xác định keylevel chính xác xác định keylevel chính xác
Xác định Keylevel nên chú ý !
Chúng ta chỉ cần xác định keylev
(Kháng cự ,Hỗ trợ ) ở 2 khung thời gian :
1. Là ở khung thời gian bạn vào lệnh
2. Là ở khung thời gian lớn hơn
khung thời gian bạn vào lệnh.
Quan trọng
- Chúng ta cần quan tâm đến dữ liệu giá
gần với hiện tại nhất để xác định Keylev.
Không quan tâm những Keylev được tạo
ở quá xa với thời gian hiện tại
Tổng kết
Mục đính chính của keylevel :
- Không phải là điều kiện để ra quyết định
vào lệnh mua hoặc bán.
-Mà mục đích chủ yếu chỉ là nơi để chúng ta
đặt điểm dừng lỗ .
"Đặt dừng lỗ sau keylevel mới là điểm dừng lỗ
an toàn giúp bạn tăng tỉ lệ thắng lên "
Ý tưởng về cộng đồng
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM TRONG THỊ TRƯỜNG FOREX Chào các bạn traders,
Giao dịch là một hành trình mà mỗi cá nhân cần phải cố gắng và phấn đấu không ngừng theo thời gian. Để có một kết quả giao dịch ổn định, một trader giỏi cần phải xây dựng những nguyên tắc của riêng mình trong giao dịch, và phải kiên trì áp dụng các nguyên tắc này, bất kể là bạn là 1 newbie hay là 1 trader nhiều năm kinh nghiệm sống sót trên thị trường.
Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến vài nguyên tắc cơ bản, là những điều nên làm và cần tránh trong giao dịch mà tôi tổng hợp được mà theo tôi là bạn nên nghiêm túc áp dụng.
Đầu tiên là NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM:
🙄Tránh quá tự tin (Overconfidence) khi giao dịch trên thị trường. Dù cho kỹ thuật bạn có giỏi đến đâu, hoặc bạn có nhiều năm kinh nghiệm đến thế nào, thị trường luôn tồn tại những điều bất ngờ.
Khi traders quá tự tin, bạn sẽ thường dễ phạm những sai lầm ngớ ngẩn. Giữ cho mình thái độ khiêm tốn, và luôn kiểm tra lại các setups của mình, sẽ giúp bạn giữ vững sự tỉnh táo khi hành động trên thị trường.
⚙ Kiểm soát rủi ro (Risk Management) là cực kỳ quan trọng vì giúp bảo vệ tài khoản trong dài hạn. Bạn sẽ không thể để tài khoản gặp nguy hiểm chỉ vì vài lệnh thua liên tiếp. Trước khi kiếm được tiền, traders nên học cách giữ thật chặt túi tiền của mình.
✍️ Nhật ký giao dịch đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện kết quả giao dịch của bạn theo thời gian. Cách tốt nhất để phát triển là học hỏi từ chính những sai lầm của bản thân. Ghi chép nhật ký thật cẩn thận cả lệnh thua và lệnh thắng, bạn có thể theo dõi được hiệu quả giao dịch, đồng thời tìm ra những lỗi sai và kiểm tra lại những quyết định đi lệnh đã thực hiện.
📝Giao dịch không có kế hoạch giống như đưa tàu lênh đênh trên biển mà không có la bàn. Tệ hơn là có kế hoạch giao dịch, nhưng ngó lơ vì hoàn toàn bị chi phối bởi biến động lên xuống của thị trường. Học cách lên kế hoạch và bám sát các chi tiết vạch sẵn giúp bạn không lao theo các biến động nhiễu không cần thiết.
💪Tôi hay chia sẻ với các bạn traders mới tôi gặp rằng Giao dịch là hành trình có điểm bắt đầu, MÀ KHÔNG CÓ ĐIỂM KẾT THÚC, nghĩa là bạn cần phải tiếp tục nghiên cứu không ngừng. Thị trường thay đổi liên tục và ngày một tiến hóa, nếu bạn dừng lại nghĩa là chắc chắn sẽ bị tụt hậu và rơi xuống hố lúc nào không hay. Bạn có muốn thế không? Xách mông lên mà chạy marathon thôi bạn ơi!!!!
️🎯Hãy nhắm tới các mục tiêu dài hạn, bên cạnh tiền bạc, như tăng trưởng tài khoản, tăng tỷ lệ winning-rates, gia tăng vốn đầu tư, ... Đừng cố gắng chạy theo các lợi ích ngắn hạn, mà hy sinh các mục tiêu to lớn hơn đang chờ bạn phía trước.
Long Short là gì? Position là gì?Position hay Long, Short đều là những thuật ngữ cơ bản mà một nhà đầu tư, một nhà giao dịch cần nắm rõ khi tham gia vào bất kỳ thị trường tài chính nào. Mặc dù chúng không quá quan trọng và cũng không quá khó khăn để nắm bắt nhưng nếu không hiểu một cách chính xác và bài bản thì các bạn sẽ không nắm vững bản chất của một giao dịch mua, bán trên thị trường.
Cả 3 khái niệm Position hay Long, Short luôn đi chung với nhau và chúng liên quan đến những khái niệm cơ bản khác như Buy, Sell hay Order.
Nếu bạn đã hiểu một cách tường tận về những khái niệm này thì có thể bỏ qua bài viết sau đây, nhưng nếu các bạn chỉ đơn giản hiểu về chúng như cách các bạn tiếp thu một định nghĩa mới theo cách thức cũ: nó là gì, nó xuất hiện ở đâu trong các giao dịch… hoặc nếu bạn là một trader mới, chưa từng tiếp cận những khái niệm đó thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Position là gì?
Position có nghĩa là “vị thế”, cách định nghĩa mà các bạn sẽ bắt gặp ở rất nhiều nơi về thuật ngữ này chính là “tình trạng nắm giữ, sở hữu của nhà đầu tư đối với một hay nhiều loại chứng khoán trong điều kiện nhất định của thị trường, thường liên quan đến biến động giá chứng khoán”.
Cách định nghĩa này tất nhiên không sai, nó vừa bao quát nhưng lại vừa chi tiết. Chi tiết ở chỗ nó định danh rõ khái niệm Position trên thị trường chứng khoán, tổng quát ở chỗ nó định nghĩa một cách chung chung về điều kiện nhất định của thị trường (là điều kiện như thế nào, liên quan đến những yếu tố nào…?).
Chính vì cách định nghĩa như trên mà không ít người nhầm tưởng rằng thuật ngữ Position chỉ được áp dụng trên thị trường chứng khoán và vì không phân tích sâu thêm những điều kiện nhất định của thị trường nên thuật ngữ này vẫn chưa thể được hiểu đến nơi đến chốn.
Position được hiểu là vị thế hay tình trạng nắm giữ, sở hữu, sử dụng một loại tài sản nhất định của các bên tham gia vào một hợp đồng tài chính và lợi ích của họ liên quan đến biến động giá của loại tài sản đó trên thị trường.
Tài sản nhất định: nếu là thị trường chứng khoán thì sẽ là cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh…, nếu là thị trường forex thì sẽ là các cặp tiền, chỉ số, hàng hóa, cổ phiếu…, nếu là thị trường tiền điện tử thì sẽ là các loại coin/token, nếu là thị trường bất động sản thì là nhà cửa, đất đai…
Tình trạng nắm giữ, sở hữu, sử dụng: nếu là thị trường chứng khoán thì sẽ là nắm giữ hoặc sở hữu, nếu là thị trường forex thì sẽ là “không thật sự sở hữu”, nếu là thị trường bất động sản cho thuê thì sẽ là nắm giữ, sở hữu, sử dụng (tùy thuộc vào quyền lợi của mỗi bên)
Các bên tham gia: được hiểu là người mua, kẻ bán.
Hợp đồng tài chính: trên thị trường chứng khoán hoặc forex, khi các bạn đặt lệnh mua hay bán một loại tài sản tức là các bạn đang tham gia vào một hợp đồng tài chính, hợp đồng này được chuẩn hóa theo quy định và có những yếu tố như giá tài sản, ngày mua bán, số lượng mua bán…
Biến động giá: quy luật tìm kiếm lợi nhuận trên các thị trường tài chính đều phụ thuộc vào sự biến động giá (tăng hay giảm) của tài sản trên thị trường.
Ví dụ về Position trên các thị trường tài chính:
Thị trường chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán hay forex thì cách thức để các bạn mua, bán tài sản chính là đặt lệnh hay Order. Có 2 lệnh Mua (Buy) hoặc Bán (Sell).
Khi các bạn đặt lệnh Buy 1000 cổ phiếu ABC với mức giá là 123,000 VND, thì lúc này, Position của bạn chính là vị thế của bên mua hay vị thế mua. Khi lệnh được khớp hay được kích hoạt tức là bạn đã chính thức tham gia vào một hợp đồng mua bán cổ phiếu với bên bán (người ở vị thế bán) là một nhà đầu tư nào đó trên thị trường, người này đã đồng ý bán 1000 cổ phiếu ABC đó cho bạn với mức giá mà bạn yêu cầu.
Sau khi hoàn thành giao dịch, cổ phiếu từ người bán sẽ chuyển vào tài khoản của bạn và tiền của bạn sẽ chuyển ngược vào tài khoản của người bán. Điều này có nghĩa là bạn chính thức trở thành người sở hữu mới của 1000 cổ phiếu ABC và bạn đang thực sự nắm giữ nó trong tài khoản của mình.
Trên thị trường forex
Khi các bạn đặt lệnh Buy 1 lot cặp XAU/USD (Vàng) với tỷ giá 1880.34 thì Position của bạn là vị thế mua. Khi lệnh được khớp thì bạn đã chính thức tham gia vào một hợp đồng chênh lệch giá (CFD) với vị thế bán đối ứng là một nhà đầu tư nào đó trên thị trường. Nhưng điểm khác biệt của forex so với chứng khoán chính là sự tương đối của các khái niệm mua, bán. Khi đặt lệnh Buy XAU/USD, nghĩa là bạn đang mua vàng bằng đồng USD, người có vị thế bán đồng ý bán cho bạn, nhưng ở đây, người bán không thật sự sở hữu vàng để chuyển vào tài khoản cho người mua mà là 2 người đang đánh cược sự biến động giá của vàng. Bạn đang dự đoán giá của vàng sẽ tăng trong khi người ở vị thế bán đang dự đoán ngược lại, nếu ai đoán đúng thì tiền sẽ chuyển từ tài khoản của người thua về tài khoản của người thắng.
Long, Short là gì?
Long Position là gì?
ong hay Long Position là vị thế mua. Trong hợp đồng tài chính thì bạn là bên mua, nhưng vì khái niệm mua là khác nhau trên các loại thị trường (như đã phân tích ở các ví dụ trên) nên người ta dựa vào động cơ của nhà đầu tư để định nghĩa cho khái niệm này.
Long Position là vị thế của bên tham gia vào thị trường với kỳ vọng giá của tài sản sẽ tăng lên.
Người ở vị thế Long Position cho rằng giá của cổ phiếu sẽ tăng lên trong tương lai, nên quyết định mua cổ phiếu bây giờ với giá thấp, sau đó bán ra với mức giá cao hơn như kỳ vọng. Sự chênh lệch giá giữa lúc mua và bán (không tính chi phí giao dịch) chính là lợi nhuận của họ.
Hay trên thị trường forex, người mở vị thế Long Position kỳ vọng giá của tiền tệ sẽ tăng lên trong tương lai, họ đặt lệnh mua (mở lệnh) trên thị trường như một sự đánh cược cho dự đoán của mình. Khi giá thật sự tăng lên, họ đóng lệnh, thao tác này đồng nghĩa họ đang bán tiền tệ với mức giá cao hơn để chốt lời, nhưng thật sự thì không có hoạt động mua, bán thực sự như thị trường chứng khoán.
Short Position là gì?
Short hay Short Position là vị thế của bên tham gia vào thị trường với kỳ vọng giá của tài sản sẽ giảm xuống.
Short Position trên thị trường chứng khoán là người đang thực sự sở hữu cổ phiếu trong tài khoản nhưng họ cho rằng giá của cổ phiếu này sẽ giảm xuống trong tương lai, nếu giữ lại, cổ phiếu của họ sẽ rớt giá, giá trị thực của tài khoản giảm xuống nên họ quyết định bán cổ phiếu đi. Nếu sau đó giá cổ phiếu giảm xuống như kỳ vọng, họ sẽ mua lại số cổ phiếu đó, lúc này, cũng sở hữu một lượng cổ phiếu như ban đầu nhưng tài khoản của họ dư ra một khoản tiền mặt, chính là chênh lệch giữa giá cổ phiếu khi bán đi trước đó và mua lại sau này, Short Position đã mang lại cho họ lợi nhuận.
Mối quan hệ giữa Long Position và Short Position
Là 2 vị thế đối nghịch nhau trong một hợp đồng tài chính.
Trên thị trường chứng khoán, khi người A đặt lệnh Buy, hợp đồng giao dịch được mở, A lúc này đang ở vị thế Long, khi lệnh được khớp, phía đối ứng là B ở vị thế Short. Khi giá tăng như kỳ vọng của A, để chốt lợi nhuận, A bán cổ phiếu bằng cách đặt lệnh Sell, A lúc này trở thành Short Position, đối ứng với A có thể vẫn là B nhưng cũng có thể sẽ là một nhà đầu tư khác.
Trên thị trường forex, khi A muốn chốt lời, A phải đóng lệnh, động thái đóng lệnh của A cũng giống như mở một lệnh Sell, tức là bán ra nhưng phía đối ứng vẫn là B.
Long Position và Short Position đối với hợp đồng quyền chọn
Trước khi đi vào tìm hiểu phần này, các bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn (Option contract) là gì?
Khi nhà đầu tư sử dụng hợp đồng quyền chọn để thực hiện quyền lợi mua, bán tài sản cơ sở thì khái niệm ý nghĩa của Long Position và Short Position sẽ khác đi. Lợi nhuận hay thua lỗ của việc sử dụng hợp đồng quyền chọn cũng dựa trên biến động giá của tài sản cơ sở nhưng kỳ vọng của nhà đầu tư về giá cả của chúng trên 2 vị thế Long, Short phức tạp hơn, không đơn thuần Long Position là kỳ vọng giá tăng còn Short Position là kỳ vọng giá giảm nữa.
Khi các bạn Mua Call Option (quyền chọn mua) hay Put Option (quyền chọn bán), thì các bạn đang ở vị thế Long Position. Nhưng kỳ vọng về giá của tài sản cơ sở khi quyết định nắm giữ Call Option và Put Option là khác nhau. Vị thế Long của Call Option là kỳ vọng giá tài sản cơ sở tăng vì bạn sẽ có quyền được mua tài sản cơ sở từ người đang nắm giữ vị thế Short với mức giá ấn định trước, nhưng vị thế Long của Put Option là đang kỳ vọng giá tài sản cơ sở sẽ giảm vì bạn có quyền bán tài sản cho người đang nắm giữ vị thế Short với mức giá được ấn định trước.
