BTC tín hiệu gọi anh emXin chào anh em bạn hữu ngày 29/4. Hôm nay tại hạ xin tiếp tục đưa ra nhận định về BTC/USD (khung nến NGÀY)
Trước hết, cùng nhìn lại tuần vừa rồi. Đầu tiên xin chúc mừng quý nhà đầu tư đã mạo hiểm đợt tui phân tích biểu đồ BTC trước đó trên khung nến 4h, giá đã không vượt qua đường beta (7501) nên đã vọt lên khoảng 7835 lúc 10h20 ngày 29/4 đúng như tui bốc phét trên biểu đồ.
Hôm nay tại hạ tiếp tục đưa ra dự đoán cho BTC tuần mới trên khung nến NGÀY. Việc tuần trước giá BTC đã xuyên m,ạnh qua vùng hỗ trợ A1 bằng 1 nến thân dài mạnh mẽ báo hiệu cho 1 chu kì lặp của nguyên lý hàm số bậc 3 trên biểu đồ nhưng không mạnh, áp lực tăng đang diễn ra nhưng để khẳng định hơn nguyên lý này có xảy ra nữa hay không cần 1 lần xác nhận (quay đầu của BTC về test lại vùng hỗ trợ A1. Việc tết lại vùng hỗ trợ này có giá trị quyết định tới việc dài hạn BTC có tăng tiếp hay không). Nếu việc test lại vùng hỗ trợ A1 xảy ra (không xuyên qua vùng hỗ trợ A1 và đi xuống) thì BTC sẽ có đà tăng giá mới. Vì vậy với thời điểm hiện tại quý nhà đầu tư cần
1. Với những nhà đầu tư đã mua trước đó ở ngưỡng 6800 (lần phân tích thứ 1 của tại hạ) hoăc ngưỡng 7501 (lần phân tích thứ 2 của tại hạ) thì hiện tại đang có lời vậy nên để tránh rủi ro thì KHUYÊN các nhà đầu tư cân nhắc việc chốt lời và canh BUY ở đoạn vùng hỗ trợ A1 (nếu BTC không xuống quá vùng hỗ trợ A1) HOẶC canh BUY đoạn kháng cự H1 (8000)
2. Với nhà đầu tư đang lưỡng lự có nên mua vào hay không ? Thì tại hạ cho rằng việc mua vào giai đoạn này khá rủi ro nên quý nhà đầu tư muốn mua mới thì cần ĐỢI BTC vượt qua đường kháng cự H1 hoặc lúc BTC test lại vùng hỗ trợ A1.
Trên đây là nhận định thị trường mang tính cá nhân bốc phét nên nhà đầu tư nào mua/bán thì cần tham khảo kĩ các nhận định khác. Chúc quý nhà đầu tư may mắn.
Nếu có thắc mắc hoặc để lại ý kiến cá nhân phía dưới
Mẫu Biểu đồ
Các mô hình đảo chiều tăng giá & áp dụng trong xu hướng tăngChào các bạn,
Hôm nay, Kênh Trading xin gửi tới quý anh chị bài hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các mẫu hình & tín hiệu đảo chiều tăng giá trong một xu hướng tăng để tìm được điểm vào lệnh tốt nhất trước một cú tăng giá tiếp theo. Bố cục bài viết chia làm 3 phần:
Phần 1: Xác định xu hướng
Phần 2: Các mô hình đảo chiều tăng giá
Phần 3: Hướng dẫn kết hợp xu hướng & mẫu hình đảo chiều tăng giá
Để có được xác suất thắng cao thì bước đầu tiên trong khi phân tích biểu đồ chart là xác định xu hướng. Mọi người có thể xác định theo các khung giờ khác nhau và dựa vào các chỉ báo MA, EMA, SMA. Dưới đây là 2 cách chính mình hay sử dụng:
Cách 1: Xác định được mô hình đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước theo lý thuyết DOW
Cách 2: Xác định dựa vào 3 đỉnh chỉ báo: SMA 200, EMA12, EMA26
Khi nào đường SMA 200 nằm dưới EMA26 & nằm dưới EMA12 thì nó xác nhận một xu hướng tăng
Các mô hình đảo chiều tăng giá phổ biến
1. Nhấn chìm tăng giá (Bullish Engulfing)
Mô hình nhấn chìm tăng là cụm nến bao gồm 1 nến giảm, tiếp theo là một nến tăng nhấn chìm toàn bộ thân nến trước đó & tín hiệu tin tưởng nhất là cột volume mua phải lớn hơn cột volume bán trước đó.
