Lợi Thế (Edge) trong trading là gì? Làm sao để có Lợi Thế?Nhiều anh em chưa thực sự hiểu Lợi Thế trong trading và độ quan trọng của nó. Lợi Thế là thứ quyết định anh em sẽ thắng hay thua trong trò chơi trading này.
Lợi Thế là yếu tố giúp số tiền bạn kiếm được từ lệnh thắng lớn hơn tiền mất đi từ lệnh thua. Nó giúp anh em có khả năng kiếm được tiền hơn các trader khác. Lợi nhuận này có được từ những trader khác không có lợi thế - từ các sai lầm, cảm xúc, cái tôi và sự thiếu kinh nghiệm của họ.
Có nhiều dạng Lợi Thế mà 1 trader có thể có để đánh bại thị trường. Lợi Thế không có nghĩa là vào lệnh nào thắng lệnh đó, mà là về dài hạn làm sao cho số tiền kiếm được nhiều hơn số tiền mất đi. 1 dạng đơn giản nhất của Lợi Thế là các sòng bạc: họ có 1 mô hình kinh doanh để kiếm được tiền từ các con bạc bất kể là họ thắng hay thua trên từng ván bài. Việc tung đồng xu để ăn 2 đồng khi mặt ngửa và thua 1 đồng khi mặt sấp cũng là 1 Lợi Thế.
Để thắng được thị trường, anh em cần có 10 lợi thế sau:
1- 1 hệ thống giao dịch được backtest đem lại lợi nhuận dương
2- Hệ thống đó phải có các nguyên tắc rõ ràng, chi tiết bất kể là nguyên tắc khách quan hay chủ quan (xem lại bài Trở thành 1 trader giỏi phần 2 của Hoài)
3- Rèn luyện với hệ thống đó trong vòng nhiều năm để thực sự thấu hiểu nó
4- Tỷ lệ Risk/Reward dương ngay từ điểm vào lệnh
5- Cắt lỗ và gồng lời (xem lại bài Trở thành 1 trader giỏi phần 3 của Hoài)
6- Lợi nhuận trung bình (average gain) lớn hơn thua lỗ trung bình (average loss)
7- Kỷ luật để bám theo hệ thống
8- Quản lý vốn để có thể sống sót trong chuỗi thua
9- 1 chiến lược trailing stop để giữ các lệnh thua ở mức nhỏ và khoá lợi nhuận
10- Tính toán khối lượng vị thế
#NhậtHoài
Ý tưởng về cộng đồng
Trở thành 1 Trader giỏi - Cắt lỗ, gồng lời và kiểm soát cảm xúcĐây là bài cuối của chuỗi bài “Trở thành 1 trader giỏi” của Nhật Hoài.
Bài cuối này đúng như tựa đề của nó, là 3 yếu tố quan trọng còn lại của việc giải bài toán trading - Cắt lỗ, gồng lời và kiểm soát cảm xúc. Bắt buộc phải làm được 3 cái này mới có thể kiếm được tiền bằng nghề trade.
Cắt lỗ
Người ta hay gọi là quản lý vốn, hay quản lý rủi ro. Hoài nghe mắc mệt. Quản lý vốn đơn giản là cắt lỗ, chẳng có gì phức tạp.
Các nguyên tắc cắt lỗ:
1- Đặt sẵn lệnh cắt lỗ cùng thời điểm khi đặt lệnh. Đừng hy vọng vào việc cắt lỗ bằng tay - những kẻ thích cắt lỗ bằng tay thường sẽ phải cắt tay.
2- Tính toán khối lượng vị thế sao cho khi lệnh cắt lỗ, thì khoản lỗ chỉ được chiếm cao nhất 2% số dư tài khoản hiện tại. Cứ lên Google search “Position size calculator” thì sẽ có nhiều trang tính sẵn cho anh em. Anh em không cần tính toán gì đâu.
Nguyên tắc này giúp các lệnh lỗ luôn nhỏ (nếu thua liên tiếp 10 lệnh thì chỉ mất 20% tài khoản, vẫn có khả năng phục hồi được), đồng thời tận dụng được sức mạnh của lãi kép - compouding. Khi tài khoản suy giảm, khối lượng vị thế cũng sẽ giảm theo, khi tài khoản tăng trưởng, khối lượng vị thế cũng tăng lên theo quy mô tài khoản giúp tận dụng được lãi kép.
