USDJPY : Đứng yên bất động ! Chào các bạn thân mến, Hôm nay USDJPY dường như vẫn đứng yên tại chỗ, mức giá không đổi sau nhiều ngày qua khi cặp tiền đối diện với mức cao kỉ lục quanh mốc 151.700.
Các nhà đầu tư hiện đang đánh giá thấp USD/JPY trong trung và dài hạn. Họ hầu hết coi việc cắt giảm lãi suất của Fed là điều không thể tránh khỏi - một câu hỏi là khi nào chứ không phải là có. Ngoài ra còn có sự đồng thuận ngày càng tăng rằng sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất hơn từ Ngân hàng Nhật Bản (BoJ).
Xu hướng chính vẫn là tăng tuy nhiên ở thời điểm hiện tại xu hướng tiếp theo vẫn chưa rõ ràng và chỉ báo Bollinger Band đang thu hẹp cho thấy USDJPY dự kiến trong hôm nay vẫn là giao dịch trầm lắng và tiếp tục chờ đợi thông tin từ thị trường !
SPDR S&P 500 ETF (SPY)
Cách bắt đáy đơn giản nhất ai cũng làm được Trong lúc thị trường xấu như hiện nay ai cũng sợ bắt đáy vì không biết đâu là đáy và có thể thủng đáy bất cứ lúc nào.
Sau đây là chia sẻ mang tính chất tham khảo đơn giản nhất mà hiệu quả.
Đầu tiên tính wma200, sau đó tính phần trăm chênh lệch của giá hiện tại so với wma200 gọi tắt là #1
Tiếp đến chọn timeframe 3h thì dùng -11% và timeframe 1d tì dùng -16% (tham số này mang tính chất tham khảo), gọi tắt là #2
Cuối cùng là so sách phần trăm ở #1 và #2 nếu #1 < #2 thì có thể đây là đáy tạm thời
Việc xác định đáy tạm thời để có cái nhìn rõ hơn về thị trường, việc xác định đáy có thể nói rất khó nhưng áp dụng công thức trên là có thể tương đối. Mỗi loại ticker, mỗi timeframe thì tham số % rất khác nhau, cần theo dõi để hiểu rõ từng con.
Code tham khảo
wma200 = ta.wma(close, 200)
low_pct = (low - wma200)/wma200*100
txt = ''
if low_pct < -10.0
txt := 'BOTTOM'
var table panel = table.new("middle_right", 2, 4)
table.cell(panel, 0, 1, str.format("{0} {1}%", txt, low_pct), bgcolor = color.yellow, text_color=color.black, width=30, text_size=size.large)
Giành cho các bạn sợ thua ít nhưng cuối cùng bay 50% tài khoảnChào anh em trader, sự thật sau thời gian tham gia thị trường chứng khoán US mỗi đêm và được sự chia sẽ của nhiều bậc đàn anh, giờ đây mình chia sẽ lại anh em mang tính chất tham khảo dựa trên kinh nghiệm thực tiễn.
Thị trường dạo này đang xuống và tài khoản đã thua tầm 3 - 5% nhưng cứ nghĩ nó sẽ lên lại để gỡ gạc và đây gọi là tâm lý sợ thua
Thật sự phũ phàng nó không lên lại mà cứ đi xuống và mình không biết nên thoát ra để giữ tài khoản
Vậy làm sao biết chính xác mà thoát ra?
Sau đây là chia sẽ dựa trên kinh nghiệm thực chiến mỗi đêm:
Trước hết, ta sẽ setup 3 indicator WMA lần lượt 13, 48 và 200 (sư phụ chỉ bảo dùng WMA thay vì EMA hay SMA đây gọi là kinh nghiệm không giải thích rõ được)
Tiếp theo chọn timeframe 3h (chọn 3h thì đây là kinh nghiệm, khi thị trường chạy từ 9h tới 12h thì timeframe 3h thời gian tốt nhất để trading sau đó thị trường thường bất ổn định vì gần giờ đóng cửa)
Cuối cùng là để ý cái close mà crossdown WMA13, 48 và 200 thì gần nhưng 80% phải thoát hàng (nếu mua lên). COFIRM tín hiệu WMA13 crossdown WMA48 và WMA200 thì phải thoát hàng hoàn toàn.
