng vọt 12,9 điểm (+1,27%) đạt 1.027,16 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 210 mã tăng/160 mã giảm, ở rổ Vn30 có tới 27 mã tăng trong khi chỉ còn 2 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt 0,88% và 0,45%.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: MSN (+5,24%), BID (+2,4%), VCB (+0,99%), HPG (+3,43%), CTG (+2,29%),… đã bù đắp áp lực giảm ở các cổ phiếu lớn khác như: VCF (-7%), NVL (-1,81%), TCB (-0,37%), DIG (-4,78%), HVN (-0,8%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 9.168 tỷ đồng, tăng 16,8% so với phiên hôm qua, đây cũng là phiên có mức thanh khoản cao nhất trong 4 phiên vừa qua. Bình quân 2 phiên đầu tuần này, thanh khoản vẫn giảm nhẹ 2,6% so với mức bình quân của tuần trước.
Khối ngoại mua ròng 205 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: STB, CTG, HDB, HSG, SSI,…Ở chiều ngược lại: HPG, DGW, DCM, SAB, KDC,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Thị trường tích cực hơn so với phiên hôm qua nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mua ròng. Chỉ số Vn-Index đã đi ngang 5 phiên liên tiếp và có cơ hội để vượt vùng cận trên ở ngưỡng 1.042 điểm trong các phiên sắp tới khi dòng tiền ngoại quay trở lại mua ròng. Thị trường có cơ hội để kiểm nghiệm ngưỡng cản ở vùng 1.050 - 1.053 điểm trong khi vùng hỗ trợ ở 1.020 -1.024 điểm. Các nhóm cổ phiếu được dòng tiền chú ý gồm: thép, đầu tư công, dầu khí, ngân hàng,…
VNINDEX ngày 06/03: Tâm lý hào hứng qua nhanhThị trường chứng khoán khu vực Châu Á tiếp tục phục hồi ngoại trừ thị trường Trung Quốc đại lục khi quốc gia này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức thận trọng. Thị trường khu vực Châu Âu mở cửa cùng các hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ cũng đang tăng điểm.
Thị trường trong bước vào tuần mới với nhiều thông tin hỗ trợ. Tuy vậy tâm lý hào hứng cũng qua nhanh khi thị trường chỉ duy trì mức tăng mạnh trong phiên sáng và trượt dần về tham chiếu, rất may là thị trường vẫn giữ được thành quả khi đóng cửa.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 2,41 điểm (+0,24%) lên 1.027,18 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng nhích 0,91 điểm (+0,09%) đạt 1.014,26 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 222 mã tăng/155 mã giảm, ở rổ Vn30 có tới 17 mã tăng trong khi cũng có 12 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt 0,86% và 0,26%.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VHM (+2,81%), CTG (+1,98%), NVL (+6,76%), TCB (+1,49%), KDH (+6,37%),… đã bù đắp áp lực giảm ở các cổ phiếu lớn khác như: VJC (-4,84%), MSN (-2,11%), VNM (-1,32%), GAS (- 0,77%), SAB (-1,07%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 7.844 tỷ đồng, giảm 10% so với mức bình quân ở tuần trước. Trong 7 phiên trở lại đây, có tới 4 phiên thanh khoản thị trường dưới ngưỡng 8.000 tỷ đồng, đây là mức thanh khoản rất thấp kể từ tháng 11/2020.
Khối ngoại bán ròng 88 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung tại các cổ phiếu như: NVL, VND, VIC, DXG, GEX,… Ở chiều ngược lại: CTG, HDB, VCB, KDH, BID,… là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.