Ngược lại, khi Bán Call Option hay Put Option thì các bạn đang ở vị thế Short Position. Vị thế Short của Call Option đang kỳ vọng giá tài sản cơ sở giảm vì họ có nghĩa vụ phải bán tài sản cho người đang nắm giữ vị thế Long với mức giá ấn định trước, nhưng vị thế Short của Put Option lại đang kỳ vọng giá tài sản cơ sở tăng vì họ có nghĩa vụ phải mua lại tài sản cơ sở từ người đang nắm giữ vị thế Long với mức giá ấn định trước.
Các chiến lược sử dụng vị thế Long, Short Position đồng thời
Trên các thị trường tài chính, nhà đầu tư, nhà giao dịch thường sử dụng đồng thời cả 2 vị thế mua (Long Position) và vị thế bán (Short Position) để đạt được các mục đích khác nhau như phòng ngừa rủi ro, đầu cơ chênh lệch giá, gia tăng lợi nhuận…. Và mục đích thường gặp nhất chính là phòng ngừa rủi ro. Đầu cơ chênh lệch giá hay gia tăng lợi nhuận đòi hỏi cần nhiều kỹ thuật giao dịch, độ am hiểu cao về thị trường.
Trên thị trường forex, mục đích chủ yếu để các nhà giao dịch mở đồng thời 2 vị thế mua, bán trên cùng một tài sản là để phòng ngừa rủi ro, tức là đặt lệnh Buy, Sell trên cùng một cặp tiền tệ. Khi giá đã đi theo hướng nào đó rõ ràng thì họ sẽ đóng một lệnh và giữ lại một lệnh.
Đa số các sàn forex hiện nay đều cho phép trader hedging trên các nền tảng MT4 hoặc MT5.
Trên thị trường chứng khoán, việc kết hợp này có nhiều mục đích khác nhau, trong đó, phòng ngừa rủi ro và đầu cơ chênh lệch giá là 2 mục đích thường được nhà đầu tư thực hiện nhất. Việc kết hợp 2 vị thế Long, Short cùng lúc phức tạp hơn rất nhiều, và công cụ được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất chính là hợp đồng quyền chọn.
Long Position trên cổ phiếu được phòng ngừa bằng Short Position trên Call Option
Đây là một trong những chiến lược phòng ngừa rủi ro phổ biến của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy chiến lược này không giúp nhà đầu tư loại bỏ hoàn toàn rủi ro nhưng nó sẽ làm giảm bớt thiệt hại của việc nắm giữ cổ phiếu khi thị trường giảm giá.
Chiến lược này được thực hiện như sau: mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua cổ phiếu, với số lượng quyền chọn được bán phải bằng với số cổ phiếu đã mua.
Gọi:
S0: là giá cổ phiếu đã mua vào
X: giá thực hiện của Call Option
ST: giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn
c: phí quyền chọn
Lợi nhuận từ việc nắm giữ Long Position trên cổ phiếu: P = ST – S0
Lợi nhuận từ việc nắm giữ Short Position trên Call Option: P = Max (c, ST – X)
Tại thời điểm đáo hạn của Call Option, nếu:
Giá cổ phiếu khi đáo hạn thấp hơn giá thực hiện (ST <= X), người đang nắm giữ vị thế Long Position hay người mua quyền chọn sẽ không thực hiện quyền, lúc này, các bạn sẽ có lợi nhuận từ việc bán Call Option, chính là phí quyền chọn. Tổng lợi nhuận từ cả 2 vị thế Long và Short: P = ST – S0 + c.
Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn lớn hơn giá lúc mua (ST > S0) thì lợi nhuận sẽ tăng theo mỗi đơn vị mà ST > S0.
Nếu ST < S0 thì vị thế Long Position trên cổ phiếu bị thua lỗ nhưng lợi nhuận từ vị thế Short trên Call Option (c) sẽ bù đắp được phần nào thua lỗ đó.
Giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện (ST > X), các bạn sẽ phải bán cổ phiếu theo như cam kết trong hợp đồng, lúc này, vị thế Long trên cổ phiếu chắc chắn có lợi nhuận nhưng lợi nhuận này sẽ bị giảm đi vì khoản thua lỗ từ vị thế Short trên Call Option. Lợi nhuận sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu khi đáo hạn. P = ST – S0 – (ST – X) + c = X – S0 + c
Biểu đồ minh họa lợi nhuận cho chiến lược này:
Long Position kết hợp với Short Position trên Call Option
Đây là chiến lược đầu cơ chênh lệch giá bằng hợp đồng quyền chọn.
Chiến lược này được chia thành 2 loại: đầu cơ chênh lệch giá lên và đầu cơ chênh lệch giá xuống.
Chiến lược đầu cơ chênh lệch giá lên được thực hiện khi nhà đầu cơ kỳ vọng giá sẽ tăng lên vừa phải trong tương lai: mở vị thế Long Position trên Call Option 1 (mua Call Option 1), đồng thời mở một Short Position trên Call Option 2 (bán Call Option 2). 2 Call Option này có cùng tài sản cơ sở, cùng ngày đáo hạn nhưng giá thực hiện của Call Option 2 cao hơn giá thực hiện của Call Option 1.
Với chiến lược này, nhà đầu cơ sẽ chỉ bỏ ra một số vốn nhỏ ban đầu là (c1 – c2). Nếu giá tăng lên như kỳ vọng thì nhà đầu cơ sẽ có lợi nhuận, ngược lại, thua lỗ chính là số vốn đã bỏ ra ban đầu.
Chiến lược đầu cơ chênh lệch giá xuống, được thực hiện khi nhà đầu cơ kỳ vọng giá sẽ giảm xuống vừa phải trong tương lai: mở vị thế Long Position trên Call Option 1, đồng thời mở vị thế Short Position trên Call Option 2 với tài sản cơ sở như nhau, ngày đáo hạn như nhau nhưng giá thực hiện của Call Option 2 thấp hơn giá thực hiện Call Option 1.
Nhà đầu cơ sẽ có được lợi nhuận ngay từ ban đầu, chính là (c2 – c1). Nếu giá giảm xuống như kỳ vọng, nhà đầu cơ sẽ có được lợi nhuận chính bằng khoản lợi nhuận ban đầu đó, ngược lại sẽ thua lỗ một khoản có giới hạn.
Cả 2 chiến lược này, nhà đầu cơ sẽ không cần phải thực sự sở hữu cổ phiếu trong tài khoản mà vẫn có khả năng kiếm được lợi nhuận từ một số vốn ban đầu nếu như dự đoán đúng xu hướng của thị trường.
Chiến lược đầu cơ chênh lệch giá bằng Call Option được chúng tôi trình bày rất chi tiết trong bài: Hợp đồng quyền chọn (Option contract) là gì?, các bạn có thể tham khảo thêm.
Kết luận
Nếu không đi sâu tìm hiểu thì các bạn sẽ thấy các khái niệm Position hay Long, Short rất đơn giản, nhưng để nắm rõ bản chất và ý nghĩa của nó thì không phải dễ. Nắm vững được bản chất, các bạn sẽ có thể hiểu và áp dụng chúng trên bất kỳ loại thị trường nào, trên bất kỳ loại tài sản nào. Điều này giúp cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của bạn được hiệu quả hơn.
Không chỉ riêng Position hay Long, Short mà tất cả những thuật ngữ khác trên các thị trường chứng khoán, forex, các bạn cần phải tìm hiểu một cách sâu sắc để nhìn nhận chúng một cách chính xác nhất, có như vậy, các bạn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị từ những điều tưởng chừng như đơn giản này.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.
Ngoại hối là gì? Các câu hỏi thường gặp về thị trường ngoại hốiNgoại hối dù là thuật ngữ không quá xa lạ với những ai đang làm việc hoặc quan tâm đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, nhưng với các nhà đầu tư mới vào nghề có thể sẽ cảm thấy mơ hồ về khái niệm này. Và cho dù có hiểu rõ hay không thì 1 điều chắc chắn ai cũng biết rằng thị trường ngoại hối chính là 1 gã khổng lồ trong lĩnh vực tài chính, nên tiềm năng cũng như lợi nhuận mang lại là vô cùng lớn. Tuy nhiên, để có thể bước chân vào nơi này và đạt được những thành công nhất định, thì trước hết phải hiểu rõ bản chất và cơ chế hoạt động của nó.
Bài viết sau đây nhằm giúp các bạn, đặc biệt là những trader mới vào nghề, có được cái nhìn cơ bản nhất về thị trường ngoại hối, cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi tham gia thị trường này.
Ngoại hối là gì?
Một điều chắc chắn khi nhắc đến ngoại hối, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến giao dịch ngoại tệ ( đồng tiền của một quốc gia khác), nhưng đó chỉ là một phần nhỏ, thực tế ngoại hối có ý nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều.
Ngoại hối là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ tất cả các phương tiện có giá trị được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Nói cách khác ngoại hối dùng để thanh toán các sản phẩm, dịch vụ được mua bán, trao đổi giữa các quốc gia, bao gồm:
Ngoại tệ: là tiền của quốc gia khác được lưu thông trong một nước
Phương tiện thanh toán ngoại hối: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng…các công cụ này khi đến hạn sẽ được thanh toán bằng tiền nước ngoài
Các chứng từ khác có giá bằng ngoại tệ: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, kỳ phiếu…
Vàng thuộc dự trữ ngoại hối của nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng thỏi, miếng, hạt khi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia.
Đồng tiền của một quốc gia (nội tệ) trong trường hợp được chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi lãnh thổ của quốc gia đó hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Giao dịch ngoại hối là gì?
Giao dịch ngoại hối (Foreign Exchange, FX, Forex) là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá trị thanh toán bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế.
Khái niệm trên được sử dụng trong các giáo trình kinh tế, chỉ mang tính tổng quát và không cụ thể, sẽ khiến cho bạn khó lòng hiểu được hoạt động giao dịch ngoại hối diễn ra như thế nào.
Để đơn giản hóa các bạn có thể hình dung như sau:
Đối với chứng khoán, hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các chứng khoán khác được gọi là giao dịch chứng khoán.
Đối với bất động sản, hoạt động mua, bán nhà ở, đất đai… được gọi là giao dịch bất động sản.
Đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn; hay thẻ ATM; hoạt động gửi, rút tiền hay chuyển tiền cho người khác được gọi chung là giao dịch ngân hàng.
Như vậy, đối với ngoại hối, giao dịch ngoại hối chỉ đơn giản là hoạt động mua, bán 1 loại sản phẩm ở đây chính là tiền tệ. Nhưng vì chúng được giao dịch theo cặp, nên khi mua một loại tiền tệ này đồng nghĩa bạn cũng đang bán đi một loại tiền tệ khác.
Thị trường ngoại hối là gì?
Từ hai khái niệm kể trên, có thể thấy thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market, FX Market, Forex Market) là một thị trường phi tập trung nơi cho phép giao dịch và trao đổi tiền tệ.
Sở dĩ phải có hoạt động này bởi vì khi muốn thực hiện hoạt động thương mại ở 1 nước nào đó, việc đầu tiên của bất cứ công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là các cá nhân nhỏ lẻ tới những quốc gia này để du lịch hay học tập chẳng hạn, chính là CHUYỂN ĐỔI TIỀN TỆ. Bạn sẽ không thể sử dụng đồng tiền của quốc gia bạn sinh sống để giao dịch tại quốc gia khác. Vì lẽ đó, hình thức trao đổi tiền tệ xuất hiện, từ đó hình thành nên thị trường ngoại hối như ngày nay.
Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, lên đến 6.595 tỷ USD khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày, theo báo cáo của BIS vào năm 2019, gấp hơn 200 lần khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán New York, Hoa Kỳ.
Để hiểu hơn về thị trường ngoại hối, hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi:
Ai đang tham gia thị trường ngoại hối?
Ban đầu, thị trường ngoại hối ra đời nhằm mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu về ngoại tệ cho các ngân hàng, công ty và các tổ chức tài chính lớn, với vốn từ 10 triệu USD trở lên. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, các hệ thống giao dịch trực tuyến và các tổ chức môi giới ra đời, đã tạo điều kiện cho những cá nhân nhỏ lẻ như chúng ta được phép giao dịch trên thị trường này.
Các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối bao gồm: các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, nhà môi giới, các tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ phòng hộ… và đặc biệt là những cá nhân nhỏ lẻ có vốn đầu tư.
Trong đó, trung tâm đầu tư ngoại hối chính là thị trường liên ngân hàng (các ngân hàng thương mại giao dịch ngoại hối trực tiếp với nhau hoặc thông qua nhà môi giới), có khối lượng giao dịch lớn nhất, là những big boys quyết định đến giá cả của tiền tệ. Với những trader nhỏ lẻ như tôi hay bạn chỉ chiếm chưa tới 3% trong thị trường này, nên thực tế chúng ta chỉ là những “cá con” không thực sự gây ảnh hướng mạnh mẽ như các ngân hàng Trung Ương, hay các nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối khác.
Ngân hàng trung ương
Là tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị tiền tệ của một quốc gia. Bằng sự can thiệp của mình, ngân hàng trung ương có thể tăng hoặc giảm giá trị đồng nội tệ để điều hành nền kinh tế ở mức cân bằng. Đồng thời, ngân hàng trung ương cũng tham gia vào hoạt động mua, bán ngoại hối để đảm bảo hoạt động cho các khách hàng của mình, chính là các ngân hàng thương mại.
FED hay cục dự trữ liên bang Mỹ, về cơ bản, không phải là nhân tố chính tham gia thị trường, nhưng mỗi quyết định của FED sẽ tác động không nhỏ tới thị trường ngoại hối.
Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại là trung tâm của thị trường ngoại hối, khi mà phần lớn các hoạt động giao dịch đều đến từ khu vực này.
Ngân hàng thương mại giao dịch ngoại hối để phục vụ nhu cầu về ngoại tệ, để kinh doanh kiếm lời cho chính bản thân ngân hàng hoặc cho khách hàng của họ.
Nhà môi giới ngoại hối
Là tổ chức cung cấp quyền truy cập vào thị trường ngoại hối toàn cầu cho các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới thông qua các sàn giao dịch trực tuyến.
Như trên chúng tôi có nói các ngân hàng trung ương, các nhà cung cấp thanh khoản sẽ là những nhân tố chính tham gia thị trường. Tuy nhiên, nhà môi giới ngoại hối cũng là 1 trong những thành phần ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới trader. Chính vì thế, nếu đã tham gia thị trường forex hay đầu tư ngoại hối, bạn nên lưu tâm và lựa chọn 1 broker thực sự uy tín, để tránh mua “bực” vào người.
Sở dĩ nói như vậy là bởi trong rất nhiều bài viết chúng tôi cũng đã phân tích với các bạn rằng, sàn forex chính là thủ quỹ của trader, 1 “tay hòm chìa khóa” thực sự!
Vì tiền của bạn khi nạp vào sẽ do sàn nắm giữ, lệnh của bạn muốn được thực hiện cũng phải thông qua sàn. Bạn muốn rút tiền thì ai là người thực thi lệnh cho bạn? Tất nhiên, vẫn là sàn forex hay broker nhà môi giới ngoại hối!
Chính vì lẽ đó, nếu lựa chọn các sàn forex thiếu uy tín bạn sẽ không chỉ bị mất tiền mà còn gây tổn hại về mặt tinh thần.
Nên, nếu chưa tìm được nhà môi giới thực sự đáng tin cậy, hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi, bạn nhé.
