"Đồng phá vỡ cấu trúc giảm xu hướng tăng trở lại"Đồng Comex giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp đồng thời giảm về vùng hỗ trợ mạnh: 4.1400 - 4.2000. Tính tới hiện tại Đồng phản ứng bằng nến nhấn chìm tăng ở vùng hỗ trợ. Báo hiệu vùng hỗ trợ được tôn trọng ở khung H4.
"Xét timefram nhỏ hơn khung H1. Giá cũng breakout xu hướng giảm hồi xác nhận tăng ở khung H1"
Tóm lại: H4 báo tăng, H1 báo tăng chúng ta có hợp lưu tăng của 2 khung thời gian
Khuyến nghị giao dịch:
BUY LMT HGZ2024 (CPEZ24):
Entry: 4.2200
STP: 4.1400
TP1: 4.3000
TP2: 4.3600
Copper Futures HG1!
Giá đồng có thể giằng co do thiếu vắng thông tin cơ bảnTrong phiên sáng đầu tuần, sức ép bán gia tăng trên thị trường đồng do đồng USD mạnh lên khiến chi phí mua hàng vật chất trở nên đắt đỏ hơn. Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7 đã củng cố cho sức mạnh của đồng USD. Hơn nữa, sự suy yếu của đồng Yên và đồng Bảng Anh đã góp phần thúc đẩy cho đà tăng của chỉ số Dollar Index.
Dự báo giá đồng sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trước khi cuộc họp lãi suất của Fed diễn ra vào ngày 26/7 và cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc diễn ra vào cuối tháng 7.
Công cụ FedWatch của CME Group cho thấy gần như 100% số nhà đầu tư đều cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuộc họp ngày 26/7. Đồng thời, phần lớn nhà đầu tư đang kỳ vọng đây sẽ là lần cuối cùng Fed tăng lãi suất trong năm nay và sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất từ năm sau.
Điều này khiến cho động lực tăng của đồng USD không còn nhiều. Thực tế, Bloomberg cho biết các quỹ đầu tư đã tăng vị thế bán ròng đồng USD thêm 18% lên 568.721 hợp đồng trong tuần tính đến ngày 18/7, trong bối cảnh lạm phát của Mỹ hạ nhiệt trong tháng 6 làm tăng kỳ vọng Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.
Do đó, nếu các quan chức Fed cho thấy tín hiệu Fed sẽ ngừng tăng lãi suất sau tháng 7, đồng USD suy yếu có thể hỗ trợ cho lực mua đồng trong thời gian tới.
Trái lại, nếu quan chức ủng hộ Fed tiếp tục tăng lãi suất, thị trường đồng có thể phải chịu sức ép kép bởi môi trường lãi suất cao đè nặng lên nền kinh tế, khiến cho nhu cầu đồng giảm sút, trong khi đồng USD có thể tiếp tục mạnh lên và làm giảm lực mua đồng.
Trong một diễn biến khác, tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất, dự kiến sẽ diễn ra cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc vào cuối tháng này. Giới đầu tư đều đang kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tiếp tục ban hành các biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, đặc biệt là trong cuộc họp này, do đây là cuộc họp có vai trò quan trọng giúp định hướng chính sách của Trung Quốc trong giai đoạn 6 tháng cuối năm.
Nếu những kỳ vọng này được xác nhận, giá đồng có thể phục hồi trong thời gian tới. Trái lại, nếu Trung Quốc vẫn còn thận trọng trong việc tung ra các chính sách kích thích kinh tế, giá đồng có thể tiếp tục phải chịu sức ép.
Đồng 19/07: Giá đồng có thể giảm do triển vọng tiêu thụ mờ nhạtNối tiếp đà giảm của phiên trước, giá đồng tiếp tục giảm nhẹ trong phiên sáng nay do phải chịu sức ép kép từ việc đồng USD mạnh lên và triển vọng tiêu thụ kém sắc.
Vào sáng nay, nước Anh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022. Con số này cũng thấp hơn mức 8,2% mà giới phân tích dự đoán.
Lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt làm giảm bớt áp lực tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và khiến đồng Bảng Anh suy yếu.
