Hỗ trợ và kháng cự
Một trong những ông lớn tích lũy để tăng phi mã hay là ngược ạiTrên đồ thị ngày
Kết thúc tuần thứ 2 của tháng 7, VIC đang giao dịch tại 51.4
Vingroup HOSE:VIC đi ngang trong vùng 50 - 60 hơn nửa năm nay, chạm và bật khỏi vùng hỗ trợ vài lần.
Nếu như VIC có thể phá vỡ khỏi đường xu hướng giảm giá thì sẽ là một khởi đầu mới cho VIC hướng tới vùng giá 60 - 65. Và ngược lại nếu đóng cửa dưới 49, chúng ta sẽ thấy thị trường suy giảm không chỉ riêng VIC
Fed muốn tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn của Vàng Nguy cơ Fed tăng lãi suất thêm 1-2 lần nữa có thể làm giảm sức hấp dẫn của Vàng trong thời gian tới
Trong ngắn hạn, nguy cơ Fed tăng lãi suất thêm 1-2 lần nữa có thể làm giảm sức hấp dẫn của Vàng nhưng nhìn một cách tổng quát, Fed đã gần kết thúc chu kỳ thắt chặt. Trong lịch sử, giá vàng có thể tăng tốt hơn vào cuối chu kỳ thắt chặt của Fed.
Mặc dù chi phí cơ hội của việc nắm giữ Vàng đã tăng lên, nhưng chúng tôi cho rằng sẽ không lâu nữa lợi suất thực tế sẽ giảm xuống ở một số giai đoạn. Điều này có thể hỗ trợ cho giá Vàng.
Chúng tôi cũng ưu tiên mua Vàng như một công cụ phòng ngừa rủi ro (ủy nhiệm trú ẩn an toàn) chống lại sự tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu hoặc bất kỳ sự kiện thị trường rủi ro nào như tình trạng hỗn loạn ngân hàng Hoa Kỳ khiến giá Vàng tăng vọt.
DỰ BÁO GIAO DỊCH CHIẾN LƯỢC:
CANH SELL XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1930 - 1935
Stop Loss : 1939
Take Profit 1 : 1930
Take Profit 2 : 1925
Take Profit 3 : 1920
CANH BUY XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1900 - 1905
Stop Loss : 1897
Take Profit 1 : 1915
Take Profit 2 : 1920
Take Profit 3 : 1925
Lưu ý : hãy đánh 1% tài khoản để đảm bảo nguyên tắc quản lý vốn. Không vào quá 5% vốn trong vòng 10 giá gần nhất
Luôn đặt SL trong mọi trường hợp, Chú ý vào lệnh theo vốn hiện tại
Đồng Krona Thụy Điển suy yếu sau quyết định lãi suất mới nhất Sau khi tăng giá nhờ dữ liệu thị trường nhà ở tích cực của Hoa Kỳ và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Conference Board hôm thứ Ba, đồng bạc xanh đã tiếp tục đà tăng trong hôm nay, được hỗ trợ bởi phát biểu của Chủ tịch Fed Powell trong hội nghị tại Sintra, Bồ Đào Nha. Theo người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang, phần lớn các thành viên Fed kỳ vọng sẽ có ít nhất 2 lần tăng lãi suất khác trong năm nay và sẽ mất ít nhất 2 năm để đưa lạm phát lõi trở về mục tiêu 2%. Những bình luận này đã được Powell lặp lại sáng nay, đồng thời cho rằng rủi ro của việc siết chặt quá vẫn chưa được cân bằng.
Trong khi đồng đô la Mỹ đang trở nên mạnh hơn nhờ chính sách cứng rắn từ Fed, đồng krona Thụy Điển lại yếu đi dù NHTW nước này cũng đưa ra những động thái hiếu chiến. Ngân hàng trung ương Thụy Điển (Riksbank) đã nâng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm như dự đoán của thị trường, đưa lãi suất chính lên mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008 ở mức 3,75%. Riksbank cũng quyết định tăng tốc quá trình thu hẹp tổng tài sản để hỗ trợ đồng SEK, vốn đang suy yếu và góp phần gây ra lạm phát ở Thụy Điển.