3- Đừng sợ cắt lỗ. 1 lệnh thua lỗ không làm anh em phá sản được. Nếu có kèo mới, cứ việc vào cho Hoài. Nguyên tắc số 3 của Mark Douglas nói rằng mỗi lệnh thắng thua là ngẫu nhiên và không liên quan đến nhau. Sau 1 chuỗi thua không có nghĩa lệnh tiếp theo của anh em sẽ thua. Hãy cứ vào lệnh khi có tín hiệu, bất kể là bạn vừa có 1 chuỗi thua hay thắng. Đừng đánh mất sự nhất quán và lợi thế của hệ thống chỉ vì vài lệnh thua lỗ trước đó.
Gồng lời
Phải gồng lời mới có được lợi nhuận. Điều này là do nguyên tắc Pareto trong trading:
“20% số giao dịch đem lại 80% lợi nhuận ròng của 1 trader.” Không trader nào thoát khỏi nguyên tắc này.
Nói cách khác, 20% số giao dịch là các lệnh thắng lớn đem lại phần lớn lợi nhuận ròng kiếm được, 80% số còn lại là các lệnh thua nhỏ, hoà vốn và thắng nhỏ bù qua xớt lại. Bắt buộc phải có các lệnh thắng lớn mới có lợi nhuận dư ra. Để có lệnh thắng lớn, cách duy nhất là phải gồng lời bằng 1 phương pháp trailing stop.
2 indicator để trailing stop tốt nhất theo Hoài là PSAR và đường EMA.
Kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc chính là thứ đã giết chết nhà đầu cơ thiên tài Jesse Livermore. Nhà đầu cơ phải biết kiểm soát cảm xúc mới có thể kiếm được tiền.
2 cách kiểm soát cảm xúc hữu hiệu nhất, theo Hoài, bao gồm: (1) giao dịch trên khung thời gian lớn, và (2) viết nhật ký.
Trước đây Hoài chỉ giao dịch 1 khung duy nhất là D1. Đây là khung thời gian giúp Hoài vừa có thể làm 1 công việc toàn thời gian để có thu nhập ổn định, vừa Trade bán thời gian để tăng tài sản. Mỗi ngày Hoài dành 20 phút để nhìn qua toàn bộ các thị trường đang theo dõi và tìm kèo. Thêm 5 phút nữa để đặt kèo. Đặt xong thì đóng máy. Giờ Hoài có nhiều thời gian hơn nên có giao dịch H4 nữa - vẫn là 1 khung thời gian không quá thấp.
Hoài viết nhật ký mỗi khi vào lệnh mới hoặc đóng lệnh cũ. Ghi lại các cảm xúc, các bài học, kinh nghiệm rút ra.
============
Trading chỉ đơn giản thế thôi. Nó là 1 công việc nhàm chán với cùng các bước lặp đi lặp lại mỗi ngày. Nhưng nó là công việc mà chính anh em là ông chủ, nó giúp anh em hiểu hơn về bản thân, và đem lại tiền cho anh em. Thật sự xứng đáng bỏ ra 10 năm rèn luyện trading để có thể nghỉ hưu sớm hơn 15-20 năm và tận hưởng cuộc sống.
Chúc anh em thành công.
Chân tình,
#NhậtHoài
Gold chạy 5 sóng Elliott waveBên cạnh kịch bản Zigzag, Gold có một kịch bản với mô hình 5 sóng 12345 với sóng (iii) mở rộng.
Sóng (iii) chưa xác định.
Nếu giá vượt qua mức 61.8% thì sóng (iii) có xác xuất cao là mở rộng (exntended)
Tham khảo chart để nhận định xu hướng.
Xem thêm plan sóng Zigzag ở dưới
Vàng đang chạy sóng điều chỉnh Zigzag Elliott WaveVàng (XAUUSD) đang tiếp tục chạy sóng C trong dạng sóng điều chỉnh ABC dạng Zigzag (5-3-5)
Trong sóng C, giá đã hoàn thành sóng (i), (iii).
Sóng (iii) chưa xác định.
Điểm hoàn thành sóng 3 ở 1833-1834 có xác suất khá cao.
Vị trí mà sóng (iii) bằng khoàng 1.618 sóng (i).