Bên cạnh đó, đồng Yên Nhật tiếp tục suy yếu sau bình luận của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda khi ông cho biết BOJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng trong thời điểm hiện tại.
Do đó, việc đồng Bảng Anh và Yên Nhật cùng gặp áp lực đã hỗ trợ cho đồng USD với chỉ số Dollar Index tăng vượt mốc 100 điểm. Điều này sẽ gây sức ép tới giá đồng do chi phí mua đồng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang là lực cản chính đối với đà tăng của giá đồng. Sáng nay Trung Quốc công bố nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 7/2022, cho thấy mối lo ngại của thế giới đối với đà phục hồi yếu kém hậu dỡ bỏ COVID-19 của Trung Quốc.
Tới phiên tối, dữ liệu kinh tế của Mỹ cũng sẽ có tác động nhất định tới giá đồng. Lượng nhà khởi công xây dựng tháng 6 của Mỹ được dự đoán chỉ tăng 7,2% so với tháng 5, sau khi tăng mạnh 21,7% trong tháng trước. Số giấy phép xây dựng sơ bộ của tháng 6 dự tính giảm xuống 1,49 triệu, so với 1,496 triệu của tháng 5.
Nếu dữ liệu thấp hơn ước tính, hoạt động xây dựng suy yếu tại Mỹ có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ đồng và là tín hiệu “bearish” tới giá. Ngược lại, dữ liệu tích cực hơn dự báo có thể giúp thúc đẩy lực mua đồng trong phiên.
Đồng 17/07: Tăng trưởng kinh tế yếu của Trung có thể gây áp lựcMở cửa phiên giao dịch đầu tuần, sức ép bán gia tăng trên thị trường đồng do triển vọng tiêu thụ bị lu mờ bởi dữ liệu kinh tế yếu của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố sáng nay cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 0,8% trong quý II/2023 (QoQ), thấp hơn hẳn so với mức tăng 2,2% trong quý I/2023. Tốc độ tăng trưởng này chỉ bằng một nửa tốc độ trung bình 1,6 % được quan sát thấy trong giai đoạn 2015-2019, cho thấy đà tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc hậu dỡ bỏ COVID-19.
Ngoài ra, dữ liệu cũng nêu bật nhiều lĩnh vực yếu kém khác nhau tại Trung Quốc như chi tiêu dùng sụt giảm mạnh với mức tăng trưởng doanh số bán lẻ chỉ tăng 3,1% (YoY) trong tháng 6, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 12,7% trong tháng 5.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi đạt mức cao mới là 21,3% vào tháng 6 và có những lo ngại rằng tỷ lệ này có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới.
Hơn nữa, sự suy giảm trong đầu tư bất động sản của Trung Quốc ngày càng sâu, cho thấy sự yếu kém của lĩnh vực là trụ cột chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cụ thể, đầu tư vào phát triển bất động sản đã giảm 7,9% trong sáu tháng đầu năm 2023, giảm mạnh hơn so với mức giảm 7,2% được ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 5.
Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng kém sắc, nhà đầu tư ngày càng đặt kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng cường ban hành các kích thích kinh tế, như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) và lãi suất cho vay. Tuy vậy, vào sáng nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tuyên bố giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn 1 năm ở mức 2,65%, sau khi cắt giảm 10 điểm cơ bản vào giữa tháng trước.
Đồng 30/06:Giá đồng có thể giảm trở lại nếu lạm phát của Mỹ tăngGiá đồng phục hồi nhẹ trong phiên sáng sau chuỗi giảm điểm nhiều ngày liên tiếp, do được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế có sự cải thiện nhẹ của Trung Quốc. Tuy vậy, dự báo giá có thể giảm trở lại nếu báo cáo lạm phát được Mỹ công bố tối nay cao hơn dự báo.
