Hiểu đúng về Entry, Target và Stoploss | Tư duy giao dịch- Việc hiểu đúng về các khái niệm khi giao dịch là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả giao dịch.
- Nói cho cùng mọi phương pháp phân tích đều dẫn đến hành động giao dịch là SELL hoặc BUY.
- Một giao dịch hoàn thành (Một Deal) khi có mở lệnh (In) và đóng lệnh, thoát khỏi thị trường (Out). Mở lệnh đương nhiên là vào lệnh, Entry. Và thoát lệnh thì có thể là Stoploss hoặc TakeProfit.
- Vì vậy hiểu đúng về Entry, TakeProfit và Stoploss là rất quan trọng. Với một số nguyên tắc như sau sẽ giúp trader tránh khỏi các sai lầm khi thực hiện 1 giao dịch:
+ Ít quan trọng nhất chính là TakeProfit. Một số trader thành công thậm chí không bao giờ đặt TakeProfit, vì họ quan niệm không bao giờ tự giới hạn mức lợi nhuận một khi giá đã đi đúng hướng. Chỉ lưu ý một điều rằng nếu muốn đặt TP thì chúng ta phải "TÌM RA NƠI ĐẶT TP HỢP LÝ". Thường thì đó là một vùng cản, nếu như vùng cản đó quá gần thì bỏ qua cơ hội giao dịch. Nhớ rằng TP là nơi mà ta phải tìm ra chứ không phải là một mức giá ta tự đặt dựa trên sức mạnh ý chí. Ví dụ ta đặt TP để đảm bảo giao dịch có tỉ lệ Risk-Reward = 2. Trong khi đó ở mức RR=1 có một vùng cản rất mạnh mà ta biết rằng giá rất khó vượt qua vùng cản này. Vậy nhưng ta vẫn cố tình đặt TP ở mức RR=2, đó là điều mà chúng ta mong muốn, chứ không phải điều mà thị trường chỉ cho chúng ta thấy.
+ TP luôn phải được xác định trước khi thực sự vào lệnh, có nghĩa là nếu mà vào lệnh BUY thì ta đã phải biết được TP sẽ đặt ở đâu từ trước đó rồi. Trong trường hợp không thể xác định được nơi đặt TP thì không nên vào lệnh.
+ Trong trường hợp xác định được TP ở một vùng hợp lý, bước tiếp theo là chờ đợi thời cơ để xác định điểm vào lệnh (Entry). Điểm Entry và điểm đặt dừng lỗ SL luôn phải đi cùng nhau như hình với bóng.
+ Trong nhiều trường hợp ta chờ đợi, nhưng sau đó lại không thể tìm được điểm Entry hợp lý, thì cũng không vào được lệnh. Ví dụ giá đang bị nén trong 1 hình chữ nhật, sau đó breakout tăng giá, nhưng với 1 cây nến quá dài, thì ta cũng không thể Entry được.
+ Trong trường hợp sau khi có TP rồi, nếu tìm được điểm Entry hợp lý, thì câu hỏi quan trọng tiếp theo là "NẾU VÀO LỆNH THÌ ĐẶT SL Ở ĐÂU". SL quan trọng hơn TP rất nhiều, SL cũng không phải là một mức giá mà ta thích đặt ở đâu thì đặt, không đơn thuần là kỹ thuật để giới hạn thua lỗ. Mà SL là một mức giá tồn tại trong biểu đồ giá, và nhiệm vụ của trader là phải TÌM RA NÓ. Nếu nó không tồn tại, hoặc trường hợp SL có tồn tại mà không tìm được thì không thể vào lệnh.
+ SL và bản chất, ví dụ nếu BUY, thì SL hợp lý là "THÀNH TRÌ GẦN NHẤT" nơi mà phe MUA giành chiến thắng, đẩy lùi phe bán, thì nếu mà phe bán lần nữa tấn công ép giá xuống gần khu vực thành trì này thì khả năng là phe Mua lại ra sức bảo vệ và khả năng sẽ thành công.
+ Tức là trước khi quyết định Entry ta phải phát hiện và tìm ra nơi mà trước đó có sự chiến thắng của 1 phe. Thông thường đó là mức Low/Swing Low nếu ta BUY hoặc mức High/Swing High nếu ta bán.
