Phá vỡ giả - False Break trong Bob Volman Price Action Phá vỡ giả là thứ mà không 1 nhà giao dịch phá vỡ nào muốn gặp phải trong các thiết lập của mình. Tuy nhiên bằng cách nhận diện các đặc điểm thường gặp cũng như hiểu các bối cảnh thị trường, ta có thể dễ dàng loại bỏ các cú phá vỡ chất lượng kém và tăng xác suất bắt được những cú phá vỡ tốt.
Phá vỡ chỉ có 3 dạng: phá vỡ giả (false break); phá vỡ mồi (tease break) và phá vỡ thực (proper break). Trong đó phá vỡ giả có chất lượng kém nhất, và phá vỡ thực có chất lượng cao nhất. Mục tiêu của ta là loại bỏ những cú phá vỡ giả và phá vỡ mồi, chỉ giao dịch những cú phá vỡ có khả năng là thực nhất.
Phá vỡ giả là những lần giá phá vỡ 1 vùng kháng cự/hỗ trợ hoặc 1 đỉnh/đáy quan trọng mà KHÔNG CÓ 1 cú nén tích lũy động lượng nào. Ví dụ:
Giá xuyên thủng đáy trước nhưng không có cú nén nào, chỉ rơi 1 lèo từ trên xuống và ngay lập tức đảo chiều tăng. Cú phá vỡ này rất tệ bởi: 1) không có cú nén tích lũy động lượng nên lực phá vỡ yếu và không tạo ra được áp lực kép; 2) nếu bán khống khi giá phá vỡ thì stop loss phải đặt phía trên swing high gần nhất, khoảng SL như vậy là quá rộng; và 3) các trader giao dịch ngược hướng phá vỡ có nhiều lý do để vào lệnh, khi đó các breakout trader phải đóng lệnh để bảo toàn vốn khiến giá đảo chiều
Phá vỡ mồi là cú phá vỡ có 1 đoạn tích lũy động lượng nhưng cách khá xa so với vùng bị phá vỡ. Ví dụ:
Cú break tại mũi tên đỏ được tạo ra bởi 1 đoạn buildup ngắn, nhưng buildup này không nằm sát ngay vùng kháng cự nên cú phá vỡ vẫn được coi là yếu, mặc dù chất lượng đã tốt hơn so với ví dụ 1. Phá vỡ mồi có thể dẫn đến phá vỡ thực sau đó, nhưng vẫn không đủ tốt để vào lệnh. Ngoài ra khoảng stop loss phù hợp của cú phá này vẫn còn khá rộng
Phá vỡ thực: cú phá vỡ có đoạn buildup chặt chẽ nằm sát tại vùng bị phá vỡ. Ví dụ:
Phá vỡ thực có xác suất cao vì có động lượng tích lũy đủ chín muồi, và lợi thế lớn nằm ở chỗ khoảng stop loss cần thiết là rất chặt, có thể tạo ra các giao dịch có tỷ suất RR cao. Đây chính là những cú phá vỡ mà Bob Volman nhắm đến khi giao dịch.
Nguyên tắc phá vỡ giả:
Ví dụ: các nguyên tắc được thể hiện tại điểm được đánh số
1- PVG tại điểm cuối của 1 sóng thuận xu hướng là dấu hiệu điều chỉnh tạm thời (1)
2- PVG tại điểm cuối của 1 sóng điều chỉnh là dấu hiệu xu hướng hồi phục (2)
3- PVG sau 1 cú nén tích lũy động lượng là dấu hiệu đảo chiều xu hướng (3)
Tại (1), giá phá vỡ đỉnh nhưng đảo chiều tạo thành phá vỡ giả. Như vậy khả năng xu hướng tăng sắp bước qua giai đoạn điều chỉnh. Tại (2), phá vỡ giả cho thấy xu hướng có thể hồi phục trở lại. Tại (3), mặc dù phe bò đã cố gắng tạo ra 1 cú nén rất tốt (giữa đường ema với đường kháng cự) nhưng kết cục vẫn là 1 phá vỡ giả, điều này khiến phe bò mất động lực và xu hướng đảo chiều. Có thể bán khống với cú nén tại (4)
Mẫu Biểu đồ
Giao dịch vàng hiệu quả với phương pháp Wyckoff, QuasimodoCách giao dịch vàng hiệu quả với phương pháp Wyckoff, cấu trúc đảo chiều Quasimodo
* Kéo biểu đồ để phóng to
So việc tìm điểm vào lệnh bằng phương pháp Wyckoff truyền thống, việc áp dụng cấu trúc QML hay Quasimodo sẽ giúp tối ưu vì có mức stoploss ngắn.
