Tìm kiếm ý tưởng với "Ethereum"
ETC 15/02/2023 - 04/2023ETC là viết tắt của Ethereum Classic, đây là một đồng tiền điện tử được phát triển dựa trên nền tảng Ethereum. Ethereum Classic được tạo ra sau khi một số thành viên trong cộng đồng Ethereum không đồng ý với quyết định cập nhật giao thức để khắc phục sự cố về bảo mật trong The DAO, một ứng dụng phân quyền trên nền tảng Ethereum. Họ đã quyết định tách ra và phát triển phiên
AST/BTC phân tích để hold (giá tăng so với BTC)AirSwap (AST) là gì?
AirSwap là một Blockchain Platform.
Theo định nghĩa của team dev Airswap (AST)
Airswap (AST) là Blockchain nền tảng được thiết kế với các tính năng chính về bảo mật và quyền riêng tư.
Nó nhằm mục đích cung cấp một nền tảng giao dịch ngang hàng không áp dụng phí giao dịch và trung gian.
Airswap sử dụng các Smart Contract trên Blockchain Ethereum để tự động kết nối người mua và người bán, loại bỏ sự cần thiết của một cơ quan trung ương để khớp các giao dịch.
Theo định nghĩa của Coin98
Airswap (AST) là Blockchain nền tảng thế hệ 2.0 - nơi cho phép tất cả mọi người tham gia trao đổi mua bán với nhau.
Mục tiêu của dự án là sử dụng giao thức Oracle nhằm tạo ra sự minh bạch, riêng tư, công bằng và độ an toàn cao. Đảm bảo mạng lưới ở trạng thái phi tập trung.
Tầm nhìn của team dev là sử dụng sức mạnh công nghệ Blockchain của Airswap để tạo ra nền kinh tế phi tập trung, không khoảng cách, không biên giới.
Vấn đề mà Airswap đặt ra để giải quyết là gì?
Dưới đây là các vấn đề về Blockchain hiện tại mà Airswap nêu ra để giải quyết:
Thiếu sự tin tưởng và minh bạch: việc trao đổi, truyền nhận thông tin của chúng ta hàng ngày đang bị phụ thuộc vào bên thứ 3.
Tốc độ giao dịch chậm chạp.
Tốn kém phí giao dịch.
Tính tập trung của Blockchain hiện tại.
Dễ bị tấn công: Theo team dev đối với nền kinh tế tập trung và các công nghệ Blockchain hiện tại đều đối mặt với việc bị các hacker xâm nhập.
Airswap giải quyết vấn đề trên bằng cách nào?
Team dev đề xuất một giao thức (gọi là Oracle) để giải quyết các vấn đề về Blockchain hiện tại.
Trong Oracle này, Airswap sẽ kết nối 2 bên mua bán lại với nhau. Khi được kết nối, các bên sẽ được tự do trao đổi giá cả và cách thức thực hiện giao dịch giữa họ.
Trong giữa quá trình này, một bên có thể yêu cầu giá từ một bên thứ ba độc lập (gọi là Oracles) để xác minh tính chính xác về giá của token muốn trao đổi.
Cuối cùng, AirSwap sẽ thiết lập một hợp đồng thông minh để tạo lập đơn hàng đó trên Blockchain Ethereum.
Một số tính năng của giải pháp này:
Tính minh bạch luôn được đảm bảo do áp dụng công nghệ Blockchain.
Chi phí giao dịch thấp gần như bằng 0.
Tốc độ giao dịch cao, đáp ứng được nhu cầu thực hiện giao dịch của người dùng gần như ngay lập tức.
Thông tin chính xác về giá cả của giao dịch giúp người mua lẫn người bán có được mức giá tốt nhất.
Airswap Token (AST) là gì?
AST là Token của mạng lưới lưu trữ phi tập trung. AST Token được phát hành bởi Airswap Foundation thông qua hình thức gọi vốn ICO.
Hiện tại, Airswap (AST) đang chạy trên nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20.
Thông tin cơ bản về đồng Airswap (AST)
Ticker: AST
Contract: 0x27054b13b1b798b345b591a4d22e6562d47ea75a
Decimal: 4
Blockchain: Ethereum
Token Standard: ERC20
Token type: Utility Token
Consensus: Proof of Stake (PoS)
Total Supply: 500,000,000 AST
Circulating Supply: 150,000,000 AST
AirSwap (AST) có gì nổi bật?
Công nghệ là điểm nổi bật của Airswap, có thể so sánh với các dự án khác. Công nghệ của Airswap được chia làm bốn thành phần chính:
Giao thức Oracle: Giao thức này cung cấp cho cả hai bên thông tin về giá cả của giao dịch.
Để đảm bảo đàm phán công bằng, người bán có thể đưa ra đề xuất về giá từ giao thức này và người mua có thể làm tương tự để đảm bảo họ nhận được mức giá tốt nhất.
Giao thức ngang hàng (Protocol Peer): có thể được hiểu là một nền tảng nhắn tin cho phép các bên giao dịch thực hiện các giao dịch của họ một cách an toàn và riêng tư.
Giao thức lập chỉ mục (Protocol Indexer): là một dịch vụ nhằm lập chỉ mục ý định giao dịch của các bên. Dựa trên dữ liệu này, nó kết nối người nhận và nhà sản xuất để đàm phán theo Protocol Peer.
Smart Contracts: là các thỏa thuận được sử dụng để đưa ra và nhận các đơn hàng thương mại trên Airswap.
Các giao thức này phân chia các bên thành:
Maker (Nhà sản xuất).
Taker (Người nhận).
Airswap giúp người dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch công bằng với các bên khác nhau thông qua các giao thức:
Bước 1: Giao thức ngang hàng kết nối với các bên khác mà anh em muốn giao dịch.
Bước 2: Giao thức lập chỉ mục tìm thấy các mã thông báo Ethereum mà anh em muốn giao dịch.
Bước 3: Oracle trình bày tất cả giá thị trường để anh em kiểm tra giao dịch.
Bước 4: Smart Contracts cho phép anh em hoàn thành giao dịch với mức giá tốt nhất.
Giao thức Oracle là một dịch vụ cung cấp thông tin về giá cho các Maker và Taker.
Khi định giá một đơn đặt hàng trước khi giao nó cho Taker, Maker có thể yêu cầu Oracle đưa ra đề xuất giá hợp lý.
Tương tự như vậy, khi nhận được một đơn đặt hàng, Taker có thể yêu cầu Oracle kiểm tra giá trên đơn đặt hàng để xác minh rằng nó có hợp lý hay không. Khi đạt được thỏa thuận giữa Maker và Taker, đơn đặt hàng sẽ được điền vào Smart Contract.
Ngoài ra, Airswap cung cấp tiện ích cho các nhà giao dịch (Nodes) quyền biểu quyết để xác nhận các giao dịch và quản lý vai trò của Oracles trong nền tảng.
AST Token được dùng để làm gì?
AirSwap (AST) được thiết kế để sử dụng trong các hoạt động thuộc hệ sinh thái của AirSwap.
Payments
AST được sử dụng để thanh toán chi phí cho các dịch vụ và sản phẩm của AirSwap bao gồm:
SwapWatch
AirSwapChat
AirSwapMaker
Miner Rewards
AST được làm phần thưởng cho "miner" là những nhà giao dịch đóng góp xác nhận và thúc đẩy giao dịch góp phần xây dựng AirSwap System.
Ngoài ra, Airswap Token còn được dùng làm chi phí cho các nhà phát triển xây dựng hệ thống trao đổi trên Airswap.
Phí giao dịch AST Token
Vì AST vẫn là token ERC-20 nên khi giao dịch AST giữa các ví với nhau anh em phải tốn Transaction Fee của mạng lưới Ethereum.
Phí này phụ thuộc vào tình trạng Network ngay khi anh em thực hiện lệnh chuyển AST Token.
Ngoài ra, anh em còn phải tốn phí nạp rút trên sàn giao dịch khi thực hiện lệnh nạp rút AST.
Phí này được mỗi sàn tuỳ ý quyết định, anh em nên tham khảo trước khi thực hiện nạp rút AST.
Cách kiếm và sở hữu đồng AirSwap (AST)
Hiện tại, AirSwap không còn chạy các chương trình về Airdrop lẫn Bounty nên anh em không thể kiếm AST miễn phí được nữa.
AirSwap Token (AST) cũng không thể đào cũng chẳng thể staking. Nên anh em nào muốn sở hữu AST thì chỉ còn cách mua trực tiếp ở sàn giao dịch mà thôi.
AST hiện nay đang được hỗ trợ mua bán trên một số sàn giao dịch lớn như: Binance, IDCM, Huobi Global...
Tương lai của đồng AirSwap Token
Trong Business Model của AirSwap, Token AST được sử dụng với mục đích là Utility Token.
Dựa vào các mục đích sử dụng của AST Token kể trên, ta thấy nhu cầu mua tập trung chủ yếu vào những người sử dụng các dịch vụ, những người đóng góp tài nguyên, những dev xây dựng hệ thống…
Vậy nhu cầu mua AST Token tăng khi nào?
Khi lượng người dùng tham gia vào mạng lưới của Airswap tăng thì nhu cầu mua AST Token cũng sẽ tăng theo.
Có nên đầu tư vào AST Token không?
Một số keypoint mình note lại để anh em có thể tìm hiểu kỹ hơn và tự đưa ra quyết định đầu tư:
Hiện tại, Airswap vừa cho ra mắt phiên bản 2.0 của Airswap Instant.
Roadmap: team dev đã hoàn thành những gì được đề ra trong roadmap tính tới Q3/2018. Từ đó đến đây, team dev vẫn chưa cập nhật roadmap mới ngoài việc cập nhật các thông tin về các dự định sắp tới của dự án.
Partners: Hiện tại team dev đang mở rộng hợp tác với Meridio và Wyre để phát triển thêm về công nghệ của dự án trong tương lai.
Airswap là Utility Token.
Airswap Token được dùng để trả chi phí khi muốn trở thành nhà phát triển xây dựng trên Airswap và trả phí cho các miners.
XTZ phân tích để hold (rõ ràng đang trong một xu hướng tăng)Tezos (XTZ) là Blockchain Platform.
Nói một cách đơn giản, Tezos là một nền tảng hợp đồng thông minh (Smart Contract Platform).
Tezos có các tính năng chính tương tự như Ethereum đó là Smart Contract. Nhưng bên cạnh đó Tezos còn có các tính năng nổi bật khác như: Onchain Governance, Self-Amendment (tự sửa đổi).
Chi tiết về các điểm nổi bật này mình sẽ trình bày kỹ hơn ở những phần sau.
Mục tiêu của dự án là trở thành nền tảng hợp đồng thông minh duy nhất mà người dùng cần đến sau này.
Vấn đề mà Tezos (XTZ) đặt ra để giải quyết?
Có hai vấn đề chính được Tezos đặt ra đối với nhiều Blockchain nền tảng hiện tại:
Cộng đồng bị chia rẽ khi Hardfork
Mình sẽ lấy ví dụ gần đây là việc Hardfork của Bitcoin Cash thành Bitcoin SV và Bitcoin ABC.
Một bên ủng hộ Bitcoin Cash nên tích hợp thêm chức năng hợp đồng thông minh. Bên còn lại giữ ý kiến rằng Bitcoin Cash chỉ nên là một Cryptocurrency cho việc thanh toán - Follow Satoshi Vision.
Không bàn đến việc đúng sai, nên hay không nên ở trường hợp này. Điều chắc chắn xảy ra là sự kiện làm cho cộng đồng của Bitcoin Cash bị chia rẽ thành hai phe, bên ủng hộ Bitcoin ABC và Bitcoin SV.
Nhìn ra xa hơn, Bitcoin Cash cũng là một Fork từ Bitcoin. Anh em có thể tìm hiểu thêm các sự kiện Hardfork lớn của Bitcoin, Ethereum và các dự án lớn khác bằng cách đơn giản là search Google.
Chi phí duy trì an ninh mạng quá lớn
Việc anh em đào BTC bằng các máy đào cũng đồng nghĩa với việc anh em đang góp sức giữ cho mạng lưới Bitcoin an toàn.
