Vốn hoá Facebook lần đầu vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USDMột thẩm phán Mỹ ngày 28/6 bác bỏ hai vụ kiện chống độc quyền mà Chính phủ liên bang và một liên minh các tiểu bang của nước này nhằm vào Facebook. Diễn biến này đưa giá cổ phiếu Facebook tăng vọt và vốn hoá thị trường của công ty lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.
Theo tin từ Reuters, hai vụ kiện nói trên nhằm mục đích buộc công ty quản lý mạng xã hội lớn nhất thế giới phải bán lại hai mạng Instagram và WhatsApp. Tuy nhiên, thẩm phán James Boasberg thuộc toà án quận District of Columbia nói rằng đơn kiện của Chính phủ liên bang là “không đủ căn cứ pháp lý”.
Giá cổ phiếu Facebook tăng hơn 4% sau khi phán quyết trên được đưa ra. Giá trị vốn hoá thị trường của công ty vì thế lần đầu vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.
Phán quyết của thẩm phán Boasberg được xem là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của liên bang và các bang Mỹ nhằm kiểm soát sức mạnh của các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Nhà chức trách cho rằng Big Tech sở hữu sức mạnh thị trường quá lớn và đang lạm dụng sức mạnh đó.
Thẩm phán Boasberg nói rằng Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC), đơn vị thay mặt Chính phủ Mỹ khởi kiện Facebook, không chứng minh được rằng Facebook có sức mạnh độc quyền trên thị trường mạng xã hội. Tuy nhiên, vị thẩm phán nói FTC có thể nộp một đơn kiện mới trước thời hạn 29/7.
Về đơn kiện của một liên minh gồm 4 tiểu bang nhằm vào Facebook, thẩm phán Boasberg nói rằng họ đã để quá lâu mới kiện về việc Facebook thâu tóm Instagram và WhatsApp tương ứng vào năm 2012 và 2014. Ông cũng không mời các bang này nộp đơn kiện mới.
Năm ngoái, FTC và nhóm tiểu bang trên nộp đơn kiện, tố Facebook vi phạm luật chống độc quyền khi cản trở cạnh tranh thông qua việc thâu tóm các đối thủ nhỏ con hơn. Hai đơn kiện này xoáy vào việc Facebook mua Instagram với giá 1 tỷ USD và mua WhatsApp với giá 19 tỷ USD.
Chỉ trong năm ngoái, Chính phủ Mỹ và các bang của nước này có tổng cộng 5 đơn kiện nhằm vào Facebook và Alphabet – công ty mẹ của công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google. Các nghị sỹ đến từ cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ của Mỹ cùng chung lo ngại về ảnh hưởng của truyền thông xã hội và các hãng công nghệ lớn khác trong nền kinh tế và trên chính trường nước này.
Tuy nhiên, những cột mốc vốn hoá hàng nghìn tỷ USD vẫn đang được thiết lập liên tiếp bởi các Big Tech Mỹ.
Mới tuần trước, Microsoft cán mốc vốn hoá 2 nghìn tỷ USD. Apple đi vào lịch sử vào tháng 8/2020, khi trở thành công ty Mỹ đầu tiên cán mốc vốn hoá 2 nghìn tỷ USD. Hiện tại, vốn hoá của “táo khuyết” đang là 2,24 nghìn tỷ USD.Vốn hoá của Amazon đang là 1,77 nghìn tỷ USD và của Alphabet là 1,67 nghìn tỷ USD.
Tìm kiếm ý tưởng với "MICROSOFT"
Sai lầm này khiến Steve Jobs tiêu tốn 31,6 tỷ USDTrong bất kỳ môi trường nghề nghiệp nào, đừng để niềm kiêu hãnh cá nhân, cái tôi cá nhân vượt lên trên lý trí.
Khi Steve Jobs qua đời, tài sản của ông chỉ có giá trị 10,4 tỷ USD và cổ phiếu Apple chỉ có 2,2 tỷ USD. Người đàn ông mà nhiều người coi là doanh nhân vĩ đại nhất mọi thời đại thậm chí không lọt vào danh sách 50 người giàu nhất trên thế giới.
Còn nhớ vào năm 2011, Apple là đứa con cưng của Thung lũng Silicon và đã trở thành công ty giá trị nhất trên thế giới. Microsoft bị tụt lại rất xa sau khi thảm họa của Windows 8 diễn ra. Tuy nhiên, Bill Gates ngồi trên một núi tiền 50 tỷ USD và thường xuyên là người đàn ông giàu nhất trên Trái đất.
Tại sao lại có sự tương phản lớn như vậy? Thông qua những con số, bạn có thể kết luận Gates là một doanh nhân thành công hơn Jobs rất nhiều. Tất cả sự khác biệt đều xuất phát từ những quyết định trong cơn phẫn nộ vào năm 1985, trong thời điểm đen tối nhất sự nghiệp của Jobs khiến ông tiêu tốn 31,6 tỷ USD.
