Hanghoa
Dầu thô 03/04: Tuần tăng mạnh nhất trong nửa năm gần đâyKết thúc tuần giao dịch ngày 27/03 – 02/04, dầu thô đã ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 6 tháng qua trong bối cảnh những căng thẳng trên thị trường tài chính giảm bớt và một số lo ngại nguồn cung gián đoạn đã thúc đẩy lực mua. Giá dầu WTI trong tuần qua tăng 9,25% lên mức 75,67 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Dầu Brent tăng 7,11% lên sát mức 80 USD/thùng.
Giá dầu đã bật tăng hơn 5% ngay từ phiên đầu tuần trước, sau khi Chính phủ và các Ngân hàng Trung ương có những động thái hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng đã gặp rủi ro trước đó, củng cố tâm lý chung của các nhà đầu tư và kéo dòng tiền quay trở lại thị trường dầu thô. Bên cạnh đó, điểm chính hỗ trợ mạnh mẽ cho đà tăng của giá dầu trong tuần qua là những rủi ro về phía nguồn cung. Hoạt động sản xuất dầu tại Pháp vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cuộc biểu tình kéo dài. Ngoài ra, tranh chấp pháp lý giữa Iraq, khu vực bán tự trị Kurdistan và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến dòng chảy xuất khẩu dầu lên tới 450.000 thùng/ngày phải dừng lại, tương đương với khoảng 0,5% nguồn cung toàn cầu. Điều này là nguyên nhân chính cho đà tăng đáng kể của giá dầu trong tuần qua. Tuy nhiên, vào cuối tuần, Chính phủ liên bang Iraq và Chính quyền khu vực Kurdistan (KRG) cũng đã đạt được thỏa thuận ban đầu để khởi động lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ ở phía Bắc.
Báo cáo của Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong tuần qua mặc dù cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm mạnh 7,5 triệu thùng, nhưng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm lọc dầu ghi nhận mức giảm về lần lượt 4,58 triệu thùng và 6,04 triệu thùng đã khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tiêu thụ tại các đối tác của Mỹ. Điều này đã hạn chế một phần đà tăng của giá dầu vào giữa tuần.
Về nguồn cung tại Mỹ, số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã giảm 3 giàn xuống còn 755 giàn trong tuần tính đến ngày 31/3 theo báo cáo từ hãng khai thác Baker Hughes. Như vậy, số lượng đã ghi nhận quý giảm đầu tiên kể từ năm 2020, là yếu tố có thể sẽ hỗ trợ cho giá dầu trong dài hạn khi tốc độ khai thác chững lại.
Một lo ngại khác về yếu tố nguồn cung là sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Theo dự báo từ hãng tin Reuters, OPEC đã sản xuất khoảng 28,90 triệu thùng/ngày trong tháng 3, giảm 70.000 thùng/ngày từ mức sản lượng trong tháng 2 và thấp hơn 700.000 thùng/ngày so với trong tháng 9/2022 với sự sụt giảm ở Angola và Iraq.
Trong bối cảnh nguồn cung vẫn đang có xu hướng hỗ trợ giá dầu, vào Chủ nhật ngày 02/04, Saudi Arabia và nhóm OPEC+ đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm khoảng 1,15 triệu thùng/ngày. Đây là một động thái hoàn toàn bất ngờ do trước đó, các lãnh đạo nhóm cũng như nhiều chuyên gia nhận định OPEC+ sẽ chỉ tiếp tục duy trì mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm nay. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng cho biết hôm Chủ nhật rằng Moscow sẽ gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 500.000 thùng/ngày cho đến cuối năm 2023 thay vì chỉ 3 tháng như thông báo trước đó. Ngay lập tức, giá dầu đã mở cửa tăng vọt ngay phiên sáng đầu tuần, với dầu WTI đã tăng gần 8% so với mốc tham chiếu, tương đương với hơn 5 USD/thùng và chạm mức 81,6 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua.