Tham khảo: Top sàn forex uy tín đáng để giao dịch forex nhất hiện nay
Nhà đầu tư cá nhân hay trader
Bao gồm các cá nhân có nhu cầu về ngoại tệ để đầu tư, thanh toán hoặc đi du lịch và cả những cá nhân giao dịch ngoại hối với mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào sự biến động giá cả của tiền tệ.
Câu hỏi thường gặp về đầu tư ngoại hối
Phần này, chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp với một nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường ngoại hối.
Hàng hóa được giao dịch trên thị trường ngoại hối là gì?
TIỀN chính là hàng hóa chủ yếu được giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Như đã nói, giao dịch ngoại hối chính là hình thức khi mua một loại tiền tệ này, đồng nghĩa bạn đang bán một loại tiền tệ khác. Nên giao dịch ngoại hối sẽ phải giao dịch theo cặp. Cũng chính vì lẽ đó, trader có thể kiếm tiền theo 2 chiều không chỉ khi tiền tệ tăng giá, mà ngay cả khi tiền tệ giảm giá vẫn hoàn toàn có thể giao dịch. Một điều mà không phải loại hình đầu tư nào cũng làm được!
Ví dụ, nếu giao dịch cặp Euro và Đô la Mỹ sẽ được ký hiệu là EUR.USD, EUR/USD hoặc EURUSD.
Giá cả trên thị trường này chính là tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ. Khi bạn Sell hay Bán EUR đồng nghĩa bạn cũng đang Mua vào USD, điều này đồng nghĩa sẽ làm cho EUR giảm và USD tăng.
Tham khảo: Các cặp tiền tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Bên cạnh các cặp tiền thì thị trường ngoại hối hiện nay còn cho phép nhà đầu tư giao dịch các loại tài sản khác như kim loại quý (vàng, bạc, platinum, palladium…), năng lượng (dầu thô, khí gas…), chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, nông sản…
Thời gian giao dịch trên thị trường ngoại hối diễn ra vào lúc nào?
Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục suốt 24 giờ một ngày và 5 ngày một tuần, trừ các ngày lễ và 2 ngày cuối tuần. Khi một thị trường đóng cửa sẽ có một thị trường khác thay thế, luân phiên nhau hoạt động, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.
Bốn phiên giao dịch chính của thị trường ngoại hối.
Hiện tại, rất nhiều sàn forex nhằm đáp ứng nhu cầu của trader nên đã cung cấp thêm các sản phẩm giao dịch tiền điện tử. Vì lẽ đó, sàn forex sẽ hoạt động liên tục 24/7 (giao dịch ngoại hối, các sản phẩm chứng khoán, kim loại và dầu 5 ngày trong tuần, 2 ngày cuối tuần vẫn mở cửa để trader giao dịch tiền điện tử).
Tham khảo: Khung thời gian giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Sàn môi giới ngoại hối được quản lý bởi những cơ quan nào?
Ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới sẽ có một số cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết hoạt động các nhà môi giới ngoại hối.
Nhiệm vụ của những cơ quan này là kiểm soát hoạt động của các broker (nhà môi giới), bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, đảm bảo thị trường được hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Một số cơ quan quản lý forex uy tín nhất hiện nay như FCA, ASIC, CySEC, NFA….
Tham khảo: Các cơ quan quản lý tài chính uy tín nhất thế giới.
Những yếu tố nào tác động đến giá cả ngoại hối?
Có rất nhiều yếu tố quyết định cũng như ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối, chúng tôi sẽ nêu ra 3 yếu tố cơ bản nhất:
Ngân hàng trung ương: như đã nói, ngân hàng trung trương điều hành các chính sách của nền kinh tế, vì thế cơ quan này tác động trực tiếp đến giá trị của đồng nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá các cặp tiền trên thị trường.
Các tin tức kinh tế, tài chính: với 2 loại chính gồm: tin tích cực và tin tiêu cực. Một tin tích cực sẽ làm cho những nhà đầu tư trên khắp thế giới phấn chấn, đổ xô đầu tư vào đồng tiền của quốc gia đó, làm cho giá trị tiền tệ tăng lên. Ngược lại, một tin tức tiêu cực có thể làm giảm lượng đầu tư vào đồng tiền của quốc gia từ đó làm giảm giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó.
Tâm lý thị trường: tâm lý thị trường là động thái của đa số nhà đầu tư trên thị trường trước một sự kiện xảy ra. Khi có một bộ phận lớn nhà đầu tư đi theo một hướng nào đó, điều này sẽ gây ra tâm lý cho những nhà đầu tư còn lại, khiến họ cũng có xu hướng đi theo đám đông. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của tiền tệ.
Đầu tư ngoại hối cụ thể là làm những gì?
Đây có lẽ là câu hỏi được mong chờ nhất. Sau tất cả những kiến thức nền liên quan đến ngoại hối và thị trường ngoại hối thì vấn đề mấu chốt vẫn là cách thức đầu tư tại thị trường này.
Giao dịch trên thị trường ngoại hối là mua bán các loại hàng hóa được cung cấp trên thị trường. Hàng hóa chính là các cặp tỷ giá hay các tài sản khác đã được giải thích ở câu hỏi phía trên.
Tuy nhiên, khái niệm mua bán ở thị trường này chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ: khi mua cặp EUR/USD, điều này có nghĩa là đang mua vào đồng Euro và bán ra đồng Đô la Mỹ, ngược lại khi bán cặp EUR/USD nghĩa là đang bán Euro và đang mua Đô la Mỹ.
Vậy, khi nào nên mua, khi nào nên bán ngoại hối?
Khi nhà đầu tư dự đoán rằng tỷ giá của EUR/USD sẽ tăng lên trong lai thì đặt lệnh mua, ngược lại, đặt lệnh bán. Phần chênh lệch tỷ giá khi mở lệnh và đóng lệnh chính là lợi nhuận/thua lỗ cho một giao dịch.
Thị trường ngoại hối có một điểm khác biệt so với thị trường chứng khoán và đây cũng xem như là tính năng ưu việt, khiến nhiều nhà đầu tư ngoại hối yêu thích giao dịch ngoại tệ hơn là chứng khoán.
Tại thị trường chứng khoán, khi cổ phiếu tăng giá thì nhà đầu tư mới có lợi nhuận, ngược lại, trên thị trường forex, chỉ cần giá cả của các tài sản có biến động, cho dù tăng hay giảm thì nhà đầu tư cũng có cơ hội mang về lợi nhuận. Nếu kỳ vọng thị trường đi lên thì vào lệnh Buy (Mua), kỳ vọng thị trường đi xuống thì vào lệnh Sell (Bán).
Nếu chỉ có vài chục USD thì có giao dịch ngoại hối được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Thậm chí chỉ cần 5$ thôi là đã có thể được giao dịch kiếm lời trên thị trường này. Bởi vì Đòn Bẩy sẽ hân hạnh tài trợ chương trình này cho các trader! Chính nhờ giải pháp thần kỳ này đã giúp cho giao dịch ngoại hối trở nên cực kỳ đơn giản và dễ dàng, và không có sự phân biệt giàu nghèo tại đây. Có nhiều đánh nhiều, có ít đánh ít, kiểu gì cũng “cân” được hết!
Lợi ích khi đầu tư ngoại hối là gì?
Có rất nhiều lý do khiến cho forex đang là một kênh đầu tư tài chính được ưa thích nhất hiện nay.
Có thể giao dịch bất kỳ thời gian nào trong ngày
Có thể kiếm được lợi nhuận bất kể thị trường đi lên hay đi xuống
Được bắt đầu với số vốn nhỏ
Là một thị trường khó có thể bị thao túng bởi một tổ chức nào
Tiềm năng lợi nhuận cao do khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường tài chính
Cần chuẩn bị gì để tham gia đầu tư ngoại hối?
Một số vốn, một chiếc điện thoại hoặc máy tính kết nối internet là những thứ đầu tiên để có thể giao dịch được trên thị trường ngoại hối.
Tiếp theo, hãy lựa chọn một nhà môi giới (sàn forex) uy tín và phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của bạn.
Và điều quan trọng nhất chính là hãy chuẩn bị thật kỹ về những kiến thức liên quan đến thị trường ngoại hối để tránh bị cháy tài khoản. Đầu tư cho giao dịch luôn là hình thức đầu tư có lãi nhất! Vì thế, bạn hãy trang bị kiến thức đầy đủ trước khi tham gia đầu tư ngoại hối. Hãy đọc toàn bộ series về kiến thức forex do chúng tôi biên soạn ở dưới đây, để tránh rủi ro bạn có thể gặp phải sau này:
Trader là gì? Các bước để trở thành một “Pro Trader”Trader là một thuật ngữ để chỉ những người thực hiện các giao dịch mua, bán trên các thị trường tài chính và hưởng lợi nhuận từ các giao dịch này. Có phải bạn đang giao dịch trên thị trường ngoại hối? Bạn chính là một trader rồi đấy!
Vậy thì, bạn tham gia vào thị trường này được bao lâu rồi? Bạn đã thực sự hiểu rõ về công việc này chưa? Có bao giờ bạn nghĩ rằng công việc giao dịch này là một loại nghề nghiệp chưa? Và bạn đã biết phải làm gì để đạt được những thành công nhất định từ cái nghề trading này hay không?
Giới thiệu tổng quan về trader
Trader là gì?
Trader được dịch sang tiếng Việt là “người giao dịch” hay “nhà giao dịch”, là khái niệm để chỉ những người trực tiếp thực hiện các giao dịch mua – bán các loại tài sản tài chính trên thị trường, để hưởng lợi nhuận nhờ chênh lệch giá từ việc mua đi, bán lại những tài sản đó.
Tài sản mà trader giao dịch trên các thị trường tài chính có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, vàng, chỉ số, hàng hóa, tiền điện tử…
Trader có thể làm việc cho chính bản thân họ hoặc cho một cá nhân, tổ chức nào đó. Khi làm việc cho chính bản thân, trader sử dụng tiền của mình để thực hiện giao dịch, quản lý tiền, quản lý các giao dịch mà không bị ràng buộc, hưởng hoàn toàn lợi nhuận hoặc rủi ro từ kết quả giao dịch và chỉ chi trả phí hoa hồng cho nhà môi giới.
Còn khi làm việc cho cá nhân hoặc tổ chức, trader sử dụng tiền của người khác để thực hiện giao dịch, nhưng sẽ bị kiểm soát. Tất nhiên, trader sẽ không phải gánh chịu hoàn toàn thua lỗ và lợi nhuận cũng không hưởng hoàn toàn mà chỉ được chia sẻ một phần hoặc nhận “lương” cố định.
Trader được phân loại như thế nào?
Tất cả các ngành nghề đều được phân loại thì trader cũng vậy.
Ví dụ, bác sĩ thì có bác sĩ khoa nội, khoa ngoại, khoa thần kinh, khoa sản…; giáo viên thì có giáo viên tiểu học, giáo viên trung học…; ca sĩ thì có ca sĩ nhạc rock, ca sĩ nhạc ballad, ca sĩ nhạc bolero…
Trader cũng được phân loại thành nhiều kiểu trader khác nhau và phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Phân loại trader theo thị trường giao dịch
Trader giao dịch trên thị trường ngoại hối thì gọi là forex trader
Trader giao dịch trên thị trường chứng khoán thì gọi là stock trader
Trader giao dịch trên thị trường tiền điện tử thì gọi là crypto trader
Trader giao dịch trên thị trường hàng hóa thì gọi là commodity trader
Trên mỗi loại thị trường, trader còn có thể được phân loại dựa vào tài sản giao dịch chủ yếu. Ví dụ, một trader chỉ giao dịch vàng trên thị trường forex có thể được gọi là gold trader, hoặc trader chỉ giao dịch các hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán phái sinh thì gọi là futures trader….
Phân loại trader theo chủ thể quản lý
Trader làm việc cho chính bản thân
Trader làm việc cho cá nhân, tổ chức khác
Phân loại trader theo trường phái phân tích
Trader theo trường phái phân tích kỹ thuật: trader chỉ sử dụng các công cụ như chỉ báo, trendline, mô hình nến, mô hình giá… để phân tích xu hướng và ra quyết định giao dịch.
Tham khảo: Phân tích kỹ thuật là gì?
Trader theo trường phái phân tích cơ bản: chỉ sử dụng các tin tức, sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội để nhận định xu hướng thị trường và ra quyết định giao dịch.
Tham khảo: Phân tích cơ bản là gì?
Trader theo trường phái kết hợp: vừa sử dụng các công cụ kỹ thuật, vừa sử dụng tin tức, sự kiện để phân tích và ra quyết định giao dịch.
Phân loại theo hình thức giao dịch
Copy trader: các trader thực hiện giao dịch bằng cách sao chép lệnh của người khác và phải trả một khoản phí nhất định cho việc sao chép này.
Tham khảo: Copy trading là gì?
Auto trader: trader không trực tiếp giao dịch mà mọi giao dịch được thực hiện tự động thông qua các thuật toán, là các robot giao dịch tự động (EAs) hay tín hiệu giao dịch tự động (Forex signals). Khi thị trường thỏa mãn điều kiện của các thuật toán thì lệnh sẽ tự động được thực hiện hoặc kết thúc.
Handle trader: trader trực tiếp thực hiện giao dịch (mở, đóng lệnh) bằng tay mà không sử dụng bất kỳ chương trình, công cụ hỗ trợ tự động nào.
Phân loại theo thời gian nắm giữ vị thế
Đây là cách phân loại phổ biến nhất và cũng là cách phân loại hình thành nên 4 phong cách giao dịch trong forex.
Scalping trader: trader giao dịch lướt sóng, có thời gian nắm giữ vị thế ngắn, chỉ trong vòng vài giây đến vài phút và đóng lệnh trong ngày.
Day trader: trader giao dịch trong ngày, thời gian giữ lệnh từ vài phút đến vài tiếng và cũng không giữ lệnh qua đêm.
Swing trader: trader giao dịch trung hạn, có thời gian nắm giữ vị thế lâu hơn, từ vài ngày đến vài tuần và không bận tâm đến các biến động giá trong ngắn hạn.
Position trader: trader giao dịch vị thế hay dài hạn, thời gian giữ lệnh lâu nhất, từ vài tháng, có xu hướng đầu tư giá trị như các investor.
So sánh đặc điểm của 4 loại trader theo phong cách giao dịch
Công việc cụ thể của một trader là gì?
Nhìn chung thì các công việc diễn ra hằng ngày của một trader là như nhau, trader sẽ tiến hành phân tích xu hướng biến động giá của loại tài sản mà mình đã, đang và sẽ giao dịch, từ đó đưa ra các quyết định tham gia đối với một giao dịch mới, rời khỏi hoặc điều chỉnh đối với một giao dịch đang mở.
Nói chung, hằng ngày, các trader sẽ thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản bằng việc mở, đóng lệnh trên các phần mềm giao dịch.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại tài sản giao dịch mà công việc cụ thể của các trader sẽ khác nhau.
