VNINDEXvn.tradingview.com
VNI UPDATE
Theo những gì mình thấy thì hiện tại giá giảm và volume cũng giảm theo, có 2 nguyên nhân.
Thứ nhất, lượng cầu hiện tại trên thị trường là yếu. Chúng ta đã có đáy tạm thời và với tâm lý tiết kiệm khi nền kinh tế yếu đi thì ai cũng muốn mua rẻ, nên dòng tiền tự do sẽ chờ giá rẻ hẳn, ít ra cũng tiệm cận giá vùng đáy năm ngoái để mua vào. Thực tế là dữ liệu NĐT cá nhân bán ròng trong những tuần qua đã chứng minh.
Thứ 2, nguồn cung cũng không dồi dào tại vùng này. Những ai không vay mượn mà đang đu đỉnh cũng khó mặn mà bán tại vùng giá thấp do niềm tin tt sẽ hồi phục đâu đó cuối năm nay hoặc năm sau. Nguồn cung từ tổ chức hiện tại theo mình là ít, do họ đánh dài hơi hơn cá nhân và vòng quay tài sản họ dài và phải có chiến lược chiến thuật lâu dài và hiện tại áp lực từ tỉ giá đã giảm bớt rất nhiều.
Hai yếu tố này làm thị trường trông có vẻ ảm đạm. Tuy vậy,
Định giá cơ bản của rất nhiều cổ tốt đang khá rẻ, dẫn tới việc NĐT NN mua vào nhiều (Nhưng đừng kì vọng họ đẩy tt lên).
Cái xấu nhất đã đi qua (Tương lai gần có xấu hơn không thì chịu hihi).
Nên theo mình thị trường sẽ dập dìu lên xuống trong range này, nhà cái sẽ chủ yếu kéo xả để ăn tiền phái sinh từ con bạc. Còn tt cơ sở thì cần thêm dữ liệu mới biết được đi đâu về đâu. Hiện tại chưa có cơ sở cho 1 cú up dài hơi.
Ai đang giữ tiền nên kiên nhẫn (Mình cũng đang cầm tiền ahihi).
VNINDEX
Cập nhật VNINDEX tuần 3 tháng 2 (19/2/2023)Mình cập nhật phân tích về VNINDEX tuần 3 tháng 2 năm 2023.
Hiện tại thì mình dự kiến VNINDEX sẽ lên thêm một nhịp nữa trước khi giảm trở lại.
Việc giảm trở lại là giảm tiếp để tạo đáy mới hay chỉ là một sóng điều chỉnh để tiếp tục tăng thì mình sẽ có cập nhật sau khi có dữ liệu.
Vùng view lên có thể ở 1090 và 1140
Vùng kháng cự cứng nằm ở 1140 trùng với trendline nối các đỉnh (có thể là 1-3 hoặc A-C), SMA 200 D1 và Keylevel vùng đáy gần nhất.
Đây chỉ là phân tích cá nhân của mình, mang tính chất tham khảo.
Chúc mọi người luôn giao dịch hiệu quả.
HOSE:VNINDEX
NHẮC LẠI LẦN THỨ 8 - VNINDEX VẪN ĐANG XẤUNhư đã đề cập trong bài viết từ đầu tuần:
Từ đầu tháng 2, NHNN hút ròng ~150.000 tỷ đồng, 2 ngày vừa qua NHNN tiếp tục hút ròng 30.000 tỷ đồng. Tổng số tiền hút ròng từ đầu tháng 2 lên tới 180.000 tỷ đồng.
NN tiếp tục bán ròng 364 tỷ trên HOSE, tổng trong 2 tuần khối ngoại bán ròng ~1000 tỷ đồng.
Hội nghị BĐS không có hướng giải quyết, không thể bơm tiền.
=> Cả 2 vấn đề: tiền và tâm lý đều không ủng hộ.
=> Xu hướng trung hạn (1-3 tháng tới) vẫn là xấu, xu hướng dài hạn (6 - 12 tháng) là xấu. Xu hướng ngắn hạn (1 tuần - 4 tuần) rủi ro.
--
Chúc anh em giao dịch thành công Và Không quên xu hướng trung hạn và dài hạn vẫn là xấu!
VNINDEX xuất hiện mô hình sóng Ending DiagonalKết thúc phiên giữa tuần, thị trường đóng cửa giảm mạnh sau phiên phục hồi hình chữ V trong ngày đầu tuần, xu hướng hiện tại tương đối khó xác định và không rõ ràng, cùng với đó lực Bán lại bật lên trở lại và vượt qua đường trung bình.