QML hay cấu trúc Quasimodo là một setup đảo chiều mạnh dựa trên Dow, và cấu trúc thị trường (Market Structure).
Phương pháp này được tạo ra bởi cộng đồng Read The Market.
Như ví dụ này, giá sau khi tạo đáy đã tạo ra 2 đỉnh mới và đáy sau cao hơn đáy trước.
Xem line chart để thấy rõ hơn.
QML là vùng chờ mua trong trường hợp này, gồm khoảng không gian từ vai bên trái tới đáy (ví dụ này có vị trí giá quét râu lúc tin ra hôm qua).
Vị trí vai phải QML cũng chính là điểm Test trong mẫu hình tích luỹ của Wyckoff (xem bài trước).
Để có rủi ro thấp, chúng ta cần chờ dấu hiệu xác nhận khi giá quay về vùng QML, ví dụ như cặp nến đảo chiều hoặc 1 setup tăng ở LTF (khung thời gian nhỏ hơn m1 /m5).
Điểm stoploss thường đặt dưới đáy hoặc đỉnh của QML setup.
Trong một số trường hợp khoảng cách này lớn, có thể đặt dưới điểm hợp lưu Doji /BE (như trong ví dụ này chúng ta có hợp lưu QML với Doji )
Cách giao dịch vàng với phương pháp Wyckoff kết hợp với Quasimodo này cũng có thể áp dụng nếu bạn đang giao dịch dùng cung cầu hay smart money concept.
Bạn đã dùng setup QML chưa? Hãy comment ở dưới nhé!
Theo dõi để xem thêm nhiều phân tích và hướng dẫn miễn phí.
Bật mí "bí mật" về mô hình Hai Đỉnh/ Hai ĐáyBẬT MÍ "BÍ MẬT" VỀ DOUBLE BOT/ DOUBLE TOP giúp bạn THAY ĐỔI hoàn toàn suy nghĩ | FOREX NÂNG CAO
Mô hình Double Top/ Double Bot là một trong 5 mô hình đảo chiều mạnh mẽ trong Forex.
Nếu biết khái niệm, đặc điểm và cách giao dịch với mô hình này, trader sẽ có thể giao dịch hiệu quả, dự đoán giá chính xác cao và có thể áp dụng bất cứ lúc nào.
Cú nén & Áp lực kép trong Bob Volman Price Action Cú nén (buildup) và Áp lực kép (double pressure) là 2 yếu tố đem lại lợi thế mạnh mẽ cho PP Bob Volman Price Action. Cú nén được định nghĩa là 1 đoạn hành động giá được dồn nén & tích luỹ giữa đường ema với 1 đường còn lại, bao gồm đường xu hướng, đường hỗ trợ, đường kháng cự. Cú nén cho thấy giá đang tích luỹ động lượng để chuẩn bị cho 1 cú phá vỡ, như vậy về cơ bản thì Bob Volman Price Action là 1 PP breakout.
Giao dịch với cú nén cho ta lợi thế về động lượng, tức lệnh được khớp khi có 1 sự phá vỡ mạnh mẽ của giá sau khi tích luỹ. 1 lợi thế nữa là timing (thời điểm đặt lệnh) chính xác, ta sẽ không giao dịch khi giá chưa hoàn tất cú nén, nhờ vậy tránh được việc gồng lỗ khi thị trường chưa di chuyển. Trong hình dưới ta thấy giá tạo thành 2 cú nén với điểm vào lệnh vô cùng chuẩn xác (kèo buy WTI Hoài khuyến nghị trong video PT vàng-fx-CK Mỹ vừa rồi)
Áp lực kép chính là áp lực được tạo thành khi giá breakout khỏi cú nén: ví dụ với setup buy gần nhất trong biểu đồ dưới, ta có áp lực tăng do các buyer tạo ra khi mua vào thuận theo cú phá vỡ; mặt khác khi giá tăng sẽ khiến các seller trước đó buộc phải dừng lỗ, khiến cho thị trường đã bullish nay còn bullish hơn nữa.
Khi kết hợp cú nén với áp lực kép, Bob Volman Price Action về cơ bản đã tận dụng được những tinh tuý nhất của 1 cú phá vỡ để kiếm lợi nhuận. Không dự đoán, không mò mẫm, với 1 nguyên lý rõ ràng và các điểm vào lệnh/dừng lỗ chuẩn xác, nó thực sự là 1 PP có lợi thế cao.