Forex trader
Một forex trader thường sẽ giao dịch các loại tài sản phổ biến như các cặp tỷ giá, chỉ số, vàng…
Công việc của họ chính là lựa chọn được cặp tỷ giá, chỉ số có nhiều lợi thế để giao dịch. Sau khi chọn xong, bắt đầu phân tích về xu hướng biến động của chúng bằng việc sử dụng công cụ kỹ thuật, theo dõi các tin tức liên quan: ví dụ như công bố của các ngân hàng trung ương sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, chính sách lãi suất… Khi phát hiện tín hiệu giao dịch tiềm năng thì các forex trader sẽ đặt lệnh giao dịch, theo dõi lệnh, đóng lệnh hoặc chỉnh sửa nếu có tín hiệu giá đảo chiều hoặc có biến động bất thường…
Stock trader
Cổ phiếu là tài sản giao dịch chủ yếu của các stock trader. Công việc của một stock trader có phần đa dạng hơn, từ việc lựa chọn cổ phiếu yêu thích, phân tích và nhận định về xu hướng biến động của cổ phiếu bằng phương pháp kỹ thuật hoặc thông qua các báo cáo tài chính của công ty. Bên cạnh đó, trader còn tích cực theo dõi tin tức thị trường kinh tế chung, về ngành nghề kinh doanh của cổ phiếu mà mình đang giao dịch, tình hình kinh tế tại các cường quốc như Mỹ vì tất cả chúng đều phần nào ảnh hưởng đến biến động của cổ phiếu trong nước. Ngoài ra, các forex trader còn phải tìm hiểu thêm về các cổ phiếu sắp “lên sàn”, có tiềm năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn để tận dụng cơ hội kiếm được nhiều tiền ở khoảng thời gian đầu khi mà cổ phiếu mới vừa IPO.
Crypto trader
Đối với một crypto trader thì ngoài việc phân tích xu hướng để ra quyết định giao dịch mua hay bán một loại tiền điện tử thì họ còn quan tâm nhiều đến dự án tiền mã hóa. Khi có thông tin về một dự án coin mới, sắp lên sàn hoặc vừa mới lên sàn, họ sẽ bắt đầu tìm hiểu về tiềm năng của dự án, khai thác thông tin từ những người có trong dự án để quyết định có nên tham gia vào dự án đó hay không. Còn đối với các loại coin mà trader đang giao dịch thì những thông tin về thị trường, về chính sách đối với tiền điện tử của các quốc gia, các tập đoàn lớn sẽ là những thông tin quan trọng mà các crypto trader luôn theo dõi.
Commodity trader
Các trader giao dịch hàng hóa sẽ phải dành nhiều thời gian nghiên cứu về đặc tính của loại hàng hóa mà mình đã, đang và sẽ giao dịch, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa như thời tiết, nguồn tài nguyên, nhân lực, các yếu tổ kinh tế, chính trị… Giao dịch hàng hóa còn liên quan đến các loại chứng khoán phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn… các commodity trader phải tìm hiểu về tính chất biến động của những loại chứng khoán này và cả với tài sản cơ sở (là các loại hàng hóa). Nhìn chung, công việc của một trader giao dịch hàng hóa thông qua các chứng khoán phái sinh sẽ vất vả hơn, đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng hơn.
Cơ hội và thách thức của trader
Trader có phải là một nghề hay không?
Tùy thuộc vào mục đích và thời gian của mỗi người khi giao dịch trên thị trường thì trader có thể được xem là một nghề hoặc không.
Đối với những người tham gia vào các thị trường tài chính như chứng khoán hay forex chẳng hạn, họ chỉ dành những khoảng thời gian rảnh trong ngày, sau giờ làm việc chính để giao dịch với mong muốn kiếm thêm một khoản thu nhập nho nhỏ hoặc trải nghiệm một loại hình đầu tư, kinh doanh mới lạ với số vốn ít ỏi từ việc tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro ở mức thấp thì trading giống như một công việc part time, công việc tay trái, không phải là công việc sẽ mang lại thu nhập chính cho mình và gia đình. Trader không phải là một loại nghề nghiệp trong trường hợp này.
Ngược lại, một người dành toàn thời gian trong ngày để giao dịch, họ bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư vào kiến thức, kỹ năng và xem trading là công việc mang về thu nhập chính, ngoài ra họ không có một công việc mang lại thu nhập ổn định nào khác. Những người như thế thường ban đầu sẽ mất rất nhiều thời gian, thất bại nhiều lần, về sau, kinh nghiệm và kiến thức mà họ tích lũy được sẽ dần giúp họ trở thành một trader chuyên nghiệp, và thu nhập từ công việc trading sẽ dần ổn định hơn. Lúc này, đối với họ, trader là một cái nghề thực sự.
Tuy nhiên, cho dù với bạn, trader có là cái nghề hay không thì một khi đã là trader, đã tham gia giao dịch thì bên cạnh những cơ hội mà trading mang lại thì công việc này cũng có nhiều thách thức mà bạn buộc phải chấp nhận.
Cơ hội và thách thức của “cái nghề” trader
Cơ hội của nghề trader
Cơ hội kiếm được nhiều tiền
Nếu là nhân viên văn phòng, thu nhập bình quân mỗi tháng của bạn có thể từ 10 – 20 triệu (tùy thuộc vào vị trí) nhưng là một trader, bạn có thể kiếm được nhiều hơn như thế gấp vài lần. Bởi, bản chất của một trader là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá của tài sản mà tài sản trên các thị trường tài chính biến động liên tục mỗi giây, mỗi phút, các bạn luôn có cơ hội kiếm được nhiều tiền, cả trong ngắn hạn (thực hiện nhiều giao dịch, tích tiểu thành đại) lẫn dài hạn (nắm giữ tài sản lâu dài để ăn chênh lệch lớn). Đặc biệt là trên thị trường forex, trader có thể kiếm tiền kể cả khi thị trường đi xuống.
Trader là một nghề tự do, linh hoạt
Bạn không cần phải làm việc cho ai hết và có thể giao dịch bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc máy tính kết nối mạng internet. Bạn có thể làm việc tại nhà, ở quán cà phê hoặc ở bất kỳ đâu, có thể vừa giao dịch vừa chăm con, vừa nấu ăn, làm việc khác… Bạn không còn phải nghe những lời phàn nàn từ sếp, không cần phải ăn mặc lịch sự khi làm việc, bạn sẽ đạt được sự tự do, thoải mái với công việc trading, thậm chí nếu làm tốt, bạn sẽ đạt được sự tự do về tài chính.
Sự tự do, linh hoạt của nghề trader cũng chính là xu hướng mà giới trẻ hiện nay đang hướng đến.
Chi phí thấp
Chi phí mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không phải là chi phí giao dịch mà là chi phí để các bạn trở thành một trader.
Với những ngành nghề hay công việc khác, chẳng hạn như bác sĩ, giáo viên, kế toán… các bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền cho chi phí ăn học, học nghề, học những cấp bậc cao hơn như cao học, thạc sĩ… thì sau này mới hy vọng có được cái nghề ổn định với mức lương tương đối cao. Còn để trở thành một trader, nếu không có đủ điều kiện để học đại học, không có bất kỳ bằng cấp, chứng chỉ nào, các bạn vẫn có thể làm được. Bằng việc tham gia vào các khóa học đào tạo trader, các khóa học về tài chính, về thị trường… mà chi phí cho các khóa học này lại rẻ hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác. Quan trọng nhất của công việc trading chính là ở kinh nghiệm và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính bản thân trader.
Bên cạnh đó, các bạn có thể tự học thông qua những tài liệu hoàn toàn miễn phí từ các diễn đàn tài chính, các website về chứng khoán, forex…, học từ những người đi trước….
Tham gia ngay Lớp học forex miễn phí của kienthucforex.com để bước đầu trở thành một trader trên thị trường.
Chi phí thấp còn thể hiện ở khoản vốn đầu tư ban đầu. Trading không đòi hỏi các bạn phải bỏ ra một số vốn cao, thậm chí nhiều sàn forex còn hỗ trợ trader giao dịch trên các loại tài khoản ký quỹ thấp, chỉ từ vài chục đô.
Nâng cao kiến thức
Công việc trading đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường, tài chính, nền kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia khác nhau, về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, về đặc tính của từng loại thị trường, từng loại tài sản… về lâu dài, một trader sẽ có một sự am hiểu nhất định về những kiến thức này mà chưa chắc khi ngồi trên ghế nhà trường hoặc các khóa học có thể mang lại cho bạn.
Kể cả sau này, khi không còn là một trader nữa thì những kiến thức này cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều vào những công việc khác, sẽ giúp bạn phát triển hơn khả năng tư duy, phán đoán và phản ứng linh hoạt.
Thách thức của nghề trader
Thách thức lớn nhất của nghề trader chính là rủi ro. Nghề trader không dành cho những ai thích sự an toàn, đã là một trader, bạn phải chấp nhận rủi ro dù thấp hay cao. Rủi ro thấp đi đôi với lợi nhuận thấp, rủi ro cao thì lợi nhuận cao.
Ở đây chúng ta không xét đến rủi ro theo nghĩa nguy hiểm của một số công việc như thợ điện, công việc có liên quan đến tiếp xúc hóa chất, hay một công việc có tính chất nguy hiểm khác mà là rủi ro ở vấn đề tài chính, tức là khả năng mất tiền.
Những công việc như giáo viên, nhân viên văn phòng… nếu làm không tốt, các bạn sẽ bị trừ lương chứ không làm cho bạn phải mất đi bất kỳ khoản tiền tiết kiệm, khoản vốn nào khác. Nhưng cái nghề trader thì khác, khi các bạn làm không tốt thì sẽ mất tiền đã đầu tư vào, thậm chí rất nhiều tiền.
Vậy thì, rủi ro của nghề trader xuất phát từ đâu, hay nói cách khác, nguyên nhân nào khiến cho trader mất tiền khi giao dịch?
Do phân tích, nhận định sai về xu hướng thị trường hoặc không có hệ thống giao dịch hiệu quả.
Thứ nhất, việc phân tích, nhận định sai về xu hướng thị trường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: do bản thân trader không có kỹ năng phân tích tốt, chưa thật sự am hiểu về thị trường, am hiểu về công cụ phân tích… và do bản chất của các thị trường tài chính, chịu tác động từ quá nhiều các yếu tố khác nhau, biến động liên tục và nhiều khi nằm ngoài dự đoán của trader.
Thứ hai, không có hệ thống giao dịch hiệu quả cũng xuất phát từ nhiều lý do: không định hình được phong cách giao dịch, không lựa chọn được chiến lược giao dịch hiệu quả, không có kỹ năng quản lý vốn, quản lý rủi ro, quản lý cảm xúc, thời gian…
Với cả 2 nguyên nhân trên, bỏ qua rủi ro đến từ bản chất của thị trường thì rủi ro xuất phát từ chính trader là quan trọng nhất, là nguyên nhân chủ yếu khiến trader dễ mất tiền nhất.
Để là một trader thì việc đầu tư vào kiến thức là vô cùng quan trọng, các bạn phải xác định được tầm quan trọng của nó thì mới bỏ nhiều công sức, thời gian đầu tư, học hỏi. Và đây cũng là thách thức lớn nhất của nghề trader.
Bị lừa đảo từ broker hoặc dịch vụ ủy thác đầu tư
Vấn đề này cho đến bây giờ vẫn còn tồn tại. Bước vào cái nghề trader, nếu không đủ tỉnh táo, các bạn sẽ rất dễ bị các nhà môi giới dỏm, các dịch vụ ủy thác đầu tư dỏm lừa đảo, dẫn đến mất tiền.
Nghề trader chưa được pháp luật bảo hộ
Hiện tại, các giao dịch trên thị trường forex, tiền điện tử vẫn chưa được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Chính vì thế, bản thân nó đã là một rủi ro. Khi gặp vấn đề tranh chấp giữa trader và môi giới hay các tổ chức ủy thác giao dịch, trader Việt sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo hộ, sẽ có nguy cơ tự gánh chịu tổn thất.
Bị cám dỗ bởi đồng tiền
Thật ra không phải riêng trader mà bất kỳ ngành nghề nào cũng dễ bị cám dỗ bởi tiền, riêng trader sẽ càng rất dễ bị cám dỗ bởi đây là công việc có thể kiếm ra rất nhiều tiền. Sự cám dỗ thể hiện ở chỗ trader sẽ không thể dừng lại đúng lúc, đặc biệt khi thua lỗ quá nhiều thì tâm lý gỡ gạc, giống như cờ bạc sẽ xuất hiện, khiến trader giao dịch nhiều hơn trong trạng thái không kiểm soát được tâm lý, càng dễ mất nhiều tiền.
Phân biệt trader và investor
Cùng là những người tham gia vào các thị trường tài chính, cùng thực hiện các giao dịch mua, bán các loại tài sản nhưng trader và investor hoàn toàn khác nhau.
Trader có thời gian nắm giữ vị thế ngắn hơn so với investor, ngoại trừ position trader có thời gian nắm giữ vị thế khá lâu. Nếu trader tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá của tài sản lúc mở và đóng giao dịch thì các investor sẽ tập trung hơn vào sự gia tăng giá trị nội tại của tài sản. Trader có thể kiếm tiền ngay cả khi thị trường đi xuống nhưng investor chỉ kỳ vọng thị trường tăng trưởng đi lên.
So sánh một vài điểm khác biệt giữa trader và investor
Qua những đặc điểm trên, các bạn có thể xác định mình là một trader hay investor chưa?
Làm sao để trở thành một trader chuyên nghiệp?
Đây là mong muốn của rất nhiều trader khi bắt đầu gia nhập vào thị trường và đặc biệt là những người xem trader là một cái nghề, là nguồn thu nhập chính. Sự chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong giao dịch sẽ giúp họ thành công, nhanh chóng đạt đến mục tiêu và sự tự do tài chính.
Vậy thì, một trader mới làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp và cần những nguyên tắc nào để quá trình này ít rủi ro nhất?
5 nguyên tắc “trọng yếu” của một trader chuyên nghiệp
Thay đổi tư duy và ngưng kỳ vọng
Đây là nguyên tắc đầu tiên mà buộc một trader cần phải có. Nghề trader không hề đơn giản và rủi ro là một phần không thể tránh khỏi. Trước hết là ngưng kỳ vọng về lợi nhuận mà hãy học cách làm thế nào để hạn chế rủi ro thấp nhất có thể. Tiếp đến là thay đổi một vài tư duy về công việc trading:
Nghề trader không giúp bạn giàu nhanh một cách đơn giản
Không có công thức nào đảm bảo giao dịch thành công 100%
Bỏ thời gian, công sức, cả tiền bạc để nghiên cứu là điều tất yếu
Kiên trì và không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức.
Đầu tư vào kiến thức là sự đầu tư khôn ngoan
Bạn biết công việc trading rủi ro như thế nào rồi đó, và cách duy nhất để hạn chế được những rủi ro này chính là bạn phải giỏi, phải am hiểu, phải có kinh nghiệm. Đầu tư vào kiến thức là nguyên tắc “bất di bất dịch” của trader, cho dù bạn đang ở cấp độ nào.
Trader nên đầu tư vào những kiến thức nào?
Kỹ năng nghiên cứu
Bạn phải làm quen dần với việc nghiên cứu kinh tế, tài chính vì các yếu tố đó đều tác động đến giá cả trên thị trường. Việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc đọc hiểu các báo cáo tài chính, tài liệu, số liệu hay thống kế kinh tế, tin tức chính trị, xã hội… mà các bạn phải chuyên sâu vào từng vấn đề chi tiết hơn như: nghiên cứu về đặc tính của tài sản giao dịch, về loại thị trường, về một chiến lược, một công cụ phân tích, một mô hình…. và cả hệ thống giao dịch của những trader chuyên nghiệp.