Bất chấp những bình luận từ NHTW Thụy Điển, đồng krona vẫn không thể mạnh lên. Quan sát biểu đồ USDSEK ở khung thời gian hàng ngày, có thể thấy cặp tiền đang giao dịch ở mức cao hơn trong hôm nay. Cặp tiền đã kiểm tra vùng kháng cự được đánh dấu bởi mức Fibo 50% dựa trên đà giảm từ tháng 9 năm 2022 sau khi NHTW công bố quyết định lãi suất nhưng đã thất bại trong nỗ lực vượt qua rào cản này. Dù vậy, vì khu vực này đã được kiểm tra nhiều lần trong những ngày gần đây, khả năng cặp tiền có thể thành công phá vỡ sau mỗi lần kiểm tra ngày càng cao. Nếu chúng ta thấy giá vượt qua mức kháng cự này, khu vực kháng cự tiếp theo cần theo dõi có thể được tìm thấy ở vùng 11,00, được đánh dấu bằng mức Fibo 61,8%.
Vàng giữa ngày hè Oi Bức ! Với xu hướng hiện tại thì Vàng đã phản ứng rất mạnh tại vùng giá 1937 và có 1 cây nến Marubozu ở H4 đâm lên rất dài. Với xu hướng này thì trong thời gian tới ít nhất là cuối tuần này Vàng sẽ bật tăng lên nhưng sẽ không mạnh và tuần sau dự kiến sẽ phi mạnh lên cán đỉnh cũ là 2061
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG (12/06/2023): Sideway chờ tinĐầu tuần cũng không có gì hấp dẫn lắm.
Mai thứ 3, tin CPI mới có thể chạy được. Kỳ vọng, phá triển xu hướng mới.
Chart day: Trend tăng vẫn còn
Nhưng chờ tin, CPI đợt này rất có thể phá trend đi xuống
Chart H4: 2 kịch bản
Kịch bản 1: SELL.
Lý do: Sideway trước tin, chạm kháng cự tự tin SELL
Kịch bản 2: BUY
Lý do tương tự, vẫn là sideway trước ngày mai
Quan điểm cá nhân
Chốt vấn đề, đi ngang, đợi CPI và PPI cuối tuần. Kỳ vọng Break out, phá vỡ thế đi ngang hiện tại. Phát triển xu hướng mới.
Phân tích thị trường nổi bật - Nikkei (09.06.2023) 🚀Sau đà giảm liên tiếp trong hai ngày từ mức cao nhất trong 33 năm, chỉ số đại diện cho 225 công ty blue-chip của Nhật Bản đã phục hồi trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Chỉ số Nikkei đã tăng 1,61% lên mức 32,149 vào giữa ngày, phục hồi gần 4% so với mức cao nhất mọi thời đại được thiết lập vào thứ Tư. Chỉ số đang trên đà kết thúc đợt tăng kéo dài 9 tuần, đánh dấu chuỗi tăng điểm dài nhất trong hơn 5 năm. Kể từ ngày 2 tháng 6, JAP225 đã tăng gần 2%, kéo dài mức tăng từ ngày 7 tháng 4 lên 17%.
Từ khía cạnh cơ bản, báo cáo GDP của Nhật Bản là nguyên nhân chính thúc đẩy chỉ số Nikkei. Dữ liệu cho thấy mức tăng trưởng hàng năm trong quý đầu tiên đạt 2.7%, vượt qua dự báo trong tháng trước đó ở mức 1.6%.