#NhậtHoài
Hướng dẫn cách vào lệnh theo Candlesticks PatternsCandlestick Patten - tức là mô hình nến được các Trader sử dụng rộng rãi như một phương pháp giao dịch nhưng họ thường mắc phải một lỗi cơ bản khi thần thánh hóa nó như một công cụ quyền năng cần và đủ để làm chủ thị trường.
Sự thật thì không phải như vậy.
Candlestick Pattern chỉ cho bạn biết được khi nào thì chúng ta nên nhảy vào thị trường, liệu việc vào lệnh này có quá sớm không, hay đã quá muộn hay chúng ta cần thêm sự xác nhận nào từ thị trường. Chứ nó không báo hiệu được cho bạn thị trường sẽ lên hay xuống trong tương lai.
Vì vậy, để có thể giao dịch tốt bạn cần làm chủ xu hướng trước, một khi biết được xu hướng sẽ đi về đâu thì mới là lúc nghĩ đến việc vào lệnh bằng phương pháp nào. Khi đó Candlesick pattern sẽ là một lựa chọn trong số nhiều lựa chọn để giải quyết bài toán này.
Cám ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn có một ngày giao dịch thật nhiều thành công, xin chào và hẹn gặp lại ở video lần sau.
Năm cách để sử dụng nhiều bố cục biểu đồCông cụ bố cục nhiều biểu đồ của chúng tôi cung cấp cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư một cách nghiên cứu dễ dàng nhiềumã giao dịch hoặc khung thời gian cùng một lúc. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ giải thích năm cách sử dụng tính năng bố cục nhiều biểu đồ để tối ưu hóa quy trình của bạn.
Lập biểu đồ các khung thời gian khác nhau
Nếu bạn quan sát kỹ các biểu đồ ở trên, bạn sẽ nhận thấy rằng có các khung thời gian khác nhau cho mỗi biểu đồ. Một là biểu đồ hàng ngày, một là biểu đồ tuần và một là biểu đồ 30 phút. Bố cục nhiều biểu đồ giúp bạn có thể xem tất cả các khung thời gian khác nhau này trên cùng một màn hình. Nếu bạn tìm kiếm các giao dịch và nghiên cứu về mọi thời đại, đây là một tính năng quan trọng cần nắm vững.
Tùy chỉnh bố cục giao diện của bạn
Mỗi nhà giao dịch và nhà đầu tư đều khác nhau trong cách tiếp cận của họ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải có sẵn các công cụ tùy chỉnh. Mỗi biểu đồ trong ví dụ trên sử dụng một gradient màu khác nhau làm nền của nó. Biểu đồ xa nhất về bên phải cũng là biểu đồ đường trong khi hai biểu đồ còn lại hiển thị chân nến. Khi sử dụng bố cục nhiều biểu đồ, bạn có thể tạo không gian làm việc tùy chỉnh của riêng mình để phù hợp với nhu cầu phong cách cá nhân của bạn.
Đa dạng hóa các chỉ số của bạn
Các biểu đồ trên cũng cho thấy các chỉ số khác nhau. Ví dụ: đường màu vàng xa nhất bên trái là Đường trung bình động trong khi biểu đồ ở giữa hiển thị Hồ sơ khối lượng và biểu đồ ở ngoài cùng bên phải chỉ hiển thị khối lượng. Bạn chỉ có thể thêm các chỉ số quan trọng cho từng biểu đồ cụ thể trong bố cục của mình.
Lập biểu đồ các mã khác nhau cùng một lúc
Trong ví dụ trên, chúng ta đang xem xét ba mã giao dịch hoàn toàn khác nhau, nhưng tất cả đều có thể xem được trên một màn hình. Bằng cách này, chúng tôi có thể theo dõi hành động giá, nghiên cứu các điểm tương đồng và tìm kiếm ý tưởng trên các tài sản khác nhau. Nó tăng tốc độ nghiên cứu của chúng tôi và là một cách hữu ích khác để theo dõi các mã giao dịch khác nhau trên thị trường.
Đồng bộ hóa biểu đồ của bạn
Chỉ cần nhấp vào một nút, bạn có thể đồng bộ hóa mã giao dịch, hình chữ thập, khoảng thời gian, thời gian và hình vẽ cho tất cả các biểu đồ trong bố cục của bạn. Để bắt đầu, hãy nhấp vào nút bố cục ở đầu biểu đồ của bạn, sau đó tìm nơi có nội dung "ĐỒNG BỘ HÓA TẤT CẢ CÁC BIỂU ĐỒ". Từ menu này, bạn có thể chọn đồng bộ hóa bạn cần để tất cả chúng cập nhật ngay lập tức.