Trên đây là chia sẽ cách để bảo toàn tài khoản và đợi cơ hội tiếp theo thay vì cứ tiếc nuối mà không dám ra hàng để rồi tài khoản bay gần như 50% hoặc hơn.
Nếu anh em thấy bổ ích thì xin để lại bình luận để mình chia sẽ nhiều kinh nghiệm khác.
CĂN BẢN TRADING - TỔNG QUÁT VỀ TRENDLINECó thể nói, Trendline là một trong những công cụ đơn giản và dễ nhận biết nhất trên biểu đồ, giúp các traders kết nối một loạt các mức giá với nhau thể hiện hướng đi của giá khi giao dịch trên các loại thị trường.
👍 Trendline có thể được ứng dụng cho day trading, swing trading và position trading.
🤔 Tuy nhiên, có rất nhiều bạn khi mới tham gia giao dịch đều hiểu sai ý nghĩa của đường Trendline này, do đó mình muốn chia sẽ cùng các bạn bài viết này.
I. Trendline (Đường xu hướng) là gì?
👉 Trendline - hay còn được gọi là đường xu hướng là đường là một đường kết nối các đỉnh hoặc đáy để thể hiện hành động hoặc xu hướng của giá. Đường xu hướng thể hiện trực quan sự kháng cự hỗ trợ trong bất kỳ khung thời gian nào. Ngoài ra, chúng hiển thị hướng và tốc độ của giá, đồng thời cũng thể hiện sự thay đổi của điều kiện thị trường.
👍 Như ví dụ ở hình đính kèm số 1 - nhờ vào Trendline, các trader có cơ sở để dự đoán biến động giá trong tương lai để đưa ra những quyết định giao dịch. Có thể nói, kỹ năng xác định và vẽ được đường Trendline chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của trader trong phân tích kỹ thuật.
II. Lợi ích của Trendine là gì?
👍 Trendline là một công cụ cực kỳ hữu dụng với mọi trader, mà chúng ta có thể kể đến 2 lợi ích quan trọng nhất của công cụ này:
❗️ Trendline là một công cụ đơn giản, dễ sử dụng. Nó giúp cho các price action trader xác định xu hướng, các vùng kháng cự hỗ trợ tốt hơn. Đồng thời tín hiệu phá vỡ đường xu hướng cũng cung cấp cho price action trader về sự đảo chiều sớm của thị trường.
‼️ Ngoài ra, Trendline cũng cung cấp cho trader động lượng của xu hướng, từ đó đánh giá được khi nào xu hướng có khả năng đảo chiều.
👉 Như vậy có thể thấy sử dụng đường xu hướng có rất nhiều lợi ích, vì sự đơn giản của đường xu hướng cũng rất phù hợp để kết hợp với price action. Tuy nhiên cần phải có nguyên tắc vẽ đường xu hướng cụ thể và giao dịch với đường xu hướng đúng cách thì mới có thể có kết quả tốt được.
III. Phân loại Trendline:
👉 Ở hình đính kèm số 2, chúng ta sẽ thấy có 3 loại Trendline chính: Uptrend, Downtrend và Sideways trend. Cả 3 đều đóng góp vai trò quan trọng trong việc xác định đó có phải cơ hội giao dịch tốt hay không.
1️⃣ Uptrend (Đáy cao hơn – Higher lows):
👍 Đường Uptrend biểu hiện xu hướng giá của các tài sản tài chính đang có xu hướng đi lên.
👉 Để đường Trendline có đủ điều kiện trở thành đừng Uptrend thì đường Trendline này phải có xu hướng đi lên một cách trực quan và đều đặn ở mỗi đỉnh và đáy. Ngoài ra, đường Uptrend sẽ bị phá vỡ nếu điểm đáy của biểu đồ tiếp theo thấp hơn điểm đáy của biểu đồ trước đó.
