"Đồng phá vỡ cấu trúc giảm xu hướng tăng trở lại"Đồng Comex giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp đồng thời giảm về vùng hỗ trợ mạnh: 4.1400 - 4.2000. Tính tới hiện tại Đồng phản ứng bằng nến nhấn chìm tăng ở vùng hỗ trợ. Báo hiệu vùng hỗ trợ được tôn trọng ở khung H4.
"Xét timefram nhỏ hơn khung H1. Giá cũng breakout xu hướng giảm hồi xác nhận tăng ở khung H1"
Tóm lại: H4 báo tăng, H1 báo tăng chúng ta có hợp lưu tăng của 2 khung thời gian
Khuyến nghị giao dịch:
BUY LMT HGZ2024 (CPEZ24):
Entry: 4.2200
STP: 4.1400
TP1: 4.3000
TP2: 4.3600
Copper
Đồng 30/06:Giá đồng có thể giảm trở lại nếu lạm phát của Mỹ tăngGiá đồng phục hồi nhẹ trong phiên sáng sau chuỗi giảm điểm nhiều ngày liên tiếp, do được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế có sự cải thiện nhẹ của Trung Quốc. Tuy vậy, dự báo giá có thể giảm trở lại nếu báo cáo lạm phát được Mỹ công bố tối nay cao hơn dự báo.
Trong sáng nay, dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia công bố cho thấy chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất tháng 6 của Trung Quốc đã tăng nhẹ lên mức 49 điểm từ mức 48,8 điểm trong tháng 5. Con số này phù hợp với dự đoán của giới phân tích. Hoạt động sản xuất có sự cải thiện so với tháng trước đã hỗ trợ lực mua đồng trong phiên sáng.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn ở vùng thu hẹp tháng thứ 3 liên tiếp, cho thấy đà phục hồi yếu kém của nền kinh tế nước này. Mặc dù Chính phủ cho biết sẽ tăng cường ban hành các chính sách giúp ổn định kinh tế, tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp mới nào được tung ra kể từ khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất vào ngày 20/06. Do đó, triển vọng tiêu thụ yếu kém tại Trung Quốc vẫn sẽ là lực cản đối với đà tăng của giá đồng.
Hơn nữa, dự báo giá có thể gặp sức ép trở lại trong phiên tối nếu dữ liệu chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), một thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tiếp tục tăng cao.
Trong tháng 5, áp lực lạm phát tại Mỹ vẫn còn cao khi mà báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cho thấy Mỹ đã tạo ra 339.000 việc làm, cao hơn gần gấp đôi so với dự báo, trong khi kỳ vọng tiêu dùng của người dân Mỹ cũng tích cực hơn so với ước tính. Do đó, nhiều khả năng chỉ số PCE tháng 5 có thể cao hơn tháng 4 và làm gia tăng lo ngại Fed vẫn còn nhiều dư địa để tăng lãi suất. Điều này có thể củng cố cho đồng USD và gây sức ép tới giá đồng trong phiên tối.
Đồng 28/06: Dữ liệu kinh tế kém sắc của China gây sức ép lên giáGiá đồng nối dài đà giảm trong phiên sáng nay do chịu áp lực bởi kỳ vọng tiêu thụ kém tại Trung Quốc.
Dữ liệu Tổng cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố cho thấy lợi nhuận tại các công ty công nghiệp ở Trung Quốc tiếp tục lao dốc, phản ánh tác động tiêu cực của nhu cầu tiêu dùng hạ nhiệt và tình trạng giảm phát giá sản xuất kéo dài.
Cụ thể, mức lợi nhuận công nghiệp trong tháng 5 của Trung Quốc đã giảm 12,6% (YoY), giảm mạnh hơn đáng kể do với mức giảm 6,5% trong tháng 4, điều này tiếp tục cho thấy dấu hiệu nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 52% trong cơ cấu nhập khẩu đồng toàn cầu. Hơn nữa, mùa tiêu thụ cao điểm của đồng trong lĩnh vực xây dựng tại Trung Quốc đã kết thúc và đang bước vào giai đoạn tiêu thụ yếu theo truyền thống. Do đó, lo ngại nhu cầu kém sắc tại Trung Quốc có thể tiếp tục gây sức ép tới giá đồng trong phiên hôm nay.
Tuy vậy, yếu tố nguồn cung thu hẹp có thể giúp giá đồng hạn chế đà giảm mạnh.
Theo Reuters, tình trạng lũ lụt vẫn đang tiếp diễn tại Chile, quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, và khiến nhiều mỏ đồng chưa thể khôi phục lại hoạt động khai thác.Trong khi đó, tổng tồn kho đồng trên cả 3 Sở Giao dịch lớn là LME, Thượng Hải và COMEX hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Về yếu tố vĩ mô, phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tối nay trong Hội thảo Diễn đàn Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tại Sintra dự báo cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới giá đồng.
Tại đây, Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, đã phát biểu rằng lạm phát tại khu vực châu Âu có thể kéo dài trong một thời gian và điều này thúc đẩy ECB có thể tăng lãi suất thêm hai lần nữa vào tháng 7 và tháng 9.
Do đó, nếu Chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục cho thấy quan điểm diều hâu, áp lực lãi suất cao có thể tiếp tục gây sức ép tới giá đồng trong phiên.
Giá đồng có thể tăng nhờ dấu hiệu tiêu thụ phục hồiThị trường đồng mở cửa với lực mua chiếm ưu thế, nhờ nhu cầu tiêu thụ cải thiện trong khi nguồn cung thu hẹp.
Cụ thể, dữ liệu từ Shanghai Metals Market (SMM) cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 2,56 triệu tấn quặng đồng và tinh quặng đồng vào tháng 5, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 21,6% so với tháng 4.