Cảm ơn bạn đã đọc và chúng tôi hy vọng bạn thích bài viết này! Nếu bạn có bất kỳ gợi ý, đề xuất hoặc phản hồi nào để chia sẻ về bố cục nhiều biểu đồ, vui lòng viết nó trong phần nhận xét bên dưới.
Đường EMA - Linh hồn của phương pháp Bob Volman Price Action Phương pháp Bob Volman Price Action sử dụng 1 indicator duy nhất - đường EMA (trung bình động hàm mũ). Có thể nói đường EMA là linh hồn của PP này vậy.
Trong cuốn sách gốc, Bob Volman ghi rằng ông dùng đường EMA 25 chu kỳ trên khung thời gian 5 phút. Khi giao dịch trên các khung lớn hơn H1 như H4, D1, anh em nên đổi sang EMA 21 vì các khung này ít nhiễu hơn, ta chỉ cần dữ liệu giá của 21 thanh nến gần nhất là đủ rồi. Kinh nghiệm của Hoài cho thấy EMA 21 hoạt động cực tốt với khung H4 và D1; khi đã vào form xu hướng thì EMA 21 được tôn trọng rất tốt.
Đường EMA được dùng để:
Xác định xu hướng: giá nằm trên EMA nhất quán là xu hướng tăng; ngược lại là xu hướng giảm; luôn giao dịch thuận xu hướng
EMA phẳng ra và bị giá cắt lên xuống liên tục tức thị trường đang đi ngang, lúc này ta nên tránh giao dịch và vẽ những chiếc hộp nếu có
Xác định thời điểm vào lệnh: tất cả những cú nén và setup của Bob Volman đều sử dụng đường EMA như 1 yếu tố không thể thiếu
Trailing stop: nếu có nến đóng cửa dưới EMA trong uptrend thì đóng vị thế buy ngay lập tức; tương tự với vị thế sell
Nhờ đường EMA, Hoài chỉ cần vài giây để thấy câu chuyện hiện tại của thị trường; có cơ hội giao dịch nào hay không; với các vị thế mở thì có nên dời SL lên hay chưa. Đường EMA trả lời rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu của 1 trader khi thấy 1 biểu đồ. Và tuyệt vời ở chỗ nó trả lời các câu hỏi đó 1 cách Khách Quan và Nhất Quán. Đó cũng chính là 2 lợi thế lớn nhất của Bob Volman Price Action so với Price Action trần trụi (không sử dụng indicator nào).
#NhậtHoài
Bob Volman Price Action là gì? Có ăn được không? Anh em theo dõi Nhật Hoài đã lâu sẽ biết Hoài sử dụng Bob Volman Price Action Trading làm phương pháp chính để nhận định và giao dịch (Forex, crypto, chứng khoán Mỹ). Trong bài này mình sẽ viết tổng quan về PP này và cho anh em thấy nó hiệu quả thế nào.
Bob Volman là 1 trader chuyên nghiệp chuyên lướt sóng trên khung 5 phút, ông phát triển PP mang tên mình - chỉ sử dụng hành động giá và 1 đường EMA (trung bình động hàm mũ) và rất thành công với PP này. Bob Volman đã viết 2 cuốn sách về PP này, cuốn Hoài đã dịch hoàn tất là “Understanding Price Action” (hiểu về Hành động giá).
Bob Volman Price Action trading sẽ đánh giá tương quan giữa hành động giá với 1 đường EMA, từ đó xác định xu hướng và tìm ra các cơ hội giao dịch xác suất cao. Cú nén (buildup) xuất hiện khi giá tích luỹ giữa đường ema và 1 yếu tố kỹ thuật khác, gồm đường xu hướng, đường kháng cự; đường hỗ trợ. Thời điểm vào lệnh là khi cú nén hoàn tất, giá do áp lực kép (double pressure) tác động nên phải phá vỡ với động lượng rất mạnh, giúp ta kiếm được lợi nhuận khi đi theo hướng phá vỡ.
Các lợi thế của Bob Volman Price Action Trading:
- Xác định chính xác thời điểm phá vỡ với xác suất cao
- Dừng lỗ rất chặt giúp tỷ lệ phần thưởng/rủi ro (Risk Reward) cao
Tuy nhiên đây là 1 hệ thống hành động giá, ít nhiều mang tính chủ quan, người sử dụng cần có kinh nghiệm và rèn luyện nhiều mới có thể phát huy hết được. Bob Volman Price Action có 4 thiết lập giao dịch chủ đạo, bao gồm: phá vỡ đường xu hướng (pattern break); phá vỡ đường xu hướng con sóng hồi (pattern break pullback); đảo chiều con sóng kéo ngược (pullback reversal) và giao dịch sự thất bại của cú phá vỡ (trade-for-failure). Thiết lập mà anh em đang thấy trên chart GBPUSD chính là phá vỡ đường xu hướng (pattern break), nhưng với đường xu hướng nằm ngang - đường biên trên của hộp. Những chiếc hộp là công cụ tuyệt vời để xác định các setup pattern break, bởi ta có thể tận dụng biên trên/dưới hộp với đường ema để tạo ra những cú nén với setup pattern break.
