"Lỗ suất kép" khi đầu tư chứng khoán Việt NamThắng kính chào A/C/E cộng đồng Tradingview,
Hôm nay, Thắng gửi đến A/C/E một bài viết phân tích về TÁC HẠI của LỖ SUẤT KÉP đồng thời hướng dẫn mọi người cách khắc phục lỗi sai này. A/C/E thấy hay thì like, bình luận và chia sẻ giúp Thắng để LAN TỎA KIẾN THỨC đến cộng đồng nhé!
Bàn về LỖ SUẤT KÉP
Anh chị nghe từ lãi suất kép nhiều rồi, vậy ngược với lãi là lỗ, và lỗ suất kép nghĩa là gì? Anh chị có đang đầu tư theo kiểu lỗ suất kép không? Cách khắc phục TỐT NHẤT là như thế nào? Hôm nay Thắng lại "múa bút" phục vụ anh chị đây!
Lỗ suất kép (hay còn gọi là mất suất kép) là một khái niệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, thường xuất hiện khi tài khoản A/C sử dụng MARGIN để trung bình giá cổ phiếu đang nằm trong xu hướng giảm. Thuật ngữ dân gian gọi là "ngã ở đâu gấp đôi ở đó".
Khi đầu tư vào cổ phiếu và không may CP giảm, A/C vẫn tiếp tục giữ mà không bán ra, và thậm chí, dùng thêm margin để "múc" cổ phiếu đang giảm, điều này dẫn đến lỗ chồng lỗ và lỗ nhanh hơn gấp đôi so với bình thường. Nếu lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 thì lỗ suất kép chính là tầng địa ngục thứ 19!
Margin là con dao, bắt cổ phiếu đang giảm bằng margin là bắt dao rơi, và là nguyên nhân gây ra lỗ suất kép. Anh chị thường nghe media hô hào về lợi ích của đòn bẩy, nhưng thường thứ mọi người nắm được chỉ là cái lưỡi dao.
Có 2 sai lầm mà anh chị thường xuyên mắc phải khi sử dụng margin:
Một là, a/c sử dụng margin trung bình khi giá xuống. Thực tế phải làm ngược lại, là chỉ được dùng margin để trung bình giá lên, khi sức mua nở ra. Ví dụ lỗ suất kép, A/C mua CP A với giá 10.000 đồng, khi CP giảm A/C tiếp tục múc trung bình giá margin với tỷ lệ 1:1, nghĩa là lúc này nếu giá CP A giảm về 9.000 đồng, anh chị sẽ mất tới 20%. Giá CP rơi 30%, tài khoản anh chị cũng bay màu. Doanh nghiệp vẫn còn nguyên nhưng mọi người đã ra bờ kè Thanh Đa trải chiếu ngủ.
Hai là, múc margin vô tội vạ mà không để ý đến quy định của CTCK. Mỗi công ty có những quy định về margin khác nhau, ví dụ: tỷ lệ margin cho CP, room margin, tỷ lệ call margin, force sell, quản lý rủi ro, hạn mức bất thường,... Ở SSI dưới 0,35 là bị call margin, và VPS dưới 0,35 là bị bán tự động không cần báo trước, vì vậy, A/C làm gì cũng phải hỏi môi giới trước về các quy định, môi giới nào không biết thì chuyển ngay, chơi với mấy đứa ngu là ngu theo liền.
Thắng viết bài này để anh/chị hiểu về nguy hiểm của lỗ suất kép, khi dùng margin thì nhớ đến mấy lời này, phía trước cây nến là ngôi nhà và vợ con thơ.
Nói thì dễ, làm mới khó. Chúc anh chị phát triển và thịnh vượng!
--
Chúc A/C/E cộng đồng Tradingview phát triển và thịnh vượng!
Ý tưởng về cộng đồng
Cách tính chỉ số chứng khoán VNINDEX đơn giản dễ hiểuThắng kính chào A/C/E cộng đồng Tradingview,
Hôm nay, Thắng xin phép gửi đến mọi người bài viết rất THÚ VỊ về: Cách tính chỉ số VNINDEX đơn giản dễ hiểu. A/C đọc bài viết này mà thấy CÓ ÍCH thì nhấn like và ủng hộ Thắng bằng bình luận nhé!
--
Chỉ số VN-Index là chỉ số chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và là một trong những chỉ số thị trường chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. Chỉ số VN-Index được tính bằng cách lấy tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu trên sàn HOSE và chia cho số lượng cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn HOSE.
Công thức tính VN-Index:
VN-Index = (Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE) / (Số lượng cổ phiếu niêm yết trên HOSE)
Trong đó:
Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE được tính bằng cách lấy tổng giá trị của từng cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, bằng cách nhân số lượng cổ phiếu của mỗi cổ phiếu với giá cả của nó tại thời điểm tính toán VN-Index. Tổng giá trị thị trường này thường được gọi là "giá trị vốn hóa thị trường".
Số lượng cổ phiếu niêm yết trên HOSE là tổng số cổ phiếu của tất cả các công ty niêm yết trên sàn HOSE.
Lưu ý rằng VN-Index chỉ là một con số thống kê, và không phản ánh đầy đủ tình hình thị trường chứng khoán. VN-Index chỉ là thước đo chung của tình hình giá cả và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngày.
--
Chúc cả nhà trading thuận lợi và kiếm thật nhiều tiền!
5 Mẹo Để Quản Lý Các Giao Dịch Đang Thua LỗGiao dịch thua lỗ xảy ra ở mọi nơi. Đó là một phần trong hành trình giao dịch. Chắc chắn không bao giờ có chuyện gì dễ dàng theo kiểu nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch lúc nào cũng thắng. Tất cả các nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch nổi tiếng bạn biết đều THUA LỖ rất nhiều lần trong sự nghiệp của họ. Điều này cực kỳ bình thường. Bạn có biết giám đốc quỹ phòng hộ lừng danh Ray Dalio thua lỗ trắng tay khi mới hơn 30 tuổi không? Anh bị phá sản. Anh phải bắt đầu gầy dựng lại từ đầu.
Bài đăng này sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc: giao dịch thua lỗ la fgif và cách xử lý giao dịch thua lỗ.
Trước khi bắt đầu, chúng tôi cần nói rõ những nội dung sau:
- Hãy cẩn thận với những người tuyên bố rằng họ không thua lỗ.
- Hãy tránh xa những người khoe khoang về tỷ lệ thắng hoặc tỷ lệ thành công vì đơn giản điều đó không có thật.
- Giao dịch thua lỗ xảy ra với tất cả mọi người! Bạn không hề cô đơn.
Giờ hãy trao đổi về giao dịch kém là gì và 5 mẹo quản lý các giao dịch kém đó:
Mẹo số 1: Giao dịch thua lỗ khác với giao dịch kém
Các nhà giao dịch giàu kinh nghiệm nhất nhận thức rõ rủi ro của họ trước khi thực hiện giao dịch. Mỗi giao dịch thua lỗ là một thành phần nhỏ trong một quy trình lớn hơn có tính hệ thống, kế hoạch hoặc chiến lược đã được kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng. Giao dịch thua lỗ là một sự kiện được tính toán đối với các nhà giao dịch có kinh nghiệm. Họ xác định rủi ro, quy mô vị thế, cắt lỗ và mục tiêu lợi nhuận. 🎯
Giao dịch kém thì rất khác nhau. Giao dịch kém có nghĩa là ai đó đã mạo hiểm số tiền họ khó kiếm được mà không có kế hoạch hoặc quy trình. Giao dịch kém là giao dịch liều lĩnh và bừa bãi. Điều này thường xảy ra với các nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch mới, những người chưa hiểu thời điểm, nghiên cứu và tìm hiểu để xây dựng kế hoạch vững chắc. Hãy chắc chắn ghi nhớ sự khác biệt giữa giao dịch thua lỗ có tính toán và giao dịch kém không có kế hoạch hoặc quy trình.
Mẹo của TradingView: có nhiều cách để bắt đầu xây dựng kế hoạch, hệ thống hoặc quy trình. Ví dụ: bạn có thể thử tính năng Giao dịch trên giấy, backtesting và/hoặc làm việc với các nhà giao dịch thành thạo, những người đưa ra phản hồi có giá trị. Đừng mạo hiểm đồng tiền xương máu của bạn mà không nghiên cứu trước.
Mẹo số 2: Mọi giao dịch thua lỗ cho chúng ta thêm dữ liệu để tiến bộ hơn
Như chúng tôi đã đề cập nhiều lần, giao dịch thua lỗ xảy ra với tất cả mọi người. Nhưng hãy nhớ nhé, các giao dịch thua lỗ cũng chứa đầy thông tin và dữ liệu sâu sắc. Bạn có thể học được rất nhiều từ việc phân tích các giao dịch thua lỗ. 🔍
Vào cuối mỗi ngày, tuần hoặc tháng giao dịch, các nhà giao dịch có kinh nghiệm sẽ phân tích chi tiết các giao dịch thua lỗ của họ. Những mô hình nào đang xuất hiện? Các mô hình có điểm chung gì? Tại sao xảy ra các mô hình? Với thông tin này, nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư có thể điều chỉnh chiến lược dựa trên điều họ khám phá được.
Mẹo số 3: Đừng để giao dịch thua lỗ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn
Sức khỏe tinh thần và thể chất cũng quan trọng như sức khỏe tài chính. Đừng để những giao dịch thua lỗ ảnh hưởng đến cả hai loại sức khoẻ đó.
Nếu hệ thống của bạn bị sập hoặc các giao dịch thua lỗ bắt đầu ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, hãy rời xa máy tính hoặc điện thoại. Tắt mọi thứ và bỏ ra ngoài một lát. Các thị trường đã mở hàng trăm năm và sẽ không biến mất ngay. Khi bạn sẵn sàng quay lại thì các thị trường vẫn sẽ ở đó.
Hãy đứng dậy, hít thở không khí trong lành và trở lại đấu trường khi bạn đã sẵn sàng.
Mẹo số 4: Chia sẻ kinh nghiệm của bạn với những người khác
Các nhà giao dịch và nhà đầu tư trên toàn cầu đều muốn học hỏi từ những câu chuyện và những giao dịch thua lỗ của bạn. Đây là kinh nghiệm vô giá mà tất cả chúng ta đều có điểm chung. Mạng xã hội cho phép bạn trò chuyện, chia sẻ và gặp gỡ những người đang trải qua những điều này để chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau.
Chắc chắn chúng ta đồng ý với nhau rằng ai cũng thích chia sẻ chiến thắng hoặc xuất hiện như là nhà giao dịch giỏi nhất trên đời 😜 – nhưng rõ ràng là từ những lần thua cuộc này, chúng ta cùng nhau học hỏi và trở nên tốt hơn. Đây là nơi chúng ta tìm thấy những thông tin chuyên sâu nhất với nhau. Đó là nơi chúng ta có thể phát triển thành một cộng đồng các nhà giao dịch đang cố gắng nắm chắc được thị trường.
Hãy chia sẻ và xin phản hồi mang tính xây dựng!
Mẹo số 5: Liên tục cố gắng
Thị trường là trò chơi học tập, học tập lại và tiến lên phía trước. Các chủ đề, xu hướng và câu chuyện mới xuất hiện và biến mất hàng ngày. Cuộc hành trình này rất dài và không bao giờ dừng lại. Khi thực hiện kế hoạch giao dịch hoặc kế hoạch đầu tư, nhớ phải thực hiện với mục tiêu dài hạn. Một hoặc hai giao dịch thua lỗ một ngày hoặc một tuần chỉ là một phần nhỏ nếu so với những gì sẽ xảy ra trong nhiều tháng và nhiều năm tới. 🌎
Liên tục cố gắng. Liên tục xây dựng. Liên tục tinh chỉnh kế hoạch. Nghiên cứu dữ liệu.
Chúng tôi hy vọng bạn thích bài đăng này!
Chúng tôi hy vọng bạn học được điều gì đó mới mẻ hoặc cung cấp cho bạn thêm thông tin!
Vui lòng để lại bình luận bên dưới. Đội ngũ của chúng tôi sẽ đọc hết các bình luận của bạn.
– TradingView ❤️
Live stream - Trader Vàng nên tìm kiếm điều gì ở một Broker?Việc chọn Broker phù hợp là rất quan trọng đối với thành công của các trader. Có một số yếu tố chính mà các trader nên xem xét khi đánh giá các lựa chọn của họ, bao gồm quy định, bảo mật tiền, nền tảng giao dịch, điều kiện giao dịch và hỗ trợ khách hàng.
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BỎ CĂN BỆNH FOMO TRONG CHỨNG KHOÁNHôm nay Thắng chia sẻ về "tâm lý FOMO", A/C đọc xem có bản thân mình trong đó không nhé. Cảm ơn cả nhà ạ.
FOMO, tiếng anh là "Fear of missing out" nghĩa là lo sợ bị bỏ lỡ cơ hội. Trong chứng cháo, FOMO thường được sử dụng để miêu tả cảm giác lo lắng của NĐT khi họ thấy CP hay chỉ số tăng giá một cách nhanh chóng và không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền.
FOMO thường dẫn đến các hành động đầu tư không cân nhắc kỹ lưỡng, dẫn đến rủi ro và thất bại. Ví dụ, A/C thấy giai đoạn tháng 3 và tháng 4 vừa qua thị trường và CP tăng rất mạnh, A/C sợ bỏ lỡ cơ hội mua vào kiếm tiền.
Đứng ngoài thì thấy CP A tăng, mua vào thì CP A đi ngang, còn CP B lại tăng mạnh, thế là lại bán A để mua B. Mới chốt lời B được 5% thì B lại tăng thêm 10%, thế là lại mua B vào. Nhiều A/C có kinh nghiệm hơn, bán xong B không mua B nữa, nhưng ngồi ngoài thấy CP C tăng 30%, nóng ruột quá lại mua vào, ngay đỉnh. Đu đỉnh cũng bình thường, chán nhất là khi C giảm lại múc trung bình giá, vì không chịu chấp nhận mình đã sai, lại toang thêm lần nữa.
Chắc chắn tất cả A/C đều từng bị, em cũng đã từng, thật.
Thắng đã chia sẻ rất rõ, để mua một CP bắt buộc phải nắm chắc 2 điều: (1) lý do mua và (2) điểm mua/chốt lời/cắt lỗ. Nếu không nắm vững 2 điều này, A/C sẽ bị lây nhiễm căn bệnh FOMO - nghĩa là vì thấy CP tăng và kỳ vọng tăng nữa nhưng KHÔNG BIẾT TẠI SAO GIÁ TĂNG . Hên thì ăn được thêm vài giá, mà xui thì ngậm ngùi làm cổ đông chiến lược...
Vậy, để không bị FOMO trong chứng khoán, điều cần thiết nhất vẫn là KỶ LUẬT. Nói kỷ luật thì cao siêu lắm, A/C chỉ cần làm giúp Thắng hai điều:
1. Nắm rõ lý do tại sao mua cổ phiếu: nếu CP không còn đi đúng như lý do mua (ví dụ gãy xu hướng, thanh khoản bán mạnh, lợi nhuận ròng giảm,...) A/C phải bán ra không cần biết CP sau khi bán tăng hay giảm.
2. Biết rõ điểm mua/chốt lời/cắt lỗ: giống như khi đi ô tô, trước khi ngồi lên xe A/C phải biết điểm đến, nếu không, đi lung tung rất dễ đi lạc, hoặc đi vào đường cấm và gặp mấy chú C.A, nhẹ thì 10 củ, nặng thì 30 chẹo, ở Sài Gòn là thế.
Đầu tư là một cuộc chơi dài hạn, vì vậy, A/C hãy chọn một phương pháp có tầm nhìn xa, đừng quá tập trung vào cuộc chơi T+2.
--
Chúc a/c đầu tư thành công!
Trader Giàu vs Trader Nghèo Tâm lý giao dịch
• Trader nghèo tham lam và có những kỳ vọng không thực tế. Trader giàu thực tế về lợi nhuận của họ.
• Trader nghèo đưa ra các quyết định sai lầm do căng thẳng. Trader giàu có thể quản lý căng thẳng.
• Trader nghèo thiếu kiên nhẫn và tìm kèo liên tục. Trader giàu kiên nhẫn.
• Trader nghèo giao dịch vì họ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Trader giàu vào lệnh vì hệ thống của họ bảo vậy.
• Trader nghèo nghĩ rằng họ có thể ngừng học hỏi. Trader giàu không bao giờ ngừng tìm hiểu về thị trường.
Quản lý rủi ro
• Trader nghèo hành động như những con bạc. Trader giàu hoạt động như một doanh nhân.
• Trader nghèo đặt cược cả gia sản. Trader giàu kiểm soát cẩn thận khối lượng vị thế
• Đối với Trader nghèo, lợi nhuận vượt trội là ưu tiên số 1. Trader giàu biết rằng quản lý rủi ro là Ưu tiên số 1.
• Trader nghèo cố gắng chứng minh rằng họ đúng. Trader giàu thừa nhận khi họ sai.
• Trader nghèo trả lại lợi nhuận do không biết thoát lệnh như thế nào. Trader giàu khóa lợi nhuận đang có bằng cách dời dừng lỗ
Phương pháp giao dịch
•Trader nghèo bỏ cuộc. Trader giàu kiên trì cho đến khi họ thành công.
• Trader nghèo nhảy từ hệ thống này sang hệ thống khác khi họ thua. Trader giàu gắn bó với một hệ thống chiến thắng ngay cả khi nó thua lỗ.
• Trader nghèo thực hiện giao dịch dựa trên nhóm tín hiệu. Trader giàu đặt giao dịch dựa trên xác suất.
• Trader nghèo cố gắng dự đoán. Trader giàu làm theo những gì thị trường đang nói với họ.
• Trader nghèo giao dịch ngược xu hướng. Trader giàu đi theo xu hướng thị trường.
•Trader nghèo làm theo cảm xúc của họ để tự gây bất lợi. Trader giàu tuân theo các hệ thống mang lại lợi thế cho họ.
• Trader nghèo không biết khi nào nên cắt lỗ hoặc chốt lãi. Trader giàu đã có kế hoạch rút lui ngay từ lúc đặt lệnh
• Trader nghèo cắt lệnh thắng và gồng lệnh thua. Trader giàu cắt lệnh thua và gồng lệnh thắng
• Trader nghèo show vài lệnh thắng một cách tự mãn để lùa gà. Trader giàu tự giao dịch và luôn chia sẻ những gì mình biết cho mọi người.
- Nguồn Steve Burns
PHÂN TÍCH VPA TRONG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞPhân tích kỹ thuật theo phương pháp VPA (Volume Price Action) là phương pháp đánh giá t cổ phiếu dựa trên khối lượng giao dịch và giá để dự đoán sự di chuyển giá cổ phiếu.
Các bước thực hiện phân tích VPA bao gồm:
Xác định xu hướng: xác định vận động giá của CP là tăng, tích lũy hay giảm.
Xác định khối lượng giao dịch: tìm kiếm những phiên thanh khoản cao đột biến.
Xác định biến động giá: Xác định hành động giá trong phiên, kết hợp phân tích nến.
Xác định cản/nền: kết hợp cùng công cụ VPVR để xác định khối lượng giao dịch tại vùng giá nào là nhiều nhất.
Bằng cách phân tích sự khác biệt giữa khối lượng giao dịch và biến động giá, A/C có thể dự đoán sự di chuyển giá của CP. Ví dụ, nếu khối lượng giao dịch tăng đột ngột trong khi giá vẫn ổn định, điều này cho thấy DÒNG TIỀN LỚN đang tham gia cổ phiếu; nếu khối lượng giao dịch lớn liên tục xảy ra, cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai.
Trong hình là ví dụ về IJC, một cổ phiếu mà room chứng ta từng mua vào và đã chốt lãi. CP này có các vấn đề: thanh khoản bán mạnh, giá chạm cản, tạo nến xấu gần cản.
--
Chúc A/C/E giao dịch thành công!
Double check kỹ năng mọi nhà đầu tư cần ?Môi giới phần nhiều bị cho là kẻ xấu xa luôn tập trung và khai thác doanh số từ khách hàng, nhưng bạn biết gì không ? Miếng bánh béo bở nhất luôn là các khách hàng mới! Tại sao khách hàng mới luôn là phân khúc mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho môi giới. Đơn giản là họ thiếu kỹ năng DOUBLE CHECK.
Đa phần người mới tham gia luôn nhìn vào phần lợi nhuận của thị trường, vì vậy chúng ta mới có trường hợp môi giới chỉnh sửa ảnh lợi nhuận để gửi cho khách hàng. Môi giới đó……không sai ?. Họ chỉ đang cung cấp đúng cái nhà đầu tư mới muốn THẤY đó chính là lợi nhuận. Chỉnh sửa chỉ là công cụ để hỗ trợ nhà đầu tư có cái nhìn trực quan hơn về kết quả và phương pháp giao dịch của môi giới
Đúc kết lại, vậy làm sao để người mới tham gia thị trường tránh được nhiều rủi ro nhất ? sau đây là các bước:
1. Luôn nhớ một câu trong đầu:
Không bao giờ tin ai ! Người ta nói gì mình cũng phải chậm lại và kiểm tra lại nhiều lần để xem người ta có nói đúng không? Người ta lấy cơ sở nào để nói như vậy ? Dẫn chứng đâu ? Deal anh đưa diễn biến thế nào ? Rồi kết quả ra sao ?. Cụ thể ở đây là nếu muốn test hãy tham gia thị trường cùng với số vốn phù hợp để kiểm chứng, luôn nhớ là vốn phù hợp, không cao cũng không thấp. Thấp quá thì số lần thử không đủ, cao quá thì lại không kiểm soát tốt rủi ro, tại sao nói vốn cao quá không kiểm soát được rủi ro ? Vì đơn giản bạn là người mới, bạn phải đi từng bước nhỏ rồi mới đến bước lớn, không thể nào đùng một cái bạn có thể đủ tâm lý cũng như kinh nghiệm kiểm soát được số vốn lớn.
Ví dụ cụ thể nhất là sản phẩm dầu thô: Ký quỹ là 187tr, số vốn tham gia tốt nhất là 1.870.000.000 tỷ, áp dụng tỷ lệ 1:10 để an toàn, vốn phù hợp thì tỷ lệ rủi ro từng lệnh sẽ được chia đều và số lần thử sẽ đủ để kiểm chứng xem đúng hay sai.
2. Dành thời gian để kiểm chứng những gì người ta nói: Nói là một chuyện nhưng làm là một chuyện khác, tùy vào khả năng đánh giá của mỗi người mà thời gian kiểm chứng khác nhau.
🍎Không chỉ là môi giới mà bất kỳ thông tin gì ảnh hưởng đến cổ phiếu hoặc mã hàng hóa đó đều phải được kiểm tra lại nhiều lần
UPCOM:BSR HOSE:PVD HOSE:PVT HOSE:GAS HNX:PVS HOSE:PVP
Vứt báo cáo tài chính đê, đừng để bị dắt mũi nữa!Trong các bài post trước, Thắng thường xuyên nhắc về PP đầu tư “Đi trước thị trường 3 bước”. Lúc nói có vẻ cao siêu lắm, thật ra là chỉ yêu cầu có cái não nhiều nếp nhăn, trán rộng sáng ngời và đôi mắt nhìn xa xăm.
"Đi trước thị trường 3 bước" là một phương pháp phân tích và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Phương pháp này bao gồm ba bước sau:
1. Phân tích vĩ mô: Đây là bước đầu tiên để đánh giá triển vọng của thị trường chứng khoán. Nó bao gồm việc phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến giá cổ phiếu trong những quý tiếp theo. Đối với doanh nghiệp, A/E cần hiểu rõ giá thành sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ trong/ngoài nước và các yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh thu/chi phí -> Lợi nhuận sau thuế DN.
Thường A/E thiếu kinh nghiệm sẽ bị động, nghĩa là chờ báo đăng tin: “Giá thép/phân bón/giá cước vận tải tăng,…” hoặc chờ Bài phân tích của Research các công ty chứng khoán để mua. Đây là hành động sai! Giá CP có thể tăng trần 2-3 phiên vì tin tốt, nhưng đâu lại vào đấy, vì tiền lớn + sóng ngành chưa ập vào bờ!
2. Định giá: Sau khi phân tích vĩ mô, A/E tiến hành định giá cổ phiếu để xác định giá trị thực của nó trong quý tiêp theo là bao nhiêu. Điều này giúp A/E hiểu rõ hơn về giá trị thực của cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Thông thường, A/E thiếu kinh nghiệm không thể tự định giá CP, các bạn mua để đấy chờ tăng rồi bán, các bạn không đặt được giá chốt lời ở đâu và thường FOMO chốt lỗ/cắt lời theo đám đông sai trái.
Bước 2 cũng là phần quan trọng để tiến vào bước 3: MÚC
3. Múc: Khi mua CP A/E lưu ý 2 điều tối quan trọng là (1) lý do mua CP và (2) điểm mua/chốt lời/cắt lỗ. Nếu lướt sóng thì phải biết cắt lỗ mấy %, mà lướt theo tin thì phải xác định đó là tin bịp hay là tin đúng, tin ngắn hạn hay dài hạn, nếu tin sai thì phải làm sao. Điều này giúp A/E tránh các sai lầm đầu tư thường gặp như đu đỉnh/bán đáy làm khổ vợ con.
A/E nào múc phải VRE trong tuần trước thì…ối giồi ôi luôn!
Tóm lại, “đi trước thị trường 3 bước” là một phương pháp đầu tư dễ hiểu và hiệu quả.
5 điều cần nhớ về thị trường giá lênXin chào tất cả mọi người! 👋
Thị trường giá lên là thời điểm chứng kiến cảm xúc lạc quan và tăng trưởng, là cơ hội tuyệt vời để thu lời đáng kể. Tuy nhiên, cần nhớ thị trường giá lên không tồn tại mãi mãi. Bạn phải tiếp cận thị trường giá lên theo cách vừa thận trọng hợp lý vừa để mắt đến các mục tiêu dài hạn của mình. 🙂
Sau đây là một vài điều cần nhớ khi giao dịch và đầu tư trong thị trường giá lên:
🚨 Đừng để bị cuốn vào cơn cuồng đầu cơ
Cần giữ bình tĩnh và tránh đưa ra quyết định bốc đồng dựa trên lợi ích ngắn hạn. Dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng mọi giao dịch mà bạn đang cân nhắc. Luôn tập trung vào các ý tưởng có nền tảng cũng như kỹ thuật vững chắc.
📚 Theo dõi việc định giá
Trong thị trường giá lên, việc giá tăng lên là điều bình thường. Đôi khi, giá tăng đến mức có thể không chứng minh được bằng các nguyên tắc cơ bản nền tảng. Các nhà đầu tư phải theo dõi cung và cầu, định giá, v.v. để đảm bảo tài sản bạn đầu tư được định giá hợp lý.
🔔 Chuẩn bị sẵn sàng cho các lần đảo chiều
Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Thị trường giá lên cuối cùng cũng đi đến hồi kết. Do đó, cần chuẩn bị cho việc giá sẽ giảm. Hãy luôn quản lý rủi ro bằng các kỹ thuật như đa dạng hóa, phòng ngừa rủi ro và các kỹ thuật khác.
💸 Kiểm soát rủi ro của bạn
Tất nhiên, ai cũng muốn nắm giữ các vị thế đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, cần nhớ là thị trường giá lên cuối cùng cũng kết thúc.
Nếu bạn đã kiếm được kha khá lợi nhuận, đặt lệnh xu hướng có thể là lựa chọn tốt để khóa lợi nhuận trong trường hợp mọi thứ thay đổi nhanh chóng. Những người chiến thắng vươn lên dẫn đầu bằng cách liên tục đặt lệnh xu hướng các vị thế là chiến lược cực kỳ tốt để cải thiện tỷ lệ Lời/Lỗ của giao dịch.
📈 Duy trì tầm nhìn dài hạn
Giao dịch là một cuộc chạy marathon đường dài chứ không phải chạy nước rút. Thị trường giá lên có thể là cơ hội tuyệt vời để thu lời, nhưng nhớ duy trì tầm nhìn dài hạn về mục tiêu của bạn. Bạn vừa bỏ lỡ những diễn biến lớn? Đừng bực mình rồi đưa ra quyết định sai lầm. Trong tương lai, sẽ có nhiều cơ hội để bạn áp dụng những vừa học được.
Thị trường giá lên có thể mang đến những cơ hội tuyệt vời, tuy vậy, cần tiếp cận một cách thận trọng với những mục tiêu cá nhân đã xác định. Cân nhắc lời/lỗ của từng khoản đầu tư, theo dõi định giá và luôn chuẩn bị cho tình huống suy thoái.
Chúng tôi hy vọng bạn thích bài đăng này! Hãy thoải mái viết thêm bất cứ mẹo hoặc lời khuyên nào trong mục bình luận bên dưới.
– Team TradingView ❤️
7 mẹo để tăng hiệu suất giao dịch của bạn lên gấp 10 lầnNếu bạn làm đúng, trading là công việc đáng làm nhất thế giới. Nhưng hầu hết các trader không thể có lợi nhuận nhất quán trong một thời gian dài.
7 mẹo để tăng hiệu suất giao dịch của bạn lên gấp 10 lần:
1. Tập trung vào rủi ro, thay vì tiền bạc
- Hầu hết các trader tập trung 100% vào tiền, chấp nhận rủi ro lớn, làm cháy tài khoản lớn
- Tập trung vào rủi ro trên mỗi giao dịch, cố gắng tăng tỷ lệ Reward:Risk thay vì Winrate
- Tiền chỉ là công cụ để kiếm thêm tiền
2. Nhiều giao dịch hơn =\= Lợi nhuận nhiều hơn
- Nhiều trader nghĩ rằng họ sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu thực hiện nhiều trade hơn
- Sự thật là bạn không cần phải nắm bắt mọi chuyển động của thị trường
- Kiên nhẫn chờ đợi những cơ hội tốt nhất là kỹ năng giao dịch tốt nhất
3. Kế hoạch, hệ thống, quy tắc
Trở thành bậc thầy trong phương pháp của bạn:
- Lập kế hoạch như một thiên tài
- Vận hành hệ thống như robot
- Thực hiện theo các quy tắc như một người lính
4. Tập trung vào dài hạn, không phải ngắn hạn
- Bạn sẽ không trở thành nhà giao dịch thành công trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng
- Mỗi mất mát, sai lầm và thất bại là một bước để thành công trong 2-3-4 năm
- Nếu bạn có thể vượt qua đường cong học tập, bạn có thể làm bất cứ điều gì
5. Mắc sai lầm, ghi nhật ký, rút ra bài học
- Sử dụng những sai lầm để trở thành một trader giỏi hơn
- Ghi nhật ký để hiểu những sai lầm của bạn
- Những bài học bạn học được từ những sai lầm là người thầy tốt nhất của bạn
Bạn không thể thành công trong 3-6 tháng. Kinh nghiệm không rẻ tiền đến vậy.
6. Tư duy theo xác suất
- Trading là một ngành kinh doanh khác biệt: 0% an toàn. 100% rủi ro
- Bạn chống lại các rủi ro bằng lợi thế, hệ thống, dữ liệu, quy tắc, quản lý rủi ro
- Ai cũng có thể có 1 trade thắng, nhưng chỉ ai biết quản lý rủi ro mới có thể thắng một cách nhất quán
Mọi nhà giao dịch thành công đều suy nghĩ theo xác suất.
7. Định hình tư duy của bạn
- 90% chờ đợi, 10% vào lệnh
- Kế hoạch, hệ thống, quy tắc là vũ khí của bạn
- Sai lầm, nhật ký, bài học là những cách để cải thiện phương pháp
- Suy nghĩ theo xác suất là cách để kiểm soát cảm xúc
Tư duy của bạn là tài sản quan trọng nhất trong trading
Nguốn: MoneyTradeEdge l Better Thinking Better Trading