Trong sáng nay, dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia công bố cho thấy chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất tháng 6 của Trung Quốc đã tăng nhẹ lên mức 49 điểm từ mức 48,8 điểm trong tháng 5. Con số này phù hợp với dự đoán của giới phân tích. Hoạt động sản xuất có sự cải thiện so với tháng trước đã hỗ trợ lực mua đồng trong phiên sáng.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn ở vùng thu hẹp tháng thứ 3 liên tiếp, cho thấy đà phục hồi yếu kém của nền kinh tế nước này. Mặc dù Chính phủ cho biết sẽ tăng cường ban hành các chính sách giúp ổn định kinh tế, tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp mới nào được tung ra kể từ khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất vào ngày 20/06. Do đó, triển vọng tiêu thụ yếu kém tại Trung Quốc vẫn sẽ là lực cản đối với đà tăng của giá đồng.
Hơn nữa, dự báo giá có thể gặp sức ép trở lại trong phiên tối nếu dữ liệu chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), một thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tiếp tục tăng cao.
Trong tháng 5, áp lực lạm phát tại Mỹ vẫn còn cao khi mà báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cho thấy Mỹ đã tạo ra 339.000 việc làm, cao hơn gần gấp đôi so với dự báo, trong khi kỳ vọng tiêu dùng của người dân Mỹ cũng tích cực hơn so với ước tính. Do đó, nhiều khả năng chỉ số PCE tháng 5 có thể cao hơn tháng 4 và làm gia tăng lo ngại Fed vẫn còn nhiều dư địa để tăng lãi suất. Điều này có thể củng cố cho đồng USD và gây sức ép tới giá đồng trong phiên tối.
07-02-2022: kim loại đồng ngày giao dịch đầu năm mới 2022Trong tuần vừa qua, chỉ số sản xuất PMI CAIXIN của Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm mạnh từ mức 50.9 điểm của tháng 12 xuống mức 49.1 điểm vào tháng 1. Trong đó, các hoạt động xuất khẩu đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Các công ty Trung Quốc cũng ghi nhận hoạt động sản xuất cho cả nội địa và nước ngoài giảm nhẹ trong tháng qua do hạn chế từ các biện pháp kiểm soát Covid. Chỉ số sản xuất PMI thế giới cho tháng 1 cũng đã giảm xuống 53.2 từ mức 54.3, thể hiện tâm lý sản xuất có phần ít lạc quan hơn tháng 12. Tuy nhiên, trong tuần qua, giá Đồng đã được một phần hỗ trợ từ việc công ty Southern Copper (SCC) giảm dự báo sản lượng cho năm 2022. Trong báo cáo kết quả năm 2021, ban lãnh đạo công ty cho biết công ty đã khai thác 958,000 tấn Đồng kim loại cho năm vừa qua, đạt mức ước tính ở quý III là 960 nghìn tấn. Cho 2022, công ty đặt dự kiến sản lượng là 922 nghìn tấn do chất lượng quặng xấu vẫn tiếp diễn. Trước đó, SCC đã ước tính sản lượng sẽ phục hồi trong năm 2022 về khoảng 1 triệu tấn/năm thay vì ước tính hiện tại là năm 2023.
Về các số liệu tồn kho đồng tính đến tuần kết thúc ngày 04/02, tồn kho đồng trên sàn giao dịch LME giảm 7.9 nghìn tấn về mức 82.2 nghìn tấn. Việc tồn kho liên tục giảm trong hai tuần qua đã góp phần hỗ trợ cho giá Đồng. Hiện tồn kho LME đang thấp hơn 64% so với mức trung bình trước dịch Covid-19. Trên sàn SHFE, mức tồn kho trung bình cho tháng 1 đang ở mức 33.7 nghìn tấn. Do lịch nghỉ Tết Âm Lịch ở Trung Quốc, sàn SHFE không có thêm cập nhật về mức tồn kho cho tuần 04/02.
Trong các tuần qua, các công ty hạ nguồn ở Trung Quốc đã gia tăng việc tích trữ tồn kho hàng hóa để đề phòng cho gián đoạn vận tải sau Tết Âm Lịch. Tuy nhiên, giai đoạn Quý I là giai đoạn thấp điểm của hoạt động kinh tế Trung Quốc. Số liệu sản xuất PMI cũng cho thấy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đã giảm nhẹ trong tháng qua. Do đó, trong các tháng tới, các doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng cao sẽ giảm tốc độ mua Đồng và sử dụng số lượng tồn kho của họ. Điều này sẽ góp phần giải tỏa áp lực mua ngắn hạn lên thị trường Đồng. Ngoài ra, việc công ty Southern Copper tiếp tục giảm sản lượng dự kiến cho 2022 xuống mức 922 nghìn tấn sẽ hạ sản lượngcủa công ty đi hơn 7% từ công suất trung bình là 1 triệu tấn/năm. Điều này sẽ góp phần hạ mức tăngtrưởng sản lượng và khiến dự báo về việc dư thừa Đồng trong năm 2022 của ICSG ít khả thi hơn.