Hơn nữa, triển vọng tiêu thụ đồng trong lĩnh vực ô tô của Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, được củng cố trong bối cảnh doanh số bán xe dự kiến tiếp tục tăng. Theo Hiệp hội Xe khách Trung Quốc (CPCA), doanh số bán xe chở khách của Trung Quốc vào tháng 6 năm nay dự tính đạt 1,83 triệu chiếc, tăng 5,2% so với tháng 5,.
Nhờ các chính sách hỗ trợ tiêu thụ xe ô tô của Chính phủ, ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc đang được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tích cực trong năm nay. Điều này gián tiếp thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng đầu vào để sản xuất xe ô tô như đồng.
Trong khi tiêu thụ có dấu hiệu cải thiện thì lo ngại nguồn cung thu hẹp trong ngắn hạn sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá. Lũ lụt tại Chile, nhà sản xuất đồng hàng đầu thế giới, khiến cho nhiều nhiều mỏ đồng phải tạm ngừng hoạt động và tình trạng lũ lụt được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài.
Hơn nữa, tồn kho đồng tại Sàn Giao dịch Thượng Hải đã giảm xuống 19.904 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022. Tồn kho đồng trên Sở Giao dịch London (LME) cũng giảm khoảng 20% kể từ mức 100.100 tấn đạt được vào đầu tháng 6, mức tồn kho hiện tại chỉ còn 80.100 tấn.
Tới phiên tối, loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ bao gồm giấy phép xây dựng, doanh số bán nhà mới và niềm tin tiêu dùng dự kiến sẽ có tác động tới giá đồng. Nếu dữ liệu tích cực hơn so với dự báo, đây sẽ là tín hiệu “bullish” tới giá. Trái lại, nếu dữ liệu tiêu cực, lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng tại Mỹ có thể khiến giá đồng suy yếu trở lại.
Đồng 26/06: Triển vọng tiêu thụ kém sẽ khiến giá đồng giảmTrong phiên sáng đầu tuần, giá đồng tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại nguồn cung thu hẹp. Tại Chile, quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, tình trạng mưa lớn kéo dài đang khiến cho tình trạng lũ lụt ngày một nghiêm trọng và khiến cho nhiều mỏ đồng phải tạm ngừng hoạt động. Nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, Codelco, cũng đã phải ngừng khai thác tại các mỏ Andina, Sewell và El Teniente thuộc Chile.
Hơn nữa, tình trạng mưa lớn được dự báo tiếp tục kéo dài và có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước trầm trọng. Do đó, tình trạng lũ lụt và nguy cơ thiếu nguồn nước có thể làm gián đoạn hoạt động khai thác đồng tại Chile trong ngắn hạn và giúp củng cố lực mua đồng trong phiên.
Tuy vậy, giá đồng có thể gặp áp lực trở lại khi mà yếu tố dẫn dắt chính của giá đồng, triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc, đang dần bị mất đà.
Kể từ đầu tháng 6, giá đồng đã tăng mạnh do được hỗ trợ bởi kỳ vọng tiêu thụ khởi sắc tại Trung Quốc nhờ vào việc Chính phủ sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Chính phủ nước này vẫn còn thận trọng trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Hơn nữa, kỳ vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) có thể bị hoãn lại sang quý III năm nay, do Ngân hàng Goldman Sachs cho biết PBOC gần như chưa bao giờ cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ trong cùng một tháng.
Ngoài ra, trong tuần này, Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất, một trong những thước đo quan trọng đo lường hoạt động sản xuất của nước này.
Nếu PMI sản xuất tiếp tục thu hẹp trong tháng 6, đây sẽ là một tín hiệu tiêu cực đối với triển vọng tiêu thụ đồng và có thể khiến giá đồng tiếp tục duy trì đà giảm. Ngược lại, nếu PMI tích cực, thông tin này sẽ giúp củng cố cho kì vọng nền kinh tế Trung Quốc đang dần ổn định trở lại và có thể củng cố cho lực mua đồng trong thời gian tới.
Về yếu tố vĩ mô, lo ngại lãi suất cao làm gia tăng lo ngại suy thoái kinh tế trên toàn cầu đang làm lu mờ triển vọng tiêu thụ đồng, thước đo sức khỏe của nền kinh tế. Hơn nữa, nguy cơ suy thoái gia tăng thúc đẩy đồng USD tăng mạnh nhờ tính thanh khoản cao, cũng là yếu tố gây sức ép tới giá đồng trong phiên.
Giá đồng có thể tăng nếu dữ liệu lạm phát Mỹ hạ nhiệtThị trường đồng nhận được lực mua áp đảo trong phiên sáng, do được hỗ trợ bởi kỳ vọng tiêu thụ sẽ phục hồi tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng hàng đầu.
Trong sáng nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm tỷ lệ mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày xuống còn 1,9%, từ mức 2%, đây là lần đầu tiên PBOC hạ lãi suất này kể từ tháng 10/2022, theo Bloomberg. Động thái này tiếp tục cho thấy nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc tăng cường hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu kinh tế, quyết định giảm lãi suất vào sáng nay có thể được coi là tiền đề cho việc cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) 1 năm vào này 15/06 sắp tới.
Do đó, nếu Chính phủ Trung Quốc tiếp tục tung ra các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, điều này có thể thúc đẩy tiêu thụ đồng phục hồi trong thời gian tới và là yếu tố hỗ trợ cho giá.
Trong phiên tối, dữ liệu lạm phát của Mỹ, một trong những yếu tố quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ là yếu tố chi phối giá đồng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 được dự báo tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng chậm lại so với mức 4,9% hồi tháng 4.
Hơn nữa, trước đó, khảo sát của Fed New York cũng cho thấy người dân Mỹ ngày càng tăng kỳ vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt, với kỳ vọng lạm phát trong một năm tới sẽ giảm xuống 4,1%, mức thấp nhất trong vòng hai năm.
Do vậy, nếu lạm phát Mỹ hạ nhiệt đúng như dự báo, điều này sẽ củng cố cho kỳ vọng Fed tạm ngừng chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Fed tạm ngừng tăng lãi suất đồng nghĩa với dư địa tăng của đồng USD không còn nhiều, đồng thời, chi phí mua hàng hóa nói chung và mua đồng nói riêng trở nên bớt đắt đỏ hơn. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá đồng.