=> TÓM LẠI: Điều kiện đủ để vào 1 lệnh là:
+ Tìm đường vùng đặt TP hợp lý.
+ Tìm được điểm Entry hợp lý.
Và phải tìm được vùng SL hợp lý so với Entry đó.
Vùng TP có thể sẽ tồn tại lâu hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng, trong khi đó Entry+SL là bộ đôi sẽ thay đổi không ngừng. Entry nào thì sẽ tương ứng với SL đó.
Hỗ trợ và kháng cự
Làm thế nào để giao dịch hiệu quả | EURUSD, GBPUSD, USDJPYXAUUSDPHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH HIỆU QUẢ
- Như tiêu đề đây không phải là bài phân tích Setup giao dịch của một cặp CFDs cụ thể nào, bắt đầu từ bài này sẽ là một loại các bài chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm giao dịch trên thị trường.
- Giao dịch Forex/CFDs là một nghề, gọi là một nghề mà thực sự không dễ, dễ hay khó ở đây là xét đến tỉ lệ những người tham gia, trở nên có kỹ năng tốt và kiếm được lợi nhuận đều đặn lâu dài từ thị trường. So với các lĩnh vực khác thì rõ ràng là tỉ lệ này thấp, trong thị trường này không phải cứ chăm chỉ cày cuốc là có thể trở thành một Trader giỏi.
- Tuy khó nhưng lại rất tiềm năng và mang lại những cảm xúc khó tả cho những người tham gia. Và là nơi để mỗi Trader rèn luyện Cảm Xúc - Tâm Tính của chính họ.
- Một chủ đề như trên là quá bao quát và quá rộng, không thể nói trong 1 bài viết. Sau này sẽ là một loạt bài viết cụ thể về Kiến thức chung và những Kinh nghiệm riêng khi giao dịch trong thị trường này.
TVC:DXY
Gap và, Những lưu ý xác định Kelevel khi có GAP(1) Gap.
luôn để ý keylevel được tạo ra từ Gap.
có thể đó chỉ là vùng giá đi ngang chứ ko phải đỉnh đáy
(2) khi mà giá sau khi Gap
nõ vẫn tiếp tục giảm tiêp
rồi mới hồi trở lại
(3) GIÁ giảm tiếp hổi lại đâm xuống
thì khi đó đây mới chính là Keylevel
. nhưng Gap và giá hồi lại ngay thì nên cẩn thận
----Cấu trúc thị trường---- P2Trong phần này tôi sẽ nói chi tiết về cấu trúc
thị trường!
------------------------------------------------------------
_Lúc nào nên mua
_Lúc nào nên bán
_Khi nào thì xu hướng tiếp diễn
_Khi nào thì xu hướng thực sự đảo chiều.
Review lệnh (02/05 - 06/05): Trày trậtTuần rồi tổng cộng chỉ đánh đúng 5 lệnh, 2 ngày FOMC và Nonfarm đứng ngoài toàn tập. Cũng được xem là 1 thành công vì đã không ngứa ngấy tay chân.
Bài viết này tôi sẽ review lại tổng 5 lệnh: Thua 3 - thắng 2 (nhưng vẫn có lợi nhuận).
Lệnh 1: Gold BUY đầu tuần (ngày 02/05)
Lý do BUY: Test trend giảm, hợp lưu vùng cản có tín hiệu nến rút chân. Kết quả: SL. Lệnh này khởi động đầu tuần, cứ tưởng là thơm, ai ngờ là thọt.
Lệnh 2: BUY GOLD (ngày 03/05)
BUY bắt đáy, có tín hiệu đảo chiều.
Lệnh 3: BUY EUR/USD (ngày 05/05)
Kỳ vọng DXY giảm mạnh => Kèo BUY EU. Retest vùng cản => BUY lên. Kết quả: Thọt.
Lệnh 4: SELL GOLD (ngày 05/05) - ăn may
Lệnh này update rất chi tiết lý do trong bài nhận định daytrading đầu ngày. Hợp lưu Fibo + cản => Kèo SELL - Kết quả: Trúng đậm.
Lưu ý: Đây là 1 trong những thế đánh kiếm khá khá tiền trong các kèo SELL của tôi. Tôi đã viết riêng 1 bài dành cho các thế đánh này (phần academy - chữ ký).