Trong giao dịch ngắn hạn, rủi ro về Ngân Hàng Trung Ương Mỹ có thể tăng lãi suất lên 0.50% vào tháng ba được thị trường nhận định sẽ không xảy ra cao. Thay vào đó, thị trường kỳ vọng Fed sẽ thận trọng hơn trong việc tăng lãi suất và mức tăng sẽ trong 0.25%-0.50%. Tuy vậy, việc các chỉ số kinh tế tiếp tục cho thấy tín hiệu tích cực như thống kê việc làm vào tuần qua tăng 467 nghìn việc làm sẽ tạo động lực cho việc tăng lãi suất cao hơn trong bối cảnh lạm phát leo thang. Do các yếu tố trên, giá Đồng sẽ vẫn được hỗ trợ trong trung-dài hạn và việc giảm giá trong ngắn hạn, nếu có, sẽ hạn chế.
Về mặt kỹ thuật thì trên đồ thị ngày thì giá đồng đã liên tiếp tạo ra được chuỗi đáy cao hơn cùng với việc 2 lần phá gãy market structure nên cho thấy sự đồng thuận giữa TA và FA. Giá đồng có gairm ngắn hạn thì vùng hỗ trợ trên hình sẽ là điểm vào mua sau khi có sự xác nhận của hành động giá.
14-01-2022: (SG) kim loại đồng tiến vào vùng chuẩn bị bánGiá đồng sau phiên giảm ngày hôm qua thì đã tăng về test đường trend giảm. Giá có thể phản ứng ngay với đường trend giảm này hoặc tăng rướn lên một chút về vùng kháng cự $4.555/pound (~ $10,100/tấn). Tại vùng giá này anh chị chờ tín hiệu đảo chiều để bán xuống vùng hỗ trợ bên dưới tại mức giá $4.45/pound (~ $9,800/tấn). Chỉ báo RSI(14) đang tiến dần vào vùng overbought cùng với MACD đã đi vào vùng tâm lý bán, cả 2 đều hỗ trợ cho nhận định bán.
13-01-2022: kim loại Đồng trước dấu hiệu kích thích của ChinaNgành kim loại công nghiệp, cũng giống như dầu thô, bắt đầu năm 2022 với mức tăng mạnh dẫn đầu là niken và nhôm.
Trước nhu cầu gia tăng đối với xe ô tô điện, nguồn cung đồng giảm sút và các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc bắt đầu tiến hành các chính sách hỗ trợ kinh tế đã giúp giảm thiểu một số rủi ro vĩ mô đang đè nặng lên thị trường trong những tháng gần đây, đặc biệt là những rủi ro xuất phát từ lĩnh vực bất động sản bị bao vây của Trung Quốc.
Nội các Trung Quốc đã phát đi tín hiệu mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện 102 dự án lớn được nêu trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-25 của nước này. Nhiều lĩnh vực được xác định chính xác sẽ cần đến kim loại công nghiệp vì chúng tập trung vào an ninh năng lượng, nhà ở giá cả phải chăng, phát triển cơ sở hạ tầng và hậu cần.
Trên đồ thị H4 thì giá đồng đã upside breakout, ta kỳ vọng 1 nhịp giảm điều chỉnh về vùng hỗ trợ để tiếp tục mua lên với giá mục tiêu khoảng $10,500.
HĐTL ĐỒNG THÁNG 5-2021 (05/03)1. Phân tích cơ bản
- Sau tuyên bố của Chile về sản lượng đồng tăng, Congo đã tăng sản lượng đồng và coban.
- Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã trực tiếp làm cho đồng đô la Mỹ mạnh hơn các đồng tiền khác
Do đó, điều này đã gây ra làn sóng bán tháo cổ phiếu từ hàng hóa cho đến hàng hóa của các quỹ.