Càng có nhiều người tham gia đào, mạng lưới Bitcoin càng vững chắc, càng khó để tấn công hơn. Hiện nay, có thể nói Bitcoin là một trong những mạng lưới an toàn nhất thế giới.
Nhưng chi phí bỏ ra cho quá trình này cũng không phải số nhỏ, tiền máy đào, tiền tiện...chưa tính đến các vấn đề khác như lượng CO2 thải ra từ quá trình này.
Theo Cambridge Judge Business School, điện năng mà mạng lưới Bitcoin tiêu thụ lớn hơn cả nước Thụy Sĩ. Con số này rơi vào 60.57 TWh mỗi năm.
Tezos (XTZ) giải quyết vấn đề này bằng cách nào?
Tezos phát triển một Middleware gọi là Network Shell.
Network Shell hỗ trợ trong giao tiếp giữa Network Protocol và Blockchain Protocol. Nói một cách đơn giản, Network Shell cho phép Tezos phát triển một sổ cái có thể tự nâng cấp (Self-Amending Ledger).
XTZ hay còn được gọi là Tezzies là Native Token của Tezos.
Ngoài việc được coi là tài sản, nhiên liệu tạo động lực trong mạng lưới Tezos, XTZ còn đóng vai trò như “phiếu bầu”. Phiếu bầu này dùng để Vote khi có đề xuất được công bố trên mạng lưới.
Tezos đã ra Mainnet vào 17/09/2018, từ đó XTZ chạy trên Tezoschain.
Một số thông tin cơ bản về XTZ
Token Name: Tiz
Ticker: XTZ
Blockchain: Tezoschain
Total Supply: ∞ XTZ (Tổng cung hiện tại của đồng XTZ đang là hơn 804 triệu XTZ. Tuy nhiên, dự án không fix tổng cung tối đa).
Circulating Supply: 804,442,505 XTZ
Token sale XTZ
Public sale (ICO):
Start Date: 28/06/2017.
End Date: 13/07/2017.
Token Price: 0.47 $
Thanh toán bằng: BTC, ETH
Tổng vốn gọi được: 361,122 ETH + 65,681 BTC
Tổng Token bán được trong ICO: 607,489,041 XTZ
Dự án Tezos (XTZ) có gì nổi bật?
Trong phần này mình sẽ trình bày một vài điểm nổi bật của Tezos:
Self-Amendment and On-Chain Governance
Mình sẽ lấy ví dụ: A muốn hạ số lượng XTZ cần khóa từ 10,000 XTZ xuống 8,000 XTZ để có thể bắt đầu Staking và nhận Reward từ việc xác nhận khối.
Dự án ABC cần Hardfork để thực hiện cải tiến này. Trong trường hợp tất cả cộng đồng đều ủng hộ việc này thì họ chỉ cần cập nhập bản Update bản vá mới là cả cộng đồng sẽ chuyển qua một nhánh mới.
Nếu xảy ra việc không thống nhất ý kiến, một nhóm người không đồng ý việc giảm Token cần khóa từ 10,000 xuống 8,000 họ sẽ không cập nhập bản vá và tiếp tục chạy trên nhánh cũ. Thế là cộng đồng của Project ABC bị tách ra.
Trường hợp tương tự là Hardfork của Ethereum và Ethereum Classic.
Ở dự án Tezos, A tạo đề xuất Athena. Với một ít sửa đổi ở cấp độ giao thức và A yêu cầu một số XTZ cho việc A bỏ công sức ra Code cho Tezos. Số XTZ này nhằm đảm bảo cho các Developers có động lực để đóng góp cho hệ sinh thái.
Ở giai đoạn đoạn này, các Owner XTZ có thể dùng XTZ của mình để vote. Nếu quá trình này kết thúc với việc đề xuất Athena đạt được đa số vote ủng hộ thì đề xuất Athena sẽ chuyển qua giai đoạn thử nghiệm.
Một chuỗi thử nghiệm sẽ thử chạy đề xuất này và cộng đồng có thể góp ý cải thiện nó. Nếu Athena hoàn thiện nó sẽ được update thành mạng chính mà không cần phải thực hiện Hardfork.
Liquid Proof of Stake (LPoS)
Cơ bản LPoS là một biến thể của DPoS nhưng khác một điểm quan trọng là:
Anh em có thể ủy quyền Vote của mình cho người mà anh em tin tưởng.
Vì vậy, để trở thành người có quyền lực trong mạng lưới, anh em không nhất thiết phải bỏ vài chục triệu đô la mua XTZ mà chỉ cần giành được sự tin tưởng của cộng đồng Tezos.
XTZ được dùng làm gì trong hệ sinh thái Tezos
Trước khi nói về XTZ mình sẽ nói một chút và các thuật ngữ liên quan đến Tezos mà ít nhiều anh em sẽ nghe qua khi tìm hiểu về Tezos.
Liquidity, Michelson và Tezos VM là gì?
Liquidity, Michelson là ngôn ngữ được dùng để viết Smart Contract trên Tezos, Tezos VM (Tezos Virtual Machine) có chức năng tương như máy ảo EVM.
EVM là viết tắt của cụm từ Ethereum Virtual Machine - một máy ảo Turing hoàn toàn, có nhiệm vụ giúp các Smart Contract chạy được.
Banking, Baker và Delegate là gì?
Banking là quá trình các khối được sản xuất và xác nhận trên chuỗi khối Tezos. Banker là người tham gia quá trình Banking. Để trở thành một Banker thì cần ít nhất 1 Roll (1 Roll = 10,000 XTZ)
Khi anh em không đủ 10,000 XTZ để trở thành Banker, anh em có thể Delegate số coin XTZ của mình cho 1 Baker mà mình tin tưởng. Vệc này giúp Banker đó cơ hội cao hơn được chọn là người đại diện và nhận được phần thưởng khối, bù lại phần thưởng sẽ được chia một phần cho anh em.
Trong hệ sinh thái của Tezos ở thời điểm hiện tại, XTZ được dùng chủ yếu để:
Transaction Fee.
Làm phần thưởng khối cho Baker.
Onchain Governance: bằng việc Vote các đề xuất để chọn ra ra đề xuất được đồng ý bởi số đông.
Được Tezos Foundation dùng để xây dựng và phát triển hệ sinh thái của Tezos.
Một số tính năng sẽ có khi hệ sinh thái Wanchain được chấp nhận rộng rãi như Ethereum:
XTZ được dùng để là xây dựng Dapps trên Tezos.
Gọi vốn bằng XTZ trên nền tảng Tezos.
Phí giao dịch Tezos (XTZ)
Hiện tại, Tezos (XTZ) đã chính thức Mainnet vào 17/09/2018 và chạy trên Blockchain riêng của mình.
Vì vậy, khi gửi XTZ coin trong hệ sinh thái của Tezos anh em sẽ phải chịu thêm Transaction Fee được tính bắng XTZ.
Ngoài ra, với XTZ Coin, khi anh em giao dịch trên các sàn sẽ chịu thêm phí giao dịch, phí rút/nạp (nếu có).
Ví lưu trữ XTZ coin
Một số ví anh em có thể dùng để trữ XTZ:
Tezbox (Mobile and Desktop)
Galleon (Desktop)
Cortez (Mobile - iOS & Android)
Kukai (Desktop)
Ledger Nano X, Ledger Nano S
Trezor Model T
Ngoài những lựa chọn trên anh em cũng có thể trữ XTZ trên ví sàn cho giao dịch XTZ. Nhưng, mình không khuyến khích việc này.
Tương lai của Tezos XTZ
Ngắn hạn:
Việc khóa XTZ để Banking và nhận Reward là XTZ làm cho nguồn cung lưu thông trên thị trường của Tezos giảm và nhu cầu mua sẽ tăng khi có người cần mua XTZ để Banking kiếm XTZ.
Anh em cũng cần xem đến nhu cầu bán XTZ khi họ đạt được phần thưởng từ hoạt động Banking.
Trên thực tế 78% tổng số cung XTZ đang được khóa để Banking và tổng số XTZ được tạo ra từ hoạt động Banking rơi vào khoảng 40 triệu XTZ/mỗi năm.
Dài Hạn:
Với việc số lượng phần thưởng khối gần như cố định và số lượng Banker ngày càng tăng lên thì phần thưởng cho mỗi người sẽ càng ít đi.
Đến lúc mà người tham gia nhận ra lợi nhuận thu được từ hoạt động Banking không còn quá hấp dẫn so với chi phí họ bỏ ra thì lúc đó tương lai của Tezos phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của các dự án, Dapps được xây dựng và chạy trên nền tảng Tezos.
Hơn nữa ngoài chức năng Utility trong hệ sinh thái Tezos, XTZ còn được dùng cho một chức năng quan trọng không kém đó là quản trị mạng.
Khi mà Tezos có “giá trị” hơn, giống như Ethereum bây giờ thì chắc khả năng này mới có đất diễn. Khi đó, anh em nắm trong tay XTZ không còn chỉ đơn thuần là một Utility Token mà nó còn đại diện một phần quyền lực trong mạng.
Có nên đầu tư vào XTZ
Trước khi trả lời câu hỏi trên, mình muốn điểm lại một số thông tin quan trọng liên quan tới dự án và XTZ coin để anh em có thể tìm hiểu kĩ hơn, sau đó tự đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Sản phẩm
Tổng Cap của XTZ hơn 900 triệu đô cũng thể hiện phần nào những việc mà Tezos đã làm được.
Ở Tezos anh em sẽ thấy được một hệ sinh thái đang được xây dựng rất đầy đủ, hỗ trợ người dùng rất tốt
Ở đây mình chỉ liệt kê những phần chính.
Official Wallet đã hoàn thành, hỗ trợ nhiều hệ điều hành (MAC, Window, OS) khác nhau.
Block Explorers đã hoàn tất, cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và rõ ràng.
Về Community và Support Learning cũng làm tốt. Có từng Group riêng, Site riêng cho từng nhóm.
Roadmap
Đối với Tezos sẽ không có một Roadmap “Official” nào cả, nếu có cũng chỉ là của cá nhân hay một nhóm Dev nào đó đưa ra lộ trình cam kết cho những việc mà họ định phát triển trên nền tảng Tezos.
Tezos là một nền tảng phi tập trung nên bất cứ cá nhân hay nhóm Dev nào đó cũng có thể triển khai ý tưởng của mình trên nó. Còn việc có được áp dụng hay không còn tùy vào cộng đồng quyết định (Vote).
Tổng quan có một số tính năng đang được các nhóm cộng đồng Build trên Tezos:
Cơ chế đồng thuận: Tendermint, Avalanche
Bảo mật: zk-SNARKs
Khả năng mở rộng: Sharding
Layers 2 và một số ngôn ngữ hợp đồng thông minh mới.
Mainnet
Tezos đã Mainnet vào 17/09/2018.
03/2019, Tezos (XTZ) đã hoàn thành vòng Vote đầu tiên cho thủ tục thay đổi giao thức giao thức và được Publish lên Mainnet vào 29/05/2019, sau khi trải quá trình Test và chỉnh sửa của cộng đồng.
Bản Upgrade Protocol này chủ yếu tăng giới hạn Gas Limits và giảm giá trị 1 Roll xuống từ 10,000 XTZ xuống 8,000 XTZ.
Đối thủ cạnh tranh
Về cốt lõi Tezos là một Smart Contract Platform nên mình sẽ liệt kê một số cái tên lớn trong phân khúc này như: Ethereum, EOS, Carnado, NEO, Ontology...
Partner
Về cơ bản ai cũng có thể đóng góp cho Tezos thông qua việc Publish Code của mình lên GitLap. Nên, trong phần này mình sẽ chỉ trình bày về các đối tác hợp tác để xây dựng dự án trên Tezos chứ không phải các đối tác phát triển công nghệ cho Tezos.
Elevated Returns: Một công ty tài chính, tập trung vào Tokenized tài sản.
Brazilian Investment Bank: Ngân hàng đầu tư của Brazil.