👉 Uptrend sẽ giúp các trader kiếm lời đến khi nó bị phá vỡ. Ngoài ra, đường trung bình động cũng có thể được sử dụng để tìm đường Uptrend nhờ vào mức giá giao dịch diễn tra trên đường này.
➡️ Khi giá tăng, đồng nghĩa với việc xu hướng sẽ tăng theo.
➡️ Khi giá duy trì trên đường Trendline, đó hầu như chắc chắn sẽ là đường Uptrend.
2️⃣ Downtrend (Đỉnh thấp hơn – Lower highs):
👍 Đường Downtrend (Trendline giảm) biểu thị xu hướng của các tài sản đi xuống, tức là tài sản giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định.
⁉️ Đôi khi, đường Downtrend này có cảm giác như nó sẽ bắt đầu tăng nếu như nó không có dấu hiệu là đỉnh và đáy đều giảm dần theo thời gian.
3️⃣ Sideway trend (Đường xu hướng đi ngang):
👍 Đường Sideway trend xảy ra khi giá di chuyển giữa các mức hỗ trợ mạnh và mức kháng cự mạnh. Xu hướng Sideway này còn có thể được hiểu như là xu hướng đi ngang, khi chúng xuất hiện, chúng sẽ chi phối hành động giá của một tài sản cụ thể trong thời gian khá dài trước khi thay đổi.
IV. Cách vẽ Trendline:
Dưới đây là 5 bước để vẽ đường Trendline:
1️⃣ Bước 1: Đường Trendline nên được vẽ ở đỉnh hoặc đáy của một xu hướng. (Hình đính kèm số 3)
2️⃣ Bước 2: Đường Uptrend nên được vẽ phía dưới mức đáy và đường Downtrend nên được vẽ trên đỉnh của biến động giá. Bằng cách này, bạn sẽ giúp mình không bị nhầm lẫn khi giao dịch ngược lại với xu hướng. (Hình đính kèm số 4)
3️⃣ Bước 3: Khi vẽ Trendline, không được để nó cắt ngang qua thân nến hoặc bóng nến.(Hình đính kèm số 5)
4️⃣ Bước 4: Khi vẽ, không được dùng mức giá hiện tại. Đây là một trong những sai lầm cơ bản với những trader khi dùng biểu đồ nến chưa hoàn chỉnh làm chuẩn.(Hình đính kèm số 6)
5️⃣ Bước 5: Đường Trendline nên được vẽ nhờ vào đuôi của biểu đồ nến, không phải thân nến, bởi vì thân nến có thể thay đổi một cách đáng kể khi qua khung thời gian khác. Ngoài ra, chúng ta còn vẽ Trendline để xác định điểm phục hồi, thế nên, càng không thể dùng thân của nến để làm cơ sở dự đoán.(Hình đính kèm số 7)
V. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của 1 đường Trendline:
👉 Sẽ có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của một đường trendline:
1️⃣ Độ dốc của Trendline: Đây hoàn toàn là một yếu tố chủ quan, bởi lẽ, độ dốc sẽ biến động khác nhau khi khung thời gian thay đổi. Thêm vào đó, việc đo lường các góc là điều dường như không thể. Tuy nhiên, nếu độ dốc quá cao, và có nguy cơ trở thành bong bóng sắp nổ, hãy xóa đường xu hướng này ra khỏi biểu đồ. Ngoài ra, nếu dốc quá thoải thì gần như không cần để tâm, vì đây có khả năng cao là thị trường đi ngang (flat market).
2️⃣ Khung thời gian: Thực tế thì, khung thời gian càng cao thì càng tốt.
3️⃣ Số lần giá chạm vào đường xu hướng: Đây là tín hiệu rõ ràng nhất và có thể đường xu hướng đó sẽ đảo ngược hoặc bật lại tại điểm chạm thứ 3 (hay còn gọi là “Three-Drive” Pattern). Bên cạnh đó, không ít người nói rằng điểm chạm càng nhiều, đường xu hướng đó sẽ càng mạnh. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, điểm chạm tiếp theo sẽ dẫn đến điểm cuối cùng của đường xu hướng.