Chú ý: vị trí sóng (iii) trên biểu đồ không có ý nghĩa xác định giá mục tiêu.
Tham khảo chart để nhận định xu hướng.
Ý tưởng đầu tư tốt nhất của bạn là gì?Bước 1 - Chia sẻ ý tưởng đầu tư tốt nhất của bạn trong phần bình luận bên dưới.
Bước 2 - Giải thích chi tiết ý tưởng của bạn bằng các dữ kiện hoặc biểu đồ. Bạn cũng có thể liên kết đến một ý tưởng mà bạn đã xuất bản từ tài khoản TradingView của mình.
Bước 3 - Chúng tôi sẽ tặng 100 xu TradingView cho những ý tưởng quảng cáo tốt nhất và 200 xu TradingView cho những ý tưởng nhận được nhiều lượt thích nhất.
Chúng tôi hy vọng mọi người thích sự kiện này và chúng tôi có thể làm được nhiều hơn thế trong những tháng tới. Bạn đừng quyên sử dụng các nhận xét bên dưới để gặp gỡ những người khác, trò chuyện về thị trường và tìm ý tưởng mới.
P.S.
Điều quan trọng là tất cả chúng tôi đều ủng hộ những ý tưởng thú vị. Thật không dễ dàng để chia sẻ công khai các quảng cáo đầu tư vì đôi khi chúng không diễn ra như kế hoạch, nhưng đó là lý do tại sao chúng ta cần khuyến khích những người làm như vậy. Chia sẻ ý tưởng giúp người khác học hỏi, tìm cơ hội mới và đưa ra phản hồi. Ngoài ra, những người đủ dũng cảm để chia sẻ sẽ có lợi thế trong trò chơi.
Chúng tôi rất mong nhận được thật nhiều các đóng góp! 📈
Tại sao chúng ta nên có góc nhìn tổng quát khi mở một vị thếTại sao chúng ta nên có góc nhìn tổng quát khi mở một vị thế giao dịch.
Hay nói cách khác là tại sao chúng ta cần có những góc nhìn liên thị trường để đưa ra các quyết định xử lý lệnh. Như các bạn đã biết, trading được hiểu là việc đặt lệnh mua hay bán sau khi đã có được sự phân tích kỹ càng về xu hướng cũng như điểm hỗ trợ và kháng cự chắc chắn hoặc ở phương diện cá nhân là nó thoả mãn được các điều kiện mà bản thân chúng ta đặt ra.
Thực tế trong quá trình trading mỗi trader sẽ có những suy nghĩ và đưa ra các quyết định hoàn toàn khác nhau, và trong mỗi một thời điểm lại xảy ra những suy nghĩ hoàn toàn khác nhau dẫn đến tính kỷ luật của mỗi người có thể sẽ không còn được nhất quán.
Vậy chúng ta có nên tìm đến một phương pháp hay một góc nhìn mới để có được các phân tích một cách khách quan hơn, nhằm mục dích hạn chế những quyết định không sáng suốt khi chúng ta không thật sự chắc chắn về những gì đang diễn ra không?
CÂU TRẢ LỜI LÀ NÊN - VÌ SAO?
Khi bạn chỉ dựa vào các yếu tố Kỹ thuật hay Cơ bản đơn thuần bạn có thể sẽ dễ dàng chấp thuận khi nhìn thấy một hình mẫu hay những tin tức được công bố có phần giống với quá khứ trước đó và do dó bạn sẽ có xu hướng đưa ra quyết định một cách máy móc hơn.
Điều này được lý giải như là hiệu ứng tâm lý mô phỏng lại quá khứ hoặc lặp lại những gì đã diễn ra trong quá khứ. Điều này không sai, và ngược lại nó cũng là một trong những phương pháp giúp chúng ta đơn giản hoá các giao dịch và nhận định và hiệu quả có thể sẽ rất tốt...
VẬY NHƯNG TẠI SAO TRONG CHỦ ĐỀ NÀY TÔI LẠI MUỐN ĐỀ CẬP ĐẾN VIỆC NÊN TÌM HIỂU VỀ GÓC NHÌN TƯƠNG QUAN LIÊN THỊ TRƯỜNG?