Cả hai Partner này đều muốn Tokenized tài sản ngoài đời thực lên Blockchain của Tezos.
Token
XTZ có hai chức năng chính là Utility và quản trị mạng trong hệ sinh thái Tezos.
Dapps trên Tezos
Không tính các dự án ví và các dự án đang trong quá trình phát triển thì ở hiện tại Tezos không có Dapps chất lượng nào trên Tezos sau một năm Mainnet.
MANA phân tích để hold Decentraland (MANA coin) là một nền tảng thực tế ảo (Virtual Reality – VR) được hỗ trợ bởi Ethereum. Decentraland cho phép bạn tạo ra một nền kinh tế mới chỉ dựa trên các token để sở hữu đất đai trong thế giới được gọi là thực tế ảo. Bạn có thể tùy thích sáng tạo và xây dựng bất cứ thứ gì bạn muốn khi bạn sở hữu một mảnh đất ở đó. Ngoài ra, bạn có thể vào casino, tham dự hội thảo, xem nhạc nước, shopping cùng bạn bè, thăm quan khu nghỉ mát, lái xe mơ ước của bạn, bắt đầu kinh doanh và thậm chí còn nhiều hơn tất cả những điều bạn có thể tưởng tượng. Chỉ với một cái tai nghe thực tế ảo hoặc sử dụng trình duyệt web, bạn có thể tận hưởng thế giới ảo 360 độ.
Có thể nói Decentraland đã trải qua quá trình rất khó khăn để có thể chiếm được một vị thế to lớn như hiện tại. Qúa trình đó được chia thành 4 giai đoạn:
– Thời kỳ đồ đá
Được phát hành chính thức vào khoảng đầu năm 2015, Decentraland với nền tảng thực tế ảo tạo cơ hội cho người dùng có thể kiếm ra tiền thậm chí ngoài sức tưởng tượng. Tháng 6 cùng năm đó, Mana đã bắt đầu những bước đi đầu tiên bằng việc tạo thuật toán để chấp nhận Bitcoin (BTC).
– Thời kỳ đồ đồng
Tháng 3/2017, các mảnh đất tại nền tảng thực tế ảo Decentraland đã bước một bước tiến mới nhờ việc phác họa không gian 3D, dưới sự kết nối và hỗ trợ của công nghệ Blockchain.
– Thời kỳ đồ Sắt
Trong quý 4/2017, Token Mana với công nghệ ERC20 cho phép người dùng nhận được các bưu kiện của vùng đất LAND và tương tác với các vùng đất khác. Nhờ đó, việc thể tiếp thị mảnh đất theo ý muốn của người dùng trở nên vô cùng dễ dàng.
– Thời kỳ Silicon
Năm 2018, Decetraland đã tạo ra một bước ngoặt lớn suốt hành trình phát triển của nó. Thế giới ảo 3D cùng kính VR, luật vật lý được cộng hưởng, bổ sung vào Blockchain cho phép mọi sự giao tiếp đều hết sức đơn giản.
Cơ chế hoạt động Decentraland
MANA hoạt động dựa trên nền tảng là công nghệ Blockchain. Do đó, đồng coin này hoàn toàn chịu sự quyết định của người dùng. Người dùng nắm toàn quyền kiểm soát nội dung đất đai và tài sản mà họ sở hữu, đồng thời họ cũng có quyền giữ tất cả số tiền thu được từ giá trị mà họ tạo ra từ người dùng khác. Người dùng qua đó được phép hưởng lợi từ số tiền họ kiếm được thông qua việc bán đất của chính họ hoặc từ bất cứ doanh nghiệp nào họ đầu tư. Ngoài ra, nền tảng Decentraland còn hỗ trợ rất nhiều ứng dụng thú vị và bổ ích.
Một số ứng dụng nền tảng:
Bảo mật nội dung: toàn bộ nội dung bao gồm tất cả các thông tin giao dịch đều được bảo mật một cách chặt chẽ nhất.
Quảng cáo: Giống như hình thức quảng cáongoài đời thực, các quảng cáo tại đầy đều có thể đưa vào và chọn vị trí phù hợp để đặt quảng cáo.
Mạng xã hội liên kết: Nhờ có nền tảng này, mọi người sử dụng dịch vụ đều có thể trò chuyện một cách dễ dàng.
Tên dự án: Decentraland
Kí hiệu token: MANA
Tổng cung: 2,644,403,343 MANA
Số token đang lưu thông: 1,050,141,509 MANA
Đội ngũ phát triển dự án Decentraland là nhân tố thiết yếu quyết định sự phát triền của dự án. Có thể nói, họ là một trong những người có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực công nghệ thực tế ảo và Blockchain.
Những cái tên nổi bật trong đội ngũ phát triển dự án MANA:
Ari Meilich: Nhà sáng lập dự án Decentraland (MANA) từng học đại học Buenos Aires.
Esteban Ordano: Trưởng bộ phận kỹ thuật. Cùng với Arimeilich là những nhà sáng lập ra Streamium và Bitcore
Bên cạnh đó, không thể không kể đến đội ngũ cố vấn hùng hậu với những cái tên lớn đã có những vị thế nhất định trong lĩnh vực này bao gồm:
Xiaolai Li (Nhà sáng lập INBlockchain), Jake Brukhman (nhà sáng lập CoinFund), Luis Cuende (Quản lý dự án Aragon), Diego Doval, Giotto De Filipi…
Decentraland là nền tảng thực tế ảo phi tập trung (Decentralized Virtual Reality Platform) được phát triển trên Blockchain của Ethereum.
Decentraland (MANA) là gì?
Decentraland (mã: MANA) là đồng token của nền tảng thực tế ảo phi tập trung Decentraland.
Decentraland (MANA) được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Ethereum theo chuẩn ERC-20.
Bên cạnh MANA, Decentraland còn có thêm 1 asset có mã là LAND. LAND được phát triển theo chuẩn ERC-721 của Ethereum và LAND chỉ có thể mua được bằng MANA.
Decentraland có gì đặc biệt?
History
Đầu tiên phải kể đến các giai đoạn phát triển của Decentraland. Bởi vì, lấy ý tưởng là một thế giới thực tế ảo. Nên Decentraland cũng đã tạo ra 3 giai đoạn phát triển thế giới ấy giống như các mốc phát triển của thế giới thực.
3 giai đoạn đó bao gồm: Decentraland thời kỳ đồ đá, Thời kỳ đồ đồng và Thời kỳ đồ sắt.
Anh em đoán xem, sau thời kỳ đồ sắt sẽ đến thời kỳ gì?
Decentraland LAND
LAND là 1 Non-Fungible Token của Decentraland. Bất kỳ ai cũng có thể sở hữu LAND bằng cách mua nó và có quyền làm gì với miếng LAND đó là tuỳ nhu cầu của người dùng.
Nói đơn giản, LAND trong Decentraland như bất động sản ở ngoài đời thật vậy. Khác mỗi cái nó là tài sản trong thế giới thực tế ảo.
Mỗi LAND sẽ có địa chỉ toạ độ (x,y) và một khi đã sở hữu LAND thì đó có giá trị là mãi mãi trừ khi anh em bán nó đi.
Thông tin cơ bản về đồng Decentraland (MANA)
Ticker: MANA
Contract: 0x0f5d2fb29fb7d3cfee444a200298f468908cc942
Decimals: 18
Blockchain: Ethereum
Token Standard: ERC-20
Token type: Utility Token
Total Supply: 2,644,403,342 MANA
Circulating Supply: 1,327,372,145 MANA
Với tổng cung cố định như trên, MANA được đội ngũ phát triển Decentraland phân bổ như sau:
40% được bán ra ở vòng Crowdsale (a.k.a ICO).
20% do Decentraland Foundation nắm giữ.
20% thuộc về Team & Early Contributors.
20% ngân sách phát triển Community & Partners.
* Không có thông tin gì cụ thể về lịch trả token cho từng phần.
Decentraland quyết định bán 40% tổng cung ra thị trường vào tháng 08/2017 với giá bán tăng 5% sau mỗi ngày.
Sau 9 ngày bán token sale, Decentraland đã thu về ~25 triệu đô cho vòng Crowdsale.
Decentraland quyết định sử dụng Continuous Token Model cho token MANA của họ.
Cụ thể, MANA token sẽ có tỷ lệ lạm phát 8% trong năm đầu tiên phát hành và sau đó giảm dần theo thời gian.
MANA token được sử dụng để mua bán hàng hoá, dịch vụ trong Decentraland Genesis City.
Đồng thời, người dùng phải sử dụng MANA để mua LAND và số MANA đó sẽ được tự động đốt đi làm cho nguồn cung của MANA giảm xuống.
Hiện tại, Decentraland đã đốt được khoảng 161 triệu MANA.
Với việc chạy trên tiêu chuẩn ERC-20 của Ethereum, anh em có thể lưu trữ Decentraland (MANA) token trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này như:
Ví mềm: Mycrypto, Myetherwallet.
Ví cứng: imToken, Ledger Nano X, Trezor.
Tiện ích: Metamask.
Apps: Trust Wallet, Cobo Wallet, Atomic Wallet.
Ngoài ra, anh em còn có thể được lưu trữ MANA trên các sàn giao dịch đã hỗ trợ mua bán MANA token.
Đứng vị trí thứ 88 trên Coinmarketcap sau gần hai năm hình thành và phát triển. Hiện, Decentraland (MANA) đang được hỗ trợ giao dịch mua bán trên hơn 30 sàn lớn bé khác nhau.
Với tổng khối lượng giao dịch trong vòng 24 giờ qua đạt hơn 8 triệu đô, cho anh em thấy được khả năng thanh khoản của MANA đang khá tốt.
Trong đó, MANA được được mua bán giao dịch sôi động nhất trên sàn OKEx chiếm 72,81% trên tổng khối lượng giao dịch.
Tương lai của đồng Decentraland (MANA)
Nếu anh em chú ý thì MANA chỉ có 1 Incentives là thanh toán các dịch vụ, hàng hoá và LAND trong Decentraland.
Điều này, sẽ khiến MANA tăng giá khi và chỉ khi nhu cầu sử dụng và xu hướng sở hữu tài sản Crypto trở nên phổ biến.
Trong tương lai, có thể những Non-Fungible Token như MANA sẽ trở nên phổ biến hơn với nhiều người. Từ đó, nhu cầu xuất hiện cao hơn sẽ có ảnh hưởng đến giá của MANA.
Nên hiện tại, đầu tư vào MANA chỉ mang tính chất đầu cơ ngắn hạn là chủ yếu. Anh em nên chú ý điều này.
Dữ liệu phân tích được lấy từ tradingview, không khuyến cáo đầu tư. Nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ trước quyết định đầu tư của mình. Xin cảm ơn!
Những cổ phiếu nào có ETH trên sổ sách của họ trước The Merge?"Hợp nhất" được chờ đợi từ lâu của Ethereum dự kiến sẽ xảy ra vào khoảng ngày 15 tháng 9 và đang báo trước sự quan tâm mới cho nền tảng khi nó chuyển sang bằng chứng cổ phần từ bằng chứng công việc.
Hợp nhất được coi là nâng cấp quan trọng nhất trong lịch sử của Ethereum, dự kiến sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng của nền tảng xuống 99,95%.
Xem xét những lợi ích và rủi ro liên quan đến việc nâng cấp, rất nhiều nhà đầu tư tiền điện tử và cổ phiếu đang thận trọng chờ đợi việc triển khai nó.
Lợi ích và Rủi ro
Hợp nhất sẽ loại bỏ nhu cầu khai thác sử dụng nhiều năng lượng và thay vào đó đảm bảo mạng bằng cách sử dụng Ether, tiền tệ đặc trưng của nền tảng và là tài sản kỹ thuật số có giá trị thứ hai sau Bitcoin.
Quá trình này được cho là mở đường cho việc mở rộng quy mô nâng cấp và giúp giải quyết các vấn đề lớn nhất của Ethereum, đó là các khoản phí đáng kể cần thiết để sử dụng mạng.
Thật không may, cùng với những lợi ích là những nguy hiểm khi tiếp tục với The Merge.