Mặc dù Jobs được khen ngợi hết lời vì sự trở lại của ông tại Apple năm 1997, nhưng đừng sai lầm khi tin rằng ông là người hoàn hảo. Ông ấy đã đưa ra những quyết định cảm tính để lại cho ông một "di sản" kém ấn tượng hơn nhiều. Dù chúng ta nên học hỏi từ thành công của ông ấy, nhưng chúng ta cũng phải học hỏi từ những thất bại của ông. Ngay cả những người giỏi nhất cũng mắc sai lầm.
Tỷ phú nóng nảy giận dữ
Steve Jobs quá tài năng trong việc quảng cáo điểm tốt đẹp của bản thân mình:
"Anh có muốn bán nước có đường suốt quãng đời còn lại không? Hay anh muốn đi cùng tôi và thay đổi thế giới? " - Steve Jobs
Những câu chữ nổi tiếng này đã thuyết phục John Sculley rời Pepsi và trở thành CEO Apple vào năm 1983. Có thể nói Steve Jobs là người có cá tính mạnh mẽ và muốn mọi thứ theo cách của mình. Việc hai người đàn ông xảy ra xung đột là việc không có gì ngạc nhiên, nhưng Steve đã thua cuộc. 9 năm sau khi thành lập Apple, ông ấy đã ra đi và công ty vẫn tiếp tục phát triển mà không có ông ấy.
Đây chưa phải là điều tuyệt vọng vì Steve vẫn còn 11% cổ phần của Apple. Ông ấy có thể đã nghỉ hưu khi đó và nếu không có sự ảnh hưởng của ông, giá cổ phiếu có lẽ sẽ tăng lên nhiều lần trong 10 năm tới. Trong khi đó, Pixar tăng trưởng nhanh hơn nhiều, mặc dù ông đã cố gắng bán nhiều lần nhưng không tìm được người mua.
Tức giận với Apple, ông đã bán tất cả cổ phiếu của mình chỉ giữ lại một cổ phiếu để tiếp tục nhận báo cáo thường niên mỗi năm. Ông đã tự cắt đứt mình khỏi những thành quả trong tương lai của công ty mà ông đã làm việc chăm chỉ để tạo ra. Đó là một động thái kỳ lạ, vì thông qua hành động giữ lại một cổ phiếu duy nhất, cho thấy ông vẫn quan tâm dù cho có "drama" đến đâu.
Nếu bán 1-2% cổ phần của công ty, ông ấy vẫn có đủ tiền để tài trợ cho Pixar và NeXT. Ông ấy không cần bán, nhưng ông lại tin rằng không có mình thì công ty sẽ diệt vong. Đó là cái tôi và sự sĩ diện hão.
Ông ấy không bao giờ quan tâm đến tiền
"Khi tôi 25 tuổi, giá trị tài sản ròng của tôi là 100 triệu USD hoặc hơn. Sau đó, tôi quyết định sẽ không để nó hủy hoại cuộc đời mình. Không đời nào bạn có thể tiêu hết được và tôi không coi sự giàu có là thứ chứng minh trí thông minh của mình". - Steve Jobs
Có lẽ Steve Jobs sẽ không quan tâm đến thứ hạng của mình trên bảng tỷ phú. Ông có nhiều tiền hơn bao giờ hết và quyết định tỉnh táo không sử dụng nó làm động lực chính của mình.
Ông là một người có tầm nhìn xa và những ý tưởng của ông đã thay đổi thế giới mãi mãi. Điều này đã thổi bùng ngọn lửa trong ông và nhiều doanh nhân hàng đầu cũng đã từng đưa ra những tuyên bố tương tự. Elon Musk hiện có tài sản giá trị hơn 150 tỷ USD nhưng anh nói rằng anh có quá ít thú tiêu khiển, vậy nó có nghĩa là gì?
Tất nhiên, ở góc độ PR, các tỷ phú sẽ không bao giờ nói rằng động lực của họ là tiền. Khi bạn biết rằng bạn dư sức nuôi con mình hoặc cho chúng vào đại học thì một mục đích cao cả nói sẽ hay hơn. Hãy nhớ rằng, Steve Jobs đã từ chối hỗ trợ tài chính cho con gái mình trong khi hùng hồn tuyên bố rằng ông không quan tâm đến sự giàu có của mình.
Tôi chắc sẽ cười suốt quãng đường đến ngân hàng nếu tôi mua một số cổ phiếu Jobs đã vứt bỏ và giữ lại chúng. Đây là kết quả của cơn nóng giận. Các nhà đầu cơ và nhà đầu tư đã nhận được một món hời từ ước mơ của Jobs khi nó trở thành hiện thực.
Giả sử bạn không quan tâm đến tiền bạc, tốt hơn hết là bạn nên sử dụng số tiền dư thừa vào việc gì đó có ý nghĩa. Bill Gates đã chi hàng tỷ vào việc chăm sóc sức khỏe toàn cầu hoặc những khoản quyên góp nhỏ hơn nhưng có tác động của các doanh nhân trên khắp thế giới cho cộng đồng địa phương của họ.
Bạn không phải là Steve Jobs
Hầu hết các doanh nhân đều thất bại và không có nhiều tiền hơn mức có thể đáp ứng mọi thứ họ cần. Thậm chí vào năm 1985, ông ấy còn được may mắn hơn những người đang đọc bài viết này.