Các setup vào lệnh chỉ là 1 phần nhỏ trong Bob Volman Price Action, ngoài ra ông còn hướng dẫn phương pháp trailing stop; đóng lệnh sớm khi gặp tín hiệu đảo chiều; và cách bỏ qua những setup xác suất thấp.
#NhậtHoài
Lợi Thế (Edge) trong trading là gì? Làm sao để có Lợi Thế?Nhiều anh em chưa thực sự hiểu Lợi Thế trong trading và độ quan trọng của nó. Lợi Thế là thứ quyết định anh em sẽ thắng hay thua trong trò chơi trading này.
Lợi Thế là yếu tố giúp số tiền bạn kiếm được từ lệnh thắng lớn hơn tiền mất đi từ lệnh thua. Nó giúp anh em có khả năng kiếm được tiền hơn các trader khác. Lợi nhuận này có được từ những trader khác không có lợi thế - từ các sai lầm, cảm xúc, cái tôi và sự thiếu kinh nghiệm của họ.
Có nhiều dạng Lợi Thế mà 1 trader có thể có để đánh bại thị trường. Lợi Thế không có nghĩa là vào lệnh nào thắng lệnh đó, mà là về dài hạn làm sao cho số tiền kiếm được nhiều hơn số tiền mất đi. 1 dạng đơn giản nhất của Lợi Thế là các sòng bạc: họ có 1 mô hình kinh doanh để kiếm được tiền từ các con bạc bất kể là họ thắng hay thua trên từng ván bài. Việc tung đồng xu để ăn 2 đồng khi mặt ngửa và thua 1 đồng khi mặt sấp cũng là 1 Lợi Thế.
Để thắng được thị trường, anh em cần có 10 lợi thế sau:
1- 1 hệ thống giao dịch được backtest đem lại lợi nhuận dương
2- Hệ thống đó phải có các nguyên tắc rõ ràng, chi tiết bất kể là nguyên tắc khách quan hay chủ quan (xem lại bài Trở thành 1 trader giỏi phần 2 của Hoài)
3- Rèn luyện với hệ thống đó trong vòng nhiều năm để thực sự thấu hiểu nó
4- Tỷ lệ Risk/Reward dương ngay từ điểm vào lệnh
5- Cắt lỗ và gồng lời (xem lại bài Trở thành 1 trader giỏi phần 3 của Hoài)
6- Lợi nhuận trung bình (average gain) lớn hơn thua lỗ trung bình (average loss)
7- Kỷ luật để bám theo hệ thống
8- Quản lý vốn để có thể sống sót trong chuỗi thua
9- 1 chiến lược trailing stop để giữ các lệnh thua ở mức nhỏ và khoá lợi nhuận
10- Tính toán khối lượng vị thế
#NhậtHoài
Trở thành 1 Trader giỏi - Cắt lỗ, gồng lời và kiểm soát cảm xúcĐây là bài cuối của chuỗi bài “Trở thành 1 trader giỏi” của Nhật Hoài.
Bài cuối này đúng như tựa đề của nó, là 3 yếu tố quan trọng còn lại của việc giải bài toán trading - Cắt lỗ, gồng lời và kiểm soát cảm xúc. Bắt buộc phải làm được 3 cái này mới có thể kiếm được tiền bằng nghề trade.
Cắt lỗ
Người ta hay gọi là quản lý vốn, hay quản lý rủi ro. Hoài nghe mắc mệt. Quản lý vốn đơn giản là cắt lỗ, chẳng có gì phức tạp.
Các nguyên tắc cắt lỗ:
1- Đặt sẵn lệnh cắt lỗ cùng thời điểm khi đặt lệnh. Đừng hy vọng vào việc cắt lỗ bằng tay - những kẻ thích cắt lỗ bằng tay thường sẽ phải cắt tay.
2- Tính toán khối lượng vị thế sao cho khi lệnh cắt lỗ, thì khoản lỗ chỉ được chiếm cao nhất 2% số dư tài khoản hiện tại. Cứ lên Google search “Position size calculator” thì sẽ có nhiều trang tính sẵn cho anh em. Anh em không cần tính toán gì đâu.