2. Sao buổi sáng (Morning Star)
Mô hình sao buổi sáng là cụm nến bao gồm 1 nến giảm, 1 nến doji, nến búa hoặc căng bằng mua bán ở giữa, sau đó là một nến tăng ít nhất 50% so với thân nến giảm trước đó. Cột nến tăng càng mạnh thì tín hiệu này càng tin tưởng để xem xét vào lệnh mua theo.
3. Đáy tháp (Bottom Tower)
Mô hình đáy tháp là một cụm nến bao gồm 1 nến giảm trung bình hoặc mạnh, một loạt các nến câng bằng mua bán ở giữa, sau đó là một nến tăng ít nhất 50% so với nến giảm trước đó.
4. Doji Chuồn Chuồn (Dragonfly Doji)
Doji chuồn chuồn là nến có điểm đóng và mở cửa sát nhau, bóng nến dài và hướng xuống dưới.
5. Nến búa đảo chiều (Hammer & Inverted Hammer)
Nến búa đảo chiều là nến có điểm đóng cửa và mở cửa gần nhau, bóng nến phía trên ngắn & bóng nến phía dưới dài.
Hướng dẫn kết hợp xu hướng & mẫu hình đảo chiều tăng giá
Khi giao dịch lướt sóng ở khung ngắn chúng ta cần xác định rõ xu hướng chính là gì?
Ví dụ: bạn lướt sóng khung M15 thì bạn xác định xu hướng M15 là gì? Sau đó tham khảo thêm khung H1. Nếu vẫn là xu hướng tăng thì chúng ta sẽ chờ các tín hiệu đảo chiều tăng giá ngắn hạn M15 để vào lệnh theo.
Khi kết hợp tín hiệu đảo chiều tăng giá trong một xu hướng tăng thì xác suất thành công của mô hình sẽ tăng cao.
Ví dụ trong thực tế
Mình sẽ viết thêm về các tín hiệu đảo chiều giảm giá trong một xu hướng giảm để mọi người tham khảo trong các bài viết sau
Cặp AUD/USD dài hạn có xu hướng tăng. Canh buyXin chào các bạn hữu gần xa. Theo ngu kiến của tại hạ thì cặp AUD/USD có xu hướng tăng trong dài hạn (khung nến dùng phân tích là khung nến tuần). Nên các ae bạn hữu có thể canh Buy dài hạn hoặc canh SELL ngắn/trung hạn vì hiện tại cũng có thấy xu hướng hiệu chỉnh giảm nhẹ ở khung nến tuần.
Bản tin này mang quan điểm cá nhân, các bằng hữu muốn trade nên ngâm cứu kĩ thị trường và tự chịu trách nhiệm với mọi ý kiến của mình. Mọi ý kiến đóng góp, trao đổi xin vui lòng để lại phía dưới. Xin cảm ơn!
CHIẾN LƯỢC LƯỚT SÓNG FOREX VỚI CHỈ BÁO GIAO ĐỘNG STOCHASTIC Chiến lược Scalping Forex với Stochastic Oscillator có thể cung cấp cho bạn nhiều cơ hội giao dịch mỗi ngày.
Mỗi lệnh, bạn hướng tới lợi nhuận 10 pip. Hãy thử các cài đặt khác nhau và tìm cài đặt phù hợp nhất với bạn.