Thị trường phồi phục sau khi có những thông tin hỗ trợ nhưng diễn biến cho đến khi đóng cửa có thể là tín hiệu khiến nhà đầu tư lo ngại hơn. Thanh khoản tiếp tục tìm đáy mới kể từ đầu năm và việc khối ngoại duy trì bán ròng đã kiến dòng tiền thận trọng hoặc có thể là lực cầu bắt đáy vẫn kiên trì ở các vùng hỗ trợ thấp hơn ở cổ phiếu. Chứng khoán thế giới đã phục hồi ở tuần trước và tiếp tục tăng trở lại vào tuần này trước cuộc họp của Fed vào ngày 22/3. Trong khi đó, chứng khoán trong nước giảm ở tuần trước và không hào hứng ở phiên đầu tuần dù tuần sau các quỹ ETF mới cơ cấu danh mục quý 1. Như vậy có thể thấy yếu tố nội tại đang chi phối thị trường trong nước hơn là tác động bên ngoài. Với bối cảnh dòng tiền yếu, cơ hội vẫn nằm ở cổ phiếu cụ thể có câu chuyện. Trong khi đó nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ bật tăng trong phiên hôm nay sau khi có thông tin hỗ trợ vẫn cần được kiểm định thêm trong các phiên tới.
Cập nhật VNINDEX tuần 4 tháng 2 (26/2/2023)Xin chào mọi người, mình tiếp tục cập nhật phân tích về biểu đồ VNINDEX tuần 4 tháng 2/2023.
1. Dự kiến của mình trong bài cập nhật trước vẫn còn hiệu lực chỉ thay đổi đáy 4 (hoặc D). Ngoài ra, mình bổ sung thêm một plan mới đó là chạy kênh song song hoặc sóng sói (Wolfe-wave) vì hiện tại RSI khung H4 phân kì đảo chiều.
Vùng view tăng vẫn là 1090 và 1140.
2. Trường hợp lực bán mạnh kéo RSI xuống và phá vỡ phân kỳ thì có thể sóng điều chỉnh (dự kiến là WXY như mình đã nêu trong video) đã chạy xong và bắt đầu vào sóng giảm.
Vùng view giảm đầu tiên là 980 - 1000; vùng tiếp theo là 930 và cuối cùng có thể là thấp hơn đáy cũ (khoảng vùng 850)
Trên đây là một số phân tích của của cá nhân mình chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc mọi người luôn giao dịch hiệu quả.
HOSE:VNINDEX
LÀM RÕ NGHỊ ĐỊNH 08/2023 VỀ GIẢI CỨU TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆPNghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu:
Được thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác
Cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm
Hoãn quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm
NĐ08 là 1 liều thuốc amphetamin giúp ổn định “tinh thần” cho Mr. Kinh tế và Quý cô Index đỏng đảnh. Cá nhân Qua đánh giá sẽ tác động lên 2 nhóm ngành.
Thứ nhất, NĐ08 là bước đầu tiên trong kế hoạch “dọn đường” phục hưng bầy BĐS trong 2 năm tới.
Thứ hai, NĐ08 đánh vào 2 bọn đất cát chỉ là phụ, nhiệm vụ lớn nhất là giải cứu những đại za buôn tiền. CP không cứu TPDN, Ngân hàng bắt buộc chuyển nhóm nợ, chuyển nhóm nợ cần trích lập dự phòng, và trích lập thì xem như đã mất lãi thuần. Lợi nhuận nhiều ngân hàng năm 2023 có thể về còn số 0 như Techcom đã làm trong giai đoạn 2014-2017.
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
VNINDEX 03/2023Dựa vào cấu trúc hiện tại của VNI thì thấy giá sau khi chạm vào vùng base 112x đã phản ứng giảm. Giá về mitigate vùng imbalance 1037 và có nỗ lực đẩy lên.
Tuy vậy nỗ lực không thành công và tạo ra cái lower high đầu tiên.
Điều đó cho thấy giá sẽ phải về các vùng sâu hơn để tìm thanh khoản (Vùng giá sâu hơn sẽ rẻ hơn thì sẽ hút thanh khoản nhiều hơn).
Trong bài nhận định trước thì vùng giá cho phản ứng là vùng tiệm cận 1000, nhưng ta có thể thấy là giá chưa tạo được một cái đáy swing low.
Do vậy theo ý kiến cá nhân thì tuần tới rất có thể giá sẽ xuống sâu hơn ở vùng 989 điểm để test đáy trong đợt tăng tháng trước, tại đây có thể cho phản ứng nhưng mình không kì vọng nó sẽ giữ được.