Giá đồng chưa thể bứt phá do triển vọng tiêu thụ còn mờ nhạtTrong phiên sáng, giá đồng giảm nhẹ bất chấp yếu tố hỗ trợ từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng hàng đầu. Dự đoán giá sẽ tiếp tục giằng co trước khi dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố tối nay.
Vào sáng nay, sau khi Chính quyền Trung Quốc kêu gọi các ngân hàng hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, một loạt các ngân hàng lớn của Trung Quốc đã quyết định hạ lãi suất tiền gửi, theo Bloomberg đưa tin.
Cụ thể, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng TNHH Trung Quốc, Ngân hàng Truyền thông Công ty và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc thông báo cắt giảm 15 điểm cơ bản đối với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 và 5 năm, giảm 10 điểm cơ bản đối với mức kỳ hạn 2 năm.
Việc hạ lãi suất tiền gửi sẽ làm giảm nhu cầu gửi tiền vào các ngân hàng của người dân, điều này sẽ giúp gia tăng cung tiền lưu thông trong nền kinh tế và kích thích chi tiêu tiêu dùng, hỗ trợ nền kinh tế. Đây là yếu tố hỗ trợ cho giá đồng trong phiên hôm nay.
Tuy nhiên, giá đồng liên tục dao động trong khoảng đi ngang 3,68 – 3,78 USD trong các phiên gần đây, do giá đồng vẫn chưa tìm được động lực phục hồi.
Dữ liệu kinh tế ảm đạm từ các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc tiếp tục mất đà, trong khi đầu tàu kinh tế của khu vực châu Âu, Đức, chính thức rơi vào suy thoái khi mà tăng trưởng GDP giảm 2 quý liên tiếp. Thêm vào đó, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sản xuất toàn cầu tiếp tục ở dưới ngưỡng 50 và giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020 vào tháng 5, khi chỉ đạt 48,3 điểm.
Điều này tiếp tục làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khiến cho triển vọng tiêu thụ kim loại công nghiệp hàng đầu là đồng vẫn còn mờ nhạt.
Do vậy, thị trường sẽ tiếp tục hướng sự chú ý tới dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố tối nay để đánh giá triển vọng nền kinh tế Mỹ, sau khi Bộ trưởng tài chính Janet Yellen đã cho biết nền kinh tế vẫn đang ổn định vào hôm qua.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần 02/06 được dự báo tăng lên 235.0000 đơn, tăng 3.000 đơn so với mức 232.000 trong tuần 26/05. Nếu dữ liệu thấp hơn so với dự báo, giá đồng có thể được hỗ trợ do kinh tế Mỹ ổn định.
Đồng 06/06: Thiếu động lực tăng, giá đồng chỉ tăng nhẹGiá đồng giảm nhẹ trong phiên sáng 06/06 do tin tức tích cực về nguồn cung và nhà đầu tư thận trọng chờ đợi dữ liệu kinh tế của Trung Quốc công bố vào ngày mai, để đánh giá triển vọng tiêu thụ của Trung Quốc, quốc gia chiếm gần 60% trong cơ cấu tiêu thụ đồng toàn cầu.
Kể từ tháng 03, khi tình trạng biểu tình - bạo lạo giảm bớt tại Peru, quốc gia khai thác đồng lớn thứ hai thế giới, sản lượng đồng của nước này liên tục được cải thiện do hoạt động khai thác hồi phục trở lại.
Cụ thể, theo Bộ Năng lượng và Mỏ Peru (MINEM), sản lượng đồng của Peru đạt 221.999 tấn trong tháng 4, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng mạnh trong tháng 4 đã thúc đẩy sản lượng đồng của nước này trong 4 tháng đầu năm lên 837.514 tấn, tương đương tăng 15,7% (YoY).
Điều này giúp giảm bớt lo ngại nguồn đồng cung thu hẹp trên toàn cầu và có thể làm giảm lực mua đồng trong phiên hôm nay. Tuy vậy, đà giảm của giá đồng có thể không quá mạnh, do được hỗ trợ bởi yếu tố vĩ mô lạc quan. Thị trường đang gia tăng đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 sắp tới.
Bên cạnh đó, bài toán tiêu thụ tại Trung Quốc vẫn đang đặt ra nhiều hoài nghi cho nhiều nhà đầu tư. Trong tháng 4, nhu cầu tiêu thụ đồng của Trung Quốc suy yếu đáng kể, được thể hiện qua sản lượng nhập khẩu đồng giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi hoạt động sản xuất suy yếu và đầu tư bất động sản giảm.
Do đó, thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi dữ liệu nhập khẩu đồng trong tháng 5 của Trung Quốc được công bố vào sáng mai, để đánh giá nhu cầu tiêu thụ. Trước đó, dữ liệu của công ty Earth-i đã chỉ ra hoạt động luyện đồng của Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong tháng 5. Tồn kho đồng trên Sở Giao dịch Thượng Hải đang ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 01 năm nay. Hơn nữa, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất của các ngân hàng trong nửa cuối năm nay để hỗ trợ nền kinh tế, theo Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc.
Do vậy, nếu sản lượng nhập khẩu đồng của Trung Quốc phục hồi trong tháng 5, đây là sẽ tín hiệu “bullish” tới giá đồng.
Giá đồng có thể giằng co do thông tin cơ bản trái chiềuTrong phiên sáng đầu tuần, giá đồng biến động khá giằng co khi thông tin tiêu cực về nguồn cung hỗ trợ cho giá. Cụ thể, Ủy ban đồng Chile Cochilco cho biết tổng sản lượng đồng của Chile, quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, giảm 0,8% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 412.200 tấn.