VI. Điểm hạn chế của Trendline:
👍 Ngoài những tính năng vượt trội, Trendline cũng có những điểm hạn chế như:
1️⃣ Trendline có thể có hiệu lực trong thời gian dài. Nhưng nếu hành động giá đi chệch hướng ở một mức độ nhất định nào đó, đường xu hướng này phải cần được điều chỉnh lại.
2️⃣ Không có nguyên tắc hay tiêu chuẩn nào xác định cách vẽ đường xu hướng.
3️⃣ Các trader thường sẽ chọn những vùng giá khác nhau để kết nối. Có thể đó là điểm đáy thấp nhất, hoặc chỉ chọn mức giá giao dịch cuối cùng thấp nhất.
4️⃣ Trendline có thể sẽ không phù hợp khi áp dụng ở những khung thời gian ngắn. Bởi lẽ, giá có thể biến động liên tục trong 1 ngày ở khung thời gian ít hơn 1 giờ.
__________________________________
Hi vọng bài viết đã giúp các bạn mới tham gia giao dịch trên các loại thị trường có được một khái niệm vững chắc về TRENDLINE và sẽ dễ dàng vẽ cũng như sử dụng nó để giao dịch thành công trong tương lai.
Mình welcome tất cả những câu hỏi cũng như góp ý của các bạn nhằm giúp bài viết hoàn thiện hơn.
——————————————////——————
Happy Trading Everyone
Làm thế nào để tránh bị quét stoploss xong giá bật lên ngay?Làm thế nào để tránh bị quét stoploss xong giá bật lên ngay? Nếu day-trader set stoploss mức 5-8% thì week trader nên set stoploss ở mức bao nhiêu%?
Mình đã biết set stoploss để tránh bị mất nhiều hơn khi thị trường xuống, nhưng với những con biến động nhanh như soxl, set stoploss xong nó xuống mất luôn cổ ko swing được - bị trigger bán một cách ko cần thiết.
Ví dụ: ngày 1 mua soxl giá 60.5, set stoploss 8% là 55.66, giá dự kiến bán là 65.
Ngày 2 có thời điểm giá xuống 55, sâu hơn giá stoploss một chút, rồi cuối ngày đóng ở 59. Cổ phiếu bị quét mất.
Ngày 3: giá lên 62- muốn bán chốt lời nhưng mất cơ hội.
Hoặc muốn bán cắt lỗ nhưng ở mức giá 59 chứ không phải 55 cũng ko được?
Bởi vậy biết là tốt mà mình cũng sợ stoploss mấy lần thì tài khoản hết tiền.
(Đây là giả định chứ mình hì hục mua soxl mà bị giới hạn chưa mua được)
Câu hỏi thứ 2 là có thể mua soxl hay các 3x etf khác để swing theo kiểu mua thấp bán cao (ko cần option hay leverage) giống như đối với cổ phiếu công ty thường được không (ví dụ Sava)? Vì mình thấy mình bị restriction khi cố mua soxl nhưng khi thử đặt lệnh mua sava thì vẫn được.
Cám ơn mọi người chỉ dẫn.
Chiếc cốc và tay cầm - Phù Thủy Chứng KhoánCó lẽ các bạn ai cũng từng nghe nói đến mô hình giá CUP & HANDLE mà người Việt mình hay gọi là mẫu hình “Chiếc cốc và tay cầm". Đây là một mẫu hình quan trọng và được giới Price Action traders rất coi trọng.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, mẫu hình chiếc cốc và tay cầm là mẫu hình thường xuất hiện nhất ở các siêu cổ phiếu” – Phù Thủy Chứng Khoán Mark MInervini nói trong cuốn sách “Tư Duy và Giao Dịch Như Một Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán”.
“Một trong những mẫu hình giá quan trọng nhất mà tôi phát hiện là: Mẫu hình chiếc cốc-tay cầm“ – William O’Neil tác giả cuốn sách “How to Make Money in Stock”.