Thông tin hỗ trợ là đã có thông tư tạm gỡ rối cho BĐS tuy vậy vấn đề khó giải quyết trong ngắn hạn. Dòng tiền TP phải thanh toán năm 2023 tới gần 200k tỉ, nếu muốn giãn, hoãn nợ phải thương lượng với chủ nợ chứ nn có vẻ sẽ k cứu đâu nên chuyện còn dài.
Vậy thôi, tuần tới ta xem xét tiếp. Chúc các bác xem bài xanh tài khoản. :D
PS: Mình sẽ cầm tiền và quan sát thêm các dòng cp dẫn TT trong năm nay là ĐTC, Thép, Nguyên VL cơ bản, DK. NH tăng gần hết biên rồi, TC thì không khả quan. Bán lẻ năm nay xấu.
REVIEW 27/2 - 03/3 - VNINDEX tiếp tục bị khối ngoại bán mạnhI. Thống kê ngành
Kết thúc tuần, thị trường tiếp tục trong trạng thái ảm đạm, tuy nhiên vẫn có vài cổ phiếu khác biệt và dẫn sóng tronog tuần này, đặc biệt tuần này không có sự góp mặt của nhóm Đầu tư công mà lại là nhóm ngân hàng và điện. Trong đó, ngân hàng mạnh nhất là HOSE:STB và HOSE:BID với mức tăng lần lượt là 5.49% và 4.03%.
Ngoài ra, trong nhóm điện nước chúng ta có HOSE:TV2 , HOSE:POW và HOSE:NT2 với mức tăng lần lựt là 7.02 – 5.73 – 5.52%. Đặc biệt tuần này mạnh nhất là nhóm dầu khí với chủ yếu là nhóm thượng nguồn và khâu vận chuyển như HOSE:PVT , HNX:PVC , HOSE:PVD và HNX:PVS .
II. Đánh giá thị trường chung
Tuần này thị trường tiếp tục duy trì trong xu hướng giảm, nếu chúng ta quan sát xu hướng ở biểu đồ khung tuần sẽ thấy EMA30 tuần vẫn đang nằm trên kênh giá, cho thấy xu hướng giảm là vẫn còn và rất ít khả năng đảo chiều. Còn nếu chúng ta xem xét ở cấu trúc sóng ngắn hạn thì nhìn chung xu hướng trong tuần sau sẽ tiếp tục giảm về 1016 hoặc có thể thủng mốc này và rơi tiếp về 985, bởi vì lực cầu trong tuần này là hoàn toàn không có.
Điểm đặc biệt không hỗ trợ cho xu hướng tăng tiếp theo là nước ngoài đã có 2 tuần bán ròng liên tiếp, đây là một dấu hiệu rất xấu, cho thấy dòng tiền đỡ thị trường hiện tại đã dần mất đi, với việc bán ròng này thì sẽ làm cho tâm lý nhà đầu tư cá nhân sẽ càng thận trọng và hạn chế giao dịch nhiều hơn.
Chiến lược trong tuần sau:
Đối với cổ phiếu đang nắm giữ, setup các điểm cắt lỗ, khi thị trường có dấu hiệu giảm mạnh thì chúng ta sẽ bán cắt lỗ trong phiên ATC, tuyệt đối không bán trong ngày bởi vì thị trường trong giai đoạn gần đây thường đảo chiều trong phiên ATC hoặc từ 14h15 trở đi, điều này hạn chế việc mất hàng.
=> Ngoài ra, chúng ta sẽ tập trung vào các cổ phiếu đang cho tín hiệu khác biệt và có kết quả kinh doanh cải thiện trong giai đoạn gần đây.
SỰ BẤT ĐỊNH, BẤT LỰC VÀ BẤT TƯƠNG XỨNGSỰ BẤT ĐỊNH là một trong những điều mà các A/C/E đang phải đối mặt hàng ngày. Chứng khoán luôn thay đổi và biến động, và không ai có thể biết chính xác những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Một trong những cách để đối phó với sự bất định trong chứng khoán là phân tán rủi ro. Điều này có nghĩa là không đặt quá nhiều tiền vào một cổ phiếu hay một nhóm ngành duy nhất, mà thay vào đó dàn trải vào nhiều nhóm ngành/cổ phiếu khác nhau. Khi một cổ phiếu giảm giá, vì bất kỳ lý do gì, sẽ được nâng đỡ bởi những cổ phiếu khác trong danh mục.