Trước hết chúng ta quay lại định nghĩa cơ bản về liên thị trường: đó là việc tiên đoán diễn biến của các cặp tỷ giá, Vàng, Hàng hoá ... dưới góc nhìn của các mối tương quan mà nó có sự gắn bó mật thiết với nhau.
Từ định nghĩa này chúng ta sẽ hình dung được rằng khi áp dụng vào thực tế sẽ là một góc nhìn mang yếu tố thực, có nghĩa là các diễn biến trên thị trường phản ảnh vào những mối tương quan để từ đó chúng ta đưa ra các lập luận và phân tích có logic hơn.
Một ví dụ nhỏ:
Nếu chúng ta thấy USD giảm thì điều cần lập luận là liệu các chiến lược sell Vàng có mang lại kết quả tốt hay không. Xác xuất thành công có thật sự cao để chúng ta đặt cược vào lệnh giao dịch đó hay không.
Hình vẽ dưới đây là một mình chứng khi tôi đã có những khuyến nghị KH nên thoát các lệnh sell khi nhận thấy đà giảm của USD đang khiến cho dòng tiền đổ vào các kênh trú ẩn tăng lên. Trong khi đó lực bán Vàng trên biểu đồ kỹ thuật cũng cho rằng đà giảm không thật sự chắc chắn...
Trở thành 1 Trader giỏi - Bài 2: Hệ thống giao dịch Đây là bài 2 của chuỗi bài “Trở thành 1 trader giỏi” của Nhật Hoài.
Trong chuỗi bài này Hoài sẽ ghi lại từng bước Hoài cho là quan trọng nhất để trở thành 1 trader giỏi. Hy vọng rằng sẽ có ích cho anh em.
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào bài cuối cùng trong chuỗi này nhé, Và tham gia 2 group Telegram tại phần chữ ký cuối bài viết để được Hoài cập nhật kèo live mỗi ngày.
Hoài sẽ viết tinh gọn hết mức có thể. Có thể coi 3 bài này là tinh tuý nhất trong chặng đường 5 năm qua của Nhật Hoài.
Bài 2 này sẽ chỉ chuyên bàn về hệ thống giao dịch. Nhật Hoài đã đọc và thực hành hàng trăm hệ thống và hiện tại đang theo đuổi phương pháp Price Action của Bob Volman. Tuy nhiên đó chỉ là phương pháp phù hợp nhất với Hoài, nó có thể hợp hoặc không hợp với anh em. Quan trọng là anh em phải tự thử, tự nghiên cứu từng hệ thống xem cái nào hợp.
Các hệ thống có lợi thế sẽ có đặc điểm sau:
1- Tôn trọng hành động giá và đi theo xu hướng thị trường
2- Xác định chính xác vị trí vào lệnh và cắt lỗ và thời điểm vào lệnh (timing)
3- Xác định được 1 cách tương đối điểm chốt lời phù hợp
4- Có 1 nguyên tắc để trailing stop chặt chẽ khi giao dịch đang có lợi nhuận
5- Phù hợp với phong cách sống và niềm tin của người sử dụng
5 nguyên tắc trên là kim chỉ nam của Hoài trong việc tìm kiếm 1 hệ thống giao dịch cho bản thân. Nếu hệ thống của anh em đang sử dụng thiếu 1 trong 5 cái trên, khả năng cao đó không phải là 1 hệ thống tốt.
Theo kinh nghiệm của Hoài, hệ thống giao dịch sẽ được chia ra làm 2 loại: Hệ thống tự động (hoàn toàn khách quan) và hệ thống chủ động (kết hợp khách quan với chủ quan).
1, Hệ thống tự động:
Hệ thống tự động bao gồm các nguyên tắc giao dịch chính xác, chặt chẽ và cho tín hiệu giao dịch mà không cần con người suy nghĩ. Tức cứ có tín hiệu là vào lệnh, con người không cần “dùng não” để suy nghĩ là có nên vào cái lệnh đó hay không.
Ví dụ: Hệ thống giao cắt đường ema; hệ thống Turtes trading của Richard Dennis (phá đỉnh 200 ngày là buy; phá đáy 200 ngày là sell). Các hệ thống sử dụng tín hiệu của indicator.
