Đồng Yên vẫn gặp khó bởi chênh lệch lãi suất, triển vọng USD/JPYChỉ số sức mạnh đồng Dollar TVC:DXY phục hồi trong đầu phiên giao dịch ngày 07 tháng 08 sau khi yếu đi bởi dữ liệu NFP của Hoa Kỳ vào tuần trước, mức tăng của Dxy vào khoảng 0.14% tính đến thời điểm xuất bản được viết. Điều này thúc đẩy USD/JPY cố gắng lấy lại những điều chỉnh giảm trước đó.
Thị trường cũng đang cố gắng đánh giá xem Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ cho phép lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản tăng nhanh như thế nào và cao như thế nào sau khi điều chỉnh chính sách tiền tệ bất ngờ vào tuần trước.
Do chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là yếu tố ảnh hưởng chi phối xu hướng của cặp USD/JPY nên đồng yên Nhật cũng khá nhạy cảm với điều này.
Một lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản và lợi suất trái phiếu Mỹ bắt đầu có dấu hiệu thu hẹp lại, nó có thể sẽ thúc đẩy hành trình phục hồi liên tục của đồng Yên, nhưng cho đến khi những kỳ vọng này xảy ra thì đồng Yên vẫn phải chịu áp lực bởi chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Trên biểu đồ hàng ngày (D1), OANDA:USDJPY tăng nhẹ trong đầu ngày giao dịch hôm nay ngày 07/08, mức tăng cố gắng kiểm tra vị trí của Fibonacci 0.618% và nếu mức tăng đưa USD/JPY lên trên Fibonacci 0.618% thì USD/JPY sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn với mục tiêu ban đầu vào khoảng 143,551 là kháng cự ngang cũng là vị trí cạnh trên của kênh giá (a).
Xu hướng trong ngắn hạn của USD/JPY được xác định bởi kênh giá (a), miễn là USD/JPY duy trì trên hợp lưu của đường trung bình EMA21 cùng hỗ trợ ngang 140,922, bên trong kênh giá (a) thì USD/JPY có xu hướng tăng giá không đủ điều kiện để giảm. Các mức giảm không đưa USD/JPY phá vỡ kênh giá (a) thì chỉ nên được coi là điêu chỉnh về mặt kỹ thuật.
Kênh giá (a) được xác nhận phá vỡ khi mức Fibonacci 0.50% không giữ được USD/JPY ở trên.
Trong ngắn hạn, triển vọng đối với USD/JPY là tăng giá với các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 140,922
Kháng cự: 142,513 – 143,551
@BestSC