Kỹ năng phân tích
Là khả năng nhận định của bạn về xu hướng biến động của giá sau khi đã nghiên cứu kỹ về các yếu tố tác động đến giá hay phân tích xu hướng dựa vào chính biểu hiện của giá trên biểu đồ… kết quả phân tích chính là cơ sở để bạn ra quyết định giao dịch, và thành công hay không cũng do khả năng phân tích của bạn có chính xác hay không.
Kỹ năng quản lý vốn, quản lý rủi ro
Việc nắm giữ hay chi tiêu tiền quá đơn giản nhưng nắm giữ như thế nào, chi tiêu ra sao để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro mới là khó. Nếu không có chiến lược quản lý vốn hiệu quả, quản lý rủi ro tốt, tiền của bạn sẽ nhanh chóng bốc hơi chỉ sau vài giao dịch hoặc bạn sẽ cảm thấy đa số các giao dịch của mình là có lợi nhuận nhưng trong dài hạn lại thua lỗ.
Tham khảo một số chiến lược quản lý vốn, quản lý rủi ro sau:
Các sai lầm trong quản lý vốn
Quy tắc quản lý vốn 2% của các nhà đầu tư chuyên nghiệp
Công thức Kelly và cách sử dụng trong quản lý vốn
Bên cạnh việc đầu tư vào kiến thức thì các bạn phải luyện tập thường xuyên để biến những kiến thức đã học được trở thành bí quyết riêng của mình. Và hãy luôn nhớ rằng: đầu tư vào kiến thức chỉ giúp bạn tốt hơn mà thôi.
Xây dựng hệ thống giao dịch hiệu quả
Tại sao các pro trader luôn có hệ thống giao dịch rõ ràng và chi tiết, trong khi những trader mới giao dịch một cách không kế hoạch, không nguyên tắc, thích thì giao dịch, không thích thì nghỉ, vui thì trade khối lượng nhiều, buồn thì trade ít…? Và đó cũng là nguyên nhân thất bại của hơn 90% các trader khi mới bước chân vào thị trường.
Một hệ thống giao dịch hiệu quả sẽ giúp trader đi đúng đường, đúng hướng, không bị lạc lối và hoang mang, đồng thời có thể chủ động phản ứng kịp thời trước những biến động bất ngờ xảy ra.
Để có được một hệ thống giao dịch hiệu quả, trước hết trader phải định hình phong cách giao dịch và duy trì theo đuổi nó. Các bạn phải xác định được mục tiêu tài chính của mình là gì, thời gian dành cho trading nhiều hay ít và mức độ chấp nhận rủi ro cao hay thấp, từ đó mới xác định mình phù hợp với phong cách giao dịch nào. Sau khi định hình được phong cách thì lựa chọn chiến lược giao dịch phù hợp và lên kế hoạch giao dịch. Việc lên kế hoạch giao dịch càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì hiệu quả của việc giao dịch sẽ tăng lên bấy nhiêu. Và sau cùng, các bạn phải có chiến lược quản lý vốn, quản lý rủi ro hiệu quả.
Và một nguyên tắc không thể thiếu trong hệ thống giao dịch của tất cả các trader chuyên nghiệp, đó là “ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN ĐẶT STOP LOSS”.
Luôn kỷ luật với bản thân
Bạn phải đặt ra một vài nguyên tắc cho công việc trading của mình và phải luôn tuân thủ chúng, chẳng hạn như luôn đặt stop loss, không giao dịch quá 1% số dư tài khoản/lệnh, ngừng giao dịch và xem xét lại hệ thống nếu có 3 giao dịch thua liên tiếp… Kỷ luật sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn và nhanh đạt được mục tiêu hơn.
Kiểm soát tâm lý và chịu được áp lực trước thua lỗ
Cảm xúc chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại cho trader. Cảm xúc rất dễ khiến bạn tự phá vỡ những nguyên tắc mà bạn đã đặt ra. Các trader thường sẽ rơi vào 2 trạng thái: tâm lý gỡ gạc, tất tay khi đã thua lỗ quá nhiều hoặc háo thắng, chủ quan khi liên tục có lợi nhuận, mà cả 2 trạng thái này đều cấm kỵ và ảnh hưởng đến công việc trading.
Trước những thua lỗ, các trader thường rất dễ bị áp lực và đưa đến những quyết định sai lầm. Để tránh điều này, các bạn nên để thua lỗ ở mức có thể chấp nhận được và đừng bao giờ đặt cược tất cả vào một lệnh duy nhất.
Các trader chuyên nghiệp luôn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc, các bạn có thể thực hành điều này bằng cách bắt đầu với số vốn nhỏ, theo dõi cảm xúc của mình mỗi lúc thắng, thua và có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Kiên nhẫn – kiên trì
Là 2 nguyên tắc, đức tính không thể thiếu nếu muốn trở thành một trader chuyên nghiệp.
Tính kiên nhẫn cần được phát huy nhất là trong quá trình phân tích và giao dịch. Khi phân tích, nếu xuất hiện một tín hiệu giao dịch nào đó nhưng tín hiệu này lại không đảm bảo xác suất thành công cao, các bạn cần kiên nhẫn chờ đợi thêm tín hiệu khác, không nên nôn nóng vào lệnh ngay. Còn trong quá trình lệnh đang chạy, các trader thường sẽ mất kiên nhẫn khi mà giá đi ngược lại với dự đoán, họ nôn nóng, phân vân không biết có nên đóng lệnh hay không, chính xác là họ không tin tưởng vào hệ thống giao dịch của mình, cho nên phần lớn sẽ không kiên nhẫn mà đóng lệnh.
Còn tính kiên trì thì lại cần có trong tất cả các giai đoạn, nếu không kiên trì, các trader sẽ không thể trụ vững trên thị trường này, bạn sẽ nhanh chóng chán nản bỏ cuộc sau một vài thất bại ban đầu. Đối với nghề trader, kiên trì thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: kiên trì nghiên cứu, học hỏi, luyện tập, kiên trì theo đuổi hệ thống giao dịch (nhưng không quá cứng nhắc, nếu nhận thấy hệ thống không còn hiệu quả thì nên xem xét thay đổi hoặc điều chỉnh) và kiên trì ngay cả khi thất bại.
Kết luận
Với những gì mà Vtmarkets đã chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ phần nào về cái nghề trader này, cũng như xem xét sự phù hợp của bản thân, giữa được và mất để quyết định có nên trở thành một trader hay không. Và nếu đã quyết định sẽ là một trader thì nên bắt đầu chặng đường trở thành một trader chuyên nghiệp, trong đó quan trọng nhất là sự nghiêm túc và kiên trì. Những nguyên tắc mà chúng tôi chia sẻ trong phần cuối không thể giúp bạn thành công 100%, nhưng phần nào sẽ giúp cho chặng đường trở thành pro trader của bạn hạn chế được rủi ro hơn.
GAP là gì? Các loại GAP hay xuất hiện trên biểu đồGap có nghĩa là khoảng trống giá xuất hiện trong các biểu đồ tài chính. Khi tham gia giao dịch chứng khoán bạn sẽ thấy rất nhiều gap xuất hiện, với forex điều này thường chỉ xảy ra vào phiên mở cửa đầu tuần thứ 2, hoặc 1 trong số trường hợp vô cùng đặc biệt mà thôi. Vậy Gap là gì? Có bao nhiêu loại Gap trong giao dịch tài chính?
Gap là gì?
Gap được hiểu đơn giản là các khoảng trống, khi giá di chuyển quá đột ngột tăng quá mạnh hoặc giảm quá mạnh khiến giá bật (lên/xuống) cao hơn hoặc thấp hơn so với giá đóng cửa của cây nến trước đó, tạo ra 1 khoảng trống trên đồ thị giá, mà chúng ta quen gọi là Gap.
Gap thường xuất hiện vào các thời điểm nào?
Do thị trường giao dịch forex hoạt động liên tục 24/24, cùng tính thanh khoản lớn nên ít có Gap hơn so với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Gap vẫn xuất hiện ở trong một số trường hợp sau:
Vào thứ Hai đầu tuần, thứ 7 và chủ nhật vốn là 2 ngày Forex không giao dịch nhưng lại có những tin tức chấn động như: Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, các tin tức liên quan tới Brexit, hay 1 cú tweet của tổng thống Trump cũng sẽ khiến cho Gap dễ xuất hiện vào thứ 2.
Khi có một sự kiện vô cùng mạnh mẽ gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính như các tin liên quan đến lãi suất FED công bố hay các ngân hàng tìm cách bán tháo 1 loại tiền tệ nào đó chẳng hạn.
Vào các dịp lễ lớn như giáng sinh hay là cuối năm thời điểm rất nhiều ngân hàng trên thế giới nghỉ lễ dẫn tới giao dịch thiếu sự liên tục cũng là điều kiện để Gap được tạo ra.
Các loại Gap xuất hiện trên thị trường
Có tất cả 4 loại Gap khác nhau mà bạn cần biết bao gồm:
Common Gap (Gap thường) Đây là loại hay gặp nhất, chủ yếu xuất hiện ở phiên mở cửa đầu tuần. Thường GAP sẽ lấp đầy ngay sau đó, nên hay được nhiều trader tận dụng để giao dịch. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, khi giao dịch bạn vẫn phải xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, Gap dạng này cũng không quá cách biệt về giá và chúng không mang nhiều ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán, forex.
Breakaway Gap (Gap phá vỡ) Đây là loại Gap xảy ra khi có tin tức cực kỳ bất ngờ hay quá mạnh mẽ, khiến cho nhà đầu tư thay đổi tâm lý mà quay ngoắt 360 độ so với xu hướng hiện tại, khiến giá sẽ sang một xu hướng mới như từ giảm thành tăng hoặc ngược lại từ tăng thành giảm. Cần lưu ý Gap này nhiều khi không được lấp mà thay vào đó có thể lao lên hoặc giảm xuống luôn.
Continuation Gap (Gap tiếp diễn) thường xuất hiện trong chứng khoán nhiều hơn so với forex, khi xu hướng tăng hoặc giảm giá cổ phiếu hình thành 1 cách rõ rệt. Và Runaway Gap sẽ như 1 dạng tín hiệu xác nhận xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.
Exhaustion Gap (khoảng trống kiệt sức, Gap kiệt sức) tương tự như Gap tiếp diễn, Exhaustion Gap chủ yếu xuất hiện trong thị trường chứng khoán, thường nằm tại đỉnh hoặc đáy sau khi đã hình thành xu hướng tăng giá hoặc giảm giá một thời gian dài trước đó, khi Exhaustion Gap xuất hiện báo hiệu kết thúc một xu hướng nên người ta mới gọi là Gap kiệt sức.
Khi nào Gap được lấp đầy?
Khi Gap xuất hiện hay có xu hướng quay trở lại lấp đầy khoảng trống. Nhiều nhà giao dịch cũng thường lợi dụng các khoảng Gap này tìm cách giao dịch để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, không phải lúc nào Gap cũng đi lên/xuống để lấp Gap. Hoặc sẽ xuất hiện ở một khoảng thời gian nào đó chứ không phải ngay lập tức. Nên các bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro xảy ra.
Thường trong các trường hợp sau đây Gap sẽ lấp đầy
Gap xuất hiện tại các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh, sẽ có xu hướng quay trở lại các vùng này để đi retest nhằm xác định một lần nữa xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục tăng hoặc giảm.
Gap xuất hiện tại các khu vực mô hình giá thường hay lấp đầy để hoàn thành mô hình.
Giao dịch với Gap như thế nào là hợp lý nhất?
Có nhiều cách để tận dụng Gap trong giao dịch nhưng bạn có thể nghiên cứu 1 số điểm lưu ý chúng tôi vừa kể trên như:
Xác định Gap có nằm trong các mức kháng cự, hỗ trợ hay các mô hình giao dịch quen thuộc nào hay không. Nếu Gap trùng với các mức cản này thì giá nhất định sẽ tìm cách quay lại để lấp Gap và cũng là để backtest trước khi tăng hoặc giảm theo xu hướng.
Với các dạng Exhaustion gap và continuation gap là hai loại Gap dễ được lấp đầy nhất nên bạn có thể tìm cách xác định các loại Gap kể trên để dễ dàng giao dịch hơn.
Ngoài ra, như tôi có nói từ trước, không phải lúc nào Gap cũng được lấp đầy hoặc chúng sẽ được diễn ra vào một thời điểm nào đó không xác định, chứ không phải được hoàn thành trong ngày. Chính vì thế, bạn vẫn phải bám vào phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để giao dịch. Không nên vừa nhìn thấy Gap là ngay lập tức đặt các lệnh Buy/Sell với hi vọng Gap được lấp đầy để thu lợi nhuận nhất định, bạn nhé. Chúc bạn thành công!
Heiken Ashi là gì? Bí kíp áp dụng nến Heiken Ashi hiệu quảNếu nhắc đến những đóng góp to lớn trong phân tích kỹ thuật trên thị trường forex nói riêng và thị trường tài chính nói chung thì không thể không nhắc đến những đóng góp của người Nhật Bản. 2 trong số những đóng góp quan trọng và có ứng dụng rộng rãi nhất của họ chính là biểu đồ nến Nhật và hệ thống Ichimoku. Đó là những thành tựu mà không ai có thể phủ nhận, đặc biệt, mô hình nến Nhật được xem như là biểu đồ giá chính thức mà tất cả các nhà đầu tư, trader toàn thế giới đều sử dụng.
Bên cạnh mô hình nến Nhật (candlestick) thì người Nhật còn phát triển một loại nến khác, có tên là Heiken Ashi, tuy nhiên, Heiken Ashi được xem là một chỉ báo chứ không phải là một loại đồ thị giá. Và ưu điểm của Heiken Ashi so với nến Nhật thông thường chính là khả năng xác định xu hướng tuyệt vời.
Vậy thì, nến Heiken Ashi có đặc điểm như thế nào, khác với nến Nhật ra sao và cách sử dụng nó để xác định xu hướng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Heiken Ashi trong nội dung của bài viết lần này nhé.
Nến Heiken Ashi là gì? Heiken Ashi được tính như thế nào?
Nến Heiken Ashi được phát minh bởi Munehisa Homma vào những năm 1700. Heiken Ashi trong tiếng Nhật có nghĩa là “thanh trung bình” hay “nến trung bình” vì các mức giá của nó có liên quan đến các giá trị trung bình.
Giống như nến Nhật bình thường, Heiken Ashi cũng có hình dáng tương tự, bao gồm thân nến và 2 bóng nến (râu nến). Heiken Ashi cũng có 4 mức giá: cao nhất (High), thấp nhất (Low), giá mở cửa (Open) và giá đóng cửa (Close), tuy nhiên, công thức tính của chúng có phần phức tạp hơn nhiều.
Nếu High, Low, Open hay Close của nến Nhật bình thường được xác định từ chính các mức giá của phiên giao dịch hình thành nên cây nến thì 4 mức giá này trong cây nến Heiken Ashi còn liên quan đến các mức giá của phiên giao dịch ngay trước nó.
Công thức tính các mức giá của nến Heiken Ashi
Giá mở cửa bằng trung bình cộng của giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước hay cây nến trước.