Lời khuyên của Hoài: Hãy bắt đầu với loại 1 này khi anh em mới làm quen trading và chưa có kinh nghiệm. Đừng thấy cái fancy mê hoặc của Price Action mà học theo nó khi chưa biết gì. Hệ thống tự động có 1 mức độ khách quan rất cao, kèm với sự nhất quán mà bộ não con người ít có thể so bì được. Hệ thống dạng này cũng có thể đem về lợi nhuận lớn (Richard Dennis biến 400 đô thành 200 triệu đô bằng hệ thống Turtles).
2, Hệ thống chủ động:
Đây là loại cần sự đánh giá chủ quan của con người trước khi vào lệnh. Dạng này gồm các phương pháp Price Action, mô hình giá, mô hình nến, mô hình Harmonic, VPA (Volume kết hợp Price), sóng Elliott, vv.
Price Action Bob Volman mà Hoài đang xài là thuộc loại này. Hoài sử dụng Price Action (chủ quan) kết hợp với đường EMA 21 (khách quan) để cho tín hiệu.
Hệ thống chủ động phù hợp với các trader đã có kinh nghiệm với thị trường, muốn loại bỏ đi những tín hiệu sai và nhiễu của các hệ thống tự động bằng chính nhận định chủ quan của bản thân. Mức độ khách quan của loại này sẽ thấp hơn, nhưng đó lại là 1 lợi thế khi người sử dụng đã thân thuộc và hiểu biết rộng về hành vi thị trường, muốn tận dụng sự hiểu biết đó vào phân tích để cho ra các tín hiệu chất lượng hơn.
Loại 1 hay 2 tốt hơn? Chẳng có loại nào tốt hơn cả. Chỉ có loại phù hợp nhất với bạn. Bạn phải tự đi tìm cái phù hợp với mình. Nhớ 5 nguyên tắc lựa chọn hệ thống của Hoài ghi ở trên là đủ.
(CÒN TIẾP)
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào bài cuối cùng trong chuỗi này nhé.
Mô hình bẫy giá lướt sóng 15 phútTrong thời điểm chuẩn bị giao phiên : giữa phiên Á và ÂU .
Nếu 15 phút cuối giá đi ngược xu hướng
15 phút đầu đi thuận xu hướng , thì chờ ở phút thứ 15 vào lệnh ngược xu hướng
Kết thúc giao dịch ở phút thứ 45
Đây là chiến lược giao dịch theo cá mập
Vì ở phút thứ 15 cuối và 15 đầu sẽ như khoản GAP giao phiên , giá có xu hướng lấp GAP sau đó di chuyển ngược pha mạnh ( do cá mập kéo ngược , nếu giá tăng - cho biết cá mập sắp có pha bán mạnh trong tương lai )
Đây là phương pháp sử dụng VSA kết hợp
Sẽ khó hiểu , nhưng có logic riêng trên đường giá
Trở thành 1 Trader giỏi - Bài 1: Những tư duy ban đầu(Xin lỗi anh em vì bài này của Hoài do vài trục trặc đã bị ẩn nên giờ Hoài post lại)
Nhật Hoài mất 5 năm để có thể trở thành 1 trader kiếm được lợi nhuận. Tuy hiện tại vẫn chưa dám nhận rằng bản thân là 1 trader giỏi, nhưng Hoài nghĩ 5 năm là 1 chặng đường đủ dài để Hoài viết ra các kinh nghiệm này. Đây là chuỗi bài làm sao để trở thành 1 trader giỏi, chỉ gồm 3 bài. Trong chuỗi bài này Hoài sẽ ghi lại từng bước Hoài cho là quan trọng nhất để trở thành 1 trader giỏi. Hy vọng rằng sẽ có ích cho anh em.
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào 2 bài còn lại nhé. Hoài sẽ viết tinh gọn hết mức có thể. Có thể coi 3 bài này là tinh tuý nhất trong chặng đường 5 năm qua của Nhật Hoài.
Bài 1 là những tư duy ban đầu anh em cần có và cần hiểu để có thể trở thành 1 trader giỏi. Những anh em không hiểu và không chấp nhận được các tư duy dưới đây thì khả năng trở thành trader giỏi sẽ thấp hơn (không có nghĩa là không thể, nhưng sẽ khó khăn hơn những người khác).