Tuy vậy, giá liên tục chịu sức ép khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước những dữ liệu kinh tế trái chiều cung cấp manh mối về triển vọng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo khảo sát Beige Book của Fed về tình hình kinh doanh trong khu vực, được công bố vào ngày 31/05, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt trong những tuần gây đây khi số liệu việc làm và lạm phát giảm nhẹ. Cuộc khảo sát cho thấy hoạt động kinh tế nhìn chung ít thay đổi trong tháng 4 và đầu tháng 5.
Loạt dữ liệu việc làm công bố vào 01/06 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 5 đã tăng lên mức 3,7%, sau khi chạm mức 3,4% trong tháng 4, mức thấp nhất trong vòng 53 năm. Lạm phát tiền lương cũng đã chậm lại với mức thu nhập trung bình theo giờ giảm xuống còn 0,3% trong tháng 5, từ mức 0,4% trong tháng 4, phù hợp với dự báo, cho thấy thị trường lao động dần hạ nhiệt.
Hơn nữa, hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục thu hẹp khi chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Mỹ vẫn đạt dưới mức 50 kể từ tháng 11/2022.
Những điều này ủng hộ khả năng Fed có thể tạm ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, phù hợp với quan điểm của một số quan chức Fed như Thống đốc Fed Philip Jefferson và Chủ tịch Fed bang Philadelphia, Patrick Harker. Theo CME FedWatch, xác suất để kịch bản này xảy ra đã tăng vọt lên gần 80%, tăng mạnh so với mức hơn 35% trong ngày 26/05.
Triển vọng Fed ngừng tăng lãi suất có thể tạo động lực tăng cho giá đồng khi đồng USD suy yếu.
Tuy nhiên, báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) lại cho thấy số người có việc làm ngoài ngành nông nghiệp tại Mỹ tăng mạnh trong tháng 5, vượt qua cả số liệu ước tính và của tháng 4. Điều này có thể làm phức tạp thêm quyết định lãi suất của Fed. Do vậy, dự báo giá đồng có thể giằng co trong phiên hôm nay.
Đồng 01/06: Rủi ro vĩ mô giảm bớt thúc đẩy giá đồng phục hồiSau 3 phiên giảm liên tiếp, đồng mở cửa phiên hôm nay với lực mua áp đảo trong bối cảnh vĩ mô khá tích cực. Tuy vậy, tới phiên tối, dữ liệu chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Mỹ sẽ là yếu tố chi phối giá đồng.
Vào sáng nay, tâm lý nhà đầu tư được củng cố sau khi Hạ viện Mỹ thông qua thỏa thuận nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ nghiêm trọng và hiện dự luật đang được chuyển lên Thượng viện để chờ xét duyệt.
Đồng thời, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang ám chỉ về việc tạm dừng tăng lãi suất. Thống đốc Fed Philip Jefferson cho biết ngân hàng trung ương có xu hướng giữ lãi suất ổn định trong tháng 6 để đánh giá triển vọng kinh tế. Nhận xét của ông đã được lặp lại bởi Chủ tịch Fed bang Philadelphia, Patrick Harker.
Cả 2 quan chức đều có trong danh sách bỏ phiếu trong phiên họp lãi suất tháng 6 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Do đó, phát biểu “ôn hòa” này của các quan chức có ảnh hưởng khá lớn tới thị trường và thúc đẩy mạnh mẽ kỳ vọng Fed sẽ tạm ngừng tăng lãi suất. Theo CME FedWatch, xác suất xảy ra khả năng này đã tăng vọt lên hơn 60%, gấp đôi so với ngày hôm qua.
Tuy vậy, tới phiên tối, dữ liệu PMI sản xuất trong tháng 5 của Mỹ cũng sẽ có tác động đáng kể tới giá đồng. Giới phân tích dự báo PMI sản xuất của Mỹ đạt mức 47 điểm trong tháng 5, giảm nhẹ so với 47,1 điểm của tháng 4.
Trong tháng 5, áp lực trần nợ đè nặng lên nền kinh tế Mỹ, nên nhiều khả năng PMI sản xuất tháng 5 sẽ thấp hơn tháng 4. Do đó, nếu dữ liệu công bố tối nay thấp hơn dự báo, hoạt động sản xuất yếu tại Mỹ có thể là yếu tố kéo giá đồng suy yếu trở lại trong phiên tối.
Giá đồng khó tăng dù kỳ vọng tích cực về trần nợ công của MỹGiá đồng tăng mạnh trong phiên sáng đầu tuần ngày 29/05 do được hưởng lợi từ tín hiệu lạc quan trong đàm phán nâng trần nợ công của Mỹ.
Sau nhiều tuần đàm phán, Tổng thống Mỹ Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc Đảng Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận. Thỏa thuận sẽ đình chỉ giới hạn nợ cho đến ngày 01/01/2025, đồng thời, giới hạn chi tiêu trong ngân sách năm 2024 và 2025.
Tiến gần hơn tới việc ngăn cản tình trạng vỡ nợ xảy ra, đàm phán thành công giữa hai giới chức Mỹ đã củng cố tâm lý nhà đầu tư và thúc đẩy lực mua trên thị trường đồng.
Tuy vậy, dự luật vẫn cần phải được Quốc hội thông qua. Do đó, các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng chờ đợi những tin tức tiếp theo về trần nợ công của Mỹ.
Hơn nữa, đà tăng của giá đồng có thể không quá mạnh do nhu cầu tiêu thụ còn yếu tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ hàng đầu.