Một cách khác để đối phó với sự bất định trong chứng khoán là tìm hiểu kỹ về các công ty và và vĩ mô trước khi Xuống tiền. Nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng chắc chắn sẽ giúp A/C/E đưa ra quyết định đầu tư thông minh hơn, tránh được các quyết định dựa trên cảm tính hay tin đồn lá cải.
Cuối cùng, A/C/E phải hiểu rằng SỰ BẤT ĐỊNH là một phần không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, bằng cách phân tán rủi ro, nghiên cứu kỹ lưỡng và có kế hoạch đầu tư dài hạn, A/C/E sẽ giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng đạt được lợi nhuận trong dài hạn.
VNINDEX ngày 27/02: Chờ phản ứng ở ga 1.000 điểmThị trường chứng khoán khu vực Châu Á tiếp tục giảm điểm sang phiên đầu tuần, trong khi đó chứng khoán Châu Âu mở cửa và các hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ đã bật tăng trở lại. Thị trường trong nước giảm sang phiên thứ 5 liên tiếp, về sát thời điểm đầu năm, nhịp điều chỉnh này đang lấy đi của thị trường gần 74 điểm, tương đương giảm 6,76% còn 1.021,25 điểm. Đà giảm diễn ra trong bối cảnh khối ngoại quay đầu bán ròng ở 2 tuần trở lại đây sau nhịp bắt đáy thành công hồi tháng 10.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 18,31 điểm (-1,76%) còn 1.021,25 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 18,96 điểm (-1,84%) xuống 1.011,46 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 66 mã tăng/371 mã giảm, ở rổ Vn30 chỉ có 2 mã tăng trong khi có tới 27 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng giảm lần lượt 2,89% và 2,11%.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: MSN (- 6,98%), GAS (-2,35%), HPG (-3,37%), VCB (-0,75%), CTG (- 2,48%),… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VJC (+2,39%), VNM (+0,67%), PGV (+1,08%), PDN (+6,98%), PVD (+0,96%),…Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 10.690 tỷ đồng, tăng 17,2% so với mức bình quân của tuần trước.
Khối ngoại bán ròng 664 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: FUEVFVND, VHM, SSI, STB, DXG,… Ở chiều ngược lại: VNM, POW, PVD, BMP, PHR,… là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.
Thị trường giảm liền 5 phiên và để mất 6,76% giá trị, trong khi đó nhóm cổ phiếu Vn30 và Midcap giảm nhiều hơn khi lần lượt sụt 8% và 9,2%, riêng nhóm cổ phiếu smallcap sụt 5,89% nhờ dòng tiền vẫn hoạt động mạnh ở nhóm cổ phiếu đầu cơ. Thị trường chung điều chỉnh bình thường trong ngắn hạn tuy vậy nhiều nhóm cổ phiếu có mức giảm mạnh hơn, tập trung ở nhóm Midcap và Vn30. Có nghĩa là nhiều cổ phiếu đã và đang giảm về vùng hỗ trợ, trong khi chỉ số Vn-Index chưa về ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm như kỳ vọng của nhà đầu tư hiện nay. Hiện thị trường trong nước không có thông tin hỗ trợ, chứng khoán thế giới có thể hồi phục trước kỳ họp 22/3 của Fed, do vậy thị trường có thể chững đà giảm khi các cổ phiếu đã về ngưỡng hỗ trợ mạnh. Về kỹ thuật, phản ứng ở mốc 1.000 điểm có thể là điểm tựa cho thị trường trong các phiên sắp tới, nhiều khả năng thị trường sẽ có nhịp hồi khi retest ngưỡng hỗ trợ này. Nhà đầu tư có thể chú ý các nhóm cổ phiếu như: đầu tư công, dầu khí, sản xuất điện, … để cơ cấu hoặc bắt đáy cho danh mục.
Sóng đầu tư công là gì? yếu tố cốt lõi?Nội dung gồm 3 phần:
Phần 1: Khái niệm đầu tư công là gì?