Tư duy 1: Trading là bài toán: “Làm sao để sau 1 chuỗi giao dịch, tổng số tiền kiếm được lớn hơn tổng số tiền mất đi”. Đây là 1 bài toán xác suất, cho nên phải giải nó theo 1 tư duy xác suất. Mục tiêu cuối cùng và tối thượng của trader là có lợi nhuận, việc anh ta thắng hay thua trong các giao dịch riêng lẻ gần như không có tác động gì đến kết quả cuối cùng của anh ta.
Tư duy 2: Để giải bài toán trading, ta cần 1 phương pháp - hoặc hệ thống giao dịch có LỢI THẾ. Theo Mark Douglas, “lợi thế không gì hơn là 1 gợi ý rằng 1 kịch bản sẽ có khả năng xảy ra cao hơn kịch bản còn lại.” Các hệ thống có lợi thế sẽ có đặc điểm sau:
1- Tôn trọng hành động giá và đi theo xu hướng thị trường
2- Xác định chính xác vị trí vào lệnh và cắt lỗ và thời điểm vào lệnh (timing)
3- Xác định được 1 cách tương đối điểm chốt lời phù hợp
4- Có 1 nguyên tắc để trailing stop chặt chẽ khi giao dịch đang có lợi nhuận
5- Phù hợp với phong cách sống và niềm tin của người sử dụng
Tư duy 3: Những tư duy về thị trường và hành động giá. Bao gồm các phần nhỏ sau:
1- Bạn không bao giờ có thể biết được giá sẽ tăng hay giảm
2- Không cần biết giá tăng hay giảm vẫn kiếm được tiền (nếu có lợi thế)
3- Có sự phân phối ngẫu nhiên giữa các lệnh thắng và thua đối với bất kỳ hệ thống giao dịch có lợi thế nào. Nói cách khác mỗi lệnh thắng thua là độc lập với nhau
4- Mỗi khoảnh khắc trên thị trường là độc nhất
5- Đúng sai không quan trọng, quan trọng bạn kiếm được nhiều tiền nhất có thể khi đúng, và mất ít nhất có thể khi sai.
(CÒN TIẾP)
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào 2 bài còn lại nhé.
#NhậtHoài
GIAO DỊCH HEDGE LÃI CAO LẠI AN TOÀN
KHÓA HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH HEDGE VẪN CÓ LÃI LỚN
Phương pháp hedging của chúng tôi có gì đặc biệt.
Forex hedging truyền thống là hoạt động cắt giảm rủi ro của bạn để chống lại các động thái giá không mong muốn. Rõ ràng cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro là giảm hoặc đóng các vị trí giao dịch. Nhưng có thể đôi khi bạn chỉ muốn cắt giảm rủi ro tạm thời hoặc một phần mức độ rủi ro. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, chiến lược forex hedging – chiến lược phòng ngừa rủi ro có thể phù hợp.
(nếu có) . Sau khi mở lệnh Buy và Sell cùng lúc, giá thay đổi đi xuống làm cho lệnh mua đang mở bị trừ -$500 và lệnh bán +$500. Nên cho dù giá có lênh xuống như thế nào thì tài khoản của nhà đầu tư cũng không ảnh hưởng vì một lệnh lỗ bao nhiêu thì lệnh còn lại sẽ lời bấy nhiêu. Tuy nhiên, trong tình trạng này thì mặc dù không bị lỗ vốn, nhưng nhà đầu tư cũng không có lời.
VỚI PHƯƠNG PHÁP HEDGING ĐƯỢC CẢI TIẾN của chúng tôi. Sẽ hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm này. Giúp bạn bảo vệ tài khoản và mang lại lợi nhuận trong tất cả các hoàn cảnh thị trường.
Những điều nên biết về Hedging:
1. Hedging thích hợp cho các nhà đầu tư không tự tin vào tình trạng chung của thị trường nên phải mở cả lệnh buy và sell cùng lúc.
2. Làm Hedging thì nhà đầu tư sẽ phải mất phí Spread nhiều hơn bình thường 2 lần vì mở 2 lần lệnh.
NHANH TAY ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC CỦA CHÚNG CÓ ĐỂ LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG TRONG THỊ TRƯỜNG Forex
LÀM SAO ĐỂ GIAO DỊCH HEDGE VẪN CÓ LÃIKHÓA HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH HEDGE VẪN CÓ LÃI LỚN
Phương pháp hedging của chúng tôi có gì đặc biệt.