Trong 4 tháng đầu năm nay, nguồn vốn đầu tư vào bất động sản tại Trung Quốc, lĩnh vực tiêu thụ phần lớn đồng, đã giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các công trình xây dựng mới có diện tích sàn giảm 21,2% trong 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2022.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp tiếp tục đạt mức tăng trưởng âm trong 4 tháng đầu năm. Cụ thể, mức lợi nhuận công nghiệp từ tháng 1 – tháng 4 đã giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái, do các doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với những thách thức như nhu cầu tiêu thụ yếu và tình trạng giảm phát giá sản xuất kéo dài. Điều này gián tiếp cho thấy sức tiêu thụ đồng trong sản xuất công nghiệp còn hạn chế
Thêm vào đó, trong khi nhu cầu tiêu thụ mờ nhạt thì triển vọng nguồn cung đồng lại tương đối tích cực. Sự gián đoạn trong việc khai thác tại Panama, Chile và Peru đã tạm thời lắng xuống. Gần đây, một số dự án khai thác mới cũng sắp đi vào hoạt động. Công ty Chinalco của Trung Quốc dự kiến sẽ bắt đầu dự án khai thác đồng tại mỏ Toromocho thuộc Peru vào cuối tháng 6. Toromocho là một trong năm mỏ có sản lượng đồng lớn nhất Peru, với sản lượng 244.712 tấn vào năm 2022.
Có thể giảm 4 phiên liên tiếp nếu bức tranh vĩ mô tiêu cựcSau khi chạm mức thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng trong phiên 24/05, giá đồng tăng nhẹ trong phiên sáng nay nhờ lực mua kĩ thuật. Dự báo giá tiếp tục giằng co chờ đợi dữ liệu quan trọng được công bố vào tối nay.
Triển vọng nguồn cung đồng vẫn khá tích cực trong thời gian gần đây, đây sẽ là yếu tố hạn chế sức mua trên thị trường đồng trong ngắn hạn. Mới đây, công nhân thuộc công ty khai thác mỏ Antofagasta đã chấp nhận đàm phán tránh đình công.
Công đoàn giám sát khai thác mỏ Centinela của Chile, do công ty khai thác mỏ Antofagasta điều hành, đã chấp nhận đàm phán hợp đồng để tránh đình công, công đoàn cho biết hôm thứ Tư. Điều này đã giúp xóa bỏ nguồn cung đồng từ Chile, quốc gia sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới. Vào năm 2022, Centinela đã sản xuất 247.600 tấn đồng, theo dữ liệu từ cơ quan nhà nước Cochilco.
Về yếu tố vĩ mô, lo ngại vỡ nợ tại Mỹ dẫn đến một cuộc suy thoái vẫn khiến nhà đầu tư thận trọng. Do vậy, nhà đầu tư sẽ theo dõi loạt dữ liệu được công bố vào tối nay bao gồm đơn xin trợ cấp thất nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đánh giá sức khỏe nền kinh tế Mỹ.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp dự kiến tăng lên 250.000 người trong tuần trước, tăng từ mức 242.000 người trong tuần kết thúc ngày 20/05, phản ánh thị trường lao động mất đà. Trong khi tăng trưởng GDP được dự đoán chỉ tăng 1,1% trong tháng 4, tăng chậm hơn nhiều so với mức 2,6% của tháng 3.
Do đó, với vai trò là thước đo sức khỏe của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ đồng có thể tiếp tục giảm nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại. Ngược lại, dữ liệu tích cực vượt dự báo có thể giúp củng cố lực mua đồng.
Đồng 22/05: Chịu sức ép trong bối cảnh vĩ mô nhiều rủi roGiá đồng suy yếu trong phiên sáng đầu tuần 22/05 khi triển vọng tiêu thụ đồng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất trên thế giới, vẫn còn mờ nhạt.
Sáng nay, các ngân hàng Trung Quốc đã thông báo giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng thứ 9 liên tiếp. Cụ thể, lãi suất cơ bản cho vay kỳ hạn một năm (1 year LPR) được giữ nguyên ở mức 3,65. Mức lãi suất kỳ hạn 5 cũng được giữ nguyên ở mức 4,3%.
Động thái này theo sau thông báo giữ nguyên lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vào ngày 15/05. Trước đó, PBOC đã thông báo giữ nguyên lãi suất 1 năm ở mức 2,75% đối với các khoản vay trị giá 125 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 18 tỷ USD). Mức lãi suất này cũng được giữ nguyên tháng thứ 9 liên tiếp.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc hiện tại đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, động thái giữ nguyên lãi suất này của các ngân hàng Trung Quốc cho thấy các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ vẫn còn hạn chế, do mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay vẫn được coi là mục tiêu dễ dàng đạt được. Do đó, nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng chậm rãi trong tháng này và giá đồng vẫn chưa có động lực bứt phá mạnh.
Hơn nữa, trong bối cảnh vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro, triển vọng tiêu thụ đồng càng trở nên kém sắc hơn. Cuộc đàm phán nâng trần nợ tại Mỹ vẫn là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sẽ có buổi thảo thuận vào hôm nay.
Nếu các cuộc đàm phán tiếp tục diễn biến xấu, lo ngại vỡ nợ tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã tái khẳng định vào Chủ Nhật tuần trước rằng Mỹ có thể vợ nợ sớm nhất vào ngày 01/06 nếu thất bại trong việc nâng trần nợ.
Giá đồng có thể giằng co do thông tin cơ bản trái chiềuGiá đồng tăng nhẹ trong phiên sáng 17/05 do triển vọng tiêu thụ khởi sắc trong lĩnh vực sản xuất ô tô của Trung Quốc. Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố cho thấy sản lượng ô tô của Trung Quốc tăng vọt trong tháng 4.
Cụ thể, sản lượng ô tô tháng 4 đạt 2,018 triệu xe, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 586.000 xe sử dụng năng lượng mới (EV), tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung, ngành sản xuất ô tô của Trung Quốc đã tăng trưởng 44,6% trong tháng 4.
Bên cạnh đó, kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ đồng trở nên tích cực hơn khi quốc gia nhập khẩu đồng lớn thứ 2 thế giới là Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ suy thoái và tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý I năm nay. Cụ thể, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản tăng 1,6% trong quý I, vượt xa dự báo tăng 0,7% và đánh dấu mức tăng đầu tiên sau 3 quý.
Tuy vậy, các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế hàng đầu là Mỹ, Trung Quốc và châu Âu ngày càng che mờ đi triển vọng tiêu thụ đồng, do đồng còn được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế.