Cần có sự chăm chỉ và một ít may mắn để xây dựng một công ty thành công. 20% doanh nhân làm việc 7 ngày một tuần và 57% làm việc 6 ngày. Giả sử bạn xung đột với những người đồng sáng lập hoặc quản lý của mình, điều đó không có nghĩa là bạn không được nhìn thấy thành quả từ thành công trong tương lai của công ty.
Bạn có thể bán phần bạn cần để tài trợ cho điều bạn muốn làm sắp tới, nhưng hãy suy nghĩ thật lạnh lùng về cổ phiếu còn lại. Hãy tự coi mình là một nhà đầu tư mạo hiểm, họ sẽ giữ cổ phần của mình hay họ sẽ bán sạch sẽ sau một cuộc tranh cãi? Đó vẫn có thể là nơi tốt nhất và có khả năng thu được lợi nhuận lớn hơn so với đầu tư vào chỗ khác.
Điều này không chỉ dành cho các doanh nhân. Trong bất kỳ môi trường nghề nghiệp nào, đừng để niềm kiêu hãnh cá nhân, cái tôi cá nhân vượt lên trên lý trí. Tôi chắc rằng bạn có giá trị nhưng nếu bạn vứt bỏ mọi thứ, liệu người ta có sẵn sàng chào đón bạn quay trở lại nữa không?
Đừng cố gắng trở thành Steve Jobs và hủy hoại tương lai của bạn vì sự trả thù.
NULS phân tích để holdNuls là gì?
Nuls là một Blockchain nền tảng cho phép các dự án tạo và phát triển Blockchain riêng trên nền tảng của Nuls.
Nuls được thành lập bời công ty Nuls Community Foundation Pte.Ltd có trụ sở tại Singapore vào cuối năm 2017.
Nuls có gì nổi bật?
Module Repository
Nuls lưu trữ phần lớn các thành phần trong lĩnh vực Blockchain như thuật toán, cơ chế đồng thuận, Smart Contract, Multi-chain, Cross-chain… theo từng module.
Nuls đã thiết kế ra Chain Factory cho phép người dùng sử dụng Module Repository để xây dựng Blockchain riêng chỉ với 4 bước.
Cross-chain chắc hẳn không phải điều gì quá mới mẻ ở thời điểm hiện tại nữa. Đã có quá nhiều dự án đã và đang thực hiện giải pháp Cross-chain của riêng họ.
Với những chain nằm trong hệ sinh thái của Nuls có thể thực hiện Cross-chain với nhau qua lớp layer cơ bản.
Với những Blockchain khác, nằm ngoài hệ sinh thái như Bitcoin hay Ethereum thì phải chuyển tiếp sang Blockchain của Nuls thông qua lớp Protocol Transfer Layer.
Smart Contracts
Nuls đã phát hành Nuls Virtual Machine (NVM) riêng của mình thay vì sử dụng Ethereum Virtual Machine (EVM).
Điều này giúp cho Nuls kết nối cơ sở hạ tầng trong mạng lưới được tốt hơn.
Nuls Coin (NULS) là gì?
Nuls (ký hiệu: NULS) là đồng tiền điện tử của Blockchain nền tảng Nuls được phát hành ra thị trường thông qua hoạt động Airdrop.
Ban đầu, Nuls (NULS) được xây dựng và chạy trên nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20.
Nhưng vào ngày 11/07/2018, Nuls chính thức hoàn thành Mainnet. Từ đó đến nay, NULS đã chính thức chạy trên nền tảng Blockchain của họ.
Thông tin cơ bản về đồng Nuls (NULS)
Ticker: NULS
Blockchain: Nuls
Consensus: Proof of Credit (PoC)
Token type: Coin, Mineable
Avg.Block time: 6 seconds
Avg. Transaction Time: 2000 TPS
Token Standard: NRC-20 & NRC-721.
Total Supply: 104,479,878 NULS
Circulating Supply: 71,790,999 NULS
Max Supply: 300,000,000 NULS
Token Allocation
Với tổng cung ban đầu là 100 triệu token, NULS được đội ngũ phát triển chia ra các phần với tỷ lệ như sau:
40% được phát hành ra thị trường thông qua Airdrop cho cộng đồng.
20% là ngân sách phát triển dự án và sau khi Mainnet, Nuls sẽ mở khoá 5% mỗi tháng.
20% dùng để phát triển cộng đồng. Mỗi năm không dùng quá 4 triệu NULS.
20% dùng cho việc Partnerships và hỗ trợ các dự án có chất lượng cao chạy trên Nuls.
Tỷ lệ lạm phát của NULS là 5% mỗi năm cho đến 2020 tỷ lệ này sẽ giảm 0,22% mỗi tháng.
Chi tiết bảng lạm phát của Nuls anh em có thể xem ở đây.
Tỷ giá Nuls (NULS) hôm nay
Nuls (NULS) được dùng để làm gì?
Các hoạt động trong mạng lưới Blockchain của Nuls đều cần đến NULS. Dưới đây là một số mục đích sử dụng của NULS:
Transaction Fee
NULS được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới Blockchain của Nuls.