Mức giảm kéo dài liên tiếp trong hai ngày có thể đến từ động thái chốt lời của các nhà đầu tư sau giai đoạn tăng điểm bền vững của chỉ số. Hiện tại, đà phục hồi trên chỉ số có thể được xem là dấu hiệu tích cực cho thấy người mua vẫn đang nắm quyền, tạo tiền đề kéo dài mức tăng vào tuần tới. Các công ty đóng góp đáng kể cho hiệu suất của Nikkei trong hôm nay có thể kể đến Fast Retailing, công ty sở hữu thương hiệu Uniqlo, tăng 3,85% và nhà sản xuất máy điều hòa không khí Daikin Industries với mức tăng 3,09%.
Với mức giá ở 32,159 điểm, chỉ số Nikkei 225 (JAP225) hiện đang cho thấy động lực tăng mạnh mẽ sau khi phục hồi từ ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 31,500 điểm, báo hiệu triển vọng tâm lý tích cực. Nếu đà tăng duy trì động lực như hiện tại, chỉ số có thể kiểm tra mức đỉnh gần đây tại 32,770 điểm. Dù vậy, các nhà đầu tư cần phải chú ý đến những rủi ro giảm tiềm ẩn. Trong trường hợp đà tăng suy yếu, chỉ số có thể điều chỉnh về mức thấp hơn ở ngưỡng 30,600 điểm.
Hết phiên châu á, giá vào vùng support, đã mua được chưa?Ông bố thụy điển chỉ mua khi có những tín hiệu của bullish, support có thể là điểm dừng tạm thời trước khi gia đi tiếp
Cả phiên châu á Fomo bán xuống rất cao, có thể phải có 1 cái false break down để gom hết nhóm Fomo lại sau đó mới thấy tín hiệu của bullish.
Như đã nói ở ý tưởng sang nay, bên bán đang cầm chịch.
USDCHF | Chấp nhận rủi ro BUYFX:USDCHF
- Cản 4H S/R đã bị phá lên với dấu hiệu RSI Quá Mua cho thấy lực Mua mạnh.
- Về mặt xu hướng giá vẫn tôn trọng đường Up Trendline, và sau khi pullback lại thì bật tăng lên.
- Dự đoán giá tiếp tục tăng. Nên vào lệnh BUY STOP với điểm ENTRY cao hơn đỉnh nến tăng giá cuối cùng 2 pip.
- SL an toàn nhất phải đặt ở vùng giá tham chiếu, dưới Swing Low. Tuy nhiên ở đây chấp nhận rủi ro nên đặt SL dưới 4H S/R 2 pip, SL chặt như vậy thì nến như Giá tăng lại đỉnh cũ thì Trailing SL sẽ tự động dời về Entry hòa.
NZDUSD | Sell | Hơi liều lĩnh FX:NZDUSD
- Mặc dù một loạt nến 4H giảm với tín hiệu Quá Bán với độ dốc giảm dần có vẻ như moment giảm bị yếu.
- Nhưng vì đã phá qua cản mạnh Daily (nến Daily phá qua). Hiện tại sau khi tăng lên test lại cản D (và OB 4H) thì giảm lại.
=> Dự đoán là pullback kết thúc và giá sẽ giảm lại nên đã vào lệnh Sell Market với SL cao hơn OB khoảng 2 pip và Target xuống cản D tiếp theo.
- Đặt Trailing Stop.
Cậu Vàng tiếp tục tích lũy, vẫn chưa chịu tăng mạnh ?Bây giờ giá đang giảm lại rất mạnh và ở vùng cản 1937 là hỗ trợ rất mạnh. Dự kiến trong thời gian tới nếu giá bật tăng trở lại ở vùng 1937 thì giá sẽ tạo thành mô hình 2 đáy, và sẽ mua lại ở đấy, và kỳ vọng tiếp theo sẽ là 1980, và điểm kỳ vọng cuối cùng của quyết định mua là 2048
Fibonacci TradingThiết lập giao dịch trong ngày của tôi trong ngày hôm nay bằng các cụm giá Fibonacci và hành động giá Price Action đã cho tôi một quyết định đặt bán và sự kết thúc của một đợt tăng giá USD/JPY trước đó để quay lại xu hướng giảm giá. Tôi chưa kiểm tra phân kỳ trong giao dịch này/ Nhưng đối với tôi 2 thiết lập giao dịch Fibonacci cụm giá cùng Price Action hành động giá cho điểm Entry là quá đủ để xác nhận sự nhạy cảm để giá có thể quay đầu ở trong khu vực này.