Nếu chúng ta xem xét cấu trúc sóng của chỉ số chung hiện tại thì sẽ thấy 1 mẫu sóng chéo (Ending Diagonal) đang hình thành tại vùng này. Với cấu trúc mẫu này sẽ có 5 sóng con bên trong A-B-C-D-E, hiện tại giá đang trong giai đoạn hoàn thành sóng E, tuy nhiên có thể trong vài phiên tới, thị trường sẽ kiểm tra lại kênh giá nối B-D lần nữa, sau khi kiểm tra vùng kênh giá này thì có thể sẽ xuất hiện lực cầu trở lại.
Với cấu trúc sóng này thì xác suất thị trường sẽ có 1 đợt giảm trong thời gian tới rất cao, vì vậy chúng ta sẽ theo dõi kỹ diễn biến cấu trúc sóng này sau khi hoàn thành điểm E. Trường hợp nếu như giá breakout khỏi kênh B-D trong vài ngày tới thì xu hướng giảm sẽ hình thành.
MWG hướng đến sự tập trung và hiệu quảCTCP Đầu tư Thế giới Di động (Mã: MWG) sẽ tạm ngưng mở rộng chuỗi An Khang, đóng cửa toàn bộ chuỗi Bluetronics tại Campuchia. Bách Hóa Xanh vẫn còn dư địa mở mới nhưng sẽ chọn lọc dựa trên hiệu quả kinh doanh.
Các khu vực giá mục tiêu và khu vực cắt lỗ được đánh dấu trong biểu đồ
REVIEW 20 - 24/2 - VNINDEX bùng nổ đầu tuần, ngành nào lợi thế?Kết thúc phiên hôm nay, thị trường bùng nổ mạnh khi tăng hơn 28 điểm, với lực cầu hôm nay tạo thành phiên phục hồi hình chữ V, với mô hình giả định tại giai đoạn này, có thể trong 1-2 phiên tới thị trường sẽ có 1 đoạn nghĩ ngắn trước khi ra 1 đợt sóng tăng tiếp theo. Tuy nhiên, đoạn nghĩ này có thể sẽ không quá mạnh và cổ phiếu có thể vẫn duy trì nhịp tăng hoặc giữ giá.
Dự kiến mốc mục tiêu ngắn hạn sắp tới sẽ quanh khu vực 1113 - 1123.
Nhóm ngành dẫn dắt phiên bùng nổ hôm nay đang là Chứng khoán, Thép, Bất Động Sản KCN, Xi măng, Dầu khí.
Nhận định VNINDEX ngày 20/2: TĂNG BẤT NGỜNhận xét VNINDEX:
VNINDEX đạt 1086 điểm, tăng 27 điểm (2.58%) với thanh khoản 11.7k tỷ. Đây là phiên tăng điểm mạnh nhất, từ đầu tháng 2 đến nay, thanh khoản lớn thứ 2, chỉ sau phiên giao dịch ngày 1/2. Toàn bộ thị trường có 383 mã tăng, 42 mã giảm và 52 mã không đổi, nghĩa là xu hướng đồng thuận tăng. Tuy nhiên, yếu tố chú ý là việc NN tiếp tục bán ròng 90 tỷ.
Đà tăng điểm bắt đầu từ phiên sáng bởi lực kéo mạnh đến từ BĐS, sau đó lan sang nhóm CK và Ngân hàng. Cuối phiên toàn bộ thị trường đồng loạt tăng điểm mạnh, nhiều CP BĐS và chứng khoán tăng trần.
=> Nhận định, đối với 2 kịch bản mà Thắng đưa ra từ cuối tháng 1, Thắng nghiêng về Kịch bản (2), nghĩa là VNINDEX đi ngang sau đó giảm về 1000. Tuy nhiên, với việc lực cầu xuất hiện mạnh ở vùng 1050 kéo VNINDEX đi lên, khả năng VNINDEX sẽ đi theo Kịch bản (1), tạo 2 đỉnh quanh vùng 1100. A/C/E vẫn có thể tiếp tục mua lướt sóng giai đoạn này, nhưng Thắng vẫn nhắc phải lựa chọn CP có dòng tiền vào để mua, không phải mua CP nào cũng có lời nhé cả nhà!
--
Chúc cả nhà buổi chiều an lành!