Miner Rewards
NULS được dùng làm phần thưởng cho các thợ đào (miners) giúp cho việc xác nhận giao dịch, cũng như tốc độ, tính bảo mật của mạng lưới được ổn định.
Ngoài ra, Nuls được dùng để thanh toán chi phí Chain-Building và Cross-Chain.
Đào Nuls (NULS) như thế nào?
Nuls (NULS) sử dụng thuật toán đồng thuận có tên là Proof of Credit (PoC) khá giống với Proof of Stake (PoS).
Vì thế, anh em không thể đào mà chỉ có thể staking NULS.
Anh em nào muốn staking NULS thì tìm hiểu thêm thông tin (tiếng anh) ở đây.
Ví lưu trữ Nuls (NULS) an toàn
Vì NULS đã chính thức chạy trên Mainnet riêng nên anh em chú ý TUYỆT ĐỐI KHÔNG lưu trữ NULS trên các ví Ethereum.
Hiện tại, anh em có thể lưu trữ NULS trên ví chính thức do đội ngũ phát triên Nuls phát hành có tên là Nuls Wallet.
Nuls Wallet chỉ mới hỗ trợ phiên bản Desktop: Linux | Microsoft | macOS và phiên bản Web.
Ngoài ra, anh em còn có thể lưu trữ NULS trên các ví được phát triển bởi các bên thứ 3 như Anybit hay BitKeep.
NULS còn có thể lưu trữ trên các sàn uy tín đã hỗ trợ giao dịch NULS như Binance, Huobi Global..
Tuy nhiên, anh em nào lưu trữ trong thời gian dài thì hạn chế sử dụng cách này tránh trường hợp sàn bị hack.
Đứng vị trí thứ 93 trên Coinmarketcap sau hơn 1 năm hoạt động và phát triển. NULS đang được hỗ trợ giao dịch trên nhiều sàn lớn nhỏ khác nhau.
Với tổng khối lượng giao dịch trong 24 giờ đạt 8,7 triệu đô thể hiện rằng NULS đang có khả năng thanh khoản ở mức tốt.
Trong đó, NULS đang được mua bán giao dịch sôi động nhất tại sàn Binance chiếm tỷ lệ 35,53% tổng khối lượng giao dịch.
Tương lai đồng Nuls (NULS)
Anh em cùng mình xem những gì Nuls đã và sẽ thực hiện. Qua đó đó, anh em cũng sẽ đánh giá được 1 phần nào tương lai của dự án này.
Dapps
Đã gần 1 năm kể từ ngày Mainnet phiên bản 1.0 được hoàn thành đến nay thông tin về số lượng dApps chạy trên nền tảng của họ vẫn là một con số bí ẩn.
Roadmap
Lộ trình phát triển của Nuls được chia làm 3 phrase gồm ICE - WATER và STEAM. Hiện tại, Nuls đang ở giai đoạn WATER.
Nuls sẽ nâng cấp Mainnet phiên bản 2.0 và hoàn thành Chain Factory. Đồng thời phát triển hệ sinh thái dApps trên nền tảng của Nuls.
Đối thủ cạnh tranh
Nuls đang phải đối mặt với các đối thủ lớn khác có thể kể đến như Ethereum, EOS, NEO, Lisk, Vechain Thor…
Partnership
Nuls có những đối tác lớn từ hỗ trợ build sản phẩm cho đến media. Một số đối tác lớn mà Nuls đang hợp tác gồm Bitmain, Blockgroup, Huobi Chat, Morpheus Labs, Ulysses Capital...
Dữ liệu phân tích được lấy từ tradingview, không khuyến cáo đầu tư. Nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ trước quyết định đầu tư của mình. Xin cảm ơn!
Cổ phiếu cần theo dõi tuần này 25.01.2021Các nhà đầu tư sẽ được đọc các báo cáo thu nhập trong tuần này của các tên tuổi hàng đầu của lĩnh vực công nghệ Hoa Kỳ. Mặc dù không có báo cáo thu nhập quan trọng nào được lên lịch phát hành hôm nay, nhưng các ngày khác trong tuần khá thú vị.
Thứ Ba sẽ là ngày công bố báo cáo thu nhập sôi động nhất từ các công ty vốn hóa lớn của Mỹ. 5 thành viên của chỉ số Dow Jones sẽ công bố kết quả - American Express, Johnson & Johnson, MMM, Microsoft và Verizon Communications. Trong số các báo cáo khác, người ta có thể tìm thấy kết quả thu nhập từ Advanced Micro Devices và General Electric.
Thứ Tư có vẻ là ngày quan trọng đối với các traders giao dịch US100 khi Tesla, Apple và Facebook sẽ báo cáo kết quả cho quý cuối cùng của năm 2020. Tesla đã đạt kỷ lục khi giao được 499.550 xe vào năm 2020, chỉ thấp hơn một chút so với mục tiêu 500.000 và báo cáo sẽ cho thấy liệu công ty có tiếp tục chuỗi quý có lãi hay không.
3 thành viên Dow Jones sẽ có báo cáo thu nhập vào thứ Năm (Dow, McDonald's và Visa) trong khi 3 thành viên khác sẽ báo cáo vào thứ Sáu (Caterpillar, Chevron và Honeywell International).
