Ý tưởng về cộng đồng
Sử dụng TradingView Coin như thế nàoBạn đã bao giờ muốn thể hiện sự đánh giá cao của mình đối với một ý tưởng nhưng cảm thấy rằng việc nhấn nút thích thôi là chưa đủ?
TradingView Coin là một cách tuyệt vời để cho những người dùng khác thấy rằng bạn đánh giá cao họ!
TradingView Coin là gì?
TradingView Coin được sử dụng như một đồng tiền trong nền tảng của chúng tôi. 1 coin có giá bằng $0.01 USD
Bạn có thể nhận chúng như thế nào?
Giới thiệu bạn : Khi bạn giới thiệu một người bạn đến TradingView, cả hai người sẽ nhận được TradingView Coin sau khi họ nâng cấp lên một trong các gói trả phí của chúng tôi.
Nhận tiền ủng hộ từ những người dùng khác: Người dùng TradingView có thể tặng tiền cho nội dung tuyệt vời, để nói lời cảm ơn, nếu họ cảm thấy hào phóng hoặc vì bất kỳ lý do nào khác.
Mua Coins: Bạn có thể mua coin theo mức 500, 1,000, hoặc 5,000. Có thể làm việc này thông qua mở menu người dùng và chọn "Coins".
(Số dư coin hiện tại của bạn, lịch sử đóng góp và thông tin coin khác cũng được hiển thị ở đây)
Tuyệt vời! Bạn đã có TradingView Coin, bạn sử dụng chúng như thế nào?
Chúc mừng ai đó : Chúc mừng họ là cách tốt để bạn thể hiện là mình yêu thích người dùng đó.
Số lượng coin gửi đi được cố định trong trang của chúng tôi theo giá trị: 100, 200, 350, hoặc 500 coins. Giá trị coin này tương ứng với $1, $2, $3.5, và $5 USD. Tính năng này có sẵn cho tất cả người dùng.
Cổ vũ ý tưởng bằng cách sử dụng nút "Bình luận với chúc mừng" để gửi tin nhắn của bạn với một số TradingView coins
Cổ vũ người dùng từ hồ sơ của họ bằng cách chọn "Chúc mừng" ở góc trên của trang hồ sơ của họ.
Mua gói dịch vụ : Bạn có thể chi tiêu TradingView Coins cho các gói trả phí 1 tháng hoặc 1 năm của chúng tôi. Ví dụ: 3000 xu là quyền truy cập lên đến 1 tháng của gói PRO + của chúng tôi, một trong những lựa chọn phổ biến nhất của chúng tôi.
Lưu ý rằng nếu bạn đã có gói đang hoạt động, bạn có thể thêm một tháng hoặc một năm cùng loại bằng coins. Nâng cấp bằng coin hiện không được hỗ trợ.
TradingView Coin Pro-Tip
Người kiểm duyệt, người quản lý và nhân viên của TradingView trao tiền cho các ý tưởng được chọn làm Lựa chọn của biên tập viên, các kịch bản, ý tưởng hay và nội dung đặc biệt khác mọi lúc.
Họ có thể được nhận dạng bằng huy hiệu logo TradingView hoặc huy hiệu "Mod" bên cạnh tên của họ.
Tìm hiểu thêm về TradingView coins trong trung tâm trợ giúp tại đây .
Cách dùng chỉ báo Stochastic vùng Quá mua - Quá bánSử dụng khung thời gian 4 giờ (4h) để vào lệnh theo Stochastic.
Trường hợp 1:
- Mua vào khi chỉ báo Stochastic về vùng quá Bán (20).
- Bán ra khi chỉ báo Stochastic về vùng quá Mua (80).
Trường hợp 2: Kết hết chỉ báo xu hướng Supertrend
1. Xu hướng tăng khi giá đóng cửa nằm trên đường màu xanh lá.
2. Xu hướng giảm khi giá đóng cửa nằm dưới đường màu đỏ.
- Mua vào khi chỉ báo Stochastic về vùng quá Bán, đồng thời chỉ báo Supertrend đang ở xu hướng tăng.