Hơn nữa, trong bối cảnh lo ngại lãi suất tiếp tục tăng cao, đồng USD mạnh lên có thể gây sức ép tới thị trường đồng. Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục đưa ra quan điểm “diều hâu” trong các bài phát biểu gần đây và cho rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong năm nay. Theo công cụ theo dõi lãi suất CME FedWatch, tỷ lệ số nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất đang giảm đi và số ý kiến cho rằng Fed tiếp tục tăng lãi suất đang tăng lên. Do đó, lo ngại Fed tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao có thể thúc đẩy đồng USD tăng, làm suy yếu sức mua đồng.
Triển vọng tiêu thụ kém tại Trung Quốc gây sức ép tới giá đồngGiá đồng suy yếu trong phiên giao dịch sáng 15/05 do đồng USD tiếp tục mạnh lên. Hơn nữa, triển vọng tiêu thụ đồng trở nên kém sắc do lo ngại suy thoái kinh tế tại Mỹ gia tăng.
Trong phiên sáng 16/05, bất chấp sự suy yếu của đồng USD, giá đồng cũng không được hỗ trợ. Triển vọng tiêu thụ suy yếu tại Trung Quốc, quốc gia chiếm hơn 60% trong nhu cầu tiêu thụ đồng toàn cầu, khiến giá chịu sức ép.
Dữ liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 3,9% của tháng 3, tuy nhiên tăng chậm hơn nhiều do với dự báo tăng 10,9% của các nhà kinh tế.
Ngoài ra, doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 10,6% của tháng 3, tuy nhiên thấp hơn mức 21% theo dự đoán. Trong khi đó, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc, đã giảm 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm 7,2% trong tháng 3.
Loạt dữ liệu trên tiếp tục cho thấy Chính phủ Trung Quốc ngày càng gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Do đó, với vai trò là thước đo sức khỏe của nền kinh tế, triển vọng tiêu thụ đồng có thể tiếp tục gặp sức ép. Giá đồng có thể duy trì xu hướng giảm cho tới khi Chính phủ nước này tung ra các gói kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như cắt giảm lãi suất điều hành.
Tuy nhiên, số liệu doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Mỹ cũng được công bố vào tối nay. Doanh số bán lẻ tháng 4 của Mỹ được kỳ vọng tăng 4,2% sau
khi tăng 2,94% hồi tháng 3. Đáng chú ý, doanh số bán lẻ lõi (loại trừ năng lượng và thực phẩm) được dự báo tăng 0,4%, trái ngược với mức -0,4% trong tháng 3. Trái lại, sản lượng công nghiệp trong tháng 4 được dự đoán giảm 0,1% sau khi tăng 0,4% hồi tháng 3.
Theo đó, nếu dữ liệu công bố tối nay tích cực hơn so với dự báo, triển vọng tiêu thụ đồng tại Mỹ phần nào được củng cố. Đây có thể là tín hiệu hỗ trợ cho giá đồng trong phiên tối.
Đồng 16/05: Giằng co trong biên độ hẹp chờ thông tin bức pháGiá đồng suy yếu trong phiên giao dịch sáng 15/05 do đồng USD tiếp tục mạnh lên. Hơn nữa, triển vọng tiêu thụ đồng trở nên kém sắc do lo ngại suy thoái kinh tế tại Mỹ gia tăng.
Vấn đề nâng trần nợ của Mỹ vẫn chưa được giải quyết sau nhiều lần đàm phán không thành công. Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và các nhà lãnh đạo đang lên kế hoạch thực hiện cuộc thảo luận tiếp theo vào thứ Ba. Nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ tỏ ra thận trọng hơn trước khi kết quả cuộc thảo luận được công bố vào ngày 16/05.
Tuy vậy, kỳ vọng tiêu thụ được củng cố tại Trung Quốc do doanh số bán xe ô tô tăng trưởng tích cực. Theo dữ liệu mới công bố từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), doanh số bán ô tô của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đạt 8,235 triệu chiếc, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, bán xe năng lượng mới (NEV) trong 4 tháng đầu năm đạt 2,222 triệu chiếc, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đồng lại là nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất ô tô, đối với ô tô điện, lượng đồng cần thiết để sản xuất một chiếc ô tô điện gấp 4 lần xe thông thường. Do đó, nhu cầu mua xe gia tăng tại Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồng và hỗ trợ cho giá.
Tuy nhiên, triển vọng tiêu thụ có thể bị cản lại bởi lo ngại kinh tế tăng trưởng chậm tại Trung Quốc. Sau loạt dữ liệu được công bố trước đó cho thấy nền kinh tế nước này đang mất đà, Ngân hàng Ngân dân Trung Quốc (PBOC) sáng nay đã cung cấp khoản vay trung hạn (MLF) trị giá 125 tỷ nhân dân tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khoản hỗ trợ này đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2022, cho thấy chính sách của Chính phủ còn hạn chế và khó có thể đạt được hiệu quả trong ngắn hạn.
Kỳ vọng sự hỗ trợ từ lạm phát Mỹ hạ nhiệtThị trường đồng mở cửa phiên 10/05 với mức giảm nhẹ do triển vọng tiêu thụ vẫn yếu tại quốc gia tiêu thụ đồng hàng đầu là Trung Quốc, trong khi nguồn cung ổn định. Bên cạnh đó, nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng hơn trước thềm Mỹ công bố dữ liệu lạm phát vào tối nay.
Bộ năng lượng và mỏ của Peru mới công bố sản lượng đồng tháng 3 của Peru đã tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 219.275 tấn. Ngoài ra, tồn kho đồng trên Sở LME đã liên tục tăng sau khi chạm mức thấp kỷ lục kể từ tháng 8/2005 vào ngày 13/04, khi chỉ còn 51.550 tấn, hiện tồn kho đã tăng gần 50% lên mức 71.657 tấn. Nguồn cung đồng ổn định sẽ là yếu tố gây sức ép tới giá đồng trong phiên.