Top 3 thị trường cần chú ý tuần này: EURUSD, US100, BitcoinJoe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ trong tuần này và các nhà đầu tư hiện đang hướng sự chú ý của họ trở lại các sự kiện vĩ mô. Fed sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ tiếp theo vào thứ Tư và các thị trường đang nóng lòng muốn biết liệu sẽ có một số gợi ý về việc cắt giảm QE hay không. Ngoài ra, các trader cũng sẽ được cung cấp cái nhìn sơ bộ về dữ liệu GDP quý 4 của Hoa Kỳ cũng như một số báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ.
EURUSD
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ tiếp theo vào Thứ Tư, 14h theo giờ Việt Nam và nó có thể gây ra biến động trên cặp tiền tệ chính, EURUSD. Dự kiến lãi suất sẽ không thay đổi nhưng các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những gợi ý về việc cắt giảm QE sau khi một số ngân hàng trung ương ám chỉ rằng các cuộc thảo luận đó có thể bắt đầu vào cuối năm nay. EURUSD cũng sẽ có khả năng biến động vào thứ Năm khi Hoa Kỳ công bố những ước tính đầu tiên về tăng trưởng kinh tế trong quý cuối cùng của năm 2020 (20:30 theo giờ Việt Nam).
US100
Cho đến nay, các công ty công nghệ ghi nhận kết quả kinh doanh quý 4 tốt. Netflix gây bất ngờ với tốc độ tăng trưởng người đăng ký trong khi Intel vượt qua kỳ vọng về lợi nhuận và doanh thu. US100 đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tuần này và các báo cáo từ một số công ty công nghệ chủ chốt của Mỹ có thể cung cấp thêm động lực cho đà tăng vào tuần tới. Trong số những điểm nổi bật của tuần tới, giới đầu tư có thể theo dõi quả kinh doanh của Microsoft (Thứ Ba), Tesla (Thứ Tư) và Apple (Thứ Tư).
BITCOIN
Bitcoin tiếp tục thoái lui từ vùng cao nhất mọi thời đại trong tuần này. Đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất thậm chí đã giảm xuống dưới 30,000 đô la vào cuối tuần nhưng phe mua đã tìm cách thu hồi một phần lỗ. Sự biến động vẫn ở mức cao và các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho những động thái bất ngờ . Tuy nhiên, liệu đó có phải là sự kết thúc của nhịp điều chỉnh? Hay là 30,000 đô la chỉ là một cột mốc khác trong xu hướng suy giảm?
Chứng khoán Mỹ chuẩn bị cho ngày "SIÊU THỨ NĂM"
Khoảng 140 công ty trong nhóm S&P 500 đã báo cáo thu nhập
Thu nhập khả quan bất ngờ, tuy nhiên dữ liệu về doanh số bán hàng thì trái chiều
Kết quả thấp hơn nhiều so với hàng năm
Các công ty công nghệ lớn sẽ báo cáo kết quả quý 3 vào thứ Năm tuần này
Trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu đang chìm sâu trong bối cảnh tình hình đại dịch chuyển biến xấu đi nhanh chóng, các trader không nên bỏ qua mùa công bố thu nhập đang diễn ra. Khoảng 140 công ty trong nhóm chỉ số S&P 500 đã báo cáo kết quả cho quý 3 năm 2020 và những kết quả này hóa ra tốt hơn dự kiến. Các nhà đầu tư hãy chuẩn bị cho một siêu thứ Năm tuần này, khi 4 công ty công nghệ lớn sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 3
Mọi ngành chính trong chỉ số S&P 500 đều có thu nhập quý 3 tốt hơn dự kiến. Tình hình có vẻ bớt khả quan khi ít có bất ngờ về doanh số.
Các công ty gây bất ngờ với thu nhập
Cho đến nay, khoảng 140 công ty thuộc chỉ số S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 3. Như có thể thấy trên biểu đồ trên, cả doanh số bán hàng và thu nhập đều cao hơn dự kiến nếu xét tổng thể chỉ số. Các công ty dầu mỏ, công ty khai thác và cổ phiếu tài chính đã mang lại những bất ngờ lớn nhất về thu nhập khi giá hàng hóa phục hồi và thị trường giao dịch trên Phố Wall tiếp tục diễn ra. Tình hình có một chút trái chiều khi nói đến dữ liệu bán hàng - hầu hết các ngành mang lại kết quả tốt hơn mong đợi nhưng ngành tiện ích lại không như kỳ vọng. Tuy nhiên, người ta nên nhớ rằng các nhà phân tích có xu hướng đánh giá thấp thu nhập của các công ty Hoa Kỳ, do đó không nên quá đặt nặng việc các báo cáo tốt hơn dự kiến.