Lệnh 5: BUY BTC (ngày 05/05)
Kèo kỳ vọng nhiều nhất, nhưng kết quả là thọt. Cậu Bit đánh Break Out thuyết phục mô hình nên, chờ Retest => vào BUY. Vẫn thọt.
1 đêm mà phần lớn các thị trường như Gold, chứng khóaan và coin sập mạnh. Sập bất ngờ! Vừa vào cái lệnh BUY BTC, quay qua quay lại, giá đã cạp luôn SL.
Tổng kết
Tuần trước 3 lệnh, tuần này 5 lệnh. Tuần sau chúng ta sẽ quay lại nhịp giao dịch, ngày 1 đến 2 lệnh. Đánh đều cả BUY lẫn SELL
Tài khoản Academy chính xác đã đi được 3 tháng. Vốn 18k, lợi nhuận đã là 50%. Đánh trày trật, lên bờ xuống ruộng mới mà ăn được tí xíu đó thôi. Vậy mà tới giờ nhiều ông vẫn tin trade Gold/Forex tháng kiếm 30-50%, thậm chí là x2 x3. Vãi lúa luôn.
Lưu ý: Tất cả các kèo đều được lên Plan trước mỗi sáng, những kèo không có trong plan tôi đều chia sẻ ngay lập tức trong các channel của mình. Bạn có thể xem lại.
Review (25/04 - 29/04): Giữ tiềnKhép lại tháng 4, những gì cần làm đơn giản chỉ là giữ tiền. Đầu tháng 5 sắp tới có thể sẽ vẫn như vậy. Khi mà cái câu "SELL in May" cứ liên tục được phát ra, cộng với đó là NonFarm và các chính sách tăng lãi suất của FED.
Lưu ý: Các kế hoạch giao dịch đều được note mỗi sáng. Và nó nằm ở phần ý tưởng liên quan.
Ok! Tôi sẽ review lại 3 lệnh giao dịch của tuần này
1. Kèo Gold - BUY bắt đáy
Lý do: Vùng đẹp để bắt đáy, có nến tín hiệu rút chân => Nhảy vào BUY. Kết quả: Thọt. Kèo này cảm giác rất chắc tay dù là BUY bắt đáy. Nhưng vẫn câu nói cũ: Với vàng, những lúc chắc tay nhất là những lúc thọt.
2. Kèo SELL Gold ngắn
Ăn được tí xíu ở đây, hợp lưu trend cản. Đây là thế đánh cơ bản của SELL. Ăn ngắn rồi chạy
3. Kèo SELL BTC
BTC đánh 0.3 lot, thấy chạy vài trăm usd vậy mà ăn được tí xíu.
Kết luận
Tuần này chỉ có bao nhiêu đó thôi. Đánh ít giữ tiền. Hi vọng tuần sau chúng ta sẽ có nhiều điều để nói hơn.
Kết thúc tháng tư mà ko có lời nói dối nào. Khởi đầu tháng 5 với câu truyền miệng "SELL in May" có khi lại là lời nói dối. Lý do, DXY hiện đã phản ứng và chạy trước tin FED tăng lãi suất. Có thể ngay khi FED ra tin, đồng USD sẽ đảo chiều giảm mạnh. Đẩy tất cả các tài sản khác như Vàng, chứng khoán và cả Coin tăng. Hi vọng là vậy :D
Review tuần (11/04 - 15/04) : Trúng kèoTuần này đánh ít, nhưng lại hay. Tổng 5 lệnh - loss đúng 1 lệnh USD/CHF. Cứ mỗi lần vào kèo chắc tay, tự tin "nói lời yêu thương" gồng lãi này nọ là i như rằng kèo đó Fail.
Ok! Review lại tất và nạp thêm xíu kiến thức thực chiến.
Lưu ý: Phần lớn nội dung SELL hay lý do SELL đều được viết rất chi tiết phần Forex Academy (chữ ký).
1. Kèo Gold
Đây là kèo đã list cực kì chi tiết trong bài viết cũ (xem ý tưởng liên quan). BUY Chủ động khi "cậu vàng" quét 1960 - SL 50 pip. Hợp lưu trend tăng + hỗ trợ = BUY.