Quyết định cắt giảm sản lượng bất ngờ của nhóm OPEC+ đang được một số chuyên gia nhận định có thể đẩy giá dầu tăng 10 USD/thùng. Goldman Sachs cũng đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 95 USD/thùng vào cuối năm nay và lên 100 USD vào năm 2024. Tuy nhiên, quyết định này đang đặt ra mối lo ngại lớn cho lạm phát toàn cầu, chỉ vài ngày sau khi dữ liệu giá của Mỹ chậm lại thúc đẩy sự lạc quan của thị trường. Hợp đồng tương lai của quỹ Fed đang giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Công cụ theo dõi lãi suất Fed watch của CME Group cũng cho thấy ý kiến cho rằng Fed tăng 25 điểm cơ bản vào cuộc họp tháng Năm đã tăng lên 57% so với con số 48% vào thứ Sáu. Với động thái này, nguy cơ thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát tại nhiều nền kinh tế có thể được tiếp tục thúc đẩy, và sẽ gây áp lực tới nền kinh tế và nhu cầu dầu thô trong dài hạn.
Hôm nay, cuộc họp của nhóm OPEC+ sẽ diễn ra và những phát biểu của lãnh đạo các nhóm nước sẽ được quan tâm sau quyết định trên. Bên cạnh đó, động thái sắp tới từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ khi vẫn đang vật lộn với bài toán lạm phát, có thể sẽ khiến thị trường dầu gặp rung lắc mạnh.
Dầu thô ngày 23/03: Giằng coGiá dầu có thể diễn biến giằng co khi Fed phát tín hiệu sớm ngừng tăng lãi suất, nhưng rủi ro tăng trưởng tiềm ẩn
Giá dầu mở cửa ở mức thấp hơn mốc tham chiếu so với phiên giao dịch hôm qua, khi những phát biểu của chủ tịch Fed mặc dù cho thấy đà tăng lãi suất có thể sớm dừng lại, song việc Fed có thể chưa cắt giảm lãi suất trong năm nay như đồn đoán của thị trường, cùng những dự báo về nền kinh tế kém khả quan hơn trong năm nay có thể là yếu tố gây sức ép tới giá dầu. Trong khi lạm phát Mỹ vẫn còn đang nóng, rủi ro trong hệ thống tài chính lại xuất hiện và gây ra lo ngại ảnh hưởng dây chuyền. Fed đang đứng trước một bài toán khó, và nguy cơ đình lạm (nền kinh tế xuất hiện lạm phát cao trong khi tăng trưởng yếu kém) đang rình rập thị trường.
Trong bối cảnh thiếu chắc chắn này, dòng tiền của các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đổ vào thị trường trái phiếu có độ rủi ro thấp, hoặc kim loại quý mang tính trú ẩn cao như vàng. Đây thường là các tài sản được ưa thích trong thời kỳ thị trường biến động như hiện nay. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã đánh mất khoảng hơn 15% kể từ đầu tháng 3 đến nay. Trong khi đó, giá vàng tăng lên gần 9%. Thị trường dầu thô sẽ gặp bất lợi đối với xu hướng này, trừ khi có các tác động tích cực mạnh mẽ từ phía cung cầu, đặc biệt là triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc.
Về đồ thị kĩ thuật, hiện tại giá dầu đang được kéo ngược về vùng 75$ tuy nhiên vẫn thấy được đây là cú điều chỉnh kĩ thuật đối với dầu khi mà bối cảnh kinh tế vẫn chưa có gì thực sự sáng sủa hơn nhất là khi suy thoái kinh tế ngày càng đến gần.
Nỗ lực hồi phục sau thông tin được công bốKết thúc phiên giao dịch ngày 07/02, dầu thô đã ghi nhận một phiên tăng mạnh, với dầu WTI tăng 4,09% lên 77,14 USD/thùng và dầu Brent tăng 3,83% lên 84,09 USD/thùng. Các nhà cung cấp dầu lớn và báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 2 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đều cho thấy góc nhìn tích cực hơn đối với nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc, đã hỗ trợ cho giá. Bên cạnh đó, các phát biểu mới nhất của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã xoa dịu một phần lo ngại về việc dữ liệu lao động mạnh mẽ có thể thúc đẩy lãi suất tăng mạnh hơn. Đồng Dollar Mỹ hạ nhiệt sau 3 phiên tăng liên tiếp cũng đã góp phần thúc đẩy lực mua trên thị trường dầu.