Tuy nhiên, tới phiên tối, giá đồng sẽ bám sát theo dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được công bố vào tối nay là báo cáo đầu tiên trong số hai báo cáo lạm phát được công bố trước cuộc họp tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 6. Cả hai báo cáo đều sẽ được nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ, do các quan chức Fed đã nhấn mạnh rằng Fed sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới để quyết định chính sách tiền tệ và vẫn bỏ ngỏ khả năng ngừng tăng lãi suất.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Mỹ được dự báo tăng chậm lại so với tháng trước, CPI lõi tháng 4 dự kiến tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 5,6% trong tháng 3.
Nếu dữ liệu công bố tối nay cho thấy lạm phát lõi tăng chậm lại đúng như dự báo, điều này sẽ làm gia tăng kỳ vọng Fed tạm ngừng chu kỳ tăng lãi suất và làm suy yếu đồng USD, giúp củng cố sức mua trên thị trường đồng. Công cụ theo dõi lãi suất FedWatch cho thấy 79% khả năng Fed sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại vào tháng 6.
Tuy nhiên, nếu báo cáo cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn tăng trưởng nóng, điều này khiến cho Fed có thêm không gian để tiếp tục thực hiện chiến dịch thắt chặt tiền tệ, kết hợp với vấn đề trần nợ của Mỹ vẫn chưa được giải quyết, nền kinh tế Mỹ có thể tiếp tục đối diện với nguy cơ suy thoái và làm suy yếu triển vọng tiêu thụ đồng.
Giá đồng chịu áp lực do nhập khẩu đồng giảm tại Trung QuốcGiá đồng quay đầu suy yếu trong phiên sáng 09/05 do nhập khẩu đồng trong tháng 4 giảm tại Trung Quốc, quốc gia chiếm hơn 60% trong cơ cấu tiêu thụ đồng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ còn hạn chế. Đây có thể là yếu tố gây sức ép tới giá đồng trong phiên hôm nay.
Theo dữ liệu Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố sáng nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 407.297 tấn đồng và các sản phẩm đồng chưa gia công trong tháng 4, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn nữa, hoạt động xuất nhập khẩu của nước này trong tháng 4 đều mất đà so với tháng 3. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu trong tháng 4 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2022, giảm mạnh sau khi ghi nhận mức tăng vọt 14,8% trong tháng 3, tuy nhiên vẫn cao hơn so với dự báo của giới phân tích ở mức tăng 8,0%.
Về phía nhập khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 giảm mạnh 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh hơn nhiều so với mức giảm 1,4% của tháng 3 và mức giảm 5,0% mà giới phân tích dự báo.
Ngoài ra, dữ liệu khác cũng cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc, một chỉ số hàng đầu về nhập khẩu của Trung Quốc, đã giảm mạnh 26,5% trong tháng 4, đánh dấu mức giảm tháng thứ 10 liên tiếp.
Sự sụt giảm mạnh trong dòng chảy thương mại của Trung Quốc có thể làm gia tăng lo ngại về tình trạng nhu cầu tiêu dùng suy yếu ở cả thị trường nội địa Trung Quốc và trên toàn cầu.
Do đó, đặt trong bối cảnh các nhà đầu tư còn chưa chắc chắn về sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, sự mất đà trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước này càng làm xấu đi triển vọng tiêu thụ các mặt hàng quan trọng trong hoạt động sản xuất trong đó có đồng. Điều này có thể khiến giá đồng suy yếu trong phiên hôm nay.
Đồng 17/03: Tiếp tục giằng co trước động thái của FEDSau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng trong phiên hôm qua, giá đồng ghi nhận nhịp hồi phục nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay 16/03 một phần nhờ lực mua bắt đáy. Tuy nhiên, dự báo giá sẽ tiếp tục giằng co trong phiên tối khi Mỹ tiếp tục công bố dữ liệu kinh tế quan trọng vào tối nay và lo ngại khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa kết thúc.
Sau khi ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ, Credit Suisse, đối mặt với khả năng bị vỡ nợ làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng toàn cầu, các nhà chức trách Thụy Sỹ đã vào cuộc và cam kết hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng này. Điều này đã giúp trấn an tâm lý thị trường sau đó và giúp ngăn chặn tình trạng bán tháo mạnh trên thị trường tài chính trong phiên giao dịch sáng nay tại khu vực châu Á. Chỉ số Dollar Index sáng nay đã giảm sau khi tăng mạnh hơn 1% vào phiên hôm qua. Đồng USD suy yếu cũng phần nào thúc đẩy giá đồng phục hồi.
Bên cạnh đó, tối nay Mỹ sẽ tiếp tục công bố dữ liệu kinh tế mới là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, dữ liệu này cũng sẽ có ảnh hưởng phần nào tới quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong phiên họp tuần tới. Hiện các dữ liệu gần đây đều cho thấy lạm phát Mỹ đã có phần hạ nhiệt và kinh tế Mỹ chậm lại, cho thấy tín hiệu khả quan về việc Fed sẽ hạ thấp mức tăng lãi suất xuống còn 25 điểm cơ bản. Do đó, nếu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên sẽ làm gia tăng khả năng Fed hạ thấp mức tăng lãi suất và sẽ khiến đồng USD suy yếu, hỗ trợ phần nào lực mua đồng.
Giá đồng tiếp tục đi ngang trong đầu năm mới 2023Nhiều khả năng giá đồng vẫn sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp thể hiện sự tích luỹ theo tín hiệu kỹ thuật trong những ngày cuối năm 2022.
Cụ thể, ngày cuối cùng của năm 2022, giá đồng đã mở cửa trong sắc xanh tuy nhiên, khả năng cao giá đồng vẫn sẽ thể hiện xu hướng tích luỹ, dao động trong biên độ hẹp và dựa trên các tín hiệu kĩ thuật có thể thấy khối lượng giao dịch không quá lớn khiến cho việc xác định xu hướng không có sự rõ ràng.