Open = (Open of Pre. Bar + Close of Pre. Bar)/2
Giá đóng cửa bằng trung bình cộng của 4 mức giá: mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất của chính phiên giao dịch hiện tại.
Close = (Open + Close + High + Low)/4
Giá cao nhất là giá trị lớn nhất của 3 mức giá sau: mở cửa, đóng cửa và giá khớp lệnh cao nhất (là mức giá cao nhất đạt được) của phiên giao dịch hiện tại.
High = Max (High, Open, Close)
Giá thấp nhất là giá trị nhỏ nhất của 3 mức giá sau: mở cửa, đóng cửa và giá khớp lệnh thấp nhất (là mức giá thấp nhất đạt được) của phiên giao dịch hiện tại.
Low = Min (Low, Open, Close)
Cách mở/tắt biểu đồ Heiken Ashi trên Trading View và phần mềm giao dịch MT4.
Mở/tắt Heiken Ashi trên Trading View
Rất đơn giản, sau khi mở một biểu đồ giá bất kỳ, trên thanh công cụ, các bạn nhấp chọn vào biểu tượng có hình các cây nến (như bên dưới), rồi chọn Mô hình Heikin Ashi.
Break Out là gì? Dấu hiệu nhận biết breakout và false breakoutBreakout là một khái niệm quen thuộc và khá quan trọng đối với trader trên các thị trường tài chính như chứng khoán, ngoại hối hay tiền điện tử. Breakout là một hiện tượng phá vỡ của giá khi nó chuyển động trên thị trường, đồng thời cũng là tên của một chiến lược giao dịch mà tại đó, các trader tận dụng những sự phá vỡ này của giá để tìm kiếm lợi nhuận.
Chiến lược giao dịch với breakout chưa bao giờ là đơn giản và dễ dàng, những người thành công với chiến lược này thường là những nhà giao dịch chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, là một trader mới, các bạn vẫn hoàn toàn có thể thành công nếu tìm hiểu về nó một cách tường tận, luyện tập thật nhiều và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Breakout là gì? Các dạng breakout trên thị trường.
Breakout là gì?
Breakout là hiện tượng giá phá vỡ khỏi một vùng giá quan trọng mà nó đã duy trì trong vùng giá đó một khoảng thời gian nhất định trước đó. Sau khi giá breakout thành công, thị trường có xu hướng đi theo chiều hướng phá vỡ của giá.
Vùng giá quan trọng mà thị trường duy trì một khoảng thời gian trước khi xảy ra hiện tượng breakout thường là những đợt tích lũy đi ngang, vùng giá giới hạn bởi trendline của xu hướng tăng hoặc giới hạn bởi trendline của xu hướng giảm hay các vùng giá tích lũy theo một số những hình dáng nhất định nào đó… sau khi breakout xảy ra thành công, thị trường có xu hướng bức phá mạnh mẽ theo hướng phá vỡ, có thể là một cú đảo chiều ngoạn mục, cũng có thể là tiếp diễn xu hướng hiện tại nhưng với lực mạnh hơn, bức phá hơn.
Những nhà giao dịch theo chiến lược breakout sẽ tận dụng sự bứt phá mạnh mẽ này để mang về lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, không phải cú breakout nào cũng có lực đủ mạnh để tạo thành một xu hướng mới, cũng không phải sự phá nào cũng diễn ra thành công. Đây là rủi ro mà các trader thường xuyên gặp phải khi giao dịch với chiến lược này.
Breakout xảy ra đối với mọi loại tài sản được giao dịch trên thị trường và trên mọi khung thời gian khác nhau, vì vậy, chiến lược giao dịch breakout phù hợp với mọi phong cách nhà đầu tư, từ scalping, day trading, đến swing trading hay position trading.
Các dạng breakout trên thị trường.
Mặc dù được hiểu chung là hiện tượng phá vỡ của giá khỏi một vùng giá quan trọng nhưng breakout được hình thành trên thị trường ở nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của vùng giá quan trọng trước đó và diễn biến của quá trình breakout. Mỗi dạng breakout sẽ có những đặc điểm khác nhau, tỷ lệ phá vỡ thành công khác nhau và chiến lược giao dịch được áp dụng cũng khác nhau.
Breakout khỏi vùng tích lũy đi ngang
Vùng tích lũy đi ngang hoặc nghiêng được hình thành khi các phe mua hoặc bán đang trong giai đoạn tạm nghỉ để củng cố lực lượng trước một sự bức phá mới. Giá phá vỡ khỏi vùng tích lũy này nghĩa là nó đã vượt ra khỏi giới hạn của ngưỡng hỗ trợ để đi xuống hoặc vượt khỏi ngưỡng kháng cự để đi lên.
Ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự có lực cản mạnh khi giá ít nhất 3 lần chạm ngưỡng và quay đầu. Khi giá breakout khỏi các mức cản càng mạnh thì lực phá vỡ càng cao.
Breakout khỏi trendline của xu hướng
Đường trendline dưới của xu hướng tăng đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ mạnh, ngược lại, đường trendline trên của xu hướng giảm đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự mạnh. Khi giá breakout khỏi các ngưỡng quan trọng này, thị trường có xu hướng đảo chiều.
Sau một xu hướng tăng/giảm dài hạn hoặc một đoạn xu hướng tăng/giảm trung hạn hay một đợt sóng tăng/giảm trong ngắn hạn, thị trường sẽ di chuyển chậm lại một chút do xu hướng hiện tại đang dần yếu đi hoặc đơn giản chỉ là tạm nghỉ, lúc này, phe còn lại ra sức tấn công, tạo nên các đợt breakout mạnh mẽ. Kết quả là xu hướng hiện tại bị đảo chiều hoặc hình thành một đợt điều chỉnh mới trước khi tiếp tục xu hướng cũ.
Cũng trong nhiều trường hợp, giá breakout đường trendline trên của xu hướng tăng (lúc này đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự) và hình thành một xu hướng tăng mới có đường trendline với độ dốc mới. Tương tự, giá breakout đường trendline dưới của xu hướng giảm (lúc này đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ) và hình thành một xu hướng giảm mới có đường trendline với độ dốc mới.
Ví dụ: breakout đảo chiều xu hướng chính
Breakout khỏi các mô hình giá
Mô hình giá (price pattern) là một trong những công cụ quan trọng của trường phái phân tích hành động giá price action.
Đa số các mô hình giá là đại diện cho những đợt tích lũy của thị trường, nhưng không đơn thuần là những đợt tích lũy đi ngang mà vùng tích lũy sẽ có những hình dáng rất đặc biệt như hình tam giác, chữ nhật, lá cờ, cái nêm…
Khi giá breakout khỏi những mô hình này, nó sẽ đi theo một hướng nhất định và thường mang về tỷ lệ lợi nhuận cao cho nhà giao dịch.
Thị trường đang trong xu hướng tăng, sau đó di chuyển chậm dần và tích lũy thành một vùng giá hình tam giác. Đây là mô hình giá Tam giác giảm (Descending Triangle, đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ đi ngang).
Mô hình giá Tam giác không cho tín hiệu chính xác thị trường sẽ đi theo hướng nào sau khi giá breakout ra khỏi mô hình. Trong mô hình giá Tam giác giảm, khi hình thành vùng tích lũy, giá tạo các đỉnh thấp hơn, đáy vẫn duy trì ở ngưỡng hỗ trợ chứng tỏ phe bán dường như đang chiếm ưu thế hơn. Theo nghiên cứu của Kirkpatrick C.D & Dahlquist J.R thì xác suất để giá breakout theo hướng đi xuống sẽ cao hơn so với đi lên theo tỷ lệ tương ứng là 64%:36%, tuy nhiên, tình huống trên đã rơi vào trường hợp xác suất thấp hơn khi giá đã phá vỡ theo hướng đi lên và thị trường tiếp tục tăng giá ngay sau đó.
Tại sao chiến lược giao dịch breakout lại rủi ro? Breakout giả là gì?
Giao dịch breakout có khả năng mang về lợi nhuận cao do giá thường bức phá mạnh mẽ sau đợt breakout. Tuy nhiên, quan trọng là giá có breakout thành công hay không. Mặc dù giá đã vượt ra khỏi các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự nhưng ngay sau đó lại lập tức quay trở về vùng giá trước và duy trì trong đó một thời gian nữa hoặc phá vỡ thành công ở hướng ngược lại, điều này khiến các trader tưởng rằng giá đã breakout thành công và vào lệnh ngay nhưng kết quả nhận lại khá ê chề.
Hiện tượng giá breakout không thành công nói trên chính là breakout giả, false breakout hay fakeout.
Sở dĩ chiến lược giao dịch breakout rủi ro hơn so với những chiến lược khác vì thị trường thường xuyên xảy ra các đợt breakout giả hoặc giá đã breakout thành công nhưng lực bức phá không mạnh, giá không đi xa theo hướng phá vỡ khiến cho lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí giao dịch hoặc tỷ lệ risk:reward không tốt, không hiệu quả trong dài hạn.
Dấu hiệu nhận biết breakout và false breakout
Điều quan trọng là làm thế nào để biết được giá sẽ breakout thành công hay làm sao để tránh được những đợt breakout giả.
Thứ nhất, mọi dự đoán đều không thể nào chắc chắn 100%. Ngay cả khi giá đã đóng cửa bên ngoài các ngưỡng giá quan trọng mà nó vẫn có thể quay đầu vào trong chỉ vài phiên sau đó. Mặc dù không thể dám chắc rằng giá sẽ breakout thành công 100% thì cũng sẽ có những dấu hiệu để các nhà giao dịch có thể nhận biết được xác suất để giá breakout thành công là cao hay thấp.
Một, xác suất để giá breakout thành công thường đi kèm với khối lượng giao dịch cao.
Sự bức phá mạnh mẽ của một trong 2 phe mua hoặc bán sẽ được xác nhận bằng khối lượng giao dịch tại thời điểm đó so với khối lượng trung bình trong khoảng thời gian gần nhất trước đó. Nếu khối lượng giao dịch cao hơn nhiều so với mức trung bình thì khả năng cao là giá sẽ breakout thành công và ngược lại.
Khối lượng giao dịch cao chứng tỏ phe bán hoặc mua đã thực sự tham gia vào cuộc chiến một cách quyết liệt. Giá nhất định sẽ đi theo hướng của phe có lực mạnh hơn.
Đợt false breakout có khối lượng giao dịch không thay đổi nhiều so với trước đó, trong khi ở đợt breakout thành công, khối lượng giao dịch tăng một cách nhanh chóng.
Còn trong tình huống này, những tưởng giá sẽ breakout thành công vì sau khi nến đóng cửa phía dưới ngưỡng hỗ trợ, thị trường tiếp tục những phiên giảm giá liên tiếp. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm breakout, khối lượng giao dịch không những không tăng cao mà còn giảm so với những phiên giao dịch trước đó, kết quả là giá đã đi lên ngay sau đó là hình thành xu hướng tăng mới.
Hai, sau khi breakout, giá thường sẽ quay trở lại các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự để retest trước khi đi theo hướng phá vỡ.
Các đợt retest của giá như một sự xác nhận breakout chắc chắn hơn. Trong thực thế, giá có thể retest lại các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự chỉ sau 1-2 phiên giao dịch rồi tiếp tục xu hướng phá vỡ, có khi thời gian retest sẽ lâu hơn và cũng có trường hợp giá retest hơn 1 lần trước khi chính thức đi theo xu hướng breakout. Và thông thường, các nhà giao dịch sẽ vào lệnh sau khi giá retest hơn là ngay tại lúc phá vỡ.
Tuy nhiên, cũng không ít các trường hợp sau khi breakout thì giá đi theo hướng phá vỡ ngay mà không retest lại, nếu các bạn chờ đợi đợt retest để vào lệnh thì có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội cơ hội vào lệnh tốt.
Ba, tín hiệu breakout thường được xác nhận bởi các chỉ báo kỹ thuật.
Các trader thường sử dụng tín hiệu đảo chiều từ các chỉ báo kỹ thuật để xác nhận sự phá vỡ của giá. Một trong những tín hiệu được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao chính là tín hiệu hội tụ, phân kỳ của các chỉ báo nhanh (leading indicators).
Tín hiệu phân kỳ: khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Tín hiệu hội tụ: khi giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo tạo đáy sau cao hơn đáy trước.
Trước khi giá breakout ngưỡng kháng cự thì xuất hiện tín hiệu hội tụ giữa giá và chỉ báo RSI, tín hiệu này dự báo giá sẽ đảo chiều tăng. Tín hiệu này đã xác nhận thêm khả năng breakout thành công của giá.
Trên thực tế, càng nhiều tín hiệu xác nhận breakout thì khả năng giá sẽ phá vỡ thành công càng cao, các bạn có thể sử dụng cả 3 tín hiệu trên để nhận dạng breakout trên thị trường.
Ngoài ra, để hạn chế rủi ro giao dịch với false breakout, các bạn cần xác định chính xác các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự của vùng giá tích lũy đi ngang hoặc vẽ chính xác các đường trendline của xu hướng. Có như vậy, việc nhận diện một breakout là thật hay giả sẽ có hiệu quả hơn. Có 2 việc mà các bạn cần lưu ý về vấn đề này.
Không cố ép các đường xu hướng hay hỗ trợ/kháng cự theo ý của mình. Đó phải là những đường đi qua các đỉnh, các đáy và một mức cản mạnh phải đảm bảo có ít nhất 3 lần giá quay đầu tại các mức cản đó.
Các đường hỗ trợ, kháng cự hay trendline được xác định bằng các mức giá đóng cửa chứ không phải giá cao nhất hay thấp nhất. Vì rất nhiều trường hợp false breakout được tạo thành từ các bóng nến. Và chỉ khi nào giá đóng cửa bên ngoài các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự thì các bạn mới nên tiếp tục xem xét về xác suất thành công của breakout, ngược lại, nếu chỉ có bóng nến vượt ra ngoài thì chúng ta nên bỏ qua và xem đó chắc chắn là một false breakout để hạn chế rủi ro.
Chiến lược giao dịch breakout hiệu quả
Giao dịch breakout trải qua những bước cơ bản như sau:
Bước 1: xác định xu hướng hiện tại của thị trường: đi ngang, tăng hay giảm
Bước 2: vẽ trendline hay các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cho xu hướng đó
Bước 3: phát hiện tín hiệu giá breakout: giá đóng cửa vượt khỏi các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự
Bước 4: xác nhận lại tín hiệu breakout bằng khối lượng, retest hay chỉ báo kỹ thuật
Bước 5: vào lệnh nếu xác suất breakout thành công cao, đặt stop loss và take profit.
Trong 5 bước cơ bản này thì 4 bước đầu tiên đã được lồng ghép vào những nội dung ở các phần trên, riêng bước vào lệnh, mỗi dạng breakout sẽ có chiến lược vào lệnh, đặt dừng lỗ, chốt lời khác nhau.
Đối với dạng breakout vùng tích lũy đi ngang hoặc breakout trendline của xu hướng tăng/giảm thì cách thức vào lệnh và chốt lời/lỗ như nhau.
Có 3 cách vào lệnh:
Cách 1: vào lệnh ngay khi cây nến phá vỡ (breakout bar) đóng cửa, cách này thường mang về lợi nhuận cao nhất.