Lực mua xuất hiện ngay từ phiên mở cửa trước một vài lo ngại kéo dài về nguồn cung cấp dầu tại trạm Ceyhan, xuất khẩu khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày đã bị tạm dừng sau khi một trận động đất lớn xảy ra trong khu vực. Ngoài ra, công ty Equinor cũng cho biết họ đã tạm dừng sản xuất dầu tại Johan Sverdrup Stage 1, mỏ sản xuất lớn nhất Biển Bắc, với công suất khoảng 535.000 thùng dầu/ngày do hệ thống kỹ thuật gặp sự cố.
Về nhu cầu, việc Saudi Arabia đã chính thức tăng giá bán dầu thô của họ đối với thị trường châu Á lần đầu tiên sau ba tháng, thêm 0,2 USD/thùng, do nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực hơn cũng đã giúp dầu thô duy trì sắc xanh.
Báo cáo STEO cũng cho thấy nhu cầu ở Trung Quốc sẽ tăng 700.000 thùng/ngày trong năm nay và 400.000 thùng/ngày vào năm 2024. Cơ quan này cũng dự báo sản lượng xăng dầu và các chất lỏng khác của Nga sẽ giảm khoảng 1 triệu xuống còn 9,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Tuy nhiên, con số đó cao hơn 400.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 1 do xuất khẩu của Nga vẫn cao hơn dự kiến trước đó bất chấp lệnh trừng phạt vào đầu tháng 12.
Theo EIA, dự báo nhu cầu dầu cho năm 2023 không đổi so với báo cáo trước, đạt mức 100,47 triệu thùng/ngày. Báo cáo cho thấy cơ quan này điều chỉnh giảm nhu cầu trong 2 quý đầu năm 2023, trong khi tăng dự báo nhu cầu cho 2 quý cuối năm, với nhu cầu tại Trung Quốc và các nước không thuộc OECD bù đắp cho sự suy yếu từ các quốc gia khu vực OECD. Trong khi đó, về nguồn cung, tăng trưởng trong sản lượng của các nước ngoài OPEC trong cả năm 2023 và 2024 được dự đoán sẽ bù đắp cho sự sụt giảm khoảng 1,1 triệu thùng/ngày trong sản xuất của Nga. Cán cân cung cầu dưới góc nhìn của EIA vẫn thiên về dư cung trong hầu hết giai đoạn dự báo.
Yếu tố vĩ mô cũng góp phần thúc đẩy lực mua mạnh mẽ trong phiên tối, kéo giá dầu lên vùng cao nhất kể từ đầu tháng 2 sau những nhận định của chủ tịch Fed cho biết dữ liệu lao động bất ngờ mạnh mẽ của Mỹ cho thấy tiến trình thắt chặt tiền tệ cần thời gian để phát huy hoàn toàn hiệu quả. Việc nhấn mạnh tới yếu tố “thời gian” cũng giúp xoa dịu một phần lo ngại trước đó của thị trường, kéo đồng USD hạ nhiệt, và hỗ trợ cho giá dầu.
Rạng sáng nay, báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại giảm 2,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 3/2, trái với mức dự đoán tăng của thị trường. Tuy nhiên, tồn kho xăng tăng mạnh 5,2 triệu thùng trong khi tồn kho nhiên liệu chưng cất tăng 1,1 triệu thùng, phản ánh nhu cầu vẫn còn yếu, có thể sẽ là yếu tố hạn chế đà tăng của giá dầu.
Lo ngại nguồn cung được xoa dịu, giá dầu tiếp tục đà giảmSắc đỏ tiếp tục được duy trì ở thị trường dầu thô trước sức ép từ đồng USD và những lo ngại chung của các nhà đầu tư về nền kinh tế toàn cầu. Kết thúc phiên 30/1, giá dầu thô WTI giảm 2,23% về 77,90 USD/thùng, còn giá dầu thô Brent giảm 1,23% về 85,59 USD/thùng.