Bất chấp những bất ngờ về thu nhập so với dự báo, hầu hết các ngành đều báo cáo tăng trưởng thu nhập và doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
… Nhưng kết quả vẫn có vẻ yếu kém hơn so với năm trước
Tuy nhiên, việc tập trung vào các ước tính dự báo thường che đậy một bức tranh thực tế. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rằng mặc dù hầu hết các ngành đều báo cáo kết quả tốt hơn mong đợi, nhưng thu nhập hóa ra lại thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành Dầu khí là một ví dụ hoàn hảo khi thu nhập của 6 công ty đã được báo cáo hóa ra cao hơn mức dự báo 80% trong khi đồng thời thấp hơn 80% so với một năm trước. Một điểm cần lưu ý khi nói đến các quý tương lai là nhiều ngân hàng Mỹ cũng như các tổ chức khác không nghĩ rằng đợt kích thích tiếp theo của chính phủ sẽ đến trước cuối năm nay. Điều này cho thấy nhiều khó khăn trước mắt, với các doanh nghiệp nhỏ là những người dễ bị tổn thương nhất.
US500 đạt đỉnh vào giữa tháng 10 và bắt đầu giảm xuống trong kênh giá giảm. Chỉ số đã thoái lui khỏi đỉnh của kênh và hiện đang giảm qua hỗ trợ ở mức 3,415 điểm, cũng trùng với mức thoái lui 38.2% của động thái đi lên gần đây. Việc phá vỡ dứt khoát bên dưới nó sẽ mở đường cho giới hạn dưới của kênh gần mức thoái lui 50%. Tuy nhiên, báo cáo GDP sắp tới của Mỹ và thu nhập của Big Tech có khả năng lật ngược tình thế. Liệu điều đó có xảy ra? Chúng ta sẽ biết vào thứ Năm này!
Ngày "Siêu thứ Năm" đang đến gần
Thứ Năm chắc chắn là ngày thú vị nhất trong tuần này đối với các nhà đầu tư sau mùa thu nhập của Hoa Kỳ. Điều này là do các nhà đầu tư sẽ được nhận báo cáo thu nhập từ 4 công ty công nghệ lớn - Alphabet ( GOOGL .US), Amazon ( AMZN .US), Apple ( AAPL .US) và Facebook ( FB .US). Thêm Microsoft ( MSFT .US), dự kiến sẽ báo cáo vào thứ Ba, chúng ta có hơn 20% vốn hóa của S&P 500! Sự phục hồi của cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ Mỹ gần đây đã giảm bớt phần nào khi một vụ kiện chống độc quyền mới chống lại những gã khổng lồ trên mạng xã hội được khuấy động. Tuy nhiên, báo cáo thu nhập có thể gợi ý về sự tiếp diễn của hiệu suất vững chắc và cung cấp động lực mới để tăng giá. Các nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng thứ Năm sẽ bao gồm việc công bố báo cáo GDP quý 3 của Hoa Kỳ, dự kiến sẽ cho thấy sự phục hồi kỷ lục sau khi quý 2 lao dốc. Lịch thu nhập dày đặc kết hợp với công bố chỉ số GDP Q3 quan trọng không kém, có khả năng khiến cho thị trường chứng khoán biến động trong nửa cuối tuần.
Các công ty Mỹ sẽ báo cáo thu nhập trong tuần này.
Chứng khoán Mỹ chuẩn bị cho ngày "SIÊU THỨ NĂM"
Khoảng 140 công ty trong nhóm S&P 500 đã báo cáo thu nhập
Thu nhập khả quan bất ngờ, tuy nhiên dữ liệu về doanh số bán hàng thì trái chiều
Kết quả thấp hơn nhiều so với hàng năm
Các công ty công nghệ lớn sẽ báo cáo kết quả quý 3 vào thứ Năm tuần này
Trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu đang chìm sâu trong bối cảnh tình hình đại dịch chuyển biến xấu đi nhanh chóng, các trader không nên bỏ qua mùa công bố thu nhập đang diễn ra. Khoảng 140 công ty trong nhóm chỉ số S&P 500 đã báo cáo kết quả cho quý 3 năm 2020 và những kết quả này hóa ra tốt hơn dự kiến. Các nhà đầu tư hãy chuẩn bị cho một siêu thứ Năm tuần này, khi 4 công ty công nghệ lớn sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 3
Mọi ngành chính trong chỉ số S&P 500 đều có thu nhập quý 3 tốt hơn dự kiến. Tình hình có vẻ bớt khả quan khi ít có bất ngờ về doanh số.
Các công ty gây bất ngờ với thu nhập
Cho đến nay, khoảng 140 công ty thuộc chỉ số S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 3. Như có thể thấy trên biểu đồ trên, cả doanh số bán hàng và thu nhập đều cao hơn dự kiến nếu xét tổng thể chỉ số. Các công ty dầu mỏ, công ty khai thác và cổ phiếu tài chính đã mang lại những bất ngờ lớn nhất về thu nhập khi giá hàng hóa phục hồi và thị trường giao dịch trên Phố Wall tiếp tục diễn ra. Tình hình có một chút trái chiều khi nói đến dữ liệu bán hàng - hầu hết các ngành mang lại kết quả tốt hơn mong đợi nhưng ngành tiện ích lại không như kỳ vọng. Tuy nhiên, người ta nên nhớ rằng các nhà phân tích có xu hướng đánh giá thấp thu nhập của các công ty Hoa Kỳ, do đó không nên quá đặt nặng việc các báo cáo tốt hơn dự kiến.