Cách 2: vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến xác nhận ngay sau breakout bar. Nếu phá vỡ tăng thì cây nến xác nhận là cây nến xanh và ngược lại.
Cách 3: chờ đợi giá retest lại ngưỡng hỗ trợ, kháng cự rồi mới vào lệnh.
Cách 1 luôn luôn thực hiện được, cách 2 và 3 có thể không vì cây nến xác nhận hoặc đợt retest không xuất hiện sau khi giá breakout.
Đặt stop loss, take profit
Đối với vùng tích lũy đi ngang, đặt stop loss ngay phía dưới đường hỗ trợ (nếu breakout đi lên – lệnh Buy) hoặc phía trên đường kháng cự (nếu breakout đi xuống – lệnh Sell).
Đối với xu hướng tăng hoặc giảm, đặt stop loss tại đáy gần nhất trước đó (lệnh Buy) hoặc đỉnh gần nhất trước đó (lệnh Sell)
Chốt lời khi đã đạt lợi nhuận mục tiêu hoặc xuất hiện tín hiệu giá đảo chiều.
Nguyên tắc giúp Linda Raschke có lợi nhuận đều đặn trong 40 nămLinda Raschke là 1 trader chuyên nghiệp toàn thời gian trong suốt 40 năm. Bà là trader chủ chốt cho rất nhiều quỹ đầu tư lớn và cũng đã thành lập 1 quỹ đầu tư riêng cho mình vào năm 2002.
Linda Raschke có các kết quả giao dịch được kiểm toán ghi nhận và được phỏng vấn trong cuốn “Phù thuỷ thị trường” của Jack Schwager vào năm 1992. Linda Raschke được xác nhận là 1 phù thuỷ thị trường, ngang hàng với Mark Minervini và nhiều huyền thoại trader khác.
Cùng xem 12 nguyên tắc giúp bà có lợi nhuận đều suốt 40 năm nhé anh em
1- Mua vào tại sóng kéo ngược đầu tiên sau khi có đỉnh cao mới. Bán ra tại sóng hồi lên đầu tiên sau khi có đáy thấp mới
2- Một chuyển động mạnh mẽ (như 1 cú phá vỡ đáy hoặc đỉnh) xảy ra vào phiên Mỹ thì thường dẫn tới 1 con sóng mới theo hướng phá vỡ trong ngày hôm sau
3- Các đợt đảo chiều quan trọng thường không thể diễn ra trong 1 ngày (ý nói các đỉnh/đáy quan trọng cần nhiều thời gian để hình thành hơn bạn tưởng, nên đừng vội coi 1 mức giá nào đó là đỉnh hay đáy)
4- Khoảng trống giá (gap) càng lớn thì khả năng xu hướng tiếp diễn càng cao
5- Khi thị trường không chịu đảo chiều mà tích tụ xung quanh 1 vùng kháng cự thì khả năng vùng kháng cự đó bị phá vỡ là rất cao
6- Đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất của ngày hôm trước là 2 điểm mấu chốt rất quan trọng. 1 sự phá vỡ khỏi 2 mức giá này có thể là khởi đầu của 1 xu hướng mới trên các khung thời gian thấp (H1 trở xuống)
7- “Tôi cũng là 1 tín đồ vào việc dự đoán hành động giá, nhưng không quá ám ảnh bởi việc đó. Tôi không đặt mục tiêu cho giá. Tôi thoát ra khi hành động giá nói tôi phải thoát ra, thay vì cố gắng dự đoán là giá sẽ đi được bao xa. Bạn phải sẵn sàng lấy những gì thị trường cho bạn.”
8- 1 cú phá vỡ được xác nhận bởi khối lượng giao dịch lớn hơn trung bình 20 ngày trước đó thường sẽ có chất lượng cao
9- “Bạn không cần phải là 1 nhà khoa học mới có thể trở thành trader. Thực ra 1 vài trader giỏi nhất tôi từng biết chỉ là những con người không thông thái. Nền giáo dục chính quy có vẻ như không liên quan đến kỹ năng làm trader của con người.” - Linda Raschke
10- Mọi hệ thống giao dịch đều được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản của Hành động giá này:
#1 Một xu hướng có khả năng tiếp diễn cao hơn đảo chiều
#2 Giá đi trước tin tức, và động lượng đi trước giá
#3 Xu hướng kết thúc khi có sự phân phối
#4 Thị trường luôn di chuyển luân phiên giữa pha tích lũy và pha bùng nổ
11- Trong thế giới giao dịch tài chính, vốn được tạo nên bởi tâm lý loài người, không ai có thể biết giá sẽ tăng hay giảm trong tương lai. Tôi nhấn mạnh là không ai! Trader thành công là người hành động dựa trên những gì đang diễn ra ở hiện tại, không phải dự đoán tương lai
12- “Tôi rất trân trọng sự thật rằng tôi đã coi trading là nghệ thuật. Cũng giống như các ngành nghề nghệ thuật khác, như luyện chơi piano, sự hoàn hảo chỉ là mộng tưởng – tôi chưa bao giờ chơi được 1 cách hoàn hảo, và tôi cũng chưa bao giờ bán tại đỉnh và mua tại đáy – nhưng sự nhất quán là có thể đạt được nếu bạn luyện tập ngày qua ngày.”
Chu kỳ kinh tế có thật không? Phần 1Người ta đồn rằng cứ 10 năm lại có một lần thế giới khủng hoảng. Kinh tế Nhật khủng hoảng năm 1990 (đến nay vẫn tiếp tục suy thoái), đồng Bảng Anh khủng hoảng 1992, Đồng Baht Thái khủng hoảng 1998, Sự sụp đổ Lehman Brothers 2008 và gần đây nhất là đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới suy thoái. Liệu rằng Thế giới, Việt Nam đang bước 1 chân vào Cuộc khủng hoảng 2023.
Tôi không phải là chuyên gia kinh tế, cũng không phải là thầy bói, nhà tiên tri "Vanga" để cho anh em một quẻ rằng ngày mai thế nào hay có suy thoái kinh tế không. Việc của tôi là dựa trên những dữ liệu kinh tế và đánh giá các kịch bản xảy ra, khi đã lường trước được những Kịch bản , anh em có thể đặt ra Chiến lược cho từng hoàn cảnh. Bước đi trên 1 con đường tăm tối nhưng biết phải làm gì vẫn tốt hơn những người mù đi ngoài ánh sáng!
Hết phần 1...
Dạo này lười viết quá anh em ạ, chắc tôi phải chuyển qua làm video chém gió =))))
--
Chúc anh em có một ngày giao dịch thành công!
2 Yếu tố khiến VNINDEX tăng trở lạiXuyên suốt tất cả bài viết của Thắng, Thắng luôn sử dụng duy nhất một phương pháp, đồng nhất và gọn gàng gồm 2 yếu tố: Phân tích cơ bản DN và Phân tích kỹ thuật Dòng tiền.
Để nói về VNINDEX tăng ngày hôm nay, Thắng sẽ tập trung nói về yếu tố kỹ thuật, nghĩa là dòng tiền và giá.
Để sòng bạc Hoseno tăng trở lại cần 2 thứ:
Người chơi: Nghĩa là F0 mới vào lại TT hoặc NĐT kinh nghiệm bắt đầu giải ngân. Muốn có được điều này, vĩ mô phải ổn" "kinh tế ổn, chính trị ổn, quân sự ổn, ngoại giao ổn, thế giới ổn". Nhìn lại thực trạng hiện nay, mọi thứ đều đang chống lại sự tăng điểm của VNINDEX.
Tiền: Một tài sản muốn tăng giá phải có thật nhiều cầu tìm đến nó (quy luật cung/cầu), muốn giá CP tăng Bắt buộc phải có người Mua trả giá Cao hơn. Nếu dòng tiền không quay trở lại, hay không có người mua mới, VNINDEX sẽ bắt đầu bị bán tháo lỗ. Đã bán tháo bị kích hoạt có thể khiến VNINDEX giảm 40 - 50 điểm trong thời gian vừa qua.
2 Quy luật đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu và càng hiếm người Vận dụng tốt nó!
--
Chúc anh em ngày mới an lành!
Vạn Thịnh Phát, SCB và Chứng khoán Tân Việt phần 1Tin đồn về việc điều tra VTP tôi có nghe từ đầu tháng 9, tin bắt bớ có nghe chiều thứ 5 và sáng thứ 6 ngủ dậy thấy ông anh đồng nghiệp cũ báo tin về việc "đột tử" của anh chủ tịch ngân hàng nọ. Nói thêm về hệ sinh thái VTP, TVSI là công ty chứng khoán tư vấn phát hành TP nhiều nhất tại VN, lớn hơn cả TCBS trong Q2. SCB lại là ngân hàng sân sau của VTP từ năm 2014 nên sẽ là "người nhận" đảm bảo cho TP mà VTP phát hành.
Câu chuyện ngân hàng "sân sau" của doanh nghiệp có ở khắp mọi nơi trên quả đất, từ tư bản trắng đến tư bản da vàng. Ở Việt Nam có rất nhiều mối quan hệ "hợp pháp" giữa các doanh nghiệp và ngân hàng như Seabank và Madame Ng, Lienvietpostbank và bầu Th, HDBank và chị Th, SHB và bầu H, gần đây nhất là SCB và Madame L. Những ngân hàng này không cấp vốn tín dụng ra thị trường mà dành phần lớn vào những DN có mối quan hệ với cổ đông.
Tôi không biết người dân xếp hàng chờ rút tiền đến bao giờ và càng không biết tác động của việc này lớn đến mức nào. Trong lúc hoảng loạn, phải giữ cái đầu bình tĩnh để suy nghĩ và tìm hướng giải quyết.
Bác nào muốn tôi viết thêm về VTP và series cách mà VTP bị bắt, cứ để lại 1 like và thả bình luận để tiếp thêm động lực cho tôi nhé! Hãy làm nó, vì nó miễn phí!
--
Chúc các bác có một tuần giao dịch thành công!
Diễn biến tâm lý của một trader Tâm lý là một vấn đề nóng quan trọng trong Forex. Các khía cạnh của vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến cách hành xử của các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối. Cảm xúc thường ảnh hưởng đến khả năng đánh giá thị trường một cách rõ ràng của chúng ta và ảnh hưởng đến việc suy nghĩ với một cái đầu lạnh. Đôi khi các nhà đầu tư với nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cũng thất bại trong việc kiểm soát cảm xúc trong khi giao dịch. Không một ai là hoàn hảo cả. Và chúng tôi phải nói rằng thị trường giống như những con quái vật có tính khí thất thường, có xu hướng trừng phạt, đem lại kết quả xấu đối với những người chậm chân hoặc không đủ khả năng. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải biết kiểm soát cảm xúc để không nhận kết quả xấu sau này.
Đâu là những cảm xúc có tính nguy hiểm?
Lo âu, sợ hãi và hoảng loạn
Lo âu là một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của các nhà đầu tư. Nó có xu hướng thuyết phục nhà đầu tư rằng họ sẽ không kiếm được tiền bất kể sức mạnh trong chiến lược kinh doanh của họ. Do đó mà, thay vì làm cho lợi nhuận lớn lên và kiếm được rất nhiều tiền, họ không bắt đầu bất kỳ giao dịch nào có vẻ nguy hiểm, hoặc thoát khỏi vị thế sớm hơn cần thiết mà không thể chờ đợi để thực hiện các mục tiêu ban đầu của họ. Đó là sai lầm phổ biến nhất của các nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm.
Hơn nữa, người ta không thờ ơ đối với số tiền kiếm được vất vả của họ. Họ không thích chỉ ngồi và xem các giao dịch đang diễn ra không theo ý họ như thế nào. Có thể họ sẽ làm điều gì đó để ngăn chặn sự thất thoát lợi nhuận. Và nếu họ không biết phải hành động như thế nào trong tình trạng căng thẳng này, họ bắt đầu hoảng loạn và quyết định hành động đúng hoặc sai có thể dẫn đến các thua lỗ tài chính. Các giai đoạn biến động của thị trường là những chất xúc tác phổ biến nhất cho những hành động không hợp lý như vậy. Sự biến động tăng giá dẫn đến việc mất niềm tin vào các lựa chọn giao dịch của chúng ta, chúng ta bắt đầu nghi vấn chiến lược giao dịch của mình và cố gắng để thay đổi điều gì đó vào lúc cao điểm.
Hãy bình tĩnh. Sợ hãi chỉ làm bạn phân tâm. Hãy nhớ về mục tiêu của bạn. Sử dụng các lệnh cắt lỗ Stop Loss và chốt lời - Take Profit. Một khi bạn đặt lệnh mang tính phòng ngừa đúng chỗ của nó.
Tính tham lam
Các nhà kinh doanh ngoại hối là những người hướng về tiền. Họ có động lực để kiếm tiền và đặc biệt chú trọng đến những thành công tài chính của họ. Mức độ vừa phải của cách tiếp cận như vậy là hoàn toàn cần thiết. Nhưng nếu các khích lệ, động lực lành mạnh biến thành không lành mạnh, đó sẽ là nguyên nhân gây ra tổn thất tài chính. Bạn nên tìm hiểu để kiểm soát sự thèm muốn lợi nhuận của mình. Nếu không, bạn có nguy cơ bị rỗng túi.
Để điều này không xảy ra, bạn nên áp dụng cách tiếp cận kỷ luật đối với các hoạt động giao dịch của bạn mà có thể làm giảm thiểu vai trò của cảm xúc trong các quyết định giao dịch của chúng ta.
Hưng phấn
Đôi khi các trader rơi vào trạng thái hưng phấn. Họ trải nghiệm cảm giác phấn khích và cảm giác này tăng thêm sau một chuỗi chiến thắng liên tiếp. Họ mong muốn nhận được nhiều hơn trong tương lai và nhìn thấy một loạt cơ hội giao dịch. Nói một cách đơn giản, họ có thể yên tâm rằng họ có thể tìm ra cách đến gần hơn với chiến thắng trong giao dịch ngoại hối. Nhưng về lâu dài họ sẽ thất vọng bởi vì sau khi trời nắng là bắt đầu cơn mưa. Các nhà đầu tư dần tin rằng không có phân tích thị trường là hoàn hảo; giao dịch tiếp theo không phải lúc nào cũng có lời. Thời kỳ hưng phấn kết thúc, và nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong những kế hoạch tương lai của mình.
Đừng để mất kiểm soát cảm xúc của bạn. Nên biết khi nào là thời điểm dừng quá trình thắng lợi liên tiếp của bạn.
Giữ tâm trí sáng suốt để giao dịch thành công
Quy tắc số một là tuân thủ kế hoạch giao dịch ban đầu của bạn và thực hiện đúng các quy tắc quản lý tiền cơ bản. Theo đuổi một phương pháp đã được xác định. Dựa vào logic và không dựa vào các xung động, do trong giao dịch dựa vào xung động bạn có thể sẽ quên quản lý rủi ro thích hợp. Bạn phải cảm thấy rằng bạn đang thực hiện đúng và không phải lo lắng về kết quả cuối cùng.
Đừng chôn mình trong hối tiếc nếu giá tiếp tục tăng sau khi bạn đóng vị thế tăng. Thị trường không đi đâu cả và sẽ có rất nhiều cơ hội khác để kiếm tiền.