Giá dầu thô bật tăng ngay từ khi mở cửa, khi đây là phiên giao dịch đầu tiên đánh dấu sự quay lại của các nhà giao dịch Trung Quốc sau một tuần nghỉ lễ Tết Nguyên Đán. Sức mua gia tăng khi thị trường đón nhận các số liệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đang được cải thiện. Bộ Văn hóa và Du lịch cũng thống kê được nhiều hơn 300 triệu chuyến đi đã được thực hiện trong những ngày lễ.
Kỳ vọng về sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc đã thúc đẩy giá dầu từ đầu năm đến nay, tuy nhiên, phần lớn những kỳ vọng này đã phản ánh hết vào giá, nên tin tức này không đủ để giúp thị trường chống đỡ đợt giảm giá của phiên hôm qua. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có quyết định lãi suất trong tuần này, và dù mức tăng đang được dự đoán là 25 điểm cơ bản, nhưng đồng USD vẫn hồi phục, với chỉ số Dollar Index tăng lên hơn 102 điểm.
Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư đang có tâm lý thận trọng hơn, và tiến hành dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường đầu tư rủi ro như thị trường chứng khoán, thị trường tiền điện tử và cả thị trường dầu.
Bên cạnh đó, thị trường cũng chịu áp lực từ các dấu hiệu cho thấy nguồn cung mạnh mẽ của Nga bất chấp lệnh cấm của Liên minh châu Âu và giới hạn giá G7 được áp dụng đối với cuộc xâm lược Ukraine.
Xuất khẩu dầu thô của Nga đã phục hồi trong tuần trước, tăng 480.000 thùng/ngày, tương đương 16%, lên 3,6 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 27/1. Phần lớn khối lượng này được di chuyển đến châu Á, với các khách hàng chính là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng những chuyến hàng trên các tàu chưa có điểm đến cuối cùng đã tăng lên mức cao mới là 3,03 triệu thùng/ngày.
Theo Reuters, Saudi Arabia có thể giảm giá các loại dầu thô bán sang châu Á tháng thứ tư liên tiếp. Động thái này gián tiếp phản đối sự suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ, khi mà nhà sản xuất đầu hàng đầu thế giới phải hạ giá bán dầu để cạnh tranh với các nhà cung cấp khác.
Trong sáng nay, Trung Quốc sẽ công bố các số liệu kinh tế của tháng 1, với thông tin được quan tâm nhất là Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất và phi sản xuất. Nếu số liệu PMI tiêu cực, sức ép bán sẽ tiếp tục được gia tăng trên thị trường dầu.
Giá đồng tiếp tục đi ngang trong đầu năm mới 2023Nhiều khả năng giá đồng vẫn sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp thể hiện sự tích luỹ theo tín hiệu kỹ thuật trong những ngày cuối năm 2022.
Cụ thể, ngày cuối cùng của năm 2022, giá đồng đã mở cửa trong sắc xanh tuy nhiên, khả năng cao giá đồng vẫn sẽ thể hiện xu hướng tích luỹ, dao động trong biên độ hẹp và dựa trên các tín hiệu kĩ thuật có thể thấy khối lượng giao dịch không quá lớn khiến cho việc xác định xu hướng không có sự rõ ràng.
Nhìn vào diễn biến của giá đồng có thể thấy được áp lực trong ngắn hạn đối với kim loại này vẫn còn, cụ thể hơn Trung Quốc – là quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới vẫn đang trong tình trạng phải đối diện với các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên diện rộng trước các quyết định mở cửa trở lại.
Theo như Airfinity Ltd., là một công ty nghiên cứu có trụ sở chính tại London ở Anh, theo như công ty này thì tỷ lệ tử vong do dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh vào khoảng ngày 23/1, trong đó các ca nhiễm hàng ngày sẽ đạt đỉnh 10 ngày trước đó vào khoảng 3.7 triệu trường hợp. Nhu cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp, nhà sản xuất, và hoạt động tiêu dùng bị gián đoạn. Do đó, trong tháng đầu tiên của năm 2023, việc phá vỡ ngưỡng 4 USD/pound đối với giá đồng sẽ khó có thể xảy ra như giai đoạn nửa đầu năm 2022.