Cập nhật VNINDEX tuần 2 tháng 12 (12/12/2022)Xin chào mọi người, mình cập nhật một chút về VNINDEX tuần này nhé.
Tuần này thì có lẽ các vùng view sẽ đổi lại và view xem VNINDEX lại điều chỉnh về đến đâu.
Mình tiếp tục có 3 vùng view như sau (lưu ý đây là các vùng mà giá có sự phản ứng chứ không phải vùng mua nhé):
- Vùng 1: Có thể về quanh 1020 điểm, là vùng SMA30 khung H4 và fibo 0.5 của con sóng tăng gần nhất và keylevel đỉnh;
- Vùng 2: Quanh trên dưới 1000 điểm, là vùng SMA 200 khung H1, fibo 0.618 của con sóng tăng gần nhất và keylevel đáy;
- Vùng 3: Quanh 980 điểm, là vùng fibo 0.5 của cả con sóng hồi, TP mô hình vai đầu vai khung H1 và vùng keylevel đỉnh.
Lưu ý: Các đường SMA là động, khi xác định vùng mua, bán hoặc vùng chốt lời nên căn cứ vào fibo và keylevel.
Nếu mọi người có ý định giao dịch nên đợi vùng 3 hoặc vùng keylevel quan trọng ở khoảng 930 - 950 điểm và có lời là chốt vì nếu đường giá phá vỡ keylevel quan trọng thì xu hướng giảm sẽ tiếp tục.
Đây là phân tích của cá nhân mình, chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người dựa trên phân tích của chính bản thân mình để quyết định giao dịch, chúc mọi người luôn giao dịch hiệu quả.
HOSE:VNINDEX
VNINDEX ngày 17/2 vượt 1150 điểm?Thị trường không có nhiều động lực tăng trưởng
- Trong cuộc họp gần nhất, FED phát đi thông điệp sẽ tiếp tục tăng 0,25% LS trong tháng 3, vì số liệu nền kinh tế Mỹ vẫn quá tốt, chưa giảm phát.
- Từ đầu tháng 2 đến nay, NHNN hút ròng 130.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu 1 và 3 tháng, đồng thời, LS trúng thầu và LS liên ngân hàng giảm -> LS giảm, thanh khoản dồi dào nhưng không thể cho vay -> Tiền tắc nghẽn
- BĐS chưa có phương án giải quyết cụ thể, cuộc họp ngày 17/2 kỳ vọng "dọn đường chính sách". -> Bản chất là thiếu tiền, nhưng không thể vay vì rủi ro hệ thống.
Đánh giá:
- Lạm phát giảm là chắc chắn, quan trọng lộ trình giảm như thế nào. Tháng 6 LS sẽ ngừng tăng và giữ LS cao cho đến 2024.
- Mối quan tâm năm 2022: Lãi suất và lạm phát. Câu chuyện 2023: Giảm phát và kết quả kinh doanh.
- Thị trường phân hóa mạnh, tập trung vào cơ bản Doanh nghiệp. Ví dụ, 2019 VCB tăng trưởng mạnh trong khi HDB giảm.
Nhắc đến chứng khoán lưu ý 2 yếu tố duy nhất:
- Tâm lý: chính trị, khủng hoảng, lạm phát, giảm phát
- Tiền: bơm tiền, hút tiền, tín dụng, lãi suất
--
Mình đã nhắc đi nhắc lại về bối cảnh 2023 rồi, anh em đừng quá bi quan, và cũng đừng lạc quan Tếu !
ACB tiếp tục đà tăngVN30 hôm nay cũng có những sự hồi phục tương tự khi có cho mình mức tăng 8.41 điểm (+0.81%). Toàn nhóm hôm nay có đến 25/30 mã tăng điểm. Trong đó có nhiều mã đạt được mức tăng tương đối ấn tượng như VPB (+2.99%), ACB (+2.94%), PDR (+2.83%) hay GVR (+2.47%), góp phần không nhỏ vào đà hồi phục của thị trường chung.
Cổ phiếu ACB kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng!!!