Những gì Ethereum đang cố gắng là một quá trình phức tạp, đó có thể là lý do tại sao nó đã bị trì hoãn trong nhiều năm kể từ khi nó được công bố hơn tám năm trước. Nhà đầu tư mạo hiểm tiền điện tử Christopher Calicott cho biết "bất cứ khi nào bạn thực hiện thay đổi đối với một hệ thống phức tạp, nhất thiết phải phát sinh những hậu quả không mong muốn."
Chandler Guo, một cựu chiến binh trong ngành tiền điện tử, người dẫn đầu một nhóm phản đối The Merge lưu ý rằng "điều đó rất khó. Nó rất nguy hiểm." Theo một số chuyên gia tiền điện tử, sự thay đổi của quy mô này cũng có thể khiến Ethereum dễ bị tấn công hoặc các sự cố khác.
Lợi ích công cộng
Có 12 công ty đại chúng có Ethereum trên bảng cân đối kế toán của họ, nắm giữ tổng cộng 212.513 Ether.
Tuy nhiên, hầu hết các thực thể này không nằm trên các sàn giao dịch lớn dễ nhận biết. Các trường hợp ngoại lệ là Coinbase Global (NASDAQ: COIN), BTCS (NASDAQ: BTCS), Meitu (HKG: 1357), Galaxy Digital Holdings (TSE: GLXY) và Mogo (TSE: MOGO).
Bảy thực thể còn lại, có thể được tìm thấy trong các sàn giao dịch không kê đơn hoặc nhỏ hơn tập trung vào việc thúc đẩy các công ty kiểu thiên nga đen, bao gồm: Tài sản kỹ thuật số Neptune (CVE: NDA), Ether Capital (OTCMKTS: DTSRF), Công nghệ chuỗi khối HIVE ( CVE: HIVE), BIGG Digital Assets (CNSX: BIGG), Digihost Technology (CVE: DGHI), FRMO (OTCMKTS: FRMO) và Cypherpunk Holdings (CNSX: HODL).
Xem xét quy mô của The Merge, nó có thể tạo ra hoặc phá vỡ một số công ty vốn hóa nhỏ này, cũng như người dùng bán lẻ của một trong số Ethereum. Việc nâng cấp không thành công có thể khiến hàng nghìn ứng dụng tiền điện tử hoạt động bằng Ethereum bị ảnh hưởng, vốn xử lý chung hơn 50 tỷ đô la tiền của người dùng.
Bởi vì quá trình này được bao quanh bởi nhiều sự không chắc chắn, rất nhiều dự đoán về những gì sẽ xảy ra khi bắt đầu nâng cấp được bắt nguồn từ những suy đoán. Bất kể kết quả như thế nào, The Merge thu hút nhiều sự chú ý đến Ethereum và một số nhà giao dịch đang mong đợi việc nâng cấp sẽ thấy giá Ether tăng trong ngắn hạn lên từ 1.850 đô la đến 2.000 đô la, Blockworks báo cáo.
Ether đã vượt trội hơn bitcoin trong vài tuần qua do sự cường điệu xung quanh việc nâng cấp. Số thứ hai là tiền điện tử tăng khoảng 47% trong khoảng thời gian 50 ngày lên khoảng 1.500 đô la trên thị trường giao ngay, trong khi bitcoin vẫn tương đối ổn định, giao dịch gần 20.000 đô la.
Ai là nhân vật tiền điện tử có ảnh hưởng nhất?
Về lý thuyết, thị trường tiền điện tử phần lớn được phân cấp, có nghĩa là không có thực thể hoặc nhóm đơn lẻ nào kiểm soát nó. Tuy nhiên, có nhiều cá nhân và tổ chức trên thị trường có ảnh hưởng và người theo dõi đáng kể, những người mà họ có thể sử dụng để thao túng giá tiền điện tử. Một số người có ảnh hưởng đến tiền điện tử nổi bật nhất bao gồm:
Vitalik Buterin: Vitalik Buterin, đồng sáng lập Ethereum, có khả năng tác động đến giá tiền điện tử hàng ngày, đặc biệt là Ethereum. Ý kiến và tuyên bố của anh ấy về sự phát triển và tương lai của Ethereum và thị trường tiền điện tử rộng lớn hơn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà giao dịch và nhà đầu tư và do đó, ảnh hưởng đến nhu cầu và giá của Ethereum cũng như các loại tiền điện tử khác.
Ví dụ: vào ngày 17 tháng 6 năm 2021, Buterin đã tweet về phí giao dịch cao trên mạng Ethereum và nhu cầu về giải pháp mở rộng quy mô. Điều này đã gây xôn xao cộng đồng tiền điện tử và khiến giá Ethereum giảm xuống. Nhận xét của anh ấy phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng của người dùng Ethereum và nhà phát triển đối với các thách thức về khả năng mở rộng của mạng.
Elon Musk: Là CEO của Tesla và SpaceX và là một trong những cá nhân giàu có nhất thế giới, Elon Musk là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, những tuyên bố và hành động của ông liên quan đến tiền điện tử thu hút rất nhiều sự quan tâm và chú ý. Một ví dụ đáng chú ý về tác động của Elon Musk đối với thị trường tiền điện tử xảy ra vào ngày 8 tháng 2 năm 2021, khi anh ấy tweet: "Vừa mua một số Bitcoin", cùng với một biểu tượng cảm xúc trái tim tan vỡ. Dòng tweet này đã khiến giá Bitcoin tăng đột biến, với tiền điện tử tăng tới 20% trong vài giờ sau dòng tweet. Phản ứng của thị trường đối với dòng tweet của Musk cho thấy tầm ảnh hưởng của những nhân vật nổi tiếng đối với tâm lý của các nhà giao dịch và nhà đầu tư trên thị trường tiền điện tử.
Changpeng Zhao (CZ): Với tư cách là Giám đốc điều hành của một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất và có ảnh hưởng nhất, các ý kiến và hành động của CZ liên quan đến tiền điện tử thu hút rất nhiều sự quan tâm và chú ý. Anh ấy có một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, nơi anh ấy thường chia sẻ suy nghĩ của mình về thị trường tiền điện tử và tương lai của Binance. Ví dụ: vào ngày 7 tháng 5 năm 2021, CZ đã tweet về Dogecoin, bày tỏ sự ủng hộ đối với loại tiền điện tử lấy cảm hứng từ meme. Điều này khiến giá Dogecoin tăng đột biến, với tiền điện tử tăng tới 25% trong vài giờ sau khi tweet được gửi.
Jack Dorsey: Là cựu Giám đốc điều hành của Twitter và Giám đốc điều hành hiện tại của Square, các tuyên bố và hành động của Dorsey liên quan đến tiền điện tử tạo ra sự quan tâm và chú ý từ giới truyền thông và công chúng, đôi khi ảnh hưởng đến giá một số loại tiền điện tử nhất định. Chẳng hạn, vào năm 2021, Dorsey thông báo rằng anh ấy đã mua Bitcoin và là một người hâm mộ tiền điện tử, điều này dẫn đến phản ứng tích cực trên thị trường và giá Bitcoin tăng vọt. Ngoài ra, công ty Square của anh ấy đã đầu tư một số tiền đáng kể vào Bitcoin và hỗ trợ mua và bán Bitcoin thông qua Ứng dụng tiền mặt, giúp tăng khả năng hiển thị và chấp nhận tiền điện tử.
Michael Saylor: Saylor là Giám đốc điều hành của MicroStrategy, một công ty giao dịch công khai và đã trở thành một nhân vật nổi bật trong cộng đồng tiền điện tử do các khoản đầu tư của công ty ông và các tuyên bố công khai về chủ đề này. Một ví dụ về tác động của Saylor đối với thị trường tiền điện tử xảy ra vào tháng 8 năm 2021, khi anh phát biểu tại một hội nghị ảo về các khoản đầu tư của MicroStrategy vào Bitcoin. Trong bài phát biểu của mình, anh ấy đã ca ngợi Bitcoin là một "kho lưu trữ giá trị vượt trội" và khuyến khích các công ty khác đi theo sự dẫn dắt của MicroStrategy. Điều này đã nhận được sự chú ý rộng rãi trong cộng đồng tiền điện tử và giúp nâng cao niềm tin của nhà đầu tư vào Bitcoin. Là Giám đốc điều hành của một công ty giao dịch công khai với các khoản đầu tư đáng kể vào Bitcoin, các ý kiến và tuyên bố của Saylor có trọng lượng đáng kể và có thể tác động đáng kể đến tâm lý thị trường.
Đây chỉ là một vài ví dụ về những người có ảnh hưởng đến tiền điện tử phổ biến; còn nhiều cá nhân, tổ chức nữa
Đây chỉ là một vài ví dụ về những người có ảnh hưởng đến tiền điện tử phổ biến, còn rất nhiều cá nhân và tổ chức khác có lượng người theo dõi và ảnh hưởng đáng kể trên thị trường tiền điện tử. Điều quan trọng cần lưu ý là ý kiến và dự đoán của những người có ảnh hưởng này có thể không phải lúc nào cũng chính xác và không nên được sử dụng làm nguồn thông tin duy nhất khi đưa ra quyết định đầu tư.
Ngoài ra, cũng có những tổ chức lớn nắm giữ một lượng tiền điện tử đáng kể, chẳng hạn như quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ và nhóm khai thác có thể ảnh hưởng đến thị trường thông qua các hoạt động mua và bán của họ.
Điều quan trọng cần lưu ý là thị trường tiền điện tử có tính đầu cơ cao và phi tập trung, điều này khiến cho việc xác định ai là nhân vật thực sự kiểm soát thị trường trở nên khó khăn. Ngoài ra, thị trường tiền điện tử bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý thị trường, các quy định của chính phủ và việc áp dụng chung.
NULS phân tích để holdNuls là gì?
Nuls là một Blockchain nền tảng cho phép các dự án tạo và phát triển Blockchain riêng trên nền tảng của Nuls.
Nuls được thành lập bời công ty Nuls Community Foundation Pte.Ltd có trụ sở tại Singapore vào cuối năm 2017.
Nuls có gì nổi bật?
Module Repository
Nuls lưu trữ phần lớn các thành phần trong lĩnh vực Blockchain như thuật toán, cơ chế đồng thuận, Smart Contract, Multi-chain, Cross-chain… theo từng module.
Nuls đã thiết kế ra Chain Factory cho phép người dùng sử dụng Module Repository để xây dựng Blockchain riêng chỉ với 4 bước.
Cross-chain chắc hẳn không phải điều gì quá mới mẻ ở thời điểm hiện tại nữa. Đã có quá nhiều dự án đã và đang thực hiện giải pháp Cross-chain của riêng họ.
Với những chain nằm trong hệ sinh thái của Nuls có thể thực hiện Cross-chain với nhau qua lớp layer cơ bản.
Với những Blockchain khác, nằm ngoài hệ sinh thái như Bitcoin hay Ethereum thì phải chuyển tiếp sang Blockchain của Nuls thông qua lớp Protocol Transfer Layer.
Smart Contracts
Nuls đã phát hành Nuls Virtual Machine (NVM) riêng của mình thay vì sử dụng Ethereum Virtual Machine (EVM).
Điều này giúp cho Nuls kết nối cơ sở hạ tầng trong mạng lưới được tốt hơn.
Nuls Coin (NULS) là gì?
Nuls (ký hiệu: NULS) là đồng tiền điện tử của Blockchain nền tảng Nuls được phát hành ra thị trường thông qua hoạt động Airdrop.
Ban đầu, Nuls (NULS) được xây dựng và chạy trên nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20.
Nhưng vào ngày 11/07/2018, Nuls chính thức hoàn thành Mainnet. Từ đó đến nay, NULS đã chính thức chạy trên nền tảng Blockchain của họ.
Thông tin cơ bản về đồng Nuls (NULS)
Ticker: NULS
Blockchain: Nuls
Consensus: Proof of Credit (PoC)
Token type: Coin, Mineable
Avg.Block time: 6 seconds
Avg. Transaction Time: 2000 TPS
Token Standard: NRC-20 & NRC-721.
