Áp lực nhiều nhưng xu hướng chưa rõVĩ mô kinh tế
21:00 Tối ngày hôm qua giờ Việt nam, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) công bố chỉ số PMI dịch vụ của họ đã tăng lên 54,5 vào tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 và tăng từ mức 52,7 vào tháng 7. Chỉ số trên 50 cho thấy sự tăng trưởng trong ngành dịch vụ, chiếm hơn 2/3 nền kinh tế.
Dữ liệu công bố tuần trước cho thấy lạm phát theo thước đo ưa thích của Fed, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), đã tăng 3,3% trong tháng 7 so với một năm trước đó, giảm từ mức đỉnh 7% vào mùa hè năm ngoái. Báo cáo của Bộ Lao động hôm thứ Sáu cho thấy mức tăng việc làm hàng tháng đạt trung bình khoảng 150.000 trong ba tháng qua, giảm mạnh so với mức 238.000 trong ba tháng tính đến tháng Năm. Chỉ số PMI sản xuất của ISM đã giảm trong tháng 8 trong tháng thứ 10 liên tiếp. Những dấu hiệu hạ nhiệt đó đã giúp củng cố kỳ vọng rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách tại cuộc họp vào cuối tháng này và thực tế có thể thực hiện được bằng việc tăng lãi suất hoàn toàn.
Nhưng, dữ liệu tối ngày hôm qua như 1 cái tát cho thị trường khi các nhà hoạch định chính sách của Fed coi lĩnh vực dịch vụ là chìa khóa để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2% của họ và báo cáo tối qua từ ISM không củng cố được quan điểm rằng bất kỳ sự chậm lại nào đang diễn ra và điều này đang thúc đẩy tâm lý FED sẽ giữ lãi suất cao lâu hơn hoặc thâm chí có khả năng tăng thêm lãi suất ở FOMC tháng 11 khi mà dữ liệu CME Fed watch cho thấy thêm khoảng 2% thị trường đặt cược việc 25bps tiếp theo sẽ được bổ sung vào lãi suất hiện tại.
Điều này đang là một hỗ trợ cơ bản cho dollar và minh chứng của nó chính là việc ngay sau khi dữ liệu được công bố, chỉ số sức mạnh của dollar đã đạt ngưỡng 105 trong ngắn hạn, kéo theo sự gia tăng của lợi suất trái phiếu mỹ kì hạn 2 năm và 10 năm và điều này gây áp lực cho vàng giảm tới khu vực hỗ trợ quan trọng 1914usd/oz.
Công cụ IGCS
Thước đo IGCS cho thấy số lượng nhà giao dịch nhỏ lẻ là những người mua ròng vàng tiếp tục tăng lên 2% đạt mốc 73%. Vì hầu hết họ cho rằng nó vẫn có xu hướng tăng cao hơn, nhưng thực tế điều này gợi ý rằng giá có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới. Điều này đến từ mức độ thay đổi “net short” lần lượt giảm 9% và 23% so với ngày hôm qua và tuần trước. Với ý nghĩ đó, sự kết hợp tỉ lệ những người mua vàng và những thay đổi gần đây tạo ra xu hướng giao dịch trái ngược là giá sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn. Chỉ khi nào tỉ lệ daily-weekly change cho Longs giảm xuống và short tăng lên thì vàng mới có xu hướng tăng giá trở lại
Phân tích kĩ thuật
Như đã nói ở những xuất bản trước, việc vàng giảm giá là điều tất yếu khi nó đi vào kênh giảm giá sau khi lưỡng lự ở vùng ranh giới xu hướng (a) và kênh giảm giá (c) và sự thực đã chứng minh điều đó. Tính từ vị trí vàng đi vào đến tới điểm vàng chạm hỗ trợ xung quanh 1914usd/oz nó đã giảm hơn 20usd. Cũng cần phải lưu ý rằng 1914usd/oz là một mốc hỗ trỡ quan trong, đánh mất mốc này vàng sẽ có cơ hội giảm giá nhiều hơn tới xung quanh 1899-1907usd/oz.
Việc vàng giữ được mốc 1914 sẽ có cơ hội tăng giá trở lại kiểm tra các vùng kháng cự kĩ thuật phía trên nhưng để điều này xảy ra, cần có dữ liệu vĩ mô thúc đẩy được giá vàng hoặc gây áp lực đối với đồng dollar. Dữ liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp sẽ được công bố vào tối nay sẽ phù hợp để kích hoạt sự tăng giá hoặc giảm giá mạnh mẽ diễn ra.
Nhìn chung, xu hướng hiện tại của vàng chưa rõ rang và nó cần có thêm dữ liệu để định hướng. Ngay kể cả mô hình kĩ thuật từ chỉ báo Ichimoku trên các khung thời gian D và H4 cũng cho thấy sự không đồng nhất xu hướng và điều này cũng là lời nhắc rằng những vị thế mở ngắn sẽ thích hợp trong thời điểm hiện tại.
Dưới đây là một số lưu ý về những khu vực kháng cự và hỗ trợ kĩ thuật tiềm năng:
- Kháng cự: 1922~1925; 1932~1935 usd/oz
- Hỗ trợ: 1914; 1907; 1899 usd/oz
Cuối cùng, chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả, hạnh phúc, giao dịch thành công và đừng quên rằng mọi phân tích, dự báo này đều là ý tưởng cá nhân và tôi không chịu trách nhiệm với những rủi ro từ vị thế mở của bạn đọc