2. Kèo GBP/USD
Kèo SELL - kèo này không có trong kế hoạch. Nhưng lý do SELL rất đơn giản: Hợp lưu trend giảm + kháng cự, có nến tín hiệu. Đây là cú SELL ăn nhiều nhất của tài khoản Academy. Trúng quả kèo sập mạnh của GU.
Lưu ý: Đây là thế đánh cơ bản nhất của SELL. Viết và nhắc rất chi tiết - xem chữ ký (Forex Academy).
Kèo BUY - Kèo này có trong kế hoạch. Lý do: Đọc lại bài cũ :D
3. Kèo USD/CHF
Quả kèo này vào lệnh khá ngon: Hợp lưu trend + cản. Giá sập thật, đóng nến H4 cực đẹp. Không SL hòa vốn cũng không chốt non vì tin rằng UCHF tiếp tục sập. Cuối cùng => nát. Đúng tâm lý, cứ kèo nào nghĩ chắc ăn là toàn ăn cám hết.
Tổng kết
Vẫn chưa có kèo BTC, nhưng tôi cảm giác sớm thôi sẽ có. Cứ lình xình ở vùng này thì sẽ sớm có biến để vào lệnh. Riêng về Coin nên thận trọng, tránh việc cả tuần ăn như đốt hết zô kèo Coin.
Khép lại tuần này ở đây!
Tổng kết tuần (21/3 - 25/3): Review 1 số kèo giao dịchTổng: 11 kèo (thua 3 kèo, hòa vốn 1 kèo).
Kèo âm nặng nhất tuần này: XAU/USD. View Gold tăng, nhưng vào sai thời điểm vẫn banh xác như thường.
Những kèo còn lại theo plan, ăn ít thua ít. Chung quy là kiếm được tiền.
Ok! Cùng review lại.
1. USD/CHF - kèo thơm
Trúng được 2 kèo SELL trong trend xuống. Hợp lưu + cản = vào lệnh SELL.
Có thể tuần sau sẽ tiếp tục là 1 tuần SELL của USD/CHF.
2. GBP/USD - Cứ BUY là có tiền
Tổng 4 lệnh GU trong tuần, 2 kèo đánh retest trend tăng + cản + tín hiệu nến. 1 kèo đánh Break Out.
3. GOLD - banh xác
Kèo này nghĩ là ăn đó. Giá về vùng cản cứng này nọ, tạo nến rút chân các kiểu. Vào lệnh đặt SL dưới râu, kết quả.....vẫn banh xác như thường :V
Nhưng đây mới đúng là cậu Vàng, giết xong và nhẹ nhàng đi lên.
4. Kết lại
- Phần lớn các kèo đều nằm trong plan hàng ngày. Bạn cứ đọc lại 1 số các bài kế hoạch mỗi sáng sẽ hình dung cách vào lệnh của tôi.
- Soi trend cản 4h, tín hiệu 1h, canh vào lệnh và để SL ngắn. Ăn được là 3 chân 4 cẳng chạy.
- Vẫn lên plan canh SELL cho EUR/JPY và GBP/JPY cho tuần sau, hi vọng sẽ có những cú liên hoàn SELL trong tuần sau.
- Tôi không quản lý vốn bằng R:R, chỉ đơn giản là 1 kèo không được thua quá 400$ thôi. Còn lúc thắng, nhắm ăn được thì ăn, sợ thì chạy.
Ok! Chúng ta cùng đến với tuần sau thôi.
Review các lệnh daytrading: Loss 1 kèo SELLOk! Tuần rồi chúng ta chỉ hoạt động 2 ngày cuối tuần với 1 vài kèo SELL. Fail kèo GBPJPY , hơi tiếc 1 xíu, giờ soi lại để rút 1 số kinh nghiệm
Kèo ăn to nhất: SELL GOLD
Kèo này trúng bửa thứ 5, cú SELL ở 2005. Hợp lưu giữa Fibo và hỗ trợ kháng cự. Cách xài Fibo riêng cho Gold tôi có để trong channel tele lớp học (phần chữ ký). Bạn có thể xem lại.
Kèo GBP/JPY: thua
Kèo này đẹp, hợp lưu trend giảm + cản, phản ứng bằng 1 cây nến m15 cho tín hiệu vào lệnh. Sập ngay sau đó, nhưng bằng 1 cách nào đó, tôi không chốt :V 1/2. Đen
Kết luận
Tôi chỉ lướt 2 kèo trên thôi, còn những kèo như EUR/JPY và AUD/USD đều nằm trong kế hoạch cả. Canh GBP/USD , nhưng không có set up, không có giá thì bỏ thôi.