Total Supply: 104,479,878 NULS
Circulating Supply: 71,790,999 NULS
Max Supply: 300,000,000 NULS
Token Allocation
Với tổng cung ban đầu là 100 triệu token, NULS được đội ngũ phát triển chia ra các phần với tỷ lệ như sau:
40% được phát hành ra thị trường thông qua Airdrop cho cộng đồng.
20% là ngân sách phát triển dự án và sau khi Mainnet, Nuls sẽ mở khoá 5% mỗi tháng.
20% dùng để phát triển cộng đồng. Mỗi năm không dùng quá 4 triệu NULS.
20% dùng cho việc Partnerships và hỗ trợ các dự án có chất lượng cao chạy trên Nuls.
Tỷ lệ lạm phát của NULS là 5% mỗi năm cho đến 2020 tỷ lệ này sẽ giảm 0,22% mỗi tháng.
Chi tiết bảng lạm phát của Nuls anh em có thể xem ở đây.
Tỷ giá Nuls (NULS) hôm nay
Nuls (NULS) được dùng để làm gì?
Các hoạt động trong mạng lưới Blockchain của Nuls đều cần đến NULS. Dưới đây là một số mục đích sử dụng của NULS:
Transaction Fee
NULS được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới Blockchain của Nuls.
Miner Rewards
NULS được dùng làm phần thưởng cho các thợ đào (miners) giúp cho việc xác nhận giao dịch, cũng như tốc độ, tính bảo mật của mạng lưới được ổn định.
Ngoài ra, Nuls được dùng để thanh toán chi phí Chain-Building và Cross-Chain.
Đào Nuls (NULS) như thế nào?
Nuls (NULS) sử dụng thuật toán đồng thuận có tên là Proof of Credit (PoC) khá giống với Proof of Stake (PoS).
Vì thế, anh em không thể đào mà chỉ có thể staking NULS.
Anh em nào muốn staking NULS thì tìm hiểu thêm thông tin (tiếng anh) ở đây.
Ví lưu trữ Nuls (NULS) an toàn
Vì NULS đã chính thức chạy trên Mainnet riêng nên anh em chú ý TUYỆT ĐỐI KHÔNG lưu trữ NULS trên các ví Ethereum.
Hiện tại, anh em có thể lưu trữ NULS trên ví chính thức do đội ngũ phát triên Nuls phát hành có tên là Nuls Wallet.
Nuls Wallet chỉ mới hỗ trợ phiên bản Desktop: Linux | Microsoft | macOS và phiên bản Web.
Ngoài ra, anh em còn có thể lưu trữ NULS trên các ví được phát triển bởi các bên thứ 3 như Anybit hay BitKeep.
NULS còn có thể lưu trữ trên các sàn uy tín đã hỗ trợ giao dịch NULS như Binance, Huobi Global..
Tuy nhiên, anh em nào lưu trữ trong thời gian dài thì hạn chế sử dụng cách này tránh trường hợp sàn bị hack.
Đứng vị trí thứ 93 trên Coinmarketcap sau hơn 1 năm hoạt động và phát triển. NULS đang được hỗ trợ giao dịch trên nhiều sàn lớn nhỏ khác nhau.
Với tổng khối lượng giao dịch trong 24 giờ đạt 8,7 triệu đô thể hiện rằng NULS đang có khả năng thanh khoản ở mức tốt.
Trong đó, NULS đang được mua bán giao dịch sôi động nhất tại sàn Binance chiếm tỷ lệ 35,53% tổng khối lượng giao dịch.
Tương lai đồng Nuls (NULS)
Anh em cùng mình xem những gì Nuls đã và sẽ thực hiện. Qua đó đó, anh em cũng sẽ đánh giá được 1 phần nào tương lai của dự án này.
Dapps
Đã gần 1 năm kể từ ngày Mainnet phiên bản 1.0 được hoàn thành đến nay thông tin về số lượng dApps chạy trên nền tảng của họ vẫn là một con số bí ẩn.
Roadmap
Lộ trình phát triển của Nuls được chia làm 3 phrase gồm ICE - WATER và STEAM. Hiện tại, Nuls đang ở giai đoạn WATER.
Nuls sẽ nâng cấp Mainnet phiên bản 2.0 và hoàn thành Chain Factory. Đồng thời phát triển hệ sinh thái dApps trên nền tảng của Nuls.
Đối thủ cạnh tranh
Nuls đang phải đối mặt với các đối thủ lớn khác có thể kể đến như Ethereum, EOS, NEO, Lisk, Vechain Thor…
Partnership
Nuls có những đối tác lớn từ hỗ trợ build sản phẩm cho đến media. Một số đối tác lớn mà Nuls đang hợp tác gồm Bitmain, Blockgroup, Huobi Chat, Morpheus Labs, Ulysses Capital...
Dữ liệu phân tích được lấy từ tradingview, không khuyến cáo đầu tư. Nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ trước quyết định đầu tư của mình. Xin cảm ơn!
Phân Tích BITCOIN Ngày 09/11/2020 – Kịch Bản BullishBitcoin đã kiểm tra lại kháng cự cũ nay là hỗ trợ mới của kênh giá đúng tại quanh mốc 14k5, mốc giá mà Blog Đầu Tư ORG đã lưu ý vào tối ngày 07/11/2020. Liệu trong vài ngày tới, giá Bitcoin, Ethereum và các đồng top altcoins sẽ có những diễn biến như thế nào, mời các bạn theo dõi các ghi chú dưới đây.
Phân tích Bitcoin
Kênh giá hướng lên của Bitcoin đã được thị trường kiểm tra đáy-đỉnh kênh liên tục trong thời gian vừa qua sau đó breakout đi lên. Đồng thời, Bitcoin cũng đã kịp tạo một râu nến dài trên khung thời gian 12H để kiểm tra lại kênh giá này, chứng tỏ kênh giá này đã được thị trường chấp nhận. Về diễn biến BTC trong vài ngày tới, trên góc nhìn phân tích kỹ thuật, Blog Đầu Tư ORG cho rằng Bitcoin có khả năng cao sẽ tạo ra một cờ hiệu tăng giá Bull Flag sau đó tiếp diễn xu hướng tăng.
Trên khung thời gian 12H, điểm lưu ý đầu tiên là chỉ số RSI tiếp tục có xu hướng kiểm tra lại hỗ trợ mạnh được tạo bắt đầu từ tháng 9. Đây cũng là thời điểm Bull Momentum của phe Bò liên tục được duy trì và đẩy mạnh. Lưu ý này mang tính chất tương đối tuy nhiên, khi RSI có xu hướng kiểm tra lại hỗ trợ và giá có khả năng tạo ra được cờ hiệu tăng Bull Flag thì sóng đẩy tiếp theo sẽ diễn ra cũng rất mạnh mẽ.
Blog Đầu Tư ORG vẫn duy trì quan điểm không Short khung lớn trong thời điểm này dù cho có nhịp điều chỉnh. Các vị thế scalping short có thể được thiết lập dựa theo mẫu hình hai đỉnh nhưng nên đặt Stoploss và Take Profit theo khung thời gian 15P – 1H.
Mốc giá quan sát tiếp theo dành cho Bitcoin ở kịch bản này sẽ là 14k8 và 14k. Trường hợp lý tưởng dành cho phe Bò sẽ là BTC chỉ điều chỉnh tới 14k8 tại kháng cự cũ của kênh giá sau đó tiếp diễn xu hướng ngay, kịch bản này có thể khớp Bull Flag với Phân kỳ tăng giá khung thời gian 4H.
Phân Tích ETH
Về kịch bản của Ethereum lúc này khá giống với Bitcoin khi trên khung 12H, ETH và BTC có sự đồng thuận (điều này khác với giai đoạn điều chỉnh trước đó khi Blog Đầu Tư ORG đưa ra quan điểm sự mâu thuẫn của BTC với top altcoins. Thời điểm đó BTC đi rất kỳ lạ khi tạo kênh giá hướng lên trong khi đồng loạt top altcoins đi theo kênh giá hướng xuống).
Nếu Bitcoin đi theo kịch bản bull flag, ETH có lẽ sẽ điều chỉnh tới quanh mốc 440$ là mốc quan sát cũ, hoặc rút 1 râu nến 10$ sau đó đi sóng đẩy. ETH có thể được giao dịch lướt sóng trên khung 1H, và trên khung 4H các bạn có thể chờ vào lệnh Long/Buy dành cho ETH.
Kết luận cũ với Ethereum: Tìm các điểm short swing trong trung hạn (swing trade), và Long/Buy cho dài hạn (phù hợp position trade).
Phân Tích Bitcoin, và ETH Ngày 15/10/2020 – Phân Kỳ 4H Đang HìnhNhư vậy Bitcoin đã chỉ tiến tới được khu vực trên 11k7 với cây nến shooting star (mời các bạn theo dõi lại kịch bản ngày 13/10/2020) sau đó tạo thế giảm và đang duy trì trạng thái sideway biên độ hẹp. Về cơ bản, cả Bitcoin và Ethereum đều đang đi trong một kênh giá và chờ tín hiệu cho sóng trung hạn tiếp theo.
Riêng với Bitcoin: Như được đề cập trong các bài phân tích trước và đặc biệt bài phân tích về kịch bản swing short ngày 28/09/2020 và các lưu ý của kịch bản ngày 12/10/2020, chúng ta nên chờ đợi tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc phân kỳ. Ở khung thời gian 4H, Bitcoin đang dần hình thành cấu trúc của phân kỳ giảm giá. Nhịp đầu tiên của phân kỳ giảm giá (bearish divergence) đã được hình thành. Thông thường cấu trúc này sẽ đủ mạnh và giảm thiểu rủi ro nếu như Bitcoin bật lên thêm một nhịp nữa tạo đỉnh phân kỳ tiếp theo cao hơn đỉnh vừa mới tạo. Ở đỉnh tiếp này các bạn có thể cân nhắc tới râu nến tại 11,735$.
Các xác nhận phù hợp với kịch bản giá xuống như đã được ghi chú trong bài phân tích ngày 12/10/2020 như sau:
Trường hợp 1:
Cả BTC và ETH đều tạo ra tín hiệu phân kỳ giảm giá khung 4H, khu vực vào lệnh có thể chờ đợi xác nhận ở nhịp xuống thứ hai khi mẫu hình được xác nhận. Hoặc khi khung thời gian 15P bắt đầu tạo tín hiệu đảo chiều bởi các cặp đỉnh-đáy sau thấp hơn đỉnh-đáy trước.
Trường hợp 2:
Giá Bitcoin sẽ tạo mẫu hình phá vỡ giả trên khu vực giá 11k8. Các bạn lưu ý, với kịch bản này, Bitcoin sẽ có xu hướng kiểm tra lại các mốc kháng cự cao hơn ở phía trên sau đó điều chỉnh mạnh. Trên mốc giá 11k8, chúng ta đang có khu vực kháng cự dày đặc quanh 12k, 12k2. Tương tự với ETH, các mốc kháng cự dày đặc tại 400$ và 410$.
Ở hai kịch bản cũ đã được đề cập trên, khả năng cao kịch bản thứ nhất sẽ hợp lý hơn. Lý do là khi Bitcoin bắt đầu tạo cấu trúc phân kỳ, thì vô hình chung, Bitcoin cũng sẽ form tạo luôn mẫu hình Vai-Đầu-Vai với đầu là khu vực râu nến 11k7. Trong trường hợp này, các bạn không nên vào vị thế Long/Buy vì tỉ lệ RR (Risk/Reward) là thấp, kịch bản hợp lý hơn là chờ phản ứng giá tại khu vực kháng cự và kiểm tra mẫu hình để vào thiết lập lệnh.
Với đồng Ethereum: ETH đang tạo một kênh giá đi xuống ngắn hạn. Có thể ETH sẽ đi khác với Bitcoin trong ngắn hạn, tuy nhiên cả hai đồng top coins này đều sẽ có xu hướng kiểm tra lại đường MA200 khung thời gian 4H. Xác suất để ETH kiểm tra lại mốc giá 369$ là khá cao.