Phần 2: Tìm hiểu chuỗi giá trị ngành và các ngành hưởng lợi
Phần 3: Các doanh nghiệp hưởng lợi gián tiếp
Cổ phiếu liên quan:
HOSE:HPG , HOSE:KBC , HOSE:KSB , HOSE:HT1 , HOSE:NVL , HOSE:DXG , HOSE:VHM , HOSE:NLG , HOSE:LCG
ĐỪNG LÀM CON BÒ BỊ DẮT MŨI BỞI TRUYỀN THÔNG!
Hôm nay có 1 anh bảo với Thắng rằng: "TTF rẻ quá, giá 4k không bằng 1/3 ly cà phê, 3 tháng tới đơn hàng xuất khẩu gửi đi nhiều; còn không tăng cứ mua để đó 3 năm sau cũng tăng." Đó là suy nghĩ chung của các NĐT, nhưng nó chưa đủ yếu tố để giúp A/C outperform "sòng bạc" này. Thắng xin chia sẻ quan điểm:
Rẻ hay Đắt tùy thị trường, phụ thuộc EPS forward của DN, đặc biệt độ.i đang định giá nó Rẻ hay Đắt. Một CP muốn kéo lên hay đạp xuống chắc chắn phải có sự điều tiết của độ.i Market maker. Vì vậy, khi A/C xuống tiền mua bất kỳ CP nào, ngoài phân tích cơ bản, vĩ mô, kỹ thuật,... A/C phải đọc vị độ.i điều phối đang muốn làm gì, nếu không, A/C rất dễ bị dắt mũi dẫn đến kẹp hàng, nhẹ thì 3 tháng, nặng thì 2 năm về bờ.
Ví dụ 1: đại sóng HPG 2020 tăng từ 10k lên 50k (trước chia): Có thời điểm độ.i MM, bao gồm cả hàng của HĐQT và các quỹ, nắm đến 95% lượng hàng trên thị trường. Quá trình phân phối bắt đầu vào T6/2021 và phải đến T1/2022 mới kết thúc, đây là lúc lợi nhuận Hòa phát đạt đỉnh và chính lúc này "game over".
Ví dụ 2: DGC tăng từ giá 10k lên 120k (sau chia) vào năm 2021: Tháng 6/2022, độ.i DGC bắt đầu phân phối, mặc dù đến Q3/2022 lợi nhuận vẫn cao nhất lịch sử nhưng những ai mua CP dựa vào sóng ngành đều phải "ngậm đắng nuốt cay".
Ví dụ 3: sóng lớn ngành thủy sản bắt đầu từ Q3/2021 và kết thúc vào Q2/2022: Nhiều NĐT hoang mang vì lợi nhuận liên tục đạt đỉnh nhưng ngược lại người nhà, chủ tịch tiếp tục đăng ký bán ra CP. Chỉ 3 tháng sau VHC giảm 30% từ đỉnh và ANV mất 60% giá trị.
=> Từ 3 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng kiến thức về ngành, về vĩ mô hay kỹ thuật là KHÔNG ĐỦ. Để tồn tại trong thị trường "mafia" này, A/C/E phải nắm câu chuyện của các độ.i tạo lập đang muốn làm gì với CP của họ.
--
Chúc cộng đồng ta cùng nhau phát triển và thịnh vượng!
VNINDEX ngày 24/02: Điều chỉnh cùng thị trường chungThị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm đêm qua khi khi nhà đầu tư chờ một báo cáo lạm phát quan trọng sắp được công bố. Dù vậy, cả ba chỉ số cùng tiến tới hoàn tất một tuần giảm điểm. S&P 500 đã giảm 1,64% trong 4 phiên giao dịch đầu tiên của tuần.