- Tuy nhiên, thông tin đến từ Trung Quốc rằng họ đang đặt mục tiêu tăng trưởng GDP (trên 6%) là khá ấn tượng. Trong xu hướng trung hạn, tôi nghĩ rằng Đồng vẫn đang giữ được vị thế tích cực.
Nhưng các đợt chốt lời vị thế mua ròng trong ngắn hạn vẫn được duy trì.
2. Phân tích kỹ thuật.
Sau khi hình thành sóng giảm đầu tiên trong khung thời gian hàng ngày (hoặc ba sóng ABC trong H1).
Tôi nghĩ, Đồng sẽ phục hồi mạnh với ba đợt tăng khi tôi vẽ trong bức ảnh của mình.
Tất nhiên, chúng tôi cần phải theo dõi đóng cửa khi giá có khả năng phá vỡ xu hướng giảm trong khung thời gian H1.
HĐTL ĐỒNG THÁNG 5-2021 - Mô hình điều chỉnh (04/03/2021)Cập nhật: Mô hình điều chỉnh.
1. Phân tích cơ bản
- Vẫn chưa có nhiều tin tức mới đến từ Trung Quốc.
- Chờ đợi sự phục hồi lại nền kinh tế sau đại dịch đến từ các quốc gia không phải Trung Quốc. (vd: chờ đợi các tin tức về sự phục hồi tại Mỹ như: Số ca nhiễm bệnh hàng ngày suy giảm; tỷ lệ thất nghiệp, đơn xin trợ cấp thất nghiệp...)
2. Phân tích kỹ thuật
- Biểu đồ ngày: Dự kiến: Đang hình thành mô hình điều chỉnh với bà sóng A-B-C
- H1: Tôi kỳ vọng đang hình thành sóng B, mục tiêu giá 4.24 - 4.30
Cần chú ý rằng: 4.24 là vùng kháng cự khá quan trọng.
HĐTL ĐỒNG THÁNG 5-2021 (03/03)Dao động trong biên độ (4.04 - 4.37)
1. Phân tích cơ bản
- Chờ đợi các dữ liệu đến từ Mỹ. (Dữ liệu đặt hàng nhà máy, số liệu thất nghiệp cũng như đơn đặt hàng hóa lâu bên).
- Mặc dù ngày hôm qua và hôm nay chỉ số PMI Trung Quốc của Caixin đưa ra không tốt như dự kiến. Tuy nhiên vẫn rất nhiều người duy trì một tâm thế tích cực/
- Hơn thế nữa, tâm lý dường như đang được cải thiện khi mà đà giảm điểm không quá mạnh sau khi Chile thông báo sản lượng Đồng của họ gia tăng.
2. Phân tích kỹ thuật
- Biểu đồ ngày: Kỳ vọng giá đang trong biên độ rộng 4.04 - 4.37.
- Biểu đồ H4: Giá tăng điểm sau khi tạo đáy 4.04. Kỳ vọng giá sẽ cần thêm một thời gian để tích lũy rồi tiếp tục tăng điểm và hướng tới vùng đỉnh cũ 4.30 - 4.37.
HĐTL ĐỒNG THÁNG 5-2021ĐIỀU CHỈNH TRONG NHỮNG NGÀY TỚI
1. Phân tích cơ bản:
- Dữ liệu nhà ở tại Mỹ thất vọng, kỳ vọng lãi suất tăng tác động đến tâm lý.
- Thị trường chờ đợi thêm các thông tin từ Mỹ (kế hoạch của Chính Phủ Hoa Kỳ thúc đẩy sản xuất xe điện); Trung Quốc (chờ đợi lượng mua đồng lớn hơn, tồn kho tại Sàn Thượng Hải giảm đi).
=> Chính vì vậy, tâm lý chốt lời đang diễn ra đối với Đồng.
2. Phân tích kỹ thuật
- Giá có dấu hiệu điều chỉnh. Dự kiến biên độ điều chỉnh từ 4.10 - 4.37.
- Trong ngày, nếu giá lên tới vùng 4.30 - 4.33 có thể là cơ hội tốt để bán thăm dò.