Cùng chờ xem các tin kinh tế Hoa Kỳ sẽ tác động ra sao với Forex nhé, À ho đã đàm phán cả đêm và dừng lại việc trần nợ công, Một tin tốt rồi giờ thì đợi giá xem sao.
Phân tích thị trường Vàng trước một Fed ôn hòa hơn Giá vàng đã trải qua một số biến động giá thú vị ngày hôm qua khi đưa ra phản ứng trái ngược với những dữ liệu sắp tới ngụ ý về các động thái tiếp theo của Fed. Chỉ số PMI Chicago gây đáng thất vọng vốn được xem là ôn hòa theo quan điểm của Fed, đã dẫn đến việc giá vàng tăng như mong đợi nhưng dữ liệu JOLTS cao hơn mong đợi, kích hoạt kỳ vọng tăng lãi suất của Fed, đã thất bại trong việc đảo ngược những chuyển động đó. Dù giá vẫn giữ vững sau dữ liệu hiếu chiến từ JOLTS, lợi nhuận trên thị trường vàng bắt đầu bị xóa sau đó khi thị trường đón nhận những bình luận ôn hòa từ Fed Harker và Jefferson, dẫn đến việc giảm định giá tăng lãi suất của Fed. Hai thành viên Fed Harker và Jefferson gợi ý rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể bỏ qua đợt tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6 để đánh giá dữ liệu sắp tới tốt hơn.
Quan sát biểu đồ VÀNG ở khoảng thời gian H1, có thể thấy giá của kim loại quý đã cố gắng vượt qua vùng kháng cự 1973 USD và bắt đầu điều chỉnh sau đó. Vàng đã giảm xuống dưới đường trung bình động 50 và 200 giờ vào sáng nay (theo giờ BST) và có thể quan sát thấy nỗ lực phá vỡ mức hỗ trợ dưới 1955 USD vào thời điểm hiện tại. Trong khi các thành viên Fed gợi ý rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6, vẫn còn rất nhiều dữ liệu sẽ được công bố cho đến cuộc họp. Các nhà giao dịch sẽ được cung cấp dữ liệu thị trường việc làm của Hoa Kỳ trong tuần này (ADP - hôm nay lúc 1:15 chiều BST (7:15 tối VN), NFP - Thứ Sáu lúc 1:30 chiều BST (7:30 tối VN)) và nếu các bản phát hành đều cho thấy dữ liệu mạnh mẽ, khả năng tăng lãi suất của Fed có thể tăng trở lại và có khả năng gây áp lực lên giá vàng. Dữ liệu lạm phát CPI tháng 5 của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào ngày 13 tháng 6 năm 2023 - một ngày trước khi FOMC công bố quyết định tháng 6.
Phân tích chỉ số S&P 500 trước khả năng Fed hawkish tăng caoCác nhà giao dịch Hoa Kỳ đã trở lại sau kỳ nghỉ cuối tuần dài. Thỏa thuận trần nợ Hoa Kỳ đã được thống nhất vào cuối tuần qua và điều này đã giúp loại bỏ một số bất ổn khỏi thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển này đã được mong đợi sau những bình luận lạc quan từ các quan chức Hoa Kỳ trước cuối tuần và được phản ánh trong hoạt động của Phố Wall vào thứ Sáu khi tất cả các chỉ số chính của Mỹ đóng cửa với mức tăng hơn 1%.