VNINDEX ngày 14/02: Thanh khoản giảm thấpThị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm đêm qua trong bối cảnh nhà đầu tư hướng sự chú ý tới báo cáo lạm phát quan trọng dự kiến công bố vào ngày thứ Ba. Hiện tại, thị trường đang đặt cược rằng báo cáo CPI này cho thấy lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục xu hướng hạ nhiệt kể từ sau khi lập đỉnh vào mùa hè năm ngoái, và Fed sẽ tiến tới tạm dừng tăng lãi suất hoặc thậm chí cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Thị trường trong nước tiếp tục để mất điểm cả 2 phiên ở tuần này sau khi đã trải qua 2 tuần giảm trước đó. Thanh khoản thị trường phiên hôm nay cũng xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 5,06 điểm (-0,48%) còn 1.038,64 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 5,47 điểm (-0,53%) xuống 1.034,93 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 221 mã tăng/175 mã giảm, ở rổ Vn30 có 11 mã tăng trong khi cũng có 17 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap ngược dòng thị trường với mức tăng lần lượt 0,56% và 0,85%.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: VHM (- 3,72%), BID (-2,25%), VCB (-1,07%), SAB (-2,03%), CTG (- 1,54%),… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: HPG (+1,98%), EIB (+3,51%), TCB (+0,94%), TPB (+2,17%), BCM (+0,84%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường còn 7.500 tỷ đồng, giảm 38% so với phiên hôm qua và sụt 32% so với mức bình quân ở tuần trước, đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Khối ngoại mua ròng nhẹ 76,8 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: HPG, KBC, VND, HSG, MSN,…Ở chiều ngược lại: VIC, STB, VHM, DXG, DGC,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Chỉ số Vn-Index đã giảm 7,62% kể từ đỉnh nhưng nhiều nhóm cổ phiếu có mức giảm mạnh hơn như: chứng khoán, bất động sản, nhóm đầu tư công, … do vậy các nhịp hồi trong phiên là cơ hội để nhà đầu tư thu gọn danh mục đối với các cổ phiếu giảm nhiều hơn so với chỉ số chung. Thanh khoản phiên hôm nay xuống mức thấp kỷ lục, một mặt cho thấy áp lực bán không lớn dù có thời điểm thị trường để mất 10 điểm, mặt khác cũng có thể thấy lực cầu rất thận trọng và canh mua ở vùng giá thấp. Sau 2 tuần giảm liên tiếp cũng như chuỗi giảm 4 phiên vừa qua, khả năng thanh khoản thị trường còn tiếp tục thấp trong các phiên sắp tới. Nhà đầu tư nên căn cứ vào các ngưỡng hỗ trợ của cổ phiếu để xử lý vị thế khi thị trường không giữ được mức thấp nhất trong 2 phiên vừa qua ở vùng 1.030 - 1.032 điểm.
Tiền đắt, Nước ngoài mua ròng và VNINDEX 2023TIỀN MÀ CÒN ĐẮT NGHĨA LÀ SAO???
Mới đây, NHNN tiếp tục bơm ròng 78.400 tỷ đồng thông qua kênh tính phiếu khi mà đợt đáo hạn của Tín phiếu kỳ hạn 3 tháng đã kết thúc (Tín phiếu phát hành tháng 12 nhằm ổn định thanh khoản cho ngân hàng và người dân dịp nghỉ tết). Lãi suất liên ngân hàng qua đêm được giữ ổn định quanh mức 5%, giảm so với đầu tháng 2. Điều này cho thấy thanh khoản toàn hệ thống đã được giữ ổn định và có phần dồi dào.
Lãi suất ngân hàng nhà nước không tăng, nhưng vẫn giữ ở mức cao, nghĩa là vẫn có 1 lượng lớn tiền được hút về mỗi tháng, con số này ở VN tôi không rõ, nhưng ở Mẽo là 85 tỷ $ mỗi tháng. Tiền vẫn hút về đều tay mỗi tháng, nghĩa là tiền trong toàn bộ Thị trường 1 và Thị trường 2 sẽ không chảy vào BĐS và chứng. Tóm lại, lực cầu đẩy VNINDEX đi lên là không mạnh. Đây là hậu quả của việc TIỀN ĐẮT.
Vậy động lực nào kéo VNINDEX lên trong 3 tháng qua?
TÂY LÔNG VÀ TẦM NHÌN 2025
Theo số liệu thống kê, Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục 62.237 tỷ đồng trong năm 2021 và 18.794 tỷ đồng trong năm 2020. Ngược lại, trong năm 2022, NN mua ròng 30.000 tỷ đồng và Chỉ mua ròng trong 2 tháng cuối năm, nghĩa là lúc thị trường tạo đáy và đi lên. Vậy, NN bắt dao rơi hay nhỏ lẻ đã mất hàng? Câu trả lời này dễ ẹt ai cũng biết :smiley:
Nguyên nhân NN mua ròng, tôi cho là có 3 nguyên nhân:
Vĩ mô VN ổn định: CPI 4,5% so với bọn Mẽo 8% hay Anh 6%, Đức 7% → Quá thấp.