Bất chấp những bất ngờ về thu nhập so với dự báo, hầu hết các ngành đều báo cáo tăng trưởng thu nhập và doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
… Nhưng kết quả vẫn có vẻ yếu kém hơn so với năm trước
Tuy nhiên, việc tập trung vào các ước tính dự báo thường che đậy một bức tranh thực tế. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rằng mặc dù hầu hết các ngành đều báo cáo kết quả tốt hơn mong đợi, nhưng thu nhập hóa ra lại thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành Dầu khí là một ví dụ hoàn hảo khi thu nhập của 6 công ty đã được báo cáo hóa ra cao hơn mức dự báo 80% trong khi đồng thời thấp hơn 80% so với một năm trước. Một điểm cần lưu ý khi nói đến các quý tương lai là nhiều ngân hàng Mỹ cũng như các tổ chức khác không nghĩ rằng đợt kích thích tiếp theo của chính phủ sẽ đến trước cuối năm nay. Điều này cho thấy nhiều khó khăn trước mắt, với các doanh nghiệp nhỏ là những người dễ bị tổn thương nhất.
US500 đạt đỉnh vào giữa tháng 10 và bắt đầu giảm xuống trong kênh giá giảm. Chỉ số đã thoái lui khỏi đỉnh của kênh và hiện đang giảm qua hỗ trợ ở mức 3,415 điểm, cũng trùng với mức thoái lui 38.2% của động thái đi lên gần đây. Việc phá vỡ dứt khoát bên dưới nó sẽ mở đường cho giới hạn dưới của kênh gần mức thoái lui 50%. Tuy nhiên, báo cáo GDP sắp tới của Mỹ và thu nhập của Big Tech có khả năng lật ngược tình thế. Liệu điều đó có xảy ra? Chúng ta sẽ biết vào thứ Năm này!
Ngày "Siêu thứ Năm" đang đến gần
Thứ Năm chắc chắn là ngày thú vị nhất trong tuần này đối với các nhà đầu tư sau mùa thu nhập của Hoa Kỳ. Điều này là do các nhà đầu tư sẽ được nhận báo cáo thu nhập từ 4 công ty công nghệ lớn - Alphabet (GOOGL.US), Amazon (AMZN.US), Apple (AAPL.US) và Facebook (FB.US). Thêm Microsoft (MSFT.US), dự kiến sẽ báo cáo vào thứ Ba, chúng ta có hơn 20% vốn hóa của S&P 500! Sự phục hồi của cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ Mỹ gần đây đã giảm bớt phần nào khi một vụ kiện chống độc quyền mới chống lại những gã khổng lồ trên mạng xã hội được khuấy động. Tuy nhiên, báo cáo thu nhập có thể gợi ý về sự tiếp diễn của hiệu suất vững chắc và cung cấp động lực mới để tăng giá. Các nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng thứ Năm sẽ bao gồm việc công bố báo cáo GDP quý 3 của Hoa Kỳ, dự kiến sẽ cho thấy sự phục hồi kỷ lục sau khi quý 2 lao dốc. Lịch thu nhập dày đặc kết hợp với công bố chỉ số GDP Q3 quan trọng không kém, có khả năng khiến cho thị trường chứng khoán biến động trong nửa cuối tuần.
Các công ty Mỹ sẽ báo cáo thu nhập trong tuần này.
Giao dịch đầu cơ MSFT ngắn hạn NASDAQ:MSFT
Mã Microsoft hiện tại đang có 1 đà tăng trưởng khá ổn định, biên độ giao động thấp, sắp tới ngày 22/10 sẽ tiến hành báo cáo doanh thu quý 3, đây là thông tin quan trọng thúc đẩy mã tăng thời điểm này, kỹ thuật ngắn hạn mua ở các vùng giá 216 - 218, mục tiêu giá đạt được 225 - 227
XAUUSD: Liệu vàng có thể đạt 2000 USD/ounce trong tháng 8 không?
Về phân tích cơ bản:
Với những biến động trong kinh tế, chính trị của tháng 7 là nhân tố quan trọng khiến cho vàng phi mã, tăng kịch trần như chúng ta đã chứng kiến trong suốt 1 vài tuần qua.
Dịch bệnh Covid chính là 1 trong những yếu tố quan trọng tác động lớn đến vàng. Bởi khi dịch bệnh diễn ra, đã khiến nhiều quốc ra rơi vào trạng thái đóng băng, tê liệt, ngân hàng trung ương, tiêu biểu ở đây là FED đã liên tục bơm tiền hay sử dụng chính sách nới lỏng định lượng QE, cùng việc hạ lãi suất dẫn đến đồng USD trở nên yếu đi, và thậm chí cả trái phiếu 10 năm của Mỹ từng được xem như là 1 trong những sản phẩm trú ẩn an toàn, cũng không thoát khỏi cảnh bị mất giá, giảm mạnh.
Không dừng lại ở đó, vào thứ 5 tuần trước, quan hệ thương mại Mỹ- Trung trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, khi tổng thống Trump tuyên bố sẽ cấm TikTok tại Mỹ. khiến cho Microsoft buộc phải tạm dừng đàm phán mua lại TikTok.