Tuy là vậy, nền kinh tế bắt đầu có sự phục hồi ở vài thành phố của Trung Quốc. Theo đó, số lượng hành khách sử dụng tàu điện ngầm ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thành Đô, Trùng Khánh và Vũ Hán đã tăng từ 40% lên 100% trong tuần tính đến ngày thứ Tư, đây được xem là một dấu hiệu cho thấy người dân ở những khu vực đó đang trở lại làm việc, mua sắm. Một thước đo mức độ ùn tắc giao thông ở các thành phố này đã tăng từ 150% đến 240% trong giai đoạn này.
Mặc dù nền kinh tế vẫn còn chưa thể gượng dậy được trước khi đại dịch xảy ra nhưng sự phục hồi nhanh chóng trong hoạt động ở các thành phố như Bắc Kinh, nơi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất khi Trung Quốc đột ngột từ bỏ các hạn chế của Covid, đã đang dần có sự phục hồi trở lại và dường như nền kinh tế có thể phục hồi nhanh hơn dự kiến. Trong bối cảnh hiện tại này, mặc dù vẫn còn nhiều sức ép trong giai đoạn đầu năm của năm 2023 nhưng tín hiệu tích cực ở Trung Quốc sẽ làm bệ đỡ cho giá đồng khó có thể rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ 3.7 USD/pound. Nhìn chung lại, xu hướng tích luỹ của giá đồng nhiều khả năng vẫn còn tiếp tục trong khoảng hai đến ba tuần tới.
Phân tích thị trường nổi bật - DẦU (10.05.2022)Các tài sản rủi ro như chứng khoán, tiền điện tử và dầu đã chìm trong sắc đỏ vào hôm qua sau một đợt bán tháo trên diện rộng. Hành động thắt chặt chính sách và sự suy yếu trong triển vọng kinh tế toàn cầu do các đợt phong tỏa ở Trung Quốc đã đẩy giá các tài sản này xuống thấp hơn. Tình hình hiện tại đã phần nào bình ổn hơn và một đợt phục hồi nhẹ đã diễn ra.
Quan sát dầu Brent ở khung thời gian H4, có thể thấy giá đã sụt giảm xuống mức Fibonacci 23,6% dựa trên đợt điều chỉnh cuối tháng 3 năm nay (khu vực 103 USD). Động thái giảm đã dừng lại tại đây và giá đã bắt đầu phục hồi. OIL hiện đang giao dịch với mức tăng 1% trong hôm nay và thử nghiệm vùng kháng cự dưới mức Fibonacci 38,2% tại khu vực 106 USD. Nếu giá thành công phá vỡ lên trên ngưỡng cản này, động thái tăng có thể hướng tới các mục tiêu tiếp theo tại hai mức Fibonacci 50%, 61,8% và 78,6%. Báo cáo API vào chiều nay (theo giờ BST) có thể cung cấp một số biến động ngắn hạn nhưng dường như sẽ không thể thay đổi hoàn toàn cục diện.
Chủ đề chính hiện tại thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư dầu bên cạnh diễn biến dịch ở Trung Quốc sẽ là lệnh cấm của EU đối với dầu Nga. Hiện tại, Hungary đã bày tỏ quan điểm phản đối với đề xuất này nhưng các tin tức gần đây cho biết, cuộc đàm phán giữa EU và quốc gia này đã có tiến triển và có thể thống nhất hình thức cấm vận trong các cuộc thảo luận tiếp theo. Quyết định cuối cùng có thể bao gồm một số miễn trừ cũng như thời hạn thực hiện và hai yếu tố này sẽ tác động mạnh đến giá thị trường vì chúng sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng từ những biện pháp trừng phạt.
Thị trường hàng hóa tuần 3 - 10/121. Vàng
Thị trường vàng tuần mới sẽ tập trung vào 2 yếu tố: Biến thể mới của Covid và lạm phát của Mỹ.