Thiết lập biểu đồ:
Chỉ báo: Fisher và Stochastic oscillator với các thiết lập mặc định.
Biểu đồ: 1 phút
Phiên giao dịch: Anh và Mỹ
Cặp tiền tệ: cặp tiền tệ thấp như EURUSD và GBPUSD AUDUSD, v.v.
Biểu đồ bên dưới minh họa cho hệ thống scalping forex hoạt động này:
Có 5 tín hiệu mua phù hợp chỉ trong 2 giờ trong phiên giao dịch ngoại hối châu Á
3 giao dịch đã đóng với tổng cộng 30 pip lợi nhuận
2 giao dịch vẫn mở cho đến khi đạt được mục tiêu lợi nhuận hoặc cắt lỗ.
Quy tắc đặt lệnh MUA (BUY):
1. Chỉ báo Fisher phải có một thanh màu xanh lá cây.
2. Chỉ báo stochastic đạt đến mốc 20 trở lên và hướng đi lên.
3. Vào lệnh mua nếu có đủ hai điều kiện trên.
4. Chặn lỗ: dưới đáy gần nhất hoặc 10 pip (tùy điều kiện nào đến trước).
5. Mục tiêu lợi nhuận: 10 pip
Quy tắc đặt lệnh BÁN (SELL):
1. Chỉ báo Fisher phải có thanh màu đỏ.
2. Chỉ báo stochastic đạt đến mức 80 trở xuống và hướng đi xuống.
3. Vào lệnh bán nếu hai điều kiện trên được đáp ứng.
4. Chặn lỗ: dưới đỉnh gần nhất hoặc 10 pip (tùy điều kiện nào đến trước).
5. Mục tiêu lợi nhuận: 10 pip
Chiến lược sử dụng 4 khung thời gianSử dụng 4 khung thời gian là H1, M30, M15 và M5 để giao dịch. Lệnh chỉ được đặt trong 10 phút cuối cùng của mỗi tiếng đồng hồ giao dịch, nếu có tín hiệu. Tức là nếu trade lúc 7g sáng thì anh em sẽ canh vào lệnh tầm 7g50. Trade 8g sáng thì vào lệnh tầm 8g50
Cách thức giao dịch là ví dụ chúng ta xem trên 3 khung thời gian lớn nhất (giả sử chọn bộ H1, M30, M15, M5 thì 3 khung lớn nhất là H1, M30, M15) xem nến trên 3 khung này có cùng 1 màu không. Nếu cùng màu => đang cùng thuận 1 xu hướng nào đó. Lúc này, tại khung thời gian nhỏ nhất, anh em sẽ đặt lệnh thuận theo màu nến của 3 khung trước.
Chỉ đánh 10 phút, sau 10 chuyển sang khung h khác nếu cùng xu hướng thì theo dõi để tối ưu lợi nhuận, ngược xu hướng thì exit
Chi tiết giao dịch
Entry:
- Lựa chọn bộ khung H1, M30, M15, M5
- Quan sát 3 khung H1, M30, M15 xem có cùng màu hay không. Nếu cùng màu thì đang cùng thuận 1 xu hướng nào đó
- Vào lệnh cùng hướng tại khung M5 nếu 3 khung lớn cùng màu
Exit:
- Thỏa các điều kiện của TP or SL
- Quan sát cây nến H1 sau 10 phút, nếu đổi chiều thì exit
- Khi có biến động mạnh (tin tức, sự cố bất ngờ), SL or TP nhanh chóng
SL:
- Đặt SL bên dưới cây nến H1 ngưa trường hợp chạy giật
- Quan sát cây nến H1 sau 10 phút, nếu đổi chiều thì SL
TP:
- Theo tỷ lệ 1:2 trở lên
- Quan sát cây nến H1 sau 10 phút, nếu đổi chiều thì TP nhanh liền cho dù lời hay lỗ