Lưu ý trên cũng đúng với các đồng top altcoins: LTC, BCH, XRP và EOS như được phân tích trong bài phân tích ngày 13/10/2020. Nếu như Bitcoin phá vỡ hỗ trợ mà không cần kiểm tra lại mẫu hình thì khả năng cao Bitcoin sẽ quay lại kiểm tra đáy râu nến 11k2.
Quy Tắc Cũ:
1. Khi vào lệnh, quan trọng nhất là chúng ta phải tìm được điểm vào lệnh hợp lý khi tìm được đâu là điểm stoploss (cắt lỗ) và take profit (chốt lời) cho tỉ lệ RR tốt, lý do vào lệnh là gì, áp dụng mẫu hình gì?
2. Kháng cự cũ trở thành hỗ trợ mới và ngược lại.
Các Lưu Ý Quan Trọng Giúp Tạo Các Thiết Lập lệnh:
1. Bitcoin đang dần hình thành phân kỳ giảm giá khung thời gian 4H. Cần tạo thêm nhịp đỉnh thứ hai.
2. Cả BTC và ETH đều chưa có dấu hiệu đảo chiều khung 1D.
3. Kịch bản swing short ngày 28/09/2020 nên được tham khảo lại.
4. Cả Bitcoin và Ethereum đều đang đi trong kênh giá.
5. Lưu ý về các đồng top altcoins, các đồng coins này sẽ có xu hướng chung với BTC và ETH là sẽ kiểm tra lại MA200 khung 4H.
6. Hạn chế mở vị thế Long/Buy lúc này, nên chờ tín hiệu để vào vị thế Short/Sell.
Các bạn chờ xem hành động giá ( price action ) phù hợp với phương án nào thì vào lệnh theo phương án tương ứng nhé. Mình thường lên kế hoạch giao dịch hàng ngày, và không cố đoán giá.
Hi vọng nhận được thêm các chia sẻ và góp ý của các bạn.
BTC Tăng mạnh lên 7.500 USD, ETH tăng gấp đôi tốc độ sản xuấtGiá bitcoin hôm nay bất ngờ tăng mạnh sau khi giảm xuống mức 6.800 USD. Công ty tư vấn và phát triển sản phẩm blockchain Akomba Labs vừa thực hiện thử nghiệm trên mạng Ethereum cho thấy họ có thể tăng tốc độ sản xuất block ít nhất gấp đôi.
Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 6h23 ở mức 7.514,14 USD, tăng 5,29% so với 24 giờ trước. Vào thời điểm 4h44 sáng nay, giá bitcoin giảm xuống mức thấp ở 6.851,62 USD, và từ đó tăng mạnh lên giá hiện tại.
Nhóm phát triển tăng tốc độ sản xuất block Ethereum gấp 2 lần
Công ty tư vấn và phát triển sản phẩm blockchain Akomba Labs vừa thực hiện thử nghiệm trên mạng Ethereum cho thấy họ có thể tăng tốc độ sản xuất block ít nhất gấp đôi.
CoinDesk đưa tin ngay 27/11, Akomba Labs hợp tác với startup blockchain BloXroute, chạy thử nghiệm 2 tuần mạng lưới phân tán blockchain của BloXroute trên mạng lưới Ethereum.
Thử nghiệm cho thấy tốc độ tạo block trung bình giảm đáng kể, từ 350 miligiây giảm xuống 172 miligiây khi có mạng lưới phân tán blockchain này của BloXroute.
WAX phân tích để holdWAX là gì?
WAX thuộc loại dự án Blockchain Platform.
Theo định nghĩa của team dev
WAX Protocol là giải pháp Blockchain phi tập trung vào việc chuyển và giao dịch tài sản, dịch vụ ảo.
Mục tiêu của họ là đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng, những người sử dụng nhiều nền tảng game.
WAX là viết tắt của Worldwide Asset eXchange - giao dịch tài sản toàn cầu.
Theo định nghĩa của Coin98
WAX là dự án Blockchain nền tảng. Họ mong muốn dùng công nghệ Blockchain của mình để tạo ra 1 marketplace P2P với quy mô toàn cầu.
Trên đó, cho phép trao đổi, giao dịch các tài sản, dịch vụ ảo trong game.
Vấn đề mà WAX đặt ra để giải quyết là gì?
Đội ngũ của WAX đưa ra các vấn đề liên quan tới ngành công nghiệp game hiện nay:
Mỗi năm, hơn 400 triệu game thủ mua hơn 50 tỉ đô la vật phẩm ảo trong game. Việc trao đổi, mua bán này khiến cho các gamer luôn phải đối mặt với các nguy cơ bị đánh cắp tài sản ảo (vật phẩm game) của họ. Và chính vấn đề này khiến ngành công nghiệp game đang bị hạn chế ở con số 50 tỉ USD.
Do việc không có 1 thị trường chung đủ tin tưởng như vậy, khi cho toàn bộ ngành công nghiệp trao đổi vật phẩm game bị phân mảnh.
WAX giải quyết vấn đề trên bằng cách nào?
Với các vấn đề kể trên, ý tưởng của đội ngũ dự án là tạo ra 1 kho lưu trữ tài sản ảo với quy mô toàn cầu. Ai ra vào bất cứ thời gian nào đều có thể trao đổi, giao dịch, mua bán các tài sản này.
Marketplace này cần được dựa trên công nghệ Blockchain phi tập trung để tạo sự tin tưởng và giảm các chi phí trung gian.
Cụ thể, WAX Protocol là sản phẩm của công ty OPSkins (nền tảng giao dịch các hàng hoá ảo trong game) giúp giải quyết các vấn đề trên.
Các dApp NFT chính là những đối tượng sử dụng trực tiếp trên marketplace mà WAX Platform đang xây dựng.
WAX Token là gì?
WAX là Native Token bên trong mạng lưới Blockchain WAX.
WAX thuộc loại Utility Token, nó được dùng để trả fee dịch vụ, mua bán, trao đổi trong WAX Platform. Token này cũng tham gia vào cơ chế đồng thuận DPoS.
Mình sẽ cùng anh em tìm hiểu sâu hơn về mục đích sử dụng của WAX Token ở các phần dưới.
WAX Token ban đầu được phát hành theo tiêu chuẩn ERC-20 trên Ethereum. Ở thời điểm thực hiện bài viết (21/07/2019), WAX đang diễn ra Mainnet và cho phép các token holders swap từ ERC-20 sang Native Token của họ.
Thời hạn swap là 30/08/2019. Những anh em nào đang hold đồng WAX này thì nên chú ý mốc thời gian trên.
Thông tin cơ bản về đồng WAX Token
WAX Token ERC-20
Ticker: WAX
Blockchain: Ethereum
Token Type: Utility Token
Token Standard: ERC-20
Smart Contract: 0x39Bb259F66E1C59d5ABEF88375979b4D20D98022
Decimal: 8
WAX Native Token
Ticker: WAX
Blockchain: WAX Blockchain
Token Type: Utility Token
Chain ID: 1064487b3cd1a897ce03ae5b6a865651747e2e152090f99c1d19d44e01aea5a4
Total Supply: 1,850,000,000 WAX
Circulating Supply: 942,821,662 WAX (~51% tổng cung)
WAX có gì nổi bật?
Trong phần này, mình sẽ cùng anh em tìm hiểu sâu hơn về các thành phần bên trong WAX Platform và hoạt động của các thành phần này. Gồm có: Users, Guilds, Transfer Agents và Contracts.
Trong đó:
Users
Là những người dùng cuối.
Trong hệ sinh thái này, họ có thể là các token holder, hoặc là chủ sở hữu của các loại tài sản số. Họ có thể listing, trao đổi, mua bán các loại tài sản số đó.
Guilds
Họ là những người confirm (xác nhận) các Nodes bên trong WAX Blockchain với cơ chế đồng thuận DPoS. Nhiệm vụ của họ là xác thực giao dịch và tạo blocks.
Tất nhiên những người này sẽ nhận được rewards cho những đóng góp của mình.
Hiện tại đang có 21 Guilds hoạt động bên trong mạng lưới của WAX Blockchain.
Cấu hình máy tối thiểu để trở thành Guilds: 128G RAM và tối thiểu 2 CPU core. Bộ nhớ lưu trữ ít nhất 200G
Transfer Agents
Họ là những người chịu trách nhiệm trong việc chuyển giao tài sản số giữa những người dùng.
Contracts
Là các hợp đồng thực thi bên trong WAX Platform.
WAX Blockchain cho phép migrate các dApp từ các nền tảng khác vào nền tảng Blockchain của WAX chỉ với vài thao tác đơn giản.
Ở giai đoạn này, WAX đang cho phép các developers chuyển các dApp trên nền EOS.
Anh em quan tâm có thể tham khảo trên homepage của dự án.
WAX Token được dùng để làm gì?
Trong hệ sinh thái của WAX mà OPSkins đang xây dựng, WAX Token có các mục đích sử dụng sau:
WAX Token được dùng làm currency để mua trực tiếp các vật phẩm ảo.
WAX Token được dùng để voting cho các Guilds.
WAX Token được dùng làm phí gas fee bên trong mạng lưới của WAX Blockchain.
Users cũng có thể dùng WAX Token để vote cho các proposal từ các Guilds. Cần tối thiểu 10 WAX Token mới có thể vote.
Các developers stake WAX Token để đủ điều kiện migrate dApp (EOS) của họ sang WAX Platform.
Các Token holders có thể hold WAX Tokens pledged và nhận lại WAX Token reward dựa trên lượng WAX của họ pledges.
WAX Token được dùng để trả thưởng cho các Guilds tham gia xác thực và tạo Blocks.
Phí giao dịch WAX Token
Hiện tại, WAX đang cho phép swap giữa ERC-20 Token và Native Token của họ. Nên, trên thị trường đang có 2 loại token WAX kể trên.
Ngoài phí giao dịch, phí rút nạp trên từng sàn thì anh em còn chịu thêm phí trx fee.
Transaction fees cũng được tính khi thực hiện chuyển Token trong mạng lưới Blockchain. Fee này được thu bởi Ethereum (ERC-20) hoặc WAX Blockchain tuỳ vào từng loại token.
Cách kiếm và sở hữu đồng WAX Token
Anh em có thể sở hữu WAX Token với các cách sau:
Mua trực tiếp trên các sàn giao dịch.
Trở thành các Guilds hoặc stakers để nhận được WAX Token rewards.
Đào WAX Token như thế nào?
Anh em không thể đào WAX Token bằng sức mạnh máy đào như đối với BTC, ETH.
Ví lưu trữ WAX Token
Như mình nhắc ở trên, WAX đang trong quá trình Mainnet và các token holders cần swap từ ERC-20 sang Native Token của họ.
Với WAX Token ERC-20, anh em có thể lưu trữ nó trên các loại ví:
Ví trên các sàn giao dịch đang cho giao dịch token này.
Ví mềm: MyEtherWallet, Metamask, TrustWallet...
Ví cứng: Trezor, Ledger Nano...
Với WAX Native Token, anh em có thể lưu trữ nó trên WAX Wallet tại đây.
Sàn giao dịch WAX Token
Hiện tại, WAX Token đang được giao dịch chủ yếu ở các sàn: Huobi, Upbit, Bittrex, KuCoin...
Tương lai của đồng WAX Token
Cùng nhắc lại về các thành phần bên trong WAX Platform và mục đích sử dụng của WAX Token.
Ta có các Users - những người dùng trực tiếp (mua bán tài sản ảo), Guilds - vote/stake WAX token để xử lý giao dịch, Transfer Agents - cung cấp dịch vụ trao đổi.
Như vậy nhu cầu sử dụng WAX Token bên trong WAX Platform tăng lên khi các thành phần kể trên tăng.
WAX đã cho phép swap token từ ngày 30/06/2019. Tức là WAX Native Token đã bắt đầu có thể sử dụng với đúng các mục đích của nó được thiết kế trong Whitepaper.
Trong tương lai, khi hệ sinh thái của WAX thu hút được user (những người trực tiếp sử dụng WAX Token để thanh toán) thì nhu cầu mua vào WAX sẽ tăng lên.