Một số sự kiện được lên lịch vào cuối tuần có thể kích hoạt đà di chuyển trên các tài sản Hoa Kỳ. Các nhà giao dịch sẽ nhận được chỉ số tâm lý của Conference Board cho tháng 5 hôm nay lúc 3:00 chiều BST (9:00 tối VN), tiếp theo là báo cáo việc làm ADP và ISM sản xuất vào thứ Năm. Báo cáo NFP tháng 5 sẽ là báo cáo vĩ mô quan trọng trong tuần, dự kiến công bố vào thứ Sáu lúc 1:30 chiều BST (7:30 tối VN).
Các bản phát hành quan trọng trong tuần:
- Thứ Ba, 3:00 chiều BST (9:00 tối VN) - Khảo sát tâm lý tháng 5 của Conference Board
- Thứ Năm, 1:15 chiều BST (7:15 tối VN) - Báo cáo việc làm ADP tháng 5
- Thứ Năm, 3:00 chiều BST (9:00 tối VN) - Chỉ số ISM sản xuất tháng 5
- Thứ Sáu, 1:30 chiều BST (7:30 tối VN) - Báo cáo NFP tháng 5
Chỉ số S&P 500 (US500) chứng kiến phản ứng tích cực từ phía người mua đối với việc kiểm tra lại vùng kháng cự giá bị phá vỡ trước đó, được đánh dấu bằng mức Fibonacci 50% dựa trên động thái đi xuống được đưa ra vào đầu năm 2022. Chỉ số đã leo lên mức cao mới trong 9 tháng vào ngày hôm qua . Dữ liệu kinh tế Mỹ tốt hơn mong đợi trong tuần này có thể là chất xúc tác tiêu cực đối với US500 vì chúng sẽ gợi ý mạnh mẽ về việc Fed sẽ tăng lãi suất nhiều hơn. Hai mức ngắn hạn cần theo dõi được đánh dấu bằng mức Fibonacci của động thái đi xuống nói trên - hỗ trợ ở mức Fibo 50% và kháng cự ở mức Fibo 61,8%.
Hiểu đúng về Entry, Target và Stoploss | Tư duy giao dịch- Việc hiểu đúng về các khái niệm khi giao dịch là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả giao dịch.
- Nói cho cùng mọi phương pháp phân tích đều dẫn đến hành động giao dịch là SELL hoặc BUY.
- Một giao dịch hoàn thành (Một Deal) khi có mở lệnh (In) và đóng lệnh, thoát khỏi thị trường (Out). Mở lệnh đương nhiên là vào lệnh, Entry. Và thoát lệnh thì có thể là Stoploss hoặc TakeProfit.
- Vì vậy hiểu đúng về Entry, TakeProfit và Stoploss là rất quan trọng. Với một số nguyên tắc như sau sẽ giúp trader tránh khỏi các sai lầm khi thực hiện 1 giao dịch:
+ Ít quan trọng nhất chính là TakeProfit. Một số trader thành công thậm chí không bao giờ đặt TakeProfit, vì họ quan niệm không bao giờ tự giới hạn mức lợi nhuận một khi giá đã đi đúng hướng. Chỉ lưu ý một điều rằng nếu muốn đặt TP thì chúng ta phải "TÌM RA NƠI ĐẶT TP HỢP LÝ". Thường thì đó là một vùng cản, nếu như vùng cản đó quá gần thì bỏ qua cơ hội giao dịch. Nhớ rằng TP là nơi mà ta phải tìm ra chứ không phải là một mức giá ta tự đặt dựa trên sức mạnh ý chí. Ví dụ ta đặt TP để đảm bảo giao dịch có tỉ lệ Risk-Reward = 2. Trong khi đó ở mức RR=1 có một vùng cản rất mạnh mà ta biết rằng giá rất khó vượt qua vùng cản này. Vậy nhưng ta vẫn cố tình đặt TP ở mức RR=2, đó là điều mà chúng ta mong muốn, chứ không phải điều mà thị trường chỉ cho chúng ta thấy.