Nguyên tắc này giúp các lệnh lỗ luôn nhỏ (nếu thua liên tiếp 10 lệnh thì chỉ mất 20% tài khoản, vẫn có khả năng phục hồi được), đồng thời tận dụng được sức mạnh của lãi kép - compouding. Khi tài khoản suy giảm, khối lượng vị thế cũng sẽ giảm theo, khi tài khoản tăng trưởng, khối lượng vị thế cũng tăng lên theo quy mô tài khoản giúp tận dụng được lãi kép.
3- Đừng sợ cắt lỗ. 1 lệnh thua lỗ không làm anh em phá sản được. Nếu có kèo mới, cứ việc vào cho Hoài. Nguyên tắc số 3 của Mark Douglas nói rằng mỗi lệnh thắng thua là ngẫu nhiên và không liên quan đến nhau. Sau 1 chuỗi thua không có nghĩa lệnh tiếp theo của anh em sẽ thua. Hãy cứ vào lệnh khi có tín hiệu, bất kể là bạn vừa có 1 chuỗi thua hay thắng. Đừng đánh mất sự nhất quán và lợi thế của hệ thống chỉ vì vài lệnh thua lỗ trước đó.
Gồng lời
Phải gồng lời mới có được lợi nhuận. Điều này là do nguyên tắc Pareto trong trading:
“20% số giao dịch đem lại 80% lợi nhuận ròng của 1 trader.” Không trader nào thoát khỏi nguyên tắc này.
Nói cách khác, 20% số giao dịch là các lệnh thắng lớn đem lại phần lớn lợi nhuận ròng kiếm được, 80% số còn lại là các lệnh thua nhỏ, hoà vốn và thắng nhỏ bù qua xớt lại. Bắt buộc phải có các lệnh thắng lớn mới có lợi nhuận dư ra. Để có lệnh thắng lớn, cách duy nhất là phải gồng lời bằng 1 phương pháp trailing stop.
2 indicator để trailing stop tốt nhất theo Hoài là PSAR và đường EMA.
Kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc chính là thứ đã giết chết nhà đầu cơ thiên tài Jesse Livermore. Nhà đầu cơ phải biết kiểm soát cảm xúc mới có thể kiếm được tiền.
2 cách kiểm soát cảm xúc hữu hiệu nhất, theo Hoài, bao gồm: (1) giao dịch trên khung thời gian lớn, và (2) viết nhật ký.
Trước đây Hoài chỉ giao dịch 1 khung duy nhất là D1. Đây là khung thời gian giúp Hoài vừa có thể làm 1 công việc toàn thời gian để có thu nhập ổn định, vừa Trade bán thời gian để tăng tài sản. Mỗi ngày Hoài dành 20 phút để nhìn qua toàn bộ các thị trường đang theo dõi và tìm kèo. Thêm 5 phút nữa để đặt kèo. Đặt xong thì đóng máy. Giờ Hoài có nhiều thời gian hơn nên có giao dịch H4 nữa - vẫn là 1 khung thời gian không quá thấp.
Hoài viết nhật ký mỗi khi vào lệnh mới hoặc đóng lệnh cũ. Ghi lại các cảm xúc, các bài học, kinh nghiệm rút ra.
============
Trading chỉ đơn giản thế thôi. Nó là 1 công việc nhàm chán với cùng các bước lặp đi lặp lại mỗi ngày. Nhưng nó là công việc mà chính anh em là ông chủ, nó giúp anh em hiểu hơn về bản thân, và đem lại tiền cho anh em. Thật sự xứng đáng bỏ ra 10 năm rèn luyện trading để có thể nghỉ hưu sớm hơn 15-20 năm và tận hưởng cuộc sống.
Chúc anh em thành công.
Chân tình,
#NhậtHoài
Trở thành 1 Trader giỏi - Bài 2: Hệ thống giao dịch Đây là bài 2 của chuỗi bài “Trở thành 1 trader giỏi” của Nhật Hoài.
Trong chuỗi bài này Hoài sẽ ghi lại từng bước Hoài cho là quan trọng nhất để trở thành 1 trader giỏi. Hy vọng rằng sẽ có ích cho anh em.
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào bài cuối cùng trong chuỗi này nhé, Và tham gia 2 group Telegram tại phần chữ ký cuối bài viết để được Hoài cập nhật kèo live mỗi ngày.
Hoài sẽ viết tinh gọn hết mức có thể. Có thể coi 3 bài này là tinh tuý nhất trong chặng đường 5 năm qua của Nhật Hoài.