Forex hedging truyền thống là hoạt động cắt giảm rủi ro của bạn để chống lại các động thái giá không mong muốn. Rõ ràng cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro là giảm hoặc đóng các vị trí giao dịch. Nhưng có thể đôi khi bạn chỉ muốn cắt giảm rủi ro tạm thời hoặc một phần mức độ rủi ro. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, chiến lược forex hedging – chiến lược phòng ngừa rủi ro có thể phù hợp.
(nếu có) . Sau khi mở lệnh Buy và Sell cùng lúc, giá thay đổi đi xuống làm cho lệnh mua đang mở bị trừ -$500 và lệnh bán +$500. Nên cho dù giá có lênh xuống như thế nào thì tài khoản của nhà đầu tư cũng không ảnh hưởng vì một lệnh lỗ bao nhiêu thì lệnh còn lại sẽ lời bấy nhiêu. Tuy nhiên, trong tình trạng này thì mặc dù không bị lỗ vốn, nhưng nhà đầu tư cũng không có lời.
VỚI PHƯƠNG PHÁP HEDGING ĐƯỢC CẢI TIẾN của chúng tôi. Sẽ hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm này. Giúp bạn bảo vệ tài khoản và mang lại lợi nhuận trong tất cả các hoàn cảnh thị trường.
Những điều nên biết về Hedging:
1. Hedging thích hợp cho các nhà đầu tư không tự tin vào tình trạng chung của thị trường nên phải mở cả lệnh buy và sell cùng lúc.
2. Làm Hedging thì nhà đầu tư sẽ phải mất phí Spread nhiều hơn bình thường 2 lần vì mở 2 lần lệnh.
NHANH TAY ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC CỦA CHÚNG CÓ ĐỂ LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG TRONG THỊ TRƯỜNG Forex
Cách vẽ các kênh FibonacciKênh Fibonacci được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự fibonacci trong một xu hướng đã xác định.
Các kênh này có thể dễ dàng được vẽ theo cả xu hướng tăng hoặc giảm để tìm các khu vực tiềm năng nơi hành động giá có thể thay đổi.
Uptrend
Khi vẽ Kênh Fibonacci trên một xu hướng tăng, một xu hướng được xác định rõ ràng cần được thiết lập với các mức thấp hơn được tạo ra.
Để vẽ kênh, trước tiên hãy chọn hai điểm thấp trên xu hướng, sau đó chọn điểm cao ở giữa chúng.
Sau khi kênh được vẽ, các mức Fibonacci được tính toán có thể được sử dụng để giúp suy đoán hành động giá bằng cách xem các khu vực này là hỗ trợ hoặc kháng cự.
Downtrend
Khi vẽ Kênh Fibonacci trên một xu hướng giảm, một xu hướng được xác định rõ ràng cần được thiết lập với các mức cao thấp hơn được tạo ra.
Để vẽ kênh, trước tiên hãy chọn hai điểm cao được xác định bởi xu hướng, sau đó chọn điểm thấp ở giữa chúng.
Bạn có sử dụng các kênh Fib không?
Nếu có, hãy chia sẻ các ý kiến của bạn ở bình luận bên dưới!
Phương pháp dự báo mục tiêu theo sóng ElliotsChúng tôi cần làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn và để giải quyết những vất vả của trader khi chinh phục lĩnh vực đầu tư mạo hiểm này. Tôi xin giới thiệu tập lệnh Elliot targets mới của mình.
Bất kỳ ai khi tìm hiểu sóng Elliot rất vất vả và khó hiểu. Tôi xin lấy 1 vài phần trong lý thuyết sóng Elliot đó là cách tính vùng giá hồi và các mức giá theo tỉ lệ Fibonacci của sóng Elliot. Rồi kết hợp các chỉ báo cơ bản Bolliger Band, MACD-H và RSI để dự đoán tương lai của thị trường. Và cố gắng tự động hóa những yếu tố trên.
Ý tưởng trong kịch bản Elliot targets là kết hợp:
+ Oscillators indicator (Rsi - Relative Strength Index)
+ Center Oscillators indicator (MACD - Moving Average convergence Divergence)
+ Volatility indicator (BB - Bolliger Band).
There are some option in the script, let see:
- Bolliger Band: tính xu hướng có kết hợp tín hiệu từ Bolliger Band indicator.