Anh em cũng chú ý tới nhu cầu bán ra WAX khi các Guilds, Token holders và từ chính WAX Platform.
Việc xác định được thời điểm, nhu cầu mua/bán WAX Token sẽ giúp anh em xác định được xu hướng giá của nó.
Dữ liệu phân tích được lấy từ tradingview, không khuyến cáo đầu tư. Nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ trước quyết định đầu tư của mình. Xin cảm ơn!
ETH sẽ tiếp tục bay caoLãi suất thấp, tiền tiếp tục được đẩy ra thị trường, lợi suất trái phiếu tăng,.. Tất cả đang đổ dồn vào các tài sản rủi ro và crypto là một kênh đầu tư mới nổi.
Cơ hội để kiếm được lợi nhuận từ thị trường này vẫn còn. Cá nhân tôi kì vọng ETH có thể đạt mức 5000$-8000$ trong năm nay.
Phân Tích Bitcoin Ngày 05/10/2020 – Phe Bò Hồi SứcKịch bản 4H của ngày 28/09 đã đạt đủ mục tiêu lợi nhuận 1 khi Bitcoin chạm mốc giá quanh 10k4. Tuy nhiên đây là 1 khu vực hỗ trợ khá mạnh và BTC hồi phục khá tốt. Cây nến 4H vừa đóng đã đóng nến trên MA200 khung 4. Và gần như khá chắc chắn cây nến 4H hiện tại cũng đóng nến trên MA200, điều này cho thấy lực của phe Bò Bull momentum đang được duy trì.
Trên khung 15P, BTC đã tạo ra các cặp đáy-đỉnh sau cao hơn đáy-đỉnh trước. Phương án hợp lý lúc này là lướt sóng Long/Buy cho BTC và cả top altcoins như Ethereum (ETH). Kịch bản lướt sóng này là trên khung thời gian 15P. Do đó biên lợi nhuận và điểm stoploss nên được cài đặt tương ứng.
Khung 1H cũng có thể tạo setup Long/Buy với điểm chốt lời tại 11k1, Blog Đầu Tư khuyên các bạn nên dùng trailing stop cho các setups này.
Kịch bản swing trade có thể chờ phản ứng giá tại các mốc quan sát sau nếu BTC chạm tới, cũng là các mốc quan sát đáng chú ý: 11k1, 11k4, 10k2 và 9k9.
Quy Tắc Cũ:
1. Khi vào lệnh, quan trọng nhất là chúng ta phải tìm được điểm vào lệnh hợp lý khi tìm được đâu là điểm stoploss (cắt lỗ) và take profit (chốt lời) cho tỉ lệ RR tốt, lý do vào lệnh là gì, áp dụng mẫu hình gì?
2. Kháng cự cũ trở thành hỗ trợ mới và ngược lại.
Các Lưu Ý Quan Trọng Giúp Tạo Các Thiết Lập lệnh:
1. Kịch bản short/sell ngày 28/09 đã đạt đủ TP1 và kịch bản short cần được đóng lại.
2. Khung 15P: BTC liên tục tạo các cặp đáy-đỉnh sau cao hơn đáy-đỉnh trước.
3. Lướt sóng: ưu tiên Long/Buy Bitcoin và Ethereum.
4. Mốc quan sát hiện tại của thị trường Bitcoin là 11,100$, 11,400$ và 10,200$ và 9,900$. Các lệnh swing trade nên chờ đợi phản ứng giá tại hai vùng này.
Các bạn chờ xem hành động giá ( price action ) phù hợp với phương án nào thì vào lệnh theo phương án tương ứng nhé. Mình thường lên kế hoạch giao dịch hàng ngày, và không cố đoán giá.
Hi vọng nhận được thêm các chia sẻ và góp ý của các bạn.
(24/9): Bất ngờ giảm mạnh, nhiều đồng tiền 'sụp đổ'Giá bitcoin hôm nay đột nhiên giảm giá mạnh, kéo theo sự sụp đổ của nhiều đồng tiền kĩ thuật số khác. Báo cáo còn cho thấy 94% giao dịch của những đồng tiền ổn định giá thuộc về USDT, trong đó giao dịch ảo của USDT chiếm đến tỉ lệ 67,3% trên 40 sàn giao dịch hàng đầu.
Giá bitcoin hôm nay đột nhiên giảm giá mạnh, kéo theo sự sụp đổ của nhiều đồng tiền kĩ thuật số khác.
Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 6h25 ở mức 9.693,47 USD, giảm 350 USD, tương đương 3,34% so với mức giá 10.043,63 USD của 24 giờ trước.
Giá bitcoin thấp nhất ghi nhận được trong ngày ở mức 9.630,70 USD.
Trên thị trường, hàng loạt các đồng tiền giảm khi chỉ còn 17 đồng tiền trong nhóm 100 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường có giá cao hơn 24 giờ trước. Trong đó Bitcapvendor là đồng tiền tăng mạnh nhất 24 giờ qua với tỉ lệ tăng 21,53%.
Trong top 10, chỉ duy nhất tether giữ được giá trị trong một ngày các đồng tiền khác giảm đến 7%.
Ethereum giảm 3,8% trong 24 giờ, còn 202,40 USD.
Ripple giảm còn 0,2703 USD sau khi mất 2,81% trong ngày.
Bitcoin cash cũng giảm 4,13% trong 24 giờ qua, xuống 295,13 USD.
Litecoin giảm mạnh nhất trong top 10 hôm nay, mất 7,29% còn 67,24 USD. Litecoin vẫn giữ thanh khoản cao thứ 2 trong nhóm này, với tỉ lệ 75%.
Tether tăng nhẹ 0,2%, vẫn giữ giá 1,00 USD.
Eos giảm 2,42% trong 24 giờ qua, xuống 3,73 USD.
Binance coin tiếp tục giảm mạnh 4,5% mất mốc 20 USD, chỉ còn 19,51 USD.
Bitcoin SV giảm 2,78% so với 24 giờ trước, còn 116,02 USD.
Stellar chính là đồng tiền giảm mạnh nhất trong ngày của top 10, mất 7,28% còn 0,0634 USD.
Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận được vào thời điểm 6h37 ở mức 256,53 tỉ USD, giảm 8,8 tỉ USD so với giá trị 265,33 tỉ USD của 24 giờ trước.
Khối lượng giao dịch tăng 10,41% so với ngày 23/9, lên mức 55,38 tỉ USD trong 24 giờ qua.
Giao dịch ảo trên các sàn giao dịch
Một nghiên cứu mới đây của BTI Research cho thấy, những sàn giao dịch như Kraken, Poloniex, Coinbase và Upbit chính là những sàn giao dịch sạch nhất về khối lượng giao dịch. Báo cáo cũng cho thấy OKEx và Bibox có tỉ lệ giao dịch ảo cao nhất trong top 40 sàn giao dịch tiền kĩ thuật số.
Báo cáo về giao dịch ảo của những đồng tiền cho biết: Bitcoin có giao dịch ảo gần 50% so với 75% của Ethereum. Ripple cũng có giao dịch ảo ở 55%, và Litecoin ở 74% và phần lớn đến từ Bibox và Huobi.
Báo cáo còn cho thấy 94% giao dịch của những đồng tiền ổn định giá thuộc về USDT, trong đó giao dịch ảo của USDT chiếm đến tỉ lệ 67,3% trên 40 sàn giao dịch hàng đầu.
Sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai ở Đức mở giao dịch bitcoin
Sàn giao dịch Boerse Stuttgart, sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai tại Đức, vừa mở giao dịch tiền kĩ thuật số được quản lí.
Giao dịch bắt đầu hôm nay trên Sàn giao dịch Kĩ thuật số Boerse Stuttgart (BSDEX), sàn giao dịch được quản lí theo Luật Ngân hàng Đức. Vào thời điểm này, sàn chỉ giao dịch 1 cặp duy nhất bitcoin – euro (BTC-EUR).
Theo CEO Dr Dirk Sturz của sàn này, "Thị trường tiền kĩ thuật số trị giá hàng tỉ, và nhiều đồng tiền kĩ thậut số hơn sẽ mở rộng nền tảng của blockchain".
IBM sẵn sàng hợp tác cùng Facebook
Đó là những lời của một nhà điều hành IBM trong việc phát triển công nghệ blockchain. Ông cho rằng việc phát triển hệ sinh thái blockchain là "một trò chơi đồng đội".
"Những khách hàng của chúng tôi sẵn sàng làm việc với (Facebook) và chúng tôi sẵn sàng làm việc với tất cả mọi người để kết nối chúng lại", theo ông Jason Kelly, giám đốc mảng blockchain của IBM, trả lời phỏng vấn của CNBC.
NVIDIA - Sập sàn !!?NVIDIA là một tập đoàn đa quốc gia, chuyên về phát triển bộ xử lý đồ họa (GPU) và công nghệ chipset cho các máy trạm, máy tính cá nhân, và các thiết bị di động. Và còn là nhà cung cấp chính của các mạch tích hợp (ICS) như là đơn vị xử lý đồ họa (GPU) và chipset đồ họa được sử dụng trong thẻ, và bàn giao tiếp trò chơi video và bo mạch chủ của máy tính cá nhân.
Cùng chung với cảnh ngộ của thị trường chứng khoán Mỹ cổ phiếu hãng sản xuất chip Nvidia có lúc hạ đến 19% hôm 15.11 (giờ Mỹ), sau khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 3/2018 vốn kết thúc hôm 28.10.
NVIDIA là một phần của "Trâu đào" crypto currency:
Chắc chắn chúng ta ai cũng đều biết rằng, NVIDIA chuyên cung cấp các card đồ họa cho các "Máy đào" Bitcoin, Ethereum. Vào cuối năm 2017, cổ phiếu NVIDIA tăng rất mạnh do thị trường crypto currency bùng nổ, tạo ra được doanh thu và lợi nhuận cực khủng. Nhưng vào năm nay các sản phẩm khai thác tiền mã hóa của Nvidia giảm mạnh trong quý, và xu hướng này tiếp tục kéo dài qua quý 3/2018. Việc dùng GPU để đào tiền mã hóa ngày càng ít lời hơn, theo phân tích mới đây do Susquehanna thực hiện. Để đào tiền mã hóa, máy tính phải cạnh tranh giải quyết nhiều bài toán phức tạp nhằm đổi lấy một lượng bitcoin hay ethereum cụ thể. Song trong bối cảnh giá cả tiền mã hóa lao dốc thảm, phân khúc doanh thu này của Nvidia cũng lao dốc.
"Một lượng cổ phiếu NVIDIA khủng sắp được bán"
Đã có một số thông tin cụ thể, sắp tới vào đầu năm 2019 tập đoàn Nhật Bản SoftBank Group sẽ bán cổ phần trong hãng NVIDIA trong khi cổ phiếu này đang lao dốc cực mạnh. Theo Bloomberg, SoftBank có thể kiếm lời 3 tỉ USD từ đợt bán cổ phiếu này. Hiện tập đoàn chưa ra quyết định cuối cùng.
Giá cổ phiếu giảm mạnh khiến SoftBank nghiêng về việc bán bớt cổ phần Nvidia. Cổ phiếu Nvidia giảm khoảng 2% xuống còn 149 USD buổi chiều 11.12 (giờ Mỹ), khiến doanh nghiệp có giá trị thị trường khoảng 90,9 tỉ USD. Giữa phiên giao dịch 12.12, cổ phiếu Nvidia có giá 152,13 USD.
Rất nhiều thông tin, dữ liệu cho thấy rằng NVIDIA sắp có một đợt giảm giá cực mạnh nữa, từ việc dự kiến "xả" cổ phiếu NVIDIA từ SoftBank và chính NVIDiA công bố triển vọng kinh doanh quý 4/2018 dưới kỳ vọng bởi mảng game yếu kém và thị trường tiền mã hóa lao dốc. Chính những tay tài phiệt ở Phố Wall cũng phải thừa nhận rằng quan điểm tăng với cổ phiếu NVIDIA của họ là hoàn toàn sai.