Ngoài kinh tế, đây cũng là thời điểm chuẩn bị diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Và tổng thống Trump đã tweet đề nghị hoàn cuộc bầu cử lại. Chính động thái này lại càng khiến cho nhiều người cảm thấy bất an, lo ngại căng thẳng chính trị có thể diễn ra trong thời gian tới.
Khi kinh tế, chính trị và hiện tại dịch bệnh Covid vẫn chưa được khống chế, kết hợp lại cùng nhau, trở thành 1 cú hích để đẩy giá vàng lên cao nhất thời đại, vượt qua cả đỉnh cũ từ năm 2011. Chính vì thế, rất nhiều người đang kỳ vọng vàng có thể tiến lên 1 đỉnh mới đạt mức 2000 USD/ounce.
Về phân tích kỹ thuật:
Xét về mặt xu hướng, vàng vẫn đang trong xu hướng tăng, bằng chứng là cây nến Monthly tháng 7 vừa qua với 1 lực lên cực kỳ mạnh mẽ, không kể nếu quan sát nến W, cũng có thể thấy 2 tuần vừa rồi, đều là những cây nến xanh, dài gần như không có râu nến, chứng tỏ phe mua đã hoàn toàn áp đảo phe sell.
Tại khung D1, vàng đang có dấu hiệu tích lũy (consolidation), xét tại khung H4 hoặc H1 có thể thấy vàng đang chạy trong mô hình tam giác tăng dần Ascending Triangle, và đang có dấu hiệu đi tới cuối tam giác:
Mô hình Ascending Triangle thường được gọi là mô hình 2 hướng, nghĩa là nếu phá vỡ cạnh trên nhà giao dịch thường sẽ vào lệnh Buy. Trong khi đó, nếu phá vỡ cạnh dưới trader thường vào lệnh sell.
Hiện tại, rất nhiều người đang kỳ vọng vàng sẽ lên 2000 USD/ounce, sẽ canh buy là chủ yếu. Nên nhiều trader đang chờ đợi vàng phá cạnh trên để vào lệnh. Nhưng, nếu vàng dễ chơi, dễ đoán, thì trên đời này làm gì có nhiều người “đổ máu” vì vàng đến như vậy!
Vì lẽ đó, kịch bản vàng tuần này rất có thể sẽ tạo ra các break giả.
Tức là vàng sẽ tiến lên cạnh trên của mô hình, để “dụ” nhà đầu tư tin rằng vàng sẽ sớm đạt mốc 2000 USD mà “nhảy” vào Buy, làm như vậy không chỉ dụ được trader phe Buy, mà còn có thể quét stop loss với các lệnh phe sell. Sở dĩ tôi suy đoán kịch bản như vậy là bởi ở cả khung H1 và H4 đều đang phân kỳ cho cả 2 chỉ báo là MACD và RSI.
Nên nếu giá đẩy lên cao, phân kỳ vẫn có thể duy trì, sau đó giá giảm, nến rút chân, thì nến vẫn hoàn toàn đóng và đi gọn trong tam giác, như hình bên trên.
Chính vì thế, nếu kịch bản trên xảy ra, các bạn không nên Buy vội mà phải chờ đóng nến nằm cạnh trên của mô hình tam giác tăng dần Ascending Triangle, sẽ an toàn hơn. Đây chỉ là kịch bản, bởi vì cho dù là vậy vàng có thể trong tích tắc “bay” lên 2000 USD, nếu như có 1 tin tức đột ngột nào đó xảy ra.
Mà ở thời điểm nhạy cảm như hiện tại, bất cứ điều gì cũng có thể tác động khiến vàng tăng giá và giá của vàng sẽ do thị trường quyết định, chứ không 1 ai có thể định đoán chính xác được.
Trường hợp thứ 2, như có nói khung H1 và H4 tại 2 chỉ báo là RSI và MACD đều đã phân kỳ. Đặc biệt, nếu quan sát H4 sẽ thấy 2 cây nến H4 cuối cùng của ngày thứ 6 vừa qua là 2 cây nến đảo chiều gồm: 1 cây doji và 1 cây hammer, điều này báo hiệu Vàng có thể sẽ điều chỉnh giảm luôn chứ không tăng rồi mới giảm như kịch bản phía trên. Và các bạn có thể chờ để canh Buy ở vùng 1950:
Mặc dù vàng vẫn đang nằm trong xu hướng tăng, nhưng biên độ dao động của vàng quá lớn, việc tìm kiếm các điểm entry đẹp để vào lệnh sẽ giúp các bạn quản lý rủi ro một cách tốt nhất. Vì thế, hãy kiên nhẫn. Đặc biệt các bạn lưu ý, tuần này có bản tin Non-Farm bảng lương phí nông nghiệp Mỹ. Thị trường có những lúc sẽ đi ngang và có những lúc vô cùng biến động. Cần thận trọng trong giao dịch để trảnh rủi ro cũng như tối ưu hóa lợi nhuận 1 cách tối đa. Chúc các bạn thành công!