Nhìn vào diễn biến của giá đồng có thể thấy được áp lực trong ngắn hạn đối với kim loại này vẫn còn, cụ thể hơn Trung Quốc – là quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới vẫn đang trong tình trạng phải đối diện với các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên diện rộng trước các quyết định mở cửa trở lại.
Theo như Airfinity Ltd., là một công ty nghiên cứu có trụ sở chính tại London ở Anh, theo như công ty này thì tỷ lệ tử vong do dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh vào khoảng ngày 23/1, trong đó các ca nhiễm hàng ngày sẽ đạt đỉnh 10 ngày trước đó vào khoảng 3.7 triệu trường hợp. Nhu cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp, nhà sản xuất, và hoạt động tiêu dùng bị gián đoạn. Do đó, trong tháng đầu tiên của năm 2023, việc phá vỡ ngưỡng 4 USD/pound đối với giá đồng sẽ khó có thể xảy ra như giai đoạn nửa đầu năm 2022.
Tuy là vậy, nền kinh tế bắt đầu có sự phục hồi ở vài thành phố của Trung Quốc. Theo đó, số lượng hành khách sử dụng tàu điện ngầm ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thành Đô, Trùng Khánh và Vũ Hán đã tăng từ 40% lên 100% trong tuần tính đến ngày thứ Tư, đây được xem là một dấu hiệu cho thấy người dân ở những khu vực đó đang trở lại làm việc, mua sắm. Một thước đo mức độ ùn tắc giao thông ở các thành phố này đã tăng từ 150% đến 240% trong giai đoạn này.
Mặc dù nền kinh tế vẫn còn chưa thể gượng dậy được trước khi đại dịch xảy ra nhưng sự phục hồi nhanh chóng trong hoạt động ở các thành phố như Bắc Kinh, nơi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất khi Trung Quốc đột ngột từ bỏ các hạn chế của Covid, đã đang dần có sự phục hồi trở lại và dường như nền kinh tế có thể phục hồi nhanh hơn dự kiến. Trong bối cảnh hiện tại này, mặc dù vẫn còn nhiều sức ép trong giai đoạn đầu năm của năm 2023 nhưng tín hiệu tích cực ở Trung Quốc sẽ làm bệ đỡ cho giá đồng khó có thể rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ 3.7 USD/pound. Nhìn chung lại, xu hướng tích luỹ của giá đồng nhiều khả năng vẫn còn tiếp tục trong khoảng hai đến ba tuần tới.
HĐTL ĐỒNG THÁNG 5-2021 (05/03)1. Phân tích cơ bản
- Sau tuyên bố của Chile về sản lượng đồng tăng, Congo đã tăng sản lượng đồng và coban.
- Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã trực tiếp làm cho đồng đô la Mỹ mạnh hơn các đồng tiền khác
Do đó, điều này đã gây ra làn sóng bán tháo cổ phiếu từ hàng hóa cho đến hàng hóa của các quỹ.
- Tuy nhiên, thông tin đến từ Trung Quốc rằng họ đang đặt mục tiêu tăng trưởng GDP (trên 6%) là khá ấn tượng. Trong xu hướng trung hạn, tôi nghĩ rằng Đồng vẫn đang giữ được vị thế tích cực.
Nhưng các đợt chốt lời vị thế mua ròng trong ngắn hạn vẫn được duy trì.
2. Phân tích kỹ thuật.
Sau khi hình thành sóng giảm đầu tiên trong khung thời gian hàng ngày (hoặc ba sóng ABC trong H1).
Tôi nghĩ, Đồng sẽ phục hồi mạnh với ba đợt tăng khi tôi vẽ trong bức ảnh của mình.
Tất nhiên, chúng tôi cần phải theo dõi đóng cửa khi giá có khả năng phá vỡ xu hướng giảm trong khung thời gian H1.
HĐTL ĐỒNG THÁNG 5-2021 - Mô hình điều chỉnh (04/03/2021)Cập nhật: Mô hình điều chỉnh.
1. Phân tích cơ bản
- Vẫn chưa có nhiều tin tức mới đến từ Trung Quốc.
- Chờ đợi sự phục hồi lại nền kinh tế sau đại dịch đến từ các quốc gia không phải Trung Quốc. (vd: chờ đợi các tin tức về sự phục hồi tại Mỹ như: Số ca nhiễm bệnh hàng ngày suy giảm; tỷ lệ thất nghiệp, đơn xin trợ cấp thất nghiệp...)
2. Phân tích kỹ thuật
- Biểu đồ ngày: Dự kiến: Đang hình thành mô hình điều chỉnh với bà sóng A-B-C
- H1: Tôi kỳ vọng đang hình thành sóng B, mục tiêu giá 4.24 - 4.30
Cần chú ý rằng: 4.24 là vùng kháng cự khá quan trọng.
HĐTL ĐỒNG THÁNG 5-2021 (03/03)Dao động trong biên độ (4.04 - 4.37)
1. Phân tích cơ bản
- Chờ đợi các dữ liệu đến từ Mỹ. (Dữ liệu đặt hàng nhà máy, số liệu thất nghiệp cũng như đơn đặt hàng hóa lâu bên).
- Mặc dù ngày hôm qua và hôm nay chỉ số PMI Trung Quốc của Caixin đưa ra không tốt như dự kiến. Tuy nhiên vẫn rất nhiều người duy trì một tâm thế tích cực/
- Hơn thế nữa, tâm lý dường như đang được cải thiện khi mà đà giảm điểm không quá mạnh sau khi Chile thông báo sản lượng Đồng của họ gia tăng.
2. Phân tích kỹ thuật
- Biểu đồ ngày: Kỳ vọng giá đang trong biên độ rộng 4.04 - 4.37.
- Biểu đồ H4: Giá tăng điểm sau khi tạo đáy 4.04. Kỳ vọng giá sẽ cần thêm một thời gian để tích lũy rồi tiếp tục tăng điểm và hướng tới vùng đỉnh cũ 4.30 - 4.37.