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG:
Những ngày vừa qua NVIDIA lao dốc rất mạnh chạm phải vùng hỗ trợ 139.31 - 126.56 được hình thành vào giữa năm 2017 và hiện đang tích lũy gần vùng này. NVIDIA hiện đang duy trì rất tốt từ tháng 9 năm nay.
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG:
NVIDIA sẽ tích lũy tại vùng hỗ trợ 139.31 - 125.56 một thời gian sau đó phá vỡ qua vùng này và đi xuống nếu như có tin tức xấu cho NVIDIA.
Ý TƯỞNG GIAO DỊCH:
Các nhà đầu tư nên vào lệnh BUY ngắn hạn ở gần mức giá 139.31 và chốt lời an toàn ở mức giá 175.97. Các nhà đầu tư có thể vào vào lệnh Bán ra khi giá lên mức 175.97 và chốt lời an toàn khi giá nằm gần vùng 139.31. Hãy sử dụng hành động giá để có cơ hội vào lệnh tốt nhất.
Tổng Quan Thị Trường & Phân Tích Giá Bitcoin Ngắn Hạn (5/1) Phân Tích Kỹ Thuật BTC
Khung H1 giá đã quay về entry Long hôm qua là 16770 và đã phản ứng tốt ở vùng này. Chiến lược hôm nay vẫn sẽ tiếp tục Long vùng này. Dự kiến giá sẽ tiếp tục tăng lên vùng 17000. Tuy nhiên về chiến lược Short dài hạn sẽ bắt đầu từ vùng 17300 - 17500.
📈Long
Entry: 16770
Stoploss: 16550
Target: 17050 - 17320
📉Short
Entry: 17300 - 17500
Stoploss: 17800
Target: 16000
Tổng Quan Thị Trường
Lần nâng cấp tiếp theo của Ethereum có thể sẽ diễn ra vào tháng 3 năm 2023 khi bản nâng cấp “Shanghai” sẽ cho phép rút ETH đã stake và Máy ảo Ethereum (EVM) - hệ thống xử lý của Ethereum cho phép các hợp đồng thông minh tương tác với các nút - cũng sẽ được nâng cấp.
Trong khi Lido, giao thức stake thanh khoản, hiện đã trở thành thực thể TVL (Tổng giá trị bị khóa) hàng đầu, những người nắm giữ Ethereum vẫn do dự khi stake ETH của họ mà không rõ khi nào họ có thể rút ETH, trong trường hợp họ muốn. Đây là điều mà bản nâng cấp “Shanghai'' sẽ giải quyết.
Hiện chỉ có 14% Ethereum được stake, đây là mức cực kỳ thấp so với các giao thức leyer 1 khác có tỷ lệ stake là 58%. Do đó, rất có khả năng sẽ có thêm ETH được stake sau tháng 3 và điều này có thể gây áp lực tăng giá ETH.
Một điều thú vị nữa cần lưu ý là lợi suất stake ETH là +3,9% mỗi năm, ngay cả sau khi điều chỉnh lạm phát của nguồn cung mạng dự kiến. Chuỗi BNB với lợi suất điều chỉnh lạm phát +7,9% và Polkadot với +7,2% là những điểm nổi bật.
Lido, với token LDO gốc của nó, có thể sẽ được hưởng lợi một cách không tương xứng từ việc tăng tỷ lệ stake ETH vì giao thức sẽ cắt giảm 10% phần thưởng stake ETH được chuyển vào kho bạc của Lido. Người dùng không phải tự stake, họ có thể “thuê ngoài” stake cho Lido.
Mức đột phá +27% sẽ đưa Ethereum trở lại khoảng 1.600 trong khi mức tăng +39% có thể khiến giá Ethereum đạt 1.750. Đầu tuần này, FomoTrade đã chỉ ra cách tỷ lệ Ethereum / Bitcoin dường như bắt đầu tăng cao hơn và cách bảo hiểm rủi ro dài hạn cho Ethereum bằng cách bán khống Bitcoin có thể lại là một giao dịch “chiến thắng” vào năm 2023.
Ngoài ra, quan điểm của FomoTrade rằng sự biến động sẽ giảm đáng kể trong năm nay đang diễn ra nhưng ở mức ~63% vol ngụ ý cho ngày 31 tháng 3 năm 2023 với giá thực hiện 1.200, các nhà đầu tư vẫn có thể tạo ra lợi nhuận gần +9,8% trong giai đoạn này.
Do đó, có khả năng cao là chúng ta có thể chứng kiến một đợt tăng giá khác trong đợt nâng cấp “Shanghai” dự kiến vào tháng 3.
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY (28/10) - CÓ LẼ LÀ BULL TRAP ???Dù rất nỗ lực nhưng đà đi lên của Bitcoin đã bị chặn lại khiến giá tiền ảo hàng đầu chưa thể vượt qua mức 21.000 USD. Theo dữ liệu của CoinMarketCap, giá Bitcoin trong 24 giờ qua đã có thời điểm vọt qua ngưỡng 21.000 USD, nhưng mức giá này không giữ được lâu. Bitcoin (BTC) tiến sát khu vực $ 20.000 vào ngày 27/10, với việc thị trường cho thấy tín hiệu suy yếu sau khi thiết lập mức cao nhất trong 6 tuần.
Chỉ số Dow Jones tăng điểm vào ngày thứ Năm (27/10) sau khi dữ liệu mới cho thấy tăng trưởng GDP tại Mỹ quý 3 mạnh hơn dự báo, điều này ám chỉ lạm phát đang suy yếu, qua đó khích lệ nhà đầu tư mua những cổ phiếu liên quan đến tình hình nền kinh tế.
Dữ liệu từ TradingView cho thấy BTC/USD đã đánh mất mốc $ 20.500 sau khoảng thời gian đi ngang trên khu vực này, thiết lập đáy cục bộ tại $ 20.160.
Phân tích biểu đồ BTC/USD hàng tuần, FomoTrade đã đánh dấu vùng ngay dưới $ 21.500 là khu vực quan trọng mà Bitcoin cần phải giành lại để có thể tiếp tục duy trì xu hướng tăng.
Với việc đà tăng của Bitcoin dần suy yếu, thị trường altcoin cũng cho thấy sự điều chỉnh nhẹ.
Toncoin (TON) là dự án có đà giảm mạnh nhất trong top 100, khi bốc hơi hơn 14% trong ngày. Tuy nhiên trên khung thời gian hàng tuần, dự án này vẫn cho thấy khoản lợi nhuận hơn 20%. EthereumPoW (ETHW), Aptos (APT), Quant (QNT), Chiliz (CHZ), Cardano (ADA)… ghi nhận khoản lỗ từ 5-9% trong 24 giờ qua.
Tuy nhiên, vẫn có một số altcoin có hoạt động nổi bật trong ngày, bất chấp đà điều chỉnh của BTC. Điển hình là Klaytn (KLAY) khi dự án này bật tăng đến hơn 18% trong hôm qua, nâng tổng mức tăng trưởng hàng tuần của KLAY lên gần 90%.
DYDX - Con hàng đáng để chờ đợiHi anh em,
Ngó một vòng alts của thị trường Crypto, JT thấy việc vẽ sóng Elliott cho phần lớn trong đó khá bất khả thi do độ phức tạp của sóng trong thị trường nổi tiếng với sự biến động lớn này. Tuy vậy, DYDX lại là một trong số hiếm hoi có cấu trúc sóng rõ ràng.
Theo JT thì nó đang chạy những bước sóng cuối cùng của mô hình sóng tam giác vuông thuộc sóng Y của sóng chỉnh 2 trong xu hướng lớn. Điều kiện để mô hình này đi đúng bây giờ là những dấu hiệu đuối sức của giá quanh vùng 2.3x và một cú xả lớn dẫn tới vỡ cạnh dưới của mô hình tam giác. JT dự đoán giá có thể tìm về quanh vùng 1.29 - đó sẽ là lúc JT vào hàng mạnh cho em nó. Cắt lỗ thì khá rõ ràng, chúng ta sẽ cắt nếu vỡ đáy 1.01 - mức giá thấp nhất của DYDX.
Về phân tích cơ bản mà nói thì DYDX trước đây đi theo hướng build protocol cho trading future cho onchain nhưng hiện tại nó cũng đã chuyển hướng trở thành 1 layer2 của Ethereum. Đây rõ ràng là bước đi khá hợp thời đại và cũng giúp bản thân DYDX có nhiều use case mới trong tương lai.
Anh chị em tham khảo nhé. Chúc may mắn!
ETH/USD: điều chỉnh tăng có thể kết thúcXu hướng hiện nay
Trong tuần này, tỷ giá ETH/USD tiếp tục tăng và hiện đã được nâng lên vùng 3235.00, tương ứng với mức đỉnh 4 tuần trở lại đây.
Các chuyên gia chưa thống nhất quan điểm về động lực của xu hướng tăng giá hiện nay, nhưng nhiều người trong số họ tin rằng, nguyên do là sự nhiệt tình của các nhà đầu tư trong bối cảnh có công bố số liệu thị trường lao động tháng 1 từ Mỹ. Các số liệu này tốt hơn đáng kể so với đánh giá sơ bộ, và đã khẳng định sự bền vững chung của nền kinh tế Mỹ trước các hậu quả của đại dịch gây ra do biến chủng "omicron". Do đó, sự quan tâm của các thành viên giao dịch tới các tài sản rủi ro đã gia tăng, bao gồm cả tiền số.
Đối với ETH, về lâu dài chúng tiếp tục được hỗ trợ bởi kỳ vọng về sự hợp nhất của mạng lưới Ethereum và Ethereum 2.0 và việc chuyển đổi sang thuật toán Proof-of-Stake (PoS). Mạng lưới hoạt động chính vẫn đang gặp sự cố nghiêm trọng do phí cao và băng thông hạn chế, mà các chuyên gia chưa thể giải quyết được. Gần đây, người sáng lập Ethereum là Vitalik Buterin và giám đốc phát triển Tim Beiko đã đề xuất một phương án cải tiến mới - sử dụng các giao dịch với một lượng lớn dữ liệu nhị phân (“blob-carrying transactions”). Đây được coi là biện pháp tạm thời, cho tới khi mạng Ethereum 2.0 hoạt động được toàn diện. Việc ra mắt tính năng mới có thể diễn ra sau đợt hard fork tiếp theo.
Các mức hỗ trợ và kháng cự
Về mặt kỹ thuật, tỷ giá ETH/USD đang kiểm thử mức 3125.00 (Murrey ), sự củng cố trên mức này sẽ mang tới triển vọng tăng giá lên tận 3750.00 (Murrey ). Mức chủ chốt đối với "phe Gấu" được xem là 3000.00 (điều chỉnh Fibo 38,2%), sự đột phá qua đây sẽ mang tới triển vọng giảm giá xuống 2700.00 (đường giữa của dải Bollinger) và 2500.00 (Murrey , điều chỉnh Fibo 50.0%). Các chỉ báo kỹ thuật chưa cho tín hiệu chính xác: histogram MACD chuẩn bị chuyển sang vùng dương và hình thành tín hiệu cho mua vào, còn chỉ báo Stochastic chuẩn bị rời vùng quá mua và hình thành tín hiệu cho bán ra. Nhìn chung, dù có điều chỉnh tăng, tiềm năng của xu hướng giảm hiện vẫn chưa kết thúc.
Các mức kháng cự: 3125.00, 3437.50, 3750.00.
Các mức hỗ trợ: 3000.00, 2700.00, 2500.00.
SANDUSDT tạo lợi nhuận 174% trong vòng 8 ngày!!Sandbox là nền tảng thực tế ảo phi tập trung (Decentralized Virtual Reality Platform) được phát triển trên Blockchain của Ethereum.
Theo chỉ báo, H4 Sandusdt lúc 7:00 ngày 25/10 bắt đầu sáng lên tín hiệu thị trường tăng.
(Future carrera bật đèn xanh trên nền xanh + giá mở cửa nằm phía trên Future Carrera)
Nếu tham khảo vào thị trường thì lợi nhuận hiện tại đạt mức 174.80% (chỉ trong 8 ngày)
Chúc các bạn có một ngày vui vẻ~~