Một số tác giả nói về "zone" - một sự kết hợp của tâm tích cực, tập trung sự chú ý, và tuân thủ các kỷ luật giao dịch, cho phép những trader giỏi nhất tiếp tục tạo ra những kết quả xuất sắc ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác.
Đối phó với tổn thất
Hãy làm quen với ý tưởng rằng thiệt hại sẽ xảy ra. Không có trader nào trên thế giới có thể thành công có lợi nhuận trong mọi giao dịch.
Nên hiểu rằng bạn không thể quay ngược thời gian trở lại và thực hiện giao dịch của mình một lần nữa. Nó cũng giống như đang ăn kiêng và ăn bánh sô cô la. Một khi bạn đã ăn tất cả những gì ngọt ngào, tất cả những gì bạn có thể làm là trở lại phòng tập thể dục và bắt đầu tập thể dục để loại bỏ nó. Điều đó cũng giống với trong giao dịch. Một khi bạn bị mất tiền, hãy phân tích lý do tại sao nó xảy ra, đưa ra kết luận và sử dụng kiến thức, kinh nghiệm bạn đã có để cải thiện hệ thống giao dịch của bạn. Đừng nghĩ rằng bạn cần lấy lại số tiền bạn đã mất. Hãy chấp nhận thất bại và tiếp tục đi lên. Mục tiêu của bạn không phải là cạnh tranh với thị trường, mà là để kiếm tiền trên Forex.
Tâm lý phải trở nên vững chắc
Chấp nhận thực tế rằng thành công trong giao dịch đòi hỏi phải làm việc tích cực. Nếu bạn không tự lừa mình rằng bạn sẽ có được lợi nhuận rất nhanh, bạn sẽ tránh khỏi sự thất vọng không hợp lý và sẽ có thể tập trung vào mục tiêu của bạn. Hãy nhớ rằng Thomas Edison đã thực hiện thí nghiệm 2,999 lần trước khi ông phát minh ra bóng đèn điện.
Giảm bớt căng thẳng của bạn. Ngưng giao dịch và hãy để tâm trí của bạn tập trung vào cái gì khác. Đưa đến một cuộc sống lành mạnh với thể thao hoặc ít nhất là đi bộ và thức ăn ngon. Dành thời gian với gia đình và bạn bè của bạn. Tất cả điều này sẽ giúp bạn thư giãn và có thêm sức mạnh.
Tìm một số đồng nghiệp trader để thảo luận về những lo ngại và các vấn đề của bạn. Nói ra sẽ giúp bạn thoát khỏi căng thẳng.
Không ngừng nâng cao kiến thức của bạn về việc giao dịch và thị trường ngoại hối. Tham gia các khóa học, đọc sách và các bài viết, tìm hiểu từ các chuyên gia. Bạn càng am hiểu về giao dịch, bạn càng cảm thấy tâm lý tốt hơn.
Tâm Lý trong việc chọn thời điểm để xuống Tiền Đầu Tư Rất nhiều người cho rằng đầu tư hay giao dịch trong thị trường tài chính cần phải có thời gian đặc biệt là Fulltime ( toàn thời gian)
Điều này không đúng.
Thật ra, đó là bạn chỉ đang đưa cảm giác nghiện giao dịch, nghiện vào lệnh của bạn tiếp cận với thị trường một cách không đúng đắn mà thôi.
Thị trường có tính chu kỳ, có timing, có thời gian tích luỹ.
Ko phải lúc nào thị trường cũng cho chúng ta điểm vào. Nếu thật sự bạn có 1 hệ thống giao dịch cho riêng mình hoặc tuân theo bất kỳ một hệ thống nào đó.
Hệ thống giao dịch đòi hỏi nhiều yếu tố để có thể bắt đầu một lệnh giao dịch.
Các yếu tố này cần thời gian để hội tụ đủ. Có thể là vài ngày, vài tuần, hoặc thậm chí vài tháng mới có điểm vào hoặc xuống tiền để đầu tư.
Vì vậy ko cần thiết phải fulltime cho trò chơi mua bán.
Sự kiên nhẫn chờ đợi điểm vào luôn đc đề cao từ trước tới nay trong câu chuyện đầu tư.
Chứ ko phải fulltime rồi cả ngày cắm mặt vào màn hình rồi đánh mất đi nhiều thứ như sức khoẻ, và các mối quan hệ xã hội.
Đừng quá nghiện vào lệnh rồi bắt bản thân phải fulltime với thị trường.
Tha thứ cho market cũng là tha thứ cho chính bản thân mình
Nếu chơi Futures thì nên chú ý điều nàyVời việc thị trường đang xấu thì việc chơi option CALL hay PUT đều có nguy cơ thua cao do vậy tôi đã chuyển sang chơi Futures với NQ hoặc ES , tuy nhiên sau thời gian chơi tôi nhận thấy nếu dùng Indicator để chơi Futures bị trễ nên tôi đã thử nhiều kỹ thuật khác nhau và rút kinh nghiệm ra rằng chỉ nên dùng close, high, low, open và volume để chơi Futures. Bởi lẽ:
Tín hiệu dựa trên các yếu tố cơ bản thì sẽ nhanh hơn phù hợp thị trường hơn
Tín hiệu dựa trên indicator khác thường chậm hơn mà Futures đi rất nhanh tín hiệu cảnh báo nên vào bị trễ mất cơ hội
Ví dụ tôi đã thử tín hiệu vào CALL:
call= close 0.6 and close>close
hoặc PUT:
put= close >close and close >close and ((close-low)/(high-low)) < 0.40 and close<close
Với những logic đơn giản này nhưng hiệu quả mang lại khi chơi Futures cao, hãy thử và xem kết quả.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa TA và FA phần 7Sau khi đã hiểu được Phân tích cơ bản là gì, hiểu EPS tính như thế nào (không biết thì search GG, tự giác vận động), Hôm nay tôi lại đưa các bạn thêm một kiến thức mới. Đó là Free-float, là yếu tố quan trọng quyết định giá CP tăng mạnh hay không, nói cách khác là biên độ dao động.
Free-float đơn giản là số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Ví dụ, 1 gia đình có 10 người con, khi ông bố mất chia đều 1 miếng đất cho 10 người, trong đó 7 người con sống ở Mỹ, 3 người còn lại ở VN. 3 người con ở VN này có toàn quyền quyết định giá bán miếng đất, trồng cây gì, nuôi con nào trên miếng đất ấy - đây chính là CLCPLH.
Lấy ví dụ doanh nghiệp HOSE:BCM có 1,5 tỷ cổ phiếu, nhưng chỉ có khoảng 50.000 CP được giao dịch, Quá Bé. Doanh nghiệp này rất dễ Thao túng giá Cổ phiếu. (3 người con bùa phép miếng đất này có lợi cho họ)
Ngược lại, HOSE:HPG có 5,8 tỷ cổ phiếu lưu hành và hơn 3 tỷ cổ phiếu lưu hành trên thị trường, mỗi phiên giao dịch CP này có khoảng 25tr - 35tr cổ phiếu lưu hành, Nặng mông, giá không tăng được. (Quá nhiều người con quản lý miếng đất khiến lợi ích chồng chéo, khó thông nhất)
Tóm lại, Số lượng cổ phiếu lưu hành càng ít, giá càng dễ bị Thao túng, SLCPLH càng nhiều, giá không thể tăng mạnh. Vậy free-float bao nhiêu là hợp lý? -> Lại phải lên Youtube học, lên Google tìm hiểu, hoặc bấm Follow để đọc thêm bài viết mới.
Hết phần 7...
--
Chúc anh em ngày giao dịch mới thành công!
Sự kết hợp hoàn hảo giữa TA và FA phần 6Trong VPA, Khối lượng và Giá là yếu tố quan trọng Nhất, mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Mọi chuyển động của cá mập và cá con đều để lại dấu vết, dù có giấu kỹ đến mức nào. Sử dụng VPA để "đánh hơi" được những dòng tiền lớn đang ra vào CP như thế nào.
Vài chiêu kỹ thuật "vỡ lòng" anh em cần nắm:
Giá tăng + Thanh khoản lớn: Tiền vào, xác nhận xu hướng Tăng
Giá tăng + Thanh khoản yếu: Xu hướng tăng không được xác nhận
Giá giảm + Thanh khoản lớn: Tiền thoát, xác nhận xu hướng Giảm
Giá giảm + Thanh khoản yếu: Xu hướng giảm không được xác nhận
Tại sao lại phán như vậy, trước khi chửi bới và đánh giá, hãy đọc lại Bài viết "Sự kết hợp hoàn hảo giữa TA và FA phần 4" . Nhiều người mua, nghĩa là cầu mạnh, họ mua đuổi để mua được giá tốt, vì vậy giá CP tăng. Càng nhiều người mua, khối lượng càng lớn, giá càng tăng. -> Tiền lớn vào . Thanh khoản trung bình 20 ngày gần nhất đạt 1tr cổ phiếu, bỗng nhiên hôm nay thanh khoản tăng lên 3tr, tiền đâu mua lắm thế, có thể nhỏ lẻ hùa nhau mua, cũng có thể có ai đấy bỏ lượng lớn tiền để mua -> Cá mập đấy.
Khi cá mập vào hàng, nghĩa là sắp có game, game lớn/game nhỏ, game dài/ngắn khác nhau, nhưng chắc chắn có ăn. Việc làm của anh em là bám theo đuôi cá mập, họ ăn thịt, chúng ta vẫn còn xương!
Hết phần 6...
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
Sự kết hợp hoàn hảo giữa TA và FA phần 5Có hàng trăm phương pháp đầu tư cơ bản khác nhau: CANSLIM, giá trị Warren Buffet, 3M Phil Knight, tăng trưởng Cathie Wood,... nhưng chúng đều có điểm chung duy nhất: ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY TĂNG TRƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI . Vậy làm cách nào Tìm ra những Doanh nghiệp này? Có điểm chung gì ở những Siêu Cổ Phiếu không?
Đơn giản, lợi nhuận tăng trưởng thực, EPS tăng trưởng so với cùng kỳ và quý liền kề. Một trăm phần trăm cổ phiếu tăng giá đều có Điểm chung là EPS tăng, Trừ trường hợp cổ phiếu bị Lái, hoặc CP Bùa báo cáo tài chính. Để ý đi, FRT, DGC, HPG, VHC tăng mạnh trong năm 2021 và 2022 vì sao, vì EPS Tăng Siêu mạnh. Ngược lại, năm 2021 là năm bùng nổ của TT, nhắm mắt bấm mua, giá CP tăng trần 3 phiên liên tiếp. Ấy vậy mà VIC, VNM vẫn liên tục giảm 50% từ giá đỉnh -> Tại vì EPS Giảm.
EPS là gì, cách tính Như thế nào, Áp dụng ra sao, Anh em tự tìm hiểu trên mạng, cái này không cần phải giải thích nhiều. Muốn áp dụng nâng cao, Phát hiện CP lái, Bóc trần báo cáo tài chính Láo, anh em lên đây tìm tôi!
Hết phần 5...
--
Chúc anh em có đủ tự tin, kiến thức và kinh nghiệm để chiến thắng cái market 2 tỷ đô này!
Sự kết hợp hoàn hảo giữa TA và FA phần 3Nếu thanh bảo kiếm TA giúp cho anh em xác định thời điểm vào lệnh hoàn hảo để vào lệnh, thì chính thanh đao FA giúp anh em biết được quy luật vận động của nền kinh tế, hiểu được chu kỳ ngành và phát hiện ra những "bùa phép" trên Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Hiểu được quy luật vận động của nền kinh tế, anh em sẽ hiểu được FED đang làm gì, tại sao NHNN VN 2 năm mới tăng lãi suất, tín dụng xuất phát từ đâu và trái phiếu có công dụng gì.
Chu kỳ ngành nghĩa là, giá phân bón ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận doanh nghiệp, tại sao Q3 và Quý 4 năm nay BĐS lại Tèo, Có thể dùng PE định giá doanh nghiệp chứng khoán hay không?
Trên market đầy rẫy những miếng pho mát ngon miễn phí, vốn chỉ có trên cái bẫy chuột. Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, Vietjet Air, Đất Xanh, HD Bank,... là những DN xào nấu trắng trợn BCTC. Chúng ta có phải là cừu để doanh nghiệp lừa? Không, Không ai muốn bị lừa cả. Và để không bị lừa, chúng ta phải có đủ kinh nghiệm và kiến thức.
Hết phần 3...
--
Học, học nữa và học mãi. Học đến 80 tuổi vẫn phải phát triển bản thân hơn nữa!
Sự kết hợp hoàn hảo giữa TA và FA phần 2Bản chất của phân tích kỹ thuật dựa trên 2 yếu tố duy nhất: Giá và Khối lượng. Nếu không có 2 yếu tố này, mọi phân tích, mọi indicator, mọi biểu đồ là vô nghĩa. Tại sao lại như vậy?
Tất cả hành động mua/bán của mọi cá nhân/tổ chức tham gia trên thị trường đều được ghi nhận bằng những con số, và những con số không bao giờ nói dối. Thanh khoản cao nghĩa là có nhiều tiền vào, thanh khoản thấp nghĩa là thị trường ảm đạm. Một cổ phiếu giá tăng 1% nhưng khối lượng giao dịch trung bình tăng gấp 3 lần, nghĩa là cổ phiếu đang có vấn đề.
Hiện nay, ở Việt Nam những công cụ phân tích kỹ thuật được chia làm 2 loại: có indicator và không có indicator. (i) Có indicator nghĩa là sử dụng những công cụ như RSI, MACD, MFI, SRSI, BB,... nhằm tìm ra những điểm chung của các xu hướng lớn và lướt trên những ngọn sóng. (ii) Không có indicator nghĩa là, không sử dụng những công cụ trên, chỉ tập trung vào giá và khối lượng. Những phương pháp đầu tư không sử dụng indicator có thể kế đến VPA và VSA, các lý thuyết Elliot, Wyckoff, kháng cự/hỗ trợ bản chất đều được phát triển từ lý thuyết Dow, và lý thuyết Dow dựa hoàn toàn vào 2 yếu tố duy nhất: Giá và Khối lượng.
Hết phần 2....
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
Sự kết hợp hoàn hảo giữa TA và FA phần 1Để sống sót trong thị trường tài chính, anh em cần 2 thanh bảo kiểm. (i) Một là thanh kiếm FA - Fundamental Analysis, phân tích cơ bản. Nghĩa là phải có tư duy về kinh tế vĩ mô, về các yếu tố tác động lên nền kinh tế. Và việc đọc, hiểu, phân tích được báo cáo tài chính là yếu tố kiên quyết để anh em hiểu được doanh nghiệp này đang làm ăn như thế nào, sức khỏe doanh nghiệp hiện tại ra sao. (ii) Hai là thanh đao TA - Technical Analysis, phân tích kỹ thuật. Khi đã xác định được một doanh nghiệp tốt, tiềm năng tăng trưởng cao, một "siêu cổ phiếu", việc làm tiếp theo của anh em là xác định một điểm mua hoàn hảo, mục tiêu chốt lời rõ ràng và một kế hoạch giải ngân vốn chi tiết.
Mất 1 cây đinh, mất một trận chiến, những chi tiết nhỏ tưởng chừng như vô hại lại khiến cho chúng ta mất rất nhiều tiền.