Hai câu nói trên cho thấy tầm quan trọng của mẫu hình Cup and Handle. Mẫu hình này được William L.Jiler phát hiện vào những năm 1960 với tên gọi Tách Có Quai – Saucer With Platform. Sau đó, được chính William O’Neil phổ biến dưới tên gọi “Chiếc Cốc và Tay cầm”.
Một điều đáng ngạc nhiên là dù mẫu hình này khá phổ biến với các cổ phiếu và rất sinh lợi, nhưng lại thường xuyên được các nhà giao dịch nhầm lẫn. Một phần là vì có các tài liệu không chuẩn làm sai lệch hiểu biết của nhà đầu tư. Vì vậy trong bài viết này, mình giới thiệu một cách hoàn chỉnh và toàn diện về mẫu hình Cốc và Tay cầm với nguồn giới thiệu chính thống từ WIlliam O’Neil.
1. Mô hình giá Cup & Handle (Cốc và Tay cầm) là gì?
Các bạn hãy xem hình đính kèm số 1 về mẫu hình này.
Mô hình Cốc và Tay cầm (Cup and Handle hoặc Saucer and Handle) bao gồm 2 phần: Cốc và Tay cầm. Trong đó phần Cốc được hình thành sau 1 đợt tăng giá sau khi giảm, hình thành 1 hình dạng như cái bát vậy. Sau khi cái cốc được hình thành giá tiếp tục dịch chuyển phía bên phải của cái cốc và tạo thành 1 cái tay cầm.
2. Điều kiện hình thành Cốc và Tay cầm:
Các bạn hãy xem hình đính kèm số 2 và chúng ta cùng phân tích.
Phần Cốc:
Mô hình Cốc và Tay cầm là mô hình tiếp diễn xu hướng, do đó trước khi hình thành thì khu vực bên trái cốc cần phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%, thậm chí là 50%, 100%… Đây là yêu cầu và điều kiện tiên quyết, rất nhiều bạn lầm lẫn cho rằng, Cốc và Tay cầm là mẫu hình đảo chiều xu hướng và chỉ chú ý đến hình dáng chiếc cốc nên quên đi điều kiện này.
Thời gian hình thành đáy từ 7 tuần và tối đa 65 tuần. Phổ biến nhất là 3-6 tháng.
Độ sâu của cốc khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%. Những mô hình có độ sâu vượt quá 50% thường thất bại.
Đáy cốc hình chữ” U” sẽ tin cậy hơn hình chữ “V”
Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau.
Phần Tay cầm:
Lưu ý, phần tay cầm không nhất thiết phải hình thành. Có mấu hình cốc không có tay cầm. Đây được xem là một biến thể của mẫu hình gốc.
Phần tay cầm khi xuất hiện nên nằm ở nửa trên chiều cao chiếc cốc.
Phần tay cầm nên nằm trên đường MA 10 tuần hay MA50 ngày. Nếu tay cầm nằm trên MA 20 ngày thâm chí càng tốt.
Hành động giá của tay cầm nên càng chặt càng tốt. Độ sâu phần tay cầm nên khoảng 10%-12%. Nhưng nếu nhỏ hơn thì thậm chí càng tốt. Xem mức độ chặt của phần tay cầm càng chặt, giá sẽ tăng càng mạnh một khi mẫu hình được hình thành.
Điểm mấu chốt: Thanh khoản tại phần tay cầm nhỏ. Mất thanh khoản càng tốt. Lý do là việc không còn thanh khoản hoặc thanh khoản thấp ở tay cầm cho thấy lực cung đã bị tiêu hóa hết. Đây chính là điểm Pivot. Chỉ cần một lực cầu nhỏ cũng đủ khiến giá cổ phiếu tăng vọt.
Chỉ báo được sử dụng đi kèm: RS (Relative Strength được công bố bởi IBD). Tại điểm phá vỡ phần tay cầm, RS sẽ thiết lập đỉnh cao mới. Nếu chúng ta không nhìn thấy đỉnh cao mới của RS đó là dấu hiệu cảnh báo cho mẫu hình bị thất bại.