- RSI: tính xu hướng có kết hợp tín hiệu từ RSI.
- MACD: Chỉ báo chính của Elliot targets script, với tùy chọn Histogram cao nhất hay thấp nhất trong tháng, quý, năm tùy vào khung H1, H4 hay Daily... tôi sẽ trình bày bằng hình ảnh sau.
- Label: Lựa chọn hiện bảng thông báo giá:
1 - Bảng thông báo chính (mặc định: tắt): hiện đồng loạt giá ở các mức fibonacci (38.2, 50, 61.8, 161,8, 200, 261.8).
2 - Bảng thông báo riêng cho 2 xu hướng (tăng - giảm): hiện giá ở các mức fibonacci (38.2, 50, 61.8, 161,8, 200, 261.8).
- Tạo cảnh báo: 1. Xu hướg tăng kích hoạt. 2. Xu hướng giảm kích hoạt.
Dưới đây là 1 vài ví dụ cách trình biên tập sử dụng các indicator nêu trên để dự đoán mục tiêu:
- The signal is with only MACD:
- The signals combine MACD and Bolliger Band:
- The signals combine MACD and RSI:
- The signals combine MACD + Bolliger band + RSI:
* The label shows:
- Main label is at Uptrend:
- Main label is at Downtrend:
- The seperate labels is at Uptrend:
- The seperate labels is at Downtrend:
Sử dụng kênh hồi quy tuyến tínhKênh hồi quy tuyến tính là một cách tuyệt vời để xác định các mức chính tiềm năng của hành động giá trong tương lai bằng cách vẽ đồ thị phân phối chuẩn của xu hướng.
Khi sử dụng công cụ Xu hướng hồi quy (nằm trong bảng vẽ thuộc nhóm “Công cụ Đường xu hướng”), hai điểm trên một xu hướng được chọn, thường là ở đầu xu hướng và cuối xu hướng.
Khi hai điểm trên biểu đồ được chọn, phân phối chuẩn của tập dữ liệu được tính toán giữa hai điểm đã chọn và được hiển thị dưới dạng kênh hồi quy tuyến tính.
Đường trung tâm trong kênh này là Đường hồi quy tuyến tính hoặc Giá trị trung bình, và các đường trên và dưới là độ lệch chuẩn Trên và Dưới so với giá trị trung bình như được đặt trong cài đặt của công cụ (cài đặt mặc định là +2 và -2 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình).
Mối tương quan của mối quan hệ tuyến tính này được hiển thị dưới dạng hệ số tương quan của Pearson hoặc Pearson’s R. Hệ số này có thể được hiển thị hoặc ẩn trên biểu đồ bằng cách chọn nó trong menu kiểu công cụ.
Pearson’s R cho thấy sức mạnh của mối tương quan cũng như hướng của nó, với các giá trị di chuyển trong khoảng từ -1 đến 1. Khi Pearson’s R di chuyển xa hơn từ 0, độ mạnh của mối quan hệ tuyến tính giữa giá cả và thời gian tăng lên. Khi sử dụng công cụ Xu hướng hồi quy, Pearson’s R sẽ luôn được đặt là giá trị tuyệt đối (dương), nhưng hướng của xu hướng có thể được xác định trực quan.
Đảo ngược trung bình
Khi một xu hướng hồi quy có mối tương quan cao, điều này là do sự nhất quán của hành động giá nằm dọc theo đường trung bình (đường trung tâm), với ít điểm di chuyển trên và dưới đường trung bình đến mức độ lệch chuẩn trên và dưới.
Một cách để giao dịch bằng cách sử dụng kênh hồi quy tuyến tính là giao dịch hành động giá khi nó di chuyển khỏi và quay trở lại mức trung bình.
Khi công cụ này được sử dụng, điều quan trọng cần lưu ý là một kênh được vẽ biểu đồ chứa nhiều thanh hơn và có mối tương quan cao có nhiều khả năng giá tiếp tục trong xu hướng đó hơn một kênh được vẽ biểu đồ chỉ với một vài thanh và có mối tương quan cao.
Độ dài của xu hướng cần được xem xét khi giao dịch các kênh này.
Với công cụ Xu hướng hồi quy, bạn có thể bắt đầu sử dụng phân tích thống kê trong chiến lược giao dịch của mình chỉ với một vài nút bấm!
Tại sao bạn