P/E định giá thị trường ở mức 10, mức chỉ diễn ra 5 lần trong suốt 22 năm thành lập.
Tỷ giá USD/VND ổn định, rủi ro tỷ giá gần như bằng 0.
Nước ngoài mua ròng mạnh tôi ví von như 1 “lớp bê tông” dày 140 điểm quanh vùng 860 - 1000. Nó như một cái nền nhà vững chắc giúp cho VNINDEX năm 2023 không giảm quá sâu. Để có một ví dụ cụ thể, anh em hãy nhìn vào VNINDEX giai đoạn 2019, lúc này nước ngoài mua ròng mạnh 1,9 tỷ USD tạo nên nền nhà vững chắc cho VNINDEX đi ngang.
Vì vậy, dưới tác động của tiền rẻ + NN mua ròng, VNINDEX tôi đánh giá năm 2023 sẽ đi ngang với biên độ từ 150 - 200 điểm, quanh vùng 950 - 1150. Anh em cứ dựa vào vùng tích lũy đi ngang này mà đánh, đây cũng là khoảng thời gian để cá mập gom đủ lượng hàng và chiến đấu cho năm 2024 - 2025.
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
Tin đồn về EIB, quỹ DC và CTCK ACBS/VCIChủ nhật vừa rồi Thắng đã trao đổi với một anh về vấn đề HOSE:EIB và quỹ DC tác động tới thị trường chứng khoán. Thắng xin phép đưa ra quan điểm ngắn gọn để anh chị em hiểu:
1. Để thị trường tăng điểm cần có 2 thứ tiên quyết: nhà đầu tư và tiền. Cả 2 thứ này đều mất hút trong 2 tuần vừa qua. Để TT tăng trở lại 1150 cần có thanh khoản đủ mạnh, tối thiếu >12k tỷ.
2. Thông tin là "cái cớ" để chỉ số đồng thuận rơi, không phải là yếu tố quyết định.
3. Bối cảnh 2023 giống với 2019 và khác với 2022. Nghĩa là, thị trường sẽ đi ngang giống 2019 và không còn những đợt giảm mạnh như 2022. Thắng gọi là thị trường Tích lũy răng cưa.
--
Chúc anh em giao dịch thắng lợi và kiếm thật nhiều Tiền!
VNINDEX - Sự nguy hiểm của Thị trường Tích lũy răng cưa!Phân tích kỹ thuật:
VNINDEX đóng cửa ngày thứ 6 là 1055, giảm 11 điểm (0,82%) thanh khoản 8k tỷ. VCB giữ chỉ số trong khi phần còn lại giảm từ 1 - 2%, có 83 mã tăng và 286 mã giảm. -> Chỉ số không phản ánh "thiệt hại" ở cổ phiếu.
Nhìn chung, chỉ số giảm không mạnh như những đợt giải chấp của năm 2022, tuy nhiên, việc có quá nhiều mã giảm khiến xác suất lỗ danh mục tăng thêm. Anh em để ý mức giảm mỗi ngày sẽ không nhiều, chỉ từ 1% - 2% nhưng nếu lỗ tích lũy nhiều phiên T+ sẽ khiến danh mục âm từ 10% - 15%. Như các bài viết trước, Thắng gọi đây là thị trường Tích lũy răng cưa!
Xu hướng chính của thị trường vẫn là giảm, trong phiên xuất hiện những nhịp co giật. Với sự mong manh này, chỉ cần thông tin đủ lớn làm cú hích thì đà bán mạnh hơn sẽ diễn ra.
Vẫn như nhận định từ cách đây 2 tuần, vùng 1050 sẽ là target của VNINDEX và tại đây sẽ diễn ra sự tích lũy "nhẹ". Chúng ta sẽ phải quan sát cổ phiếu, thanh khoản thị trường để xem VNINDEX sẽ đi theo kịch bản (1) hay kịch bản (2).