Trailing Stop: di chuyển SL về điểm hòa vốn khi lợi nhuận trên 10 pip
Khi tin ra: Canh đặt buy/sell Stop
Chiến lược 2 đường MA + Stoch + RSI thần thánhBuy:
Vào lệnh: Vào lệnh mua khi đường SMA(5) cắt lên đường SMA(10), Stoch (14,3,3) cho thấy động lượng tăng nhưng không được chạm vào vùng quá mua (Ngưỡng 80), RSI (9) > 50
Chốt lời: Chốt lời cho lệnh mua khi đường SMA(5) cắt xuống đường SMA(10), Stoch (14,3,3) cho thấy động lượng giảm nhưng không được chạm vào vùng quá bán (Ngưỡng 20), RSI (9) > 50
Sell:
Vào lệnh: Vào lệnh bán khi đường SMA(5) cắt xuống đường SMA(10), Stoch (14,3,3) cho thấy động lượng giảm nhưng không được chạm vào vùng quá bán (Ngưỡng 20), RSI (9) < 50
Chốt lời: Chốt lời cho lệnh bán khi đường SMA(5) cắt lên đường SMA(10), Stoch (14,3,3) cho thấy động lượng tăng nhưng không được chạm vào vùng quá mua (Ngưỡng 80), RSI (9) > 50
CHIẾN LƯỢC SCALPING FOREX ĐƠN GIẢN SỬ DỤNG CHỈ BÁO EMA200 VÀ Đây là một chiến lược Scalping Forex đơn giản Sử dụng chỉ báo EMA200 và Stochastic để cùng giao dịch mua hoặc bán.
Thiết lập biểu đồ:
• Biểu đồ: 5 phút
• Cặp tiền tệ: EURSUD, GBPUSD, USDJPY, USDCHF, AUDUSD
• Chỉ báo: EMA200 và Stochastic với các thiết lập mặc định
TÌM KIẾM XU HƯỚNG THEO ĐƯỜNG EMA200
• Mục đích duy nhất của đường ema200 là tìm ra xu hướng.
• Nếu giá vượt quá EMA200 thì đó là xu hướng tăng, do đó bạn chỉ cần tìm kiếm cơ hội mua.
• Nếu giá thấp hơn EMA200 thì thị trường đang trong xu hướng giảm nên chỉ tìm kiếm cơ hội bán.
MỤC ĐÍCH CỦA CHỈ BÁO STOCHASTIC
• Chỉ báo stochastic là một chỉ báo dao động và nó cho bạn biết nếu thị trường quá bán hoặc quá mua và nó là tín hiệu để mua hoặc bán của bạn.
• Bạn chỉ bán khi xu hướng giảm và đường stochastic đã vượt quá 80 và bắt đầu có nến giảm kết thúc.
• Bạn chỉ mua khi xu hướng tăng và đường stochastic đã đi xuống dưới mức 20 và đang bắt đầu có nến tăng kết thúc.
Quy tắc đặt lệnh MUA (BUY):
1. Giá phải đi trên ema200
2. Đường stochastic đã xuống dưới mức 20.
3. Vào lệnh mua.
4. Chặn lỗ: 15-20 pip.
5. Mục tiêu lợi nhuận: 20 đến 30 pip.
Quy tắc đặt lệnh BÁN (SELL):
1. Giá phải đi dưới ema200
2. Đường stochastic đã vượt quá mức 80.
3. Vào lệnh bán.
4. Chặn lỗ: 15-20 pip.
5. Mục tiêu lợi nhuận: 20 đến 30 pip.
THỊ TRƯỜNG ĐI NGANG LÀ TRỞ NGẠI LỚN
Đây là một chiến lược scalping giao dịch theo xu hướng. Do đó, nếu có một thị trường đi ngang, bạn sẽ có quá nhiều tín hiệu giao dịch sai và có thể bị chạm chặn lỗ quá nhiều.
Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn hãy tránh giao dịch khi ema200 đi ngang. Ngoài ra, phiên London và New York thường có biến động và khối lượng giao dịch lớn, nên đây là phiên tốt nhất để giao dịch. Tránh giao dịch trong phiên Châu Á
CHIẾN LƯỢC SCALPING 20 PIPS FOREX VỚI CHỈ BÁO LINEAR WEIGHTEDChiến lược Scalping 20 Pips Forex với Linear Weighted Moving Average thực sự
thích hợp cho người mới bắt đầu và khi thị trường đang ở trong một xu hướng nó
sẽ hoạt động rất tốt.
Bạn chỉ cần hai đường Moving Average là: đường linear weighted moving average
144 và đường smoothed moving average 5 kỳ.
Quyết định mua hoặc bán một cặp tiền tệ phụ thuộc hoàn toàn vào sự giao nhau
của hai đường Moving Average này.
Cách thiết lập biểu đồ
• Chỉ báo yêu cầu:
- Linear weighted moving average được áp dụng để đóng, chu kỳ 144.
- Smoothed moving average được áp dụng để đóng, chu kỳ 5
• Biểu đồ: 5 phút
• Phiên giao dịch: Anh và Mỹ
• Cặp tiền tệ: EURSUD, GBPUSD, USDJPY, AUDUSD
Quy tắc đặt lệnh MUA (BUY):
1. Mua khi SMA 5 cắt đường LWMA 144 theo hướng tăng lên.
2. Chặn lỗ: dưới đáy gần nhất hoặc 2-3 pip, tùy điều kiện nào đến trước.
3. Mục tiêu lợi nhuận: 20 pip. Và đường SMA 5 cắt đường LWMA 144 theo hướng giảm. => Tùy điều kiện nào tới trước
Quy tắc đặt lệnh BÁN (SELL):
Làm ngược lại quy tắc mua khi đặt lệnh bán:
1. Mua khi SMA 5 cắt đường LWMA 144 theo hướng giảm.
2. Chặn lỗ: dưới đỉnh gần nhất hoặc 2-3 pip, tùy điều kiện nào đến trước.
3. Mục tiêu lợi nhuận: 20 pip. Và đường SMA 5 cắt đường LWMA 144 theo hướng tăng. => Tùy điều kiện nào tới trước
NẾN HAMMER (PINBAR, BÚA...) LÀ 01 CHIẾN THUẬT GIAO DỊCH MẠNH MẼNẾN HAMMER ( anh chị em nhà mình hay gọi là Nến Búa ) nó xuất hiện rất nhiều trong biểu đồ nến
* Nến búa là chiến thuật mạnh mẽ nhất mà mình trade
* Nếu nó xuất hiện ở đỉnh xu hướng nó có khả năng đảo chiều giảm giá và nằm ở đáy xu hướng thì ngược lại tăng giá.
* Nến Búa là chiến thuật mạnh mẽ nhưng bạn không thể giao dịch nó 01 mình bởi vì không phải nến búa nào xuất hiện cũng đảo chiều.
* Nếu bạn muốn giao dịch Nến Búa bạn phải kết hợp nó với hỗ trợ, kháng cự, MA, fibo...để thêm yếu tố hợp lưu tăng xác suất thắng.
* Điều sau cùng mình khuyên các bạn: không cần nhớ hết tên của Nến mà tập trung vào tâm lý đám đông phía sau hình thành nên Nến Hammer mới là điều cốt lõi, nó áp dụng cho tất cả các mẫu nến khác nữa nhé.
DOJI RẤT THÚ VỊ*** DOJI ?
- Bạn có bao giờ tự hỏi Doji nó là gì và tại sao nó lại xuất hiện trên thị trường rất nhiều ?
- DOJI là một trong những tín hiệu nến giao dịch mạnh mẽ nhất. Nếu nó nằm ở đỉnh xu hướng hay vùng kháng cự nó có khả năng đảo chiều giảm giá và ngược lại khi ở đáy xu hướng hay vùng hỗ trợ nó có khả năng tăng giá.