Thị trường trong nước cũng khép lại một tuần giảm điểm, trong đó có 4 phiên giảm liên tiếp. Kể từ khi tạo đỉnh ngắn hạn ở khu vực 1.124 điểm, thị trường đã giảm ¾ tuần gần đây, điểm đáng chú ý ở tuần giảm này là việc khối ngoại tăng cường bán ròng.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 14,1 điểm (-1,34%) còn 1.039,56 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 20,53 điểm (-1,95%) xuống 1.030,42 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 98 mã tăng/311 mã giảm, ở rổ Vn30 chỉ có 3 mã tăng trong khi có tới 26 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng giảm lần lượt 1,81% và 1,2%.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: BID (- 2,09%), VHM (-2,38%), HPG (-3,26%), CTG (-2,59%), VPB (- 2,28%), … đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: HVN (+5,26%), GAS (+0,66%), SAB (+1,02%), VCB (+0,21%), DPM (+2,29%), …Thanh khoản trên toàn thị trường chỉ còn 7.680 tỷ đồng, giảm 45% so với ngày hôm qua. Kể từ đầu năm, đây là phiên thứ 2 mức thanh khoản toàn thị trường dưới ngưỡng 8.000 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng 185 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: VHM, VIC, DGC, DCM, DXG, …Ở chiều ngược lại: VCB, STB, PC1, NKG, DPM, … là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.
Tóm lại, thị trường đã khép lại một tuần giảm điểm cùng xu hướng với chứng khoán thế giới. Với 3 tuần giảm liên tiếp, đa phần các thị trường trên thế giới đang trong nhịp điều chỉnh kỹ thuật để kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật MA50. Việc thị trường trong nước điều chỉnh giảm trong tuần vừa qua có thể do yếu tố nội tại hơn là đến từ sự tác động của thị trường chứng khoán thế giới. Trong đó, một trong các lực cản khiến thị trường trượt dốc là việc khối ngoại bán ròng mạnh. Sau 4 phiên giảm liên tiếp và vị thế lỗ chiếm đa số, dòng tiền nội đã co lại nhanh chóng, thị trường nhiều khả năng sẽ tìm điểm cân bằng và dao động trong vùng 1.030 – 1.035 điểm trong bối cảnh trong nước không có thông tin hỗ trợ.
VNINDEX ngày 23/02: Ngược dòng thị trườngThị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm đêm qua sau khi không giữ được thành quả tăng có được đầu phiên, do nỗi lo về chính sách tiền tệ tương lai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lấn át hưng phấn về loạt báo cáo tài chính mới nhất. Gần đây, tâm trạng của nhà đầu tư bị chi phối nhiều bởi những bình luận, đánh giá từ Fed, trong bối cảnh thị trường ra sức tìm kiếm những tín hiệu về đường đi của lãi suất trong tương lai.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm đêm qua khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) công bố biên bản cuộc họp gần nhất cho thấy quyết tâm tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát. Biên bản cuộc họp Fed cũng cho thấy phần đông các thành viên dự họp nhất trí bước nhảy lãi suất 0,25 điểm phần trăm mỗi lần nâng.
Thị trường trong nước có nhịp phục hồi cuối phiên rất đáng chú ý và gần như lấy lại toàn bộ số điểm để mất trong phiên, tính từ mức thấp nhất đà phục hồi đã lấy lại gần 23 điểm. Điểm đáng chú ý ngoài cú ngược dòng “suýt” thành công ở chỉ số là việc khối ngoại tiếp tục bán ròng rất mạnh trong phiên này, đây cũng là lực cản khiến chỉ số Vn-Index không thể có nhịp phục hồi trọn vẹn.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,62 điểm (- 0,06%) còn 1.053,66 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng mất 0,13 điểm (-0,01%) xuống 1.050,95 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 137 mã tăng/258 mã giảm, ở rổ Vn30 có tới 17 mã tăng trong khi chỉ có 11 mã giảm. Trong khi nhóm smallcap ngược dòng thành công khi nhích nhẹ 0,01% thì nhóm midcap chỉ về gần tham chiếu với mức giảm 0,07%. Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: MSN (- 3,74%), VRE (-5,69%), VHM (-1,41%), GAS (-1,12%), VJC (- 2,58%), … đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: BID (+1,22%), ACB (+2,21%), HPG (+1,42%), TCB (+1,64%), VCB (+0,32%), …
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt Thanh khoản 13.900 tỷ đồng, giảm 9,8% trên toàn thị trường đạt 13.900 tỷ đồng, giảm 9,8% so với phiên hôm qua. Tuy vậy, thanh khoản bình quân 4 phiên tuần này vẫn cao hơn 40% so với tuần trước đó.