Phong cách đi đứng lệnh: Tôi không có đánh theo R:R, thậm chí tôi còn anti luôn cách quản lý vốn đó, nó không thiết thực. Cách đi đứng lệnh của tôi đơn giản hơn, có tín hiệu thì vào, Gold 0.5 lot/lệnh, các cặp tiền thì 0.8lot/lệnh. Thua tối đa 300$, làm gì làm chỉ được thua tối đa 300$/lệnh.
Còn chốt lời? Ăn xíu là tôi chia chốt, múa mấy các kiểu. Không cần ăn dày.
Mục tiêu: Đưa tài khoản tồn tại càng lâu càng tốt. Vì thị trường này, chỉ cần tồn tại mặc định có lợi nhuận.
Tuần sau, có thể tôi sẽ bắt đầu với các kèo BUY. Nhưng, chủ đạo nên SELL, vì thiệt sự, SELL đánh dễ hơn BUY rất nhiều.
Tổng kết tuần (16/02 - 18/02): Chỉ đánh SELL1 tuần biến động của những tin tức liên quan đến chiến sự giữa Nga - Ukraina. Vàng tăng, nhưng tất cả các lệnh Gold của tôi đều SELL. Mà không phải riêng gì Gold, phong cách trading của tôi là tìm điểm SELL và SELL. Đánh 1 chiều như vậy cho đơn giản.
Vẫn vậy: Nhân định trước, đưa kịch bản và giao dịch bám theo các nhận định.
Tổng lệnh: 8 lệnh (thua 1). Các cặp tiền vào 0.8 lot/lệnh, Gold vào 0.5 lot/lệnh
Review lệnh EUR/JPY
Tình ra đây là lệnh đẹp: Hợp lưu trend giảm + cản (Kháng cự) + Tín hiệu giảm => SELL.
Lệnh AUD/USD
Cũng tương tự, Tạo Fakey đi xuống + retest cản => SELL. Chỉ đơn giản là không ôm lâu được thôi, sợ quá nên té sớm
Lưu ý
- Các nhận định sẽ bắt đầu trong tuần sau, sáng thứ 2 được thì nghỉ hẳn 1 buổi. Cẩn thận những cú GAP vì những tin tức chính trị trong 2 ngày cuối tuần.
- Phần lớn các kiến thức đều được viết trong Academy (chữ ký). Đây chỉ là thực hành
- Riêng lệnh Gold thì hầu như tôi đều cập nhật tại các channel cá nhân
Mẹo giao dịch BTC: cách tìm Supply và tránh bẫy thanh khoảnVí dụ về các bẫy giá nhằm lấy thanh khoản (làm lệnh bị stop-loss)
Trong ví dụ này:
Cấu trúc thị trường
Vùng supply (cầu)
Cách tiếp cận cuẩ giá tới vùng quan sát (Decision Point - dịch là điểm quyết định cũng được).
Dùng nến No supply demand hoặc các cấu trúc trong khung thời gian nhỏ để xác nhận.
(không đặt lệnh limit)
Đây chỉ là ví dụ minh hoạ nhé mọi người.
Học Price Action nâng cao: Flag Limit setupHọc Price Action nâng cao: Flag Limit setup
Flag Limit trong ý tưởng scalp vàng bài trước.
Biểu đồ trong bài này chỉ dùng để minh hoạ, không phải gợi ý giao dịch.
Setup Flag Limit mạnh khi hợp lưu với kháng cự và có momentum mạnh khi break qua kháng cự.
Ở vị trí break giá tạo Flag Limit dạng Hidden Base trong ví dụ này.
Đây là một vùng cầu nhỏ trong setup buy.
Các yếu tố khác cần quan tâm là đường FL line trùng với vùng Hidden Base và giá nên quay về sớm sau khi breakout.
Momentum mạnh thường được tạo ra bởi cây nến như mazubozu, và đường giá thẳng đứng (hay vuông góc với đường ngang).
Xem biểu đồ GBPUSD và ví dụ của vàng ở dưới.
Hãy like và bình luận để xem được bài viết hơn nhé.