3. Cách giao dịch với Cốc và Tay cầm:
Chúng ta hãy cùng xem hình đính kèm số 3.
Xác định điểm vào:
Bạn chỉ có thể giao dịch sau khi mô hình đã được xác nhận. Nếu là mô hình Cup and Handle thực sự, tín hiệu sẽ là một đột phá tăng qua phần tay cầm. Trong trường hợp này, bạn có thể mở một giao dịch mua.
Xác định điểm dừng lỗ:
Đặt lệnh dừng lỗ luôn là một bước không thể thiếu trong mỗi giao dịch, không chỉ với mô hình Cup and Handle, bạn nên đặt lệnh dừng lỗ dưới đáy của tay cầm.
Xác định mục tiêu lợi nhuận:
Có 2 mục tiêu chốt lời cho mô hình Cup and Handle:
Mục tiêu chốt lời đầu tiên nên được đặt trên một khoảng cách bằng với kích thước của tay cầm, bắt đầu tư điểm phá vỡ. Nếu mục tiêu này được hoàn thành, bạn có thể bắt đầu theo đuổi mục tiêu tiếp theo.
Mục tiêu thứ hai nằm trên một khoảng cách bằng kích thước của phần cố, tính từ điểm đột phá.
Một lựa chọn bổ sung là ở lại giao dịch miễn là giá có xu hướng có lợi cho bạn. Bạn có thể không muốn hoàn toàn thoát khỏi giao dịch khi mà giá đang di chuyển theo hướng tích cực, mang lại nhiều tiềm năng lợi nhuận cho giao dịch của bạn. Do đó, bạn có thể theo dõi các đầu mối hành động giá để mở rộng lợi nhuận giao dịch.
Nếu có thắc mắc hay câu hỏi gì xin mời các bạn để lại ở phần comment.
Những sai sót giết chết nhà đầu tư khi chơi option SPYOption Greeks - Bài viết hơi dài và chỉ phù hợp cho người từng chơi option
Khuyến cáo: Tài liệu này và bài giảng kèm theo chỉ mang tính sư phạm và cung cấp thông tin. Tác giả không trách nhiệm pháp lí về nội dung và các thua lỗ, rủi ro liên quan đến nội dung này.
Case study
• SPY đang ở giá 365. Bạn dự đoán SPY sẽ đi lên. Bạn mua call 365 hết hạn ngay hôm sau
• Premium khi mua là 2$
• Hôm sau SPY lên 366 nhưng premium chỉ còn 1.5$ • Tại sao stock lên giá mà call không lên giá?
Những sai sót tương tự của newbie
• Stock tăng liên tục: mua call sắp hết hạn OTM (vì premium thấp) • Thua lại mua thêm để trung bình giá xuống
• Stock tăng giá nhưng call premium vẫn giảm, cuối cùng là lỗ hết!
• Stock rớt tương đối nhiều: buy call sắp hết hạn
• Stock không rớt nữa, chậm lại rồi tăng dần; call premium vẫn giảm -> lỗ!
Option Greeks
• Premium của option được điều chỉnh bởi nhiều tham số, gọi chung là Option Greeks
• Delta: Tốc độ tăng giảm của premium theo giá stock
• Gamma: Tốc độ tăng giảm của delta theo giá stock
• Theta: Tốc độ giảm premium theo thời gian
• Vega: Tốc độ tăng giảm của premium theo độ biến động giá (implied volatility) • Rho: Tốc độ tăng giảm premium theo lãi suất
• Nếu position có nhiều option (multi-leg option strategies) thì Greeks của cả position là tổng của Greeks của từng leg
Ví dụ
• SPY 365 Call Dec 14, 2020 có delta = 0.47, theta = -0.30, vega = 0.15
• Delta: Nếu SPY tăng giá 1$ thì call premium này tăng 0.47$. Nếu SPY tăng 1.2$
thì premium tăng 1.2 * 0.47 = 0.56$
• Theta: Mỗi ngày premium giảm 0.3$
• Vega: Nếu IV (VIX) của SPY tăng 1% thì call premium tăng 0.15$
• Khi stock rớt giá mạnh thì IV tăng. Do đó buy put thường có lợi cả về delta và vega
• Nếu mua 10 call này
• Position delta = 10 x 100 x 0.47 = 470. Tức là, SPY tăng 1$ thì trade có lời 470$ • Position theta = 10 x 100 x -0.3 = -300. Tức là, mỗi ngày lỗ time decay 300$
Delta
• Độ lớn của delta của single option (call và put) là xác suất option đó thành ITM
• Khi sell call hoặc put, nên chọn strike có delta nhỏ
• Ví dụ, nếu call strike 100 có delta 0.2 xác suất stock price > 100 là 20%. Nếu sell call ở
strike đó thì xác suất win max profit là 80% (5 lần sell thì win 4 lần)
• Khi buy call hoặc put, không nên chọn delta nhỏ vì xác suất win thấp!