- DOJI khi xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc giảm nó báo hiệu khả năng tiếp tục xu hướng và đây là điểm để bạn vào lệnh theo xu hướng.
- DOJI cho thấy tâm lý đám đông phía sau nó đang do dự chưa biết nên buy hay sell. Điều bạn nên quan tâm là tín hiệu doji nào đáng để giao dịch.
- DOJI nó rất thú vị phải không nào ?
Chờ BUY khi EURUSD điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.11111. Phân tích xu hướng biểu đồ W1
Trên khung W1, EURUSD đang đi trong mô hình nêm giảm.
Giá chạm trendline dưới và ngay lập tức phản ứng tăng tạo thành 1 nến Doji, đóng nến Doji nằm trên hỗ trợ 1.1111.
Tuần vừa rồi là nến W1 tăng đẹp, tạo thành mô hình nến đảo chiều tăng Morning Star ngay tại vùng hỗ trợ 1.1111
Đây là tín hiệu BUY cực kỳ đẹp cho các tuần sau.
2. Phân tích xu hướng biểu đồ D1
Có thể thấy trên khung D1, EURUSD có nhịp tăng mạnh vượt hẳn qua vùng cản 1.1111.
Chúng ta sẽ chờ BUY khi giá test lại vùng hỗ trợ này.
Quan sát H4 để tìm điểm vào chính xác hơn.
3. Phân tích điểm vào biểu đồ H4
Trên H4 có thể quan sát rõ ràng EURUSD đang giảm điều chỉnh sau 1 nhịp tăng rất mạnh.
Chờ BUY tại vùng Fibonacci Retracement 50-61.8 của nhịp tăng, đây cũng chính là vùng hỗ trợ đánh dấu trên biểu đồ.
Nếu giá không về đến vùng này, thì cần xem xét BUY khi giá vượt qua trendline giảm (nét đứt màu đỏ).
Khái niệm và tổng quan thị trường chứng khoánTỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN
1. Định nghĩa
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:
• Huy động vốn cho nền kinh tế
• Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
• Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
• Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
• Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
a. Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.
• Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.
• Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.
b. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
c. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
• Công ty chứng khoán
• Quỹ đầu tư chứng khoán
• Các trung gian tài chính
d. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
• Cơ quan quản lý Nhà nước
• Sở giao dịch chứng khoán
• Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
• Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
• Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
• Các tổ chức tài trợ chứng khoán
• Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...
3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
• Nguyên tắc công khai
• Nguyên tắc trung gian
• Nguyên tắc đấu giá
4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:
a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
• Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoán được mua bán lần đầu tiên trên thị trường.Trên thị trường sơ cấp chỉ diễn ra các giao dịch giữa công ty phát hành và các nhà đầu tư mà không có sự trao đổi mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư với nhau. Số tiền mua được từ việc bán chứng khoán sẽ được công ty phát hành đưa vào sản xuất kinh doanh.
• Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
b. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành: Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và Thị trường phi tập trung (thị trường OTC).
• Thị trường giao dịch tập trung: là một địa điểm xác định mà tại đó chứng khoán được tiến hành trao đổi, mua – bán. Hiện tại chỉ có các loại chứng khoán được niêm yết tại TTGDCK TP. HCM mới được giao dịch
• Thị trường phi tập trung (thị trường OTC): là thị trường mua bán chứng khoán dựa trên sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư, thị trường này không có địa điểm giao dịch chính thức như thị trường tập trung. Các chứng khoán chưa niêm yết trên TTGDCK sẽ được trao đổi, mua – bán trên thị trường phi tập trung.
c. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
• Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
• Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
• Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.
Phân loại cổ đông: Cổ đông thiểu số, nhóm cổ đông, CĐSL, CĐLTrong 1 công ty cổ phần luôn có nhiều loại cổ đông.
Cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổ đông thiểu số, nhóm cổ đông.
Trong đó:
1) Cổ đông sáng lập theo khoản 2 điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2014
Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
2 Cổ đông lớn Tại khoản 9 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 quy định,
cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.
*3) Cổ đông thiểu số: được coi là những ông chủ thấp cổ bé họng. Người sở hữu ít vốn – cổ đông nhỏ.
Hiện nay, về mặt pháp luật thực định, chúng ta chưa có một định nghĩa về CĐTS hay các đặc điểm về CĐTS, cũng đúng thôi vì trên TT tài chính người ta chỉ quan tâm đến cá mập. Nhỏ lẻ không ai care là lẽ dĩ nhiên
Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, chúng ta có thể tiếp cận định nghĩa này trong mối quan hệ với định nghĩa về “cổ đông lớn”. Như vậy, khi đưa ra khái niệm CĐTS cần phải dựa vào đồng thời hai tiêu chí là: (i) Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty và (ii) Khả năng tham gia vào quá trình quản lý, kiểm soát công ty của cổ đông. (quay mặt). `
Tóm lại, khái niệm cổ đông thiểu số được hiểu một cách tương đối như sau: Cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần và không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty.
*Và tất nhiên, để bảo vệ quyền lợi của số đông nhỏ lẻ, chúng ta có thể gom những cổ đông nhỏ lại để trở thành 1 nhóm cổ đông. Từ đó sẽ có tiếng nói lớn hơn. Vì vậy, Chúng ta có khái niệm NHÓM CỔ ĐÔNG.
4)Nhóm cổ đông
Giống như CĐTS Cho đến nay, vẫn chưa có một quy định nào của pháp luật đưa ra định nghĩa về nhóm cổ đông, tuy nhiên từ các quy định của pháp luật, (khoản 2, Điều 114 LDN 2014). có thể hiểu rằng “Nhóm cổ đông là tập hợp các cổ đông thiểu số sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”
Các đợt Sell-off trong quá khứ1> Dow Jones Index: 1929 (-89%)
+ Mẫu hình: Three Inverted Buddha
+ Thời gian hình thành mẫu hình: 15 tháng
2> Amazon: 1999 (-95%)
+ Mẫu hình: Three Inverted Buddha
+ Thời gian hình thành mẫu hình: 15 tháng
3> Nasdaq: 2000 (-78%)
+ Mẫu hình: Three Inverted Buddha
+ Thời gian hình thành mẫu hình: 9 tháng
4> Bitcoin: 2014 (-86%)
+ Mẫu hình: Three River Bottom
+ Thời gian hình thành mẫu hình: 9 tháng
5> Bitcoin: 2018 ???
+ Mẫu hình: ???
+ Thời gian hình thành mẫu hình: Theo thời gian, dữ liệu thay đổi, mọi thứ thay đổi, nhưng con người sẽ mãi không thay đổi, dự kiến mất ít nhất 9 tháng để hình thành mẫu hình
BITCOIN - Mô hình giả lập so sánh - Chúc mừng năm mới 2019Chào cộng đồng Việt Nam, năm mới chúc mọi người và gia đình hạnh phúc, chúc các nhà đầu tư năm nay hoàn vốn và kiếm thêm về nhiều $ hơn năm trước <3
Đây là bài phân tích đầu năm nho nhỏ thú vị để mọi người xem xét giải trí đầu năm.
Good luck !
Mọi ý kiến phản hồi có thể trao đổi qua phần thảo luận ở dưới.
LTCUSD- Mẫu hình RSI Bearish Divergence PatternLTCUSD- Cập nhật - mẫu hình RSI Bearish Divergence Pattern
Support: 27.39
Lý thuyết về mẫu hình: Giá tạo đỉnh sau cao hơn một chút cho so với đỉnh trước. NHƯNG RSI tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Bulls mất momentum.
=> tín hiệu đầu tiên về đảo chiều xu hướng ngắn hạn.