Bài 2 này sẽ chỉ chuyên bàn về hệ thống giao dịch. Nhật Hoài đã đọc và thực hành hàng trăm hệ thống và hiện tại đang theo đuổi phương pháp Price Action của Bob Volman. Tuy nhiên đó chỉ là phương pháp phù hợp nhất với Hoài, nó có thể hợp hoặc không hợp với anh em. Quan trọng là anh em phải tự thử, tự nghiên cứu từng hệ thống xem cái nào hợp.
Các hệ thống có lợi thế sẽ có đặc điểm sau:
1- Tôn trọng hành động giá và đi theo xu hướng thị trường
2- Xác định chính xác vị trí vào lệnh và cắt lỗ và thời điểm vào lệnh (timing)
3- Xác định được 1 cách tương đối điểm chốt lời phù hợp
4- Có 1 nguyên tắc để trailing stop chặt chẽ khi giao dịch đang có lợi nhuận
5- Phù hợp với phong cách sống và niềm tin của người sử dụng
5 nguyên tắc trên là kim chỉ nam của Hoài trong việc tìm kiếm 1 hệ thống giao dịch cho bản thân. Nếu hệ thống của anh em đang sử dụng thiếu 1 trong 5 cái trên, khả năng cao đó không phải là 1 hệ thống tốt.
Theo kinh nghiệm của Hoài, hệ thống giao dịch sẽ được chia ra làm 2 loại: Hệ thống tự động (hoàn toàn khách quan) và hệ thống chủ động (kết hợp khách quan với chủ quan).
1, Hệ thống tự động:
Hệ thống tự động bao gồm các nguyên tắc giao dịch chính xác, chặt chẽ và cho tín hiệu giao dịch mà không cần con người suy nghĩ. Tức cứ có tín hiệu là vào lệnh, con người không cần “dùng não” để suy nghĩ là có nên vào cái lệnh đó hay không.
Ví dụ: Hệ thống giao cắt đường ema; hệ thống Turtes trading của Richard Dennis (phá đỉnh 200 ngày là buy; phá đáy 200 ngày là sell). Các hệ thống sử dụng tín hiệu của indicator.
Lời khuyên của Hoài: Hãy bắt đầu với loại 1 này khi anh em mới làm quen trading và chưa có kinh nghiệm. Đừng thấy cái fancy mê hoặc của Price Action mà học theo nó khi chưa biết gì. Hệ thống tự động có 1 mức độ khách quan rất cao, kèm với sự nhất quán mà bộ não con người ít có thể so bì được. Hệ thống dạng này cũng có thể đem về lợi nhuận lớn (Richard Dennis biến 400 đô thành 200 triệu đô bằng hệ thống Turtles).
2, Hệ thống chủ động:
Đây là loại cần sự đánh giá chủ quan của con người trước khi vào lệnh. Dạng này gồm các phương pháp Price Action, mô hình giá, mô hình nến, mô hình Harmonic, VPA (Volume kết hợp Price), sóng Elliott, vv.
Price Action Bob Volman mà Hoài đang xài là thuộc loại này. Hoài sử dụng Price Action (chủ quan) kết hợp với đường EMA 21 (khách quan) để cho tín hiệu.
Hệ thống chủ động phù hợp với các trader đã có kinh nghiệm với thị trường, muốn loại bỏ đi những tín hiệu sai và nhiễu của các hệ thống tự động bằng chính nhận định chủ quan của bản thân. Mức độ khách quan của loại này sẽ thấp hơn, nhưng đó lại là 1 lợi thế khi người sử dụng đã thân thuộc và hiểu biết rộng về hành vi thị trường, muốn tận dụng sự hiểu biết đó vào phân tích để cho ra các tín hiệu chất lượng hơn.
Loại 1 hay 2 tốt hơn? Chẳng có loại nào tốt hơn cả. Chỉ có loại phù hợp nhất với bạn. Bạn phải tự đi tìm cái phù hợp với mình. Nhớ 5 nguyên tắc lựa chọn hệ thống của Hoài ghi ở trên là đủ.
(CÒN TIẾP)
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào bài cuối cùng trong chuỗi này nhé.