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
REVIEW 06 - 10/2 - VNINDEX gãy xu hướng và chiến lược hành độngI. Sự kiện quan trọng
ECONOMICS:USIRYY y/y dự kiến công bố vào ngày 14/02/2023
II. Thống kê ngành (06 - 10/02/2023)
Tuần trước tiếp tục là 1 tuần giao dịch ảm đạm khi toàn thị trường đã có 4 ngày giao dịch thận trọng và áp lực bán đã diễn ra trong những ngày này, nên hầu hết không có quá nhiều cổ phiếu đặc biệt.
- Điểm sáng trong tuần trước là ngành Thuỷ Sản khi hầu hết các cổ phiếu thuộc ngành này vẫn diễn biến nghịch chiều, cụ thể đứng đầu là HOSE:ANV với mức tăng 15.4% trong suốt tuần, xếp sau là HOSE:CMX và HOSE:ACL với lần lượt 11.31, 10.84%.
- Ngoài ra, HOSE:PC1 là cổ phiếu mạnh trong nhóm Điện với mức tăng là 10.25%.
III. Đánh giá thị trường chung và chiến lược
Trong tuần trước, sau khi tiếp tục chịu áp lực bán mạnh thì thị trường tiếp tục giảm về quanh vùng 1055 và đang gần sát vùng cản ngắn hạn 1046 – 1048, vùng này co xác suất ca sẽ thủng trong tuần sau, nếu như trong 2 ngày đầu tuần, áp lực bán tiếp tục diễn ra và giá đóng cửa dưới mức này thì sẽ giảm tiếp về vùng cầu mạnh hơn là 984 – 1005, nếu như giá về đây thì sẽ là vùng theo dõi lực cầu của thị trường và xem xét giao dịch trở lại.
Đánh giá khả năng giảm tiếp của thị trường là tương đối cao khi cấu trúc sóng trước đó đã gãy, cùng với đó là khối lượng mua bán đã bắt đầu lớn dần. Động lực tăng hiện tại của thị trường nhìn chung là không có, mặc dù khối ngoại vẫn duy trì mua ròng nhưng vẫn chịu ảnh hưởng tâm lý bởi các thông tin xấu vừa được công bố.
Chiến lược trong tuần sau:
An toàn có thể hạ 50% danh mục và nắm giữ 50% - 70% tiền. Sẽ có 2 kịch bản xảy ra trong tuần sau.
Kịch bản 1: Giá quay về 1046 – 1048 và có lực cầu mạnh đẩy vào sẽ là cơ hội để giao dịch trở lại.
Kịch bản 2: Giá thủng 1046 – 1048 thì nên thoát thoát thêm 20 – 30% danh mục, nắm giữ 80 – 90% tiền và chờ cơ hội giao dịch tại 985 – 1000.
Hai tuần giảm liên tiếpThị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm đêm qua sau khi không giữ được thành quả tăng có được đầu phiên, do nỗi lo về chính sách tiền tệ tương lai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lấn át hưng phấn về loạt báo cáo tài chính mới nhất. Gần đây, tâm trạng của nhà đầu tư bị chi phối nhiều bởi những bình luận, đánh giá từ Fed, trong bối cảnh thị trường ra sức tìm kiếm những tín hiệu về đường đi của lãi suất trong tương lai.
Thị trường trong nước khép lại tuần giảm thứ 2 liên tiếp, kể từ mức đỉnh ngắn hạn chỉ số Vn-index đã giảm hơn 6%. Tuần này chứng khoán thế giới cũng giảm trên diện rộng khi nhà đầu tư lo ngại về chính sách tiền tệ tương lai của Fed.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 8,73 điểm (-0,82%) còn 1.055,3 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 11,17 điểm (-1,05%) xuống 1.048,74 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 93 mã tăng/306 mã giảm, ở rổ Vn30 chỉ có 6 mã tăng trong khi có tới 20 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng giảm mạnh lần lượt 1,3% và 1,32%.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: BID (- 2,39%), GAS (-1,85%), VPB (-2,78%), SAB (-2,27%), MWG (- 4,32%),… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VCB (+1,61%), VNM (+1,2%), KDC (+5,1%), PLX (+1,06%), VHM (+0,22%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường còn 9.233 tỷ đồng, đây cũng là mức thấp nhất kể từ đầu năm. Tuần này, thanh khoản bình quân toàn thị trường đạt 11.040 tỷ đồng, giảm 27,6% so với tuần trước.