Khối ngoại bán ròng 674 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: FUEVFVND, VHM, VRE, VND, HPG, …Ở chiều ngược lại: HCM, STB, NT2, GMD, POW, … là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.
Tóm lại, thị trường tuy chưa có phiên ngược dòng trọn vẹn nhưng cũng đã tạo được hiệu ứng khá tích cực nhờ sự dẫn dắt từ nhóm cổ phiếu bluechips, trong đó nổi bật là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đà hồi phục khả năng còn tiếp diễn trong phiên ngày mai và các nhóm cổ phiếu được đẩy lên cuối phiên sẽ là nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-index có nhịp retest thành công ngưỡng MA100 và mức đáy tuần trước ở vùng hỗ trợ 1.030 - 1.035 điểm. Do vậy, chỉ số Vn-index có thể sẽ dao động trong vùng 1.030 – 1.064 ở các phiên sắp tới. Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, thực hiện đúng kỷ luật trading đối với cổ phiếu cụ thể.
REVIEW 20 - 24/2 - VNINDEX chờ xác nhận trong 2 phiên đầu tuầnI. Thống kê ngành
Tuần này thị trường có 1 tuần giao dịch ảm đạm và hầu hết các nhóm ngành phục hồi mạnh trong tuần trước đó như Thuỷ Sản, Dầu khí hay Thép thì lại yếu hơn trong tuần này, thị trường tuần này chủ đạo đang là nhóm Bất Động Sản sau khi có các thông tin hỗ trợ và giải cứu, tuy nhiên nhìn vào bản đồ nhiệt ta sẽ thấy các cổ phiếu thuộc nhóm Bất Động Sản đều có thanh khoản kém và tính cơ bản không được đánh giá cao, nên ta sẽ tạm thời xem xét thêm 1 tuần với ngành này.
Nhóm ngành thứ 2 cần chú ý với tuần này là nhóm Xây dựng, đặc biệt là IJC với mức tăng 17.4% trong tuần.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu tiếp tục duy trì sức mạnh trong tuần này là HNX:BCC và HOSE:HT1 , đặc biệt mạnh nhất là HNX:BCC đều thuộc nhóm ngành Xi măng, nhóm ngành hưởng lợi cùng với sóng kỳ vọng Đầu tư công.
II. Đánh giá thị trường chung
Kết thúc phiên tuần, thị trường đóng cửa với nến W (tuần) giảm (Hình bên phải). Điều này cho thấy xu hướng giảm của thị trường vẫn còn và khả năng thị trường sẽ tăng trong tuần sau là tương đối thấp, ngoài ra nếu chúng ta quan sát đường EMA30 tuần (EMA đỏ) sẽ thấy mặc dù phiên thứ 2 đầu tuần, giá bật mạnh lên nhưng sau đó lại trả điểm trong các phiên sau và cuối tuần lại đóng cửa là 1 cây nến giảm nằm dưới EMA 15 tuần (EMA xanh) và cả EMA30, điều này lại các xác nhận cho khả năng giảm điểm của thị trường trong tuần sau.
Ngoài ra, với những thông tin tiêu cực về việc chậm trả lãi trái phiếu trong tuần, dòng tiền của khối ngoại đã có 8 phiên bán ròng liên tiếp kể từ ngày 15/02 đến này, nên lực đỡ của thị trường hiện tại là hoàn toàn không có.
Chiến lược trong tuần sau:
Đối với cổ phiếu đang nắm giữ, setup sẵn các điểm cắt lỗ, khi thị trường có dấu hiệu giảm mạnh thì chúng ta sẽ bán cắt lỗ trong phiên ATC, tuyệt đối không bán trong ngày bởi vì thị trường trong giai đoạn gần đây thường đảo chiều trong phiên ATC hoặc từ 14h15 trở đi, điều này hạn chế việc mất hàng.
Trường hợp đang nắm giữ tiền mặt thì sẽ không nên hành động cho đến khi xu hướng VNINDEX có phiên quay đầu tăng trở lại và đóng cửa bên trên mốc 1053.5