+ TP luôn phải được xác định trước khi thực sự vào lệnh, có nghĩa là nếu mà vào lệnh BUY thì ta đã phải biết được TP sẽ đặt ở đâu từ trước đó rồi. Trong trường hợp không thể xác định được nơi đặt TP thì không nên vào lệnh.
+ Trong trường hợp xác định được TP ở một vùng hợp lý, bước tiếp theo là chờ đợi thời cơ để xác định điểm vào lệnh (Entry). Điểm Entry và điểm đặt dừng lỗ SL luôn phải đi cùng nhau như hình với bóng.
+ Trong nhiều trường hợp ta chờ đợi, nhưng sau đó lại không thể tìm được điểm Entry hợp lý, thì cũng không vào được lệnh. Ví dụ giá đang bị nén trong 1 hình chữ nhật, sau đó breakout tăng giá, nhưng với 1 cây nến quá dài, thì ta cũng không thể Entry được.
+ Trong trường hợp sau khi có TP rồi, nếu tìm được điểm Entry hợp lý, thì câu hỏi quan trọng tiếp theo là "NẾU VÀO LỆNH THÌ ĐẶT SL Ở ĐÂU". SL quan trọng hơn TP rất nhiều, SL cũng không phải là một mức giá mà ta thích đặt ở đâu thì đặt, không đơn thuần là kỹ thuật để giới hạn thua lỗ. Mà SL là một mức giá tồn tại trong biểu đồ giá, và nhiệm vụ của trader là phải TÌM RA NÓ. Nếu nó không tồn tại, hoặc trường hợp SL có tồn tại mà không tìm được thì không thể vào lệnh.
+ SL và bản chất, ví dụ nếu BUY, thì SL hợp lý là "THÀNH TRÌ GẦN NHẤT" nơi mà phe MUA giành chiến thắng, đẩy lùi phe bán, thì nếu mà phe bán lần nữa tấn công ép giá xuống gần khu vực thành trì này thì khả năng là phe Mua lại ra sức bảo vệ và khả năng sẽ thành công.
+ Tức là trước khi quyết định Entry ta phải phát hiện và tìm ra nơi mà trước đó có sự chiến thắng của 1 phe. Thông thường đó là mức Low/Swing Low nếu ta BUY hoặc mức High/Swing High nếu ta bán.
=> TÓM LẠI: Điều kiện đủ để vào 1 lệnh là:
+ Tìm đường vùng đặt TP hợp lý.
+ Tìm được điểm Entry hợp lý.
Và phải tìm được vùng SL hợp lý so với Entry đó.
Vùng TP có thể sẽ tồn tại lâu hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng, trong khi đó Entry+SL là bộ đôi sẽ thay đổi không ngừng. Entry nào thì sẽ tương ứng với SL đó.
GBPJPY, CADJPY | Chờ đợi sẵn sàng FX:GBPJPY
FX:CADJPY
Cả 2 cặp này đang có chung 1 kịch bản, giá đang bị nén bởi vùng kháng cự ngang và EMA21.
- Cặp GJ mặc dù đang ở vùng kháng cự Daily mạnh nhưng phe Cung không đủ mạnh để ép giá giảm xuống, với rất nhiều nến có râu dưới dài nhưng giá vẫn tăng dần lên từ từ.
- Dự đoán: Khi nguồn cung bị hấp thụ hết, khả năng cao là giá sẽ phá vùng kháng cự và tăng lên với 1 nến tăng đẹp. Sẵn sàng vào lệnh.
- Trường hợp giá phá xuống dưới EMA21 với 1 nến giảm đẹp thì cứ bình tĩnh vì tín hiệu nến này ngược với xu hướng hơn nữa đang có vùng cản 4H ngay phía dưới.