Khối ngoại mua ròng nhẹ 60 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: HPG, GEX, VCB, POW, BVH,…Ở chiều ngược lại: KDH, KBC, STB, DXG, VNM,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Nhịp điều chỉnh của thị trường vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, đây đã là tuần giảm thứ 2 liên tiếp của chỉ số Vn-Index kể từ khi tạo đỉnh ngắn hạn. Tín hiệu đáng chú ý là thanh khoản thị trường hiện đã xuống rất thấp, phiên hôm nay cũng là 1 trong 2 phiên kể từ đầu năm tổng thanh khoản toàn thị trường dưới mức 10.000 tỷ đồng. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-index đang có vùng hỗ trợ 1.049 - 1.052 điểm, trong kịch bản vùng hỗ trợ này bị xuyên thủng sẽ kích hoạt lực bán từ hoạt động cắt lỗ. Thanh khoản xuống thấp cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng, thị trường có thể chiết khấu rủi ro phía trước trong bối cảnh không có thông tin hỗ trợ ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu cụ thể để thu gọn danh mục, hạn chế lướt sóng trong bối cảnh dòng tiền xuống khá thấp.
Thanh khoản thấp, giảm lại cuối phiênThị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm đêm qua là sự đảo ngược của phiên tăng vào ngày thứ Ba – phiên “xanh” lấy động lực từ phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng lạm phát đã bắt đầu giảm. Nhận định này của ông Powell không khác so với những gì ông đã nói trong cuộc họp báo vào tuần trước, từ đó củng cố thêm kỳ vọng của nhà đầu tư rằng Fed sẽ sớm dừng việc tăng lãi suất hoặc thậm chí bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Thị trường trong nước điều chỉnh giảm trở lại sau phần lớn thời gian giằng co quanh mốc tham chiếu. Thanh khoản xuống thấp là nguyên nhân chính khiến thị trường trượt dốc về cuối phiên dưới áp lực giảm từ nhóm cổ phiếu bluechips, trong đó nổi bật là cổ phiếu ngân hàng, thép,… bên cạnh đó, đà giảm của thị trường còn xuất phát từ hoạt động bán ròng của khối ngoại trong phiên chiều.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 8,19 điểm (-0,76%) còn 1.064,03 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 13,47 điểm (-1,25%) xuống 1.059,91 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 178 mã tăng/217 mã giảm, ở rổ Vn30 chỉ có 7 mã tăng trong khi có tới 23 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap ngược dòng thị trường với mức tăng lần lượt 0,04% và 0,47%.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: VCB (- 1,27%), VHM (-2,79%), VJC (-5,65%), BID (-1,12%), MSN (- 1,82%),… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: GAS (+0,75%), PLX (+1,88%), GVR (+1,36%), PVD (+6,92%), OCB (+2,21%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường còn 10.467 tỷ đồng, giảm 6,6% so với phiên hôm qua, đây cũng là phiên có mức thanh khoản thấp nhất 13 phiên gần đây.
Khối ngoại giao dịch cân bằng sau khi mua ròng rất mạnh hơn 320 tỷ đồng ở phiên sáng. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: STB, HPG, HCM, SSI, HSG,…Ở chiều ngược lại: BCM, VHM, VNM, VIC, MSN,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Dòng tiền nội đang thận trọng là nguyên nhân chính trong nhịp điều chỉnh giảm 5,36% kể từ đỉnh ngắn hạn của chỉ số Vn-Index. Ngoại trừ phiên giảm sốc hơn 3% đầu tháng này, thị trường tăng/giảm đan xen tạo cảm giác đây là vùng tích lũy, tuy vậy mặt bằng cổ phiếu lại có mức giảm mạnh hơn so với chỉ số. Phiên hôm nay thị trường giảm chủ yếu do nhóm cổ phiếu bluechips, trong khi nhóm cổ phiếu midcap và smallcap vẫn tăng điểm sang phiên thứ 2, khả năng nhóm bluechips sẽ “trả điểm” ở phiên ngày mai khi trong nước không có thông tin bất lợi và chứng khoán thế giới đang phục hồi trở lại.
VNINDEXVNI UPDATE (Lần này xài line chart cho nó sạch)
Tuần qua sau khi tăng trở lại trong biên TR thì cuối tuần giá giảm với volume trung bình (Vol xem tại fireant).