Trở thành 1 Trader giỏi - Bài 1: Những tư duy ban đầu(Xin lỗi anh em vì bài này của Hoài do vài trục trặc đã bị ẩn nên giờ Hoài post lại)
Nhật Hoài mất 5 năm để có thể trở thành 1 trader kiếm được lợi nhuận. Tuy hiện tại vẫn chưa dám nhận rằng bản thân là 1 trader giỏi, nhưng Hoài nghĩ 5 năm là 1 chặng đường đủ dài để Hoài viết ra các kinh nghiệm này. Đây là chuỗi bài làm sao để trở thành 1 trader giỏi, chỉ gồm 3 bài. Trong chuỗi bài này Hoài sẽ ghi lại từng bước Hoài cho là quan trọng nhất để trở thành 1 trader giỏi. Hy vọng rằng sẽ có ích cho anh em.
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào 2 bài còn lại nhé. Hoài sẽ viết tinh gọn hết mức có thể. Có thể coi 3 bài này là tinh tuý nhất trong chặng đường 5 năm qua của Nhật Hoài.
Bài 1 là những tư duy ban đầu anh em cần có và cần hiểu để có thể trở thành 1 trader giỏi. Những anh em không hiểu và không chấp nhận được các tư duy dưới đây thì khả năng trở thành trader giỏi sẽ thấp hơn (không có nghĩa là không thể, nhưng sẽ khó khăn hơn những người khác).
Tư duy 1: Trading là bài toán: “Làm sao để sau 1 chuỗi giao dịch, tổng số tiền kiếm được lớn hơn tổng số tiền mất đi”. Đây là 1 bài toán xác suất, cho nên phải giải nó theo 1 tư duy xác suất. Mục tiêu cuối cùng và tối thượng của trader là có lợi nhuận, việc anh ta thắng hay thua trong các giao dịch riêng lẻ gần như không có tác động gì đến kết quả cuối cùng của anh ta.
Tư duy 2: Để giải bài toán trading, ta cần 1 phương pháp - hoặc hệ thống giao dịch có LỢI THẾ. Theo Mark Douglas, “lợi thế không gì hơn là 1 gợi ý rằng 1 kịch bản sẽ có khả năng xảy ra cao hơn kịch bản còn lại.” Các hệ thống có lợi thế sẽ có đặc điểm sau:
1- Tôn trọng hành động giá và đi theo xu hướng thị trường
2- Xác định chính xác vị trí vào lệnh và cắt lỗ và thời điểm vào lệnh (timing)
3- Xác định được 1 cách tương đối điểm chốt lời phù hợp
4- Có 1 nguyên tắc để trailing stop chặt chẽ khi giao dịch đang có lợi nhuận
5- Phù hợp với phong cách sống và niềm tin của người sử dụng
Tư duy 3: Những tư duy về thị trường và hành động giá. Bao gồm các phần nhỏ sau:
1- Bạn không bao giờ có thể biết được giá sẽ tăng hay giảm
2- Không cần biết giá tăng hay giảm vẫn kiếm được tiền (nếu có lợi thế)
3- Có sự phân phối ngẫu nhiên giữa các lệnh thắng và thua đối với bất kỳ hệ thống giao dịch có lợi thế nào. Nói cách khác mỗi lệnh thắng thua là độc lập với nhau
4- Mỗi khoảnh khắc trên thị trường là độc nhất
5- Đúng sai không quan trọng, quan trọng bạn kiếm được nhiều tiền nhất có thể khi đúng, và mất ít nhất có thể khi sai.
(CÒN TIẾP)
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào 2 bài còn lại nhé.
#NhậtHoài
Cách vẽ các kênh FibonacciKênh Fibonacci được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự fibonacci trong một xu hướng đã xác định.
Các kênh này có thể dễ dàng được vẽ theo cả xu hướng tăng hoặc giảm để tìm các khu vực tiềm năng nơi hành động giá có thể thay đổi.
Uptrend
Khi vẽ Kênh Fibonacci trên một xu hướng tăng, một xu hướng được xác định rõ ràng cần được thiết lập với các mức thấp hơn được tạo ra.
Để vẽ kênh, trước tiên hãy chọn hai điểm thấp trên xu hướng, sau đó chọn điểm cao ở giữa chúng.
Sau khi kênh được vẽ, các mức Fibonacci được tính toán có thể được sử dụng để giúp suy đoán hành động giá bằng cách xem các khu vực này là hỗ trợ hoặc kháng cự.
Downtrend
Khi vẽ Kênh Fibonacci trên một xu hướng giảm, một xu hướng được xác định rõ ràng cần được thiết lập với các mức cao thấp hơn được tạo ra.
Để vẽ kênh, trước tiên hãy chọn hai điểm cao được xác định bởi xu hướng, sau đó chọn điểm thấp ở giữa chúng.
Bạn có sử dụng các kênh Fib không?
Nếu có, hãy chia sẻ các ý kiến của bạn ở bình luận bên dưới!