Biến thể mới của Covid là một mối lo thực sự cho việc mở cửa của các nước, khi moderna trước đó đã nói rằng vaccine cũ chưa có hiệu quả thì đây đang là mối lo cho các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ. Quá trình thắt chặt của FED đã được hình thành và những thông tin mới của dịch bệnh chưa khiến họ lo lắng, tuy nhiên chưa biết điều gì sẽ xảy ra nếu tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Ngày thứ 6 Mỹ sẽ công bố chỉ số CPI, một thước đo rất quan trọng của lạm phát. Lạm phát nóng đã trở thành vấn đề toàn cầu và FED đã phải đẩy nhanh việc cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng để kìm hãm nó, khi thị trường lao động đã có sự cải thiện đáng kể.
Về phân tích kỹ thuật: Kì vọng vào 1 đợt tăng điều chỉnh của giá lại vùng 1815
2. Về dầu thô
- Dầu tăng trở lại sau cuộc họp Opec và Opec+ vào tuần trước. Những kế hoạch tăng sản lượng vẫn được giữ nguyên trong khi Mỹ không từ bỏ động thái giải phòng nguồn dự trữ dầu của họ. Điều này khiến thị trường trong năm tới sẽ dồi dào hơn về nguồn cung trước những nhu cầu về sản xuất và đi lại lớn hơn. Ả rập xê út đã quyết định tăng giá dầu với người mua ở châu Á và Mỹ, cho thấy nhu cầu đi lại lớn bất chấp biến chủng mới của Covid.
- Về phân tích kỹ thuật: Kì vọng 1 đợt tăng lại vùng 70$ của dầu
3. Nông sản
Liệu đã đến lúc để bán đườngĐợt mua mạnh vào phiên Mỹ ngày 17.05 không hề tạo ra momentum hay động lực cho thị trường, thay vì thế nó tạo ra volatility. Điều này chỉ ra phe bò vẫn chưa tham gia thị trường quá sâu và nghiêm túc. Mức giá 16.81 có thể sẽ là vùng giá mà breakout xảy ra.
Đây là lệnh bán mà nên áp dụng Trailing Stops khi giá vượt qua mức 16.62.
Ta đi về đâu từ đây hỡi bột đậu nànhChắc chắn từ đây là không còn gì vui vẻ nữa rồi. Vùng mua tuần 408.3 - 411.3 không được giữ vững trong mấy phiên giao dịch vừa rồi và ngày hôm qua có lực bán rất lớn khi giá chạm vào vùng mua này.
Mức giá 399.4 là mức giá mà phe bò phải giữ vững để kịch bản đi ngang trong 399.4 - 408.3 thậm chí là tăng điểm trở lại xảy ra. Còn không thì mức giá 376.4 sẽ là target cho lệnh short khô đậu tương tại 408.3
Tích lũy đúng kịch bản, nhưng không biết có lên nổi không ?Đúng 2 tuần tích lũy, và bắt đầu xuất hiện dòng tiền của institution vào cuối ngày thứ 6. Tuy vậy, ngày thứ 6 có thể là ngày bịp nên cần phải theo dõi diễn biến của ngày thứ 2 và thứ 3 xem sao.
Target của mình đã giảm đi một chút cho nhịp này và giảm từ 620 xuống 590. Nhưng không phải cứ đến 590 là mình cắt, chắc mình sẽ dùng Trailing Stop cho lệnh này.
Đây hoàn toàn có thể là nhịp tăng trị giá $10,000 của Đậu Tương Sau tuần giao dịch vừa rồi thì có vẻ như đậu tương đang dần thoát ra khỏi mô hình tích lũy của nó.
Tôi kỳ vọng nó sẽ hướng đến vùng bán nhỏ trên biểu đồ tuần ở mức giá 1535. Tuy vậy, vùng bán này không còn mới vì nó đã được test 1 lần trước đó. Do đó rất có khả năng là giá sẽ vượt qua cả vùng này.
Nếu là người đầu tư an toàn thì tôi nghĩ bạn có thể mua lại khi giá vượt hẳn qua vùng này và thử lại vùng đỉnh cũ.
Dẫu vậy vẫn cần phải quan sát thêm hợp đồng này trong tuần tới.