Sang tuần giá có thể sẽ test lại biên dưới TR ở vùng 1126, nếu test thành công, lực cầu đủ mạnh thì giá có thể đạt các mốc như hình. Khả dĩ nhất là biên trên TR, nếu vượt qua thì sẽ hướng tới mốc 1145 và 1200 là vùng LPSY của TR tái phân phối số 2. Mốc tối đa của có thể nằm trên LPSY vào khoảng 1225 nhưng mốc này không khả thi lắm.
Chu kì giá theo các tiền bối từ PTCB tới PTKT đều có 4 chu kì, Tích luỹ - Tăng - Phân phối - Giảm... - Tích luỹ...
Nhìn chart thì có thể thấy là ta đã có Phân phối (TR số 1), Giảm (Trong quá trình giảm hình thành TR tái phân phối (TR2). Rất có thể ta đang ở chu kì Tích luỹ.
Tuy vậy, thị trường hiện tại với các yếu tố cơ bản chưa ủng hộ ngay cho đà tăng (Lãi suất, lạm phát, thanh khoản Trái phiếu, cơ chế - cái "cơ chế" này là cái ngu si nhất kềm hãm thị trường VN), nên là việc tăng mạnh lên 1k2 theo mình là khá khó, mình nghiêng về phương án chạm 1150 rồi giảm tiếp và test đáy.
Việc test đáy cũng là cơ hội để cá mập gom hàng, chờ các chuyển biến tích cực từ nền kinh tế để đưa tt vào chu kì Tăng mới.
Trường hợp xấu nhất, giá tăng test biên trên TR không thành công thì khả năng sẽ không vui hihi. Luôn luôn quản lý vốn để tồn tại, muốn all in để q2 năm sau tính.
Ý kiến cá nhân.
HAH có 3 lần test đáy quanh vùng 36.xVề ngành cảng biển, kỳ vọng về việc Trung Quốc mở cửa luôn là câu chuyện mà chúng ta đề cập nhiều lần, khi Trung Quốc mở cửa, nhu cầu vận chuyển, xuất khẩu và tiêu thụ hàng hoá tăng lên, từ đó phí dịch vụ cũng sẽ tăng lên, các doanh nghiệp chuyên về khai thác đội tàu như HOSE:HAH sẽ được hưởng lợi đầu tiên từ phí dịch vụ này.
Còn nếu quan sát xu hướng của HOSE:HAH thì ta sẽ thấy 1 xu hướng lớn trước đó đã có sự thay đổi từ ngày 18 tháng 1 sau khi giá breakout qua khỏi vùng đỉnh lớn trước đó, sau đó xu hướng bắt đầu tích luỹ bên trên vùng đỉnh này và có 3 lần tạo nền quanh vùng 36.5 - 37 kể từ cuối tháng 1 đến nay, ngoài ra, trong phiên hôm qua, giá cũng tiếp tục có thêm lần nữa test lại vùng đáy này và xuất hiện tín hiệu xác nhận tiếp tục tăng trở lại.
Chúng ta có thể xem xét mua vào quanh vùng này với mục tiêu ngắn hạn tại 39.9 - 40.4.
Có thể quản lý dừng lỗ tại 36.3
Tỉ lệ R:R - 1:1,3
GEG tích luỹ 3 lần tại vùng 14.xxVề yếu tố cơ bản, HOSE:GEG đang là một trong số ít doanh nghiệp có sự mở rộng về quy mô trong giai đoạn cuối năm 2022 khi dự án điện gió Tân Phú Đông 1 đã đưa vào hoạt động và vận hành, đây sẽ là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục gia tăng lợi nhuận trong năm 2023. Mặc dù khung giá điện mới đang không ủng hộ cho ngành điện nhưng HOSE:GEG vẫn được lợi khi có sự mở rộng về quy mô trong giai đoạn này.
Còn nếu xem xét cấu trúc sóng của HOSE:GEG thì ta sẽ thấy giá đang tích luỹ quanh vùng hỗ trợ 14.4 - 14.5 kể từ tháng 12 cho đến nay và chưa có dấu hiệu bị phá vỡ, mặc dù chịu áp lực bán mạnh trong phiên ngày 06 tháng 2 nhưng cuối ngày lực cầu vẫn vào hỗ trợ cho cổ phiếu tiếp tục tăng trở lại. Chúng ta có thể xem xét mua quanh vùng này khi giá có thêm lần nữa tích luỹ tại vùng 14.x, mục tiêu dự kiến tại 15.9 - 16.0.
Có thể quản lý dừng lỗ tại 14.1
Tỉ lệ R:R - 1:2