• Nên chọn option có delta ít nhất 0.5; từ 0.7 trở lên thì càng tốt
• Option có delta càng cao thì premium càng lớn và càng deep ITM • ITM put có strike cao hơn giá stock
• ITM call có strike thấp hơn giá stock
Delta
• Delta của call > 0
• Call premium tăng/giảm cùng với giá stock
• Sell call sẽ có delta < 0 nên đi ngược giá stock => có tác dụng hedge
• Delta của put < 0
• Put premium tăng/giảm ngược với giá stock
• Sell put sẽ có delta > 0 nên đi cùng giá stock => sell put tương tự mua share!
• Delta càng nhỏ thì tài khoản càng ít phụ thuộc vào giá stock
• Chiến thuật delta neutral là cách điều chỉnh sao cho delta xấp xỉ zero. Khi đó
dù giá stock lên xuống không lớn thì tài khoản không lỗ • Tài khoản có lời từ time decay hoặc IV crush
Time decay
• Time decay là hiện tượng premium của option giảm giá theo thời gian
• Time decay tăng tốc theo thời gian, còn càng ít thời gian thì time decay càng nhanh!
• Vídụ:SPYCall365còn1DTEcó premium = 1.8 và theta = -0.30
• DTE=DayToExpiration
• Một call đang có premium 180$ nhưng sau một ngày sẽ giảm 30$, tức là gần 20% premium
Theta
• Theta là tốc độ time decay
• Càng gần ngày hết hạn theta càng lớn
• Theta của option có strike gần stock price (near the money) lớn hơn ở xa
• Theta của option luôn âm
• Buyer bị thiệt vì time decay: premium giảm dần theo thời gian
• Seller được lợi vì time decay: premium giảm nên buy to close sẽ có lời hơn
• Nếu buy option
• Không nên buy option ngắn hạn
• Nếu buy ngắn hạn thì nên buy deep ITM để theta nhỏ
Theta
• Nếu buy option
• Không nên buy option ngắn hạn mà nên buy dài hạn (leap call, put) • Nếu buy ngắn hạn thì nên buy deep ITM để theta nhỏ, time decay ít
• Nếu sell option
• Nên sell option ngắn hạn, không nên sell dài hạn vì time decay chậm
• Nếu sell option ngắn hạn thì nên sell near the money để có time decay cao
• Tuy nhiên sell gần giá stock thì cũng risky hơn vì dễ bị chạm vào sell strike. Do đó phải kết
hợp với delta!
• Nếu sell option dài hạn thì nên sell far OTM để xác suất thua thấp
Theta
• Theta của buy call, put là âm nên buyer sẽ bị thiệt vì premium giảm. Seller được lợi vì premium giảm nên buy to close sẽ có lời hơn
• Theta là tốc độ time decay
• Càng gần ngày hết hạn theta càng lớn. Do đó không nên buy option ngắn hạn
• Time decay: nếu stock đi không đủ nhanh thì option sẽ giảm giá trị
• SPY Call 365 có premium = 1.8 và theta = -0.30. Như vậy một call có giá 180$ nhưng sau một ngày sẽ giảm 30$, tức là gần 20% premium
Chú ý khi buy call hay put
• Dùng delta tính giá trị trade tương ứng và hệ số đòn bẩy
• Ví dụ, mua 10 call SPY 365, premium 180$ mỗi call nên premium = 1,800$
• Delta là 0.47 nên tương đương mua 10 x 0.47 x 100 = 470 share SPY.
• SPY đang có giá 365 nên trade có giá trị tương đương 470 x 365 = 171,550$
• Hệ số đòn bẩy: 1800/171550 ~ 1:100.
• Nói cách khác: Ta chỉ dùng 1800 mà trade được cỡ 172k => giống như ta đang vay 170k.
• Dùng theta để tính giá trị khấu hao
• Theta có thể coi như tiền lời trả cho khoản vay trong đòn bẩy
• Ví dụ, mua 10 call ở trên, giống như đi vay 170K nên phải trả tiền lời • Timedecay:10x0.3x100=300$mỗingày
Chú ý khi buy call hay put
• Do time decay ít, buy option dài hạn có lợi hơn • Nên buy ít nhất là 3 tháng
• Nếu có thể nên buy very long term: 12 - 36 tháng
• Tỉ lệ lợi nhuận giảm đi nhưng tỉ lệ lỗ cũng giảm đi
• Ví dụ, mua 10 SPY call 365 Jan 2023. Premium ~ 40k, delta 0.53; theta -0.03
• Giátrịtradetươngứng:10x100x0.53x365=200k.Suyrahệsốđònbẩy1:5 • Dùng 40k mà trade tương đương 200k nên coi như vay 160k.
• Tiềnlờimỗingàylàtimedecay:cỡ0.03x100x10=30$.
• Khi stock mất giá, long term call cho chúng ta đủ thời gian để chờ
• Ví dụ, SPY call Jan 2023 cho chúng ta gần 900 ngày. SPY call Dec 14 chỉ cho chúng ta 1 ngày trading nữa.
Implied Volatility
• IV là ước lượng về mức độ thay đổi giá stock trong tương lai
• Ví dụ, IV = 30 thì market đang ước tính stock sẽ tăng hay giảm 30% trong vòng
12 tháng tới
• Khi stock đã hoặc sắp có di chuyển lớn thì IV tăng • Stock di chuyển rất mạnh (GME, AMC...)
• Stock sắp đến ngày ER report
• Sau khi có biến động lớn thì IV thường giảm mạnh (IV crush) • VIX là độ đo IV ngắn hạn của SPX/ES/SPY
• VXN là độ đo IV ngắn hạn của NDX/NQ/QQQ
Vega
• Vega là tốc độ tăng giảm premium theo IV
• Vega thường dương cho phía buy option và âm cho phía sell option • Khi IV tăng thì premium của cả call và put đều tăng
• Khi IV giảm thì premium của cả call và put đều giảm
• Trading với IV
• Nếu IV thấp và dự đoán IV sẽ tăng: chơi phía buy
• Nếu IV cao và dự đoán IV sẽ giảm: chơi phía sell
• Ví dụ, nếu stock rớt đột ngột thì IV tăng. Khi đó sell put có lợi hơn buy call
• Khi stock tăng lên all time high, IV giảm rất nhỏ. Khi đó buy put có lợi. Nếu stock rớt thì IV tăng, buy put có lợi cả từ delta và vega
• Sau khi rớt mạnh, stock bắt đầu chạy sideway và IV giảm. Khi đó buy call mới có lợi
(Credit to Nam Minh)
update ngày BTC ngày 27/3/2020Hiện tại BTC đã phá tam giác tăng lên 6k8. mọi người nên kiểm soát tốt lệnh của mình
Theo mình nếu btc tăng lên 6k9 sẽ có 1 vùng khắng cự rất mạnh :
Nên ở đây có thể đánh Short từ 6k9xx SL 7k1xx taget :1 6k7 taget 2 : 6k5
Nếu Long anh em chú ý Vùng 6k7xx SL 6k6 taget 1: 6k9 tager 2 : 7k2
Đây là ý kiến riêng của Lu anh em nên tham khảo và đưa ra quyết định cho riêng mình nhé