- Bán ra khi chỉ báo Stochastic về vùng quá Mua và chỉ báo Supertrend đang có xu hướng giảm.
Trường hợp 3: Kết hết chỉ báo xu hướng Supertrend sử dụng ở khung thời gian Ngày (Daily)
1. Xu hướng tăng khi giá đóng cửa nằm trên đường màu xanh lá khung Ngày (Daily).
2. Xu hướng giảm khi giá đóng cửa nằm dưới đường màu đỏ khung Ngày (Daily).
- Mua vào khi chỉ báo Stochastic về vùng quá Bán, đồng thời chỉ báo Supertrend đang ở xu hướng tăng khung Ngày (Daily).
- Bán ra khi chỉ báo Stochastic về vùng quá Mua và chỉ báo Supertrend đang có xu hướng giảm khung Ngày (Daily).
>>> Kết luận: Kết hợp thêm chỉ báo xu hướng để tăng xác suất thành công (ví dụ: supertrend, đường trung bình...).
Nên dùng vùng quá mua quá bán ở màn hình thứ 2.
Ví dụ:
- Màn hình 1 khung Ngày dùng chỉ báo xu hướng (Supertrend, đường trung bình...).
- Màn hinh 2 khung 4 giờ dùng chỉ báo Stochastic chờ về vùng quá mua quá bán để vào lệnh.
Cách Sử Dụng Các Tỷ Lệ Tài Chính Để Đưa Ra Quyết Định Tốt HơnCác Tỷ lệ tài chính giúp bạn đánh giá một công ty. Hầu hết các tỷ lệ tài chính sẽ cho bạn biết số tiền bạn đang trả cho một phần cụ thể của doanh nghiệp. Hãy để chúng tôi đưa ra một vài ví dụ:
Tỷ lệ giá trên doanh số = Vốn hóa thị trường / Doanh số
Tỷ lệ Giá trên Doanh số hoặc tỷ lệ PS cho bạn biết mức độ giá của một công ty so với tổng doanh số bán hàng của nó. Công thức được tính theo hai cách khác nhau: chia vốn hóa thị trường của công ty cho doanh thu hoặc chia giá cổ phiếu hiện tại cho doanh thu trên mỗi cổ phiếu. Vì tỷ lệ này đang được tính toán với thông tin giá trực tiếp, bạn cũng có thể xem tỷ lệ này trong thời gian thực trên biểu đồ như chúng tôi đã trình bày trong ví dụ này ở trên.
Nếu một công ty có vốn hóa thị trường là 10 tỷ đô la và doanh thu là 1 tỷ đô la, thì điều đó có nghĩa là tỷ lệ PS là 10. Bạn đang trả 10 đô la cho mỗi 1 đô la doanh thu. Bạn có thể thực hiện các tỷ lệ như thế này cho tất cả các khía cạnh của công ty. Ví dụ: tỷ lệ PE hoặc tỷ lệ Giá trên Thu nhập đo lường Vốn hóa thị trường / Thu nhập. Điều này cho bạn biết bạn đang phải trả bao nhiêu cho mỗi đô la thu nhập.
Hãy nhớ rằng Tỷ lệ tài chính không hoàn hảo. Chúng cũng không phải là một khuyến nghị mua hoặc bán. Thay vào đó, chúng là những con đường để đánh giá nhanh một công ty, so sánh các nguyên tắc cơ bản cơ bản của nó và nghiên cứu công ty đó so với các công ty khác. Bạn cũng phải nhớ rằng các chỉ số tài chính có thể thay đổi nhanh chóng chỉ với một báo cáo thu nhập. Những kỳ vọng trong tương lai của một công ty cũng quan trọng không kém. Một công ty như Apple có thể có tỷ lệ PE cao, nhưng nếu họ đang xây dựng và tăng doanh thu trong tương lai, tỷ lệ PR của họ có thể giảm xuống theo thời gian.
Hãy nhớ rằng, Tỷ lệ tài chính và các chỉ số tài chính nói chung vẽ nên bức tranh về hoạt động kinh doanh cơ bản và tiềm năng thu nhập của nó. Dưới đây là một số tài nguyên khác để giúp bạn bắt đầu:
1. Đọc thêm về công cụ Tài chính tại Trung Tâm Trợ Giúp.
2. Bạn cũng có thể code chiến lược hoặc chỉ báo của riêng bạn sử dụng các thông tin tài chính.
3. Chúng tôi cũng tạo ra thư viện trong Trung tâm Trợ giúp nên bạn có thể tìm hiểu thêm về các công cụ Tài chính.
Dưới đây là một số tỷ lệ tài chính khác mà bạn có thể thấy thú vị và cách chúng được tính toán:
Tỷ lệ PE = Vốn hóa thị trường / Thu nhập
Tỷ lệ PB = Vốn hóa thị trường / Sổ sách
Tỷ lệ PEG = PE / Tăng trưởng thu nhập
Hệ số thanh toán nhanh = (Tiền + Các khoản tương đương tiền + Các khoản phải thu hiện tại + Các khoản đầu tư ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
Tỷ suất cổ tức = Cổ tức trên mỗi cổ phiếu / Giá
EV Multiple = Giá trị doanh nghiệp / EBITDA
Để truy cập tất cả các Tỷ lệ tài chính có sẵn cho bạn, hãy nhấp vào nút Tài chính ở đầu biểu đồ của bạn. Từ đây, bạn có thể chọn nhiều chỉ số Tài chính khác nhau và nghiên cứu thị trường ở cấp độ sâu hơn.
Quan trọng hơn, bạn có thể kết hợp nghiên cứu Phân tích kỹ thuật và cơ bản cùng một lúc. Có nghĩa là bạn có thể đánh giá khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp bao gồm thu nhập và định giá của nó trong khi CŨNG nghiên cứu hành động giá và lập kế hoạch giao dịch.
Vui lòng chia sẻ phản hồi và nhận xét của bạn bên dưới! Cảm ơn bạn đã đọc.
EQH và EQL - Tại sao cần nóTrong SMC có một thuật ngữ LIQUIDITY HIGH/ LOW - Xóa thanh khoản trên đỉnh/ Đáy.
Sell Side Liquidity EQL -Xóa thanh khoản đáy.
Buy Side Liquidity EQH - Xóa thanh khoản đỉnh
Các bạn hình dung như sau:
Giá từ SWING HIGH / SWING LOW - Mở 1 cấu trúc phụ - tức là quá trình nó điều chỉnh về.
Trong quá trình điều chỉnh - Giá có thể tạo một trend con - dụ đám đông nhà đầu tư vào.
Sau đó bẻ gãy xu hướng đi - Từ đó sẽ tạo được một vùng quét thanh khoản.
Cấu trúc tăng sẽ quét được thanh khoản đáy
Cấu trúc giảm thì sẽ có quét thanh khoản đỉnh.
Dựa vào EQH và EQL ta có một số cách quét thanh khoản như hình
Nói cách khác - LIQUIDITY là hành trình tạo 1 bẫy giá - tập trung đám đông vào.
Sau đó Quét Sạch vùng tập trung Stoploss. Và tạo thanh khoản cho các tổ chức khác bằng hành động tạo ra sự bốc đồng dựa vào tin tức/ dòng tiền và tốc độ di chuyển nhanh làm cho chúng ta không kịp trở tay.
Cách thoát khỏi bẫy giá:
* Break Entry- BE trước khi tin ra.
* TP tránh khu vực đám đông đặt TP
* Khi giá đã chạy thì không bám theo- no FOMO
Bài 5.2: Để hiểu được cấu trúc thị trường bạn nên bắt đầu từ đâuBài 5.2: Để hiểu được cấu trúc thị trường bạn nên bắt đầu từ đâu? - Phần 2
Một trong những lý do khiến các trader thua lỗ đó là giao dịch ngược xu hướng, giao dịch trong thị trường không có xu hướng (trading range) và giao dịch trong một xu hướng yếu.
Khi thị trường ở trong một xu hướng mạnh, giá luôn có những sóng đẩy mạnh (impulse wave) và những sóng hồi (pullback) để tạo ra những vùng cung cầu mạnh mà ở đó các trader tìm kiếm cơ hội giao dịch.
Hãy để tôi cho bạn một cái nhìn tổng quan về thị trường và những gì bạn cần học để có thể bắt đầu giao dịch như một chuyên gia nhé.
Bài 5: Để hiểu được cấu trúc thị trường bạn nên bắt đầu từ đâu? Bài 5: Để hiểu được cấu trúc thị trường bạn nên bắt đầu từ đâu? - Phần 1
Bạn muốn học giao dịch forex nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu?
Hãy để tôi cho bạn một cái nhìn tổng quan về thị trường và những gì bạn cần học để có thể bắt đầu giao dịch như một chuyên gia nhé.
Bài 4: Label - gọi tên cấp độ thị trường - Phần 2Bài 4: Label - gọi tên cấp độ thị trường - Phần 2
Trong quá trình phân tích, chúng ta cần một tên gọi cho mỗi loại cấu trúc thị trường cụ thể.
Thông qua tên gọi, chúng ta nhanh chóng hiểu được bản chất của chúng cũng như dễ dàng đánh dấu được các cấp độ thị trường và động lực khác nhau của chúng.
Và đừng bao giờ quên rằng việc hiểu về quy chuẩn gọi tên cấp độ thị trường có giá trị vô cùng quan trọng trong việc xử lý thông tin về động lực thị trường...
HỆ THỐNG GIAO DỊCH BTCUSD & CRYPTO THẮNG TỪ 2013 >>> NAY1. Khung ngày: sử dụng chỉ báo Supertrend mặc định của Tradingview để xác định xu hướng chính.
- Nến đóng cửa trên đường màu xanh >>> TĂNG.
- Nến đóng cửa dưới đường màu đỏ >>> GIẢM.
2/ Khung giao dịch 1 giờ:
a. Keltner Channel:
- Xu hướng tăng: Khi giá đóng cửa nằm trên đường Upper 2 kênh giá Keltner.
- Xu hướng giảm: Khi giá đóng cửa nằm trên dưới Lower 2 kênh giá Keltner.
b. Chỉ báo ADX:
Nếu giá trị ADX nằm trên 45 là xu hướng mạnh.
3/ Vào lệnh bằng chỉ báo ADX:
Mua - Buy:
- Super trend khung Daily màu xanh lá.
- Kênh Keltner: nến đóng cửa nằm trên đường Upper 2.
* Vào lệnh khi ADX vượt lên đường 45 theo 2 điều kiện trên.
Bán - Sell:
- Super trend khung Daily màu đỏ.
- Kênh Keltner: nến đóng cửa nằm dưới đường Lower 2.
* Vào lệnh khi ADX vượt lên đường 45 theo 2 điều kiện trên.
Dừng lỗ/Chốt lời: Risk/Reward = 1/1.05 . Dùng 5% lợi nhuận bù cho các chi phí từ sàn giao dịch + Spread.
Dừng lỗ = chiều cao kênh giá Keltner từ đường Lower 1 - Upper 1.
Chốt lời = chiều cao kênh giá Keltner từ đường Lower 1 - Upper 1 * 1.05
* 2013-2016
* 2016 - 2019
*2019 - hôm nay
Bài 3: Phân biệt Impluse (Chuyển động chủ đạo) và Correction Bài 3: Phân biệt IMPULSE (Chuyển động chủ đạo) và CORRECTION (Vùng hồi) của thị trường
Impulse và Correction chính là một cách diễn giải khác của thị trường có xu hướng và thị trường không có xu hướng.
Tuy nhiên, có rất nhiều trader vẫn còn nhầm lẫn 2 khái niệm này.
Hãy theo dõi video này để hiểu rõ hơn về các phân biệt Impulse và Correction.
Xu hướng giá vàng tuần từ 11/10/2021Với xu hướng của DXY như trong bài phân tích về DXY.
Giá vàng khung D1 vẫn đang được nhốt trong vùng đám mây xanh khá dầy. Khung tuần thì vẫn đang thể hiện xu hướng lưỡng lự, thiên về phương án giảm. Chưa có đủ động lực đủ lớn để hình thành 1 xu hướng giá rõ ràng.
Vì vậy tuần tới giá vàng sẽ tiếp tục cần phải tích lũy thêm trước khi có 1 xu hướng rõ ràng.
Tuy nhiên với nến tuần đóng cửa là cây nến giảm. Ngày thứ 5 tuần trước là cây nên giảm, thứ 6 là cây nến rút râu rất dài.
Từ đó cho thấy áp lực bán là rất lớn. Nên tuần này chúng ta giao dịch theo biên độ trong vùng 1747-1783 và ưu tiên cho các lệnh Sell nhiều hơn. Vì nó sẽ đi nhanh và mạnh hơn các lệnh BUY.
Bài 2: Xác định cấp độ cấu trúc thị trường với chỉ báo MACD Bài 2: xác định cấp độ cấu trúc thị trường với chỉ báo MACD - Phần 2
Tiếp nối với phần trước, các bạn đã có thể hiểu rằng chỉ báo MACD cũng giống như bất kỳ chỉ báo nào khác, chúng ta không nên giao dịch MACD một cách độc lập.
Và nếu bạn muốn sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả, nó cần phải có sự hỗ trợ thêm từ hành động giá.
Bài 2.1: Xác định cấp độ cấu trúc thị trường với chỉ báo MACDBài 2.1: Xác định cấp độ cấu trúc thị trường với chỉ báo MACD
Các bạn đều đã biết MACD là một trong những chỉ báo (indicator) vô cùng phổ biến đối với những Forex trader sử dụng phân tích kỹ thuật.
Vậy hãy cùng tôi tìm hiểu sâu hơn MACD là gì, cấu tạo như thế nào và những cách nào giao dịch hiệu quả nhất?
Cập nhật DXY tuần từ 11/10/2021Hiện tại DXY đang có 2 khả năng xảy ra.
- Khả năng sóng điều chỉnh 4 lớn màu đỏ đã kết thúc. (Sác xuất khoảng 60%)
- Khả năng sóng điều chỉnh 4 lớn màu đỏ chưa kết thúc. (Sác xuất khoảng 40%)
Vì vậy chúng ta sẽ tập chung cho phương án có sác xuất cao hơn đó là sóng 4 màu đỏ đã kết thúc.
Nếu sóng 4 màu đỏ đã kết thúc thì giai đoạn hiện tại đang là giai đoạn hình thành mô hình đảo chiều để giảm sâu về phía dưới.
Có 2 cách tạo mô hình đảo chiều có thể xảy ra lúc này.
- Đảo chiều theo mô hình sóng đẩy 12345 (phương án 1, màu nước biển) hoặc sóng abc (phương án 2 màu xanh lá cây).
Phương án 1.
Chúng ta cần chờ nến phá và đóng cửa dưới kênh giá màu đỏ thi đó là tín hiệu đầu tiên cho thấy phương án 1 đã được xác nhận 30%. Sau khi giá đóng cửa dưới vùng hỗ trợ ngắn tại 93.851 thì phương án 1 được xác nhận 50%. Và khi giá đóng của dưới 93.665 thì đã chính thức xác nhận phương án 1 đã là chính xác.
Phương án 2.
Nếu là phương án 2 thì giá sẽ hướng đến vùng 94.7 để test lại vùng giá rất quan trọng ở đó rồi đảo chiều đi xuống. Nếu giá phá qua 94.7 thì sẽ cần xem xét lại và đánh lại mã kênh và chuyển qua phương án sóng 4 màu đỏ chưa kết thúc.
Nên kế hoạch tuần sau sẽ tập chung quan sát để xác nhận xem giá đi theo phương án nào. Chỉ bắt đầu nhảy vào giao dịch khi đã xác định giá đang đi theo phương án nào. Khi không thể xác định được giá đang đi theo mô hình nào thì tốt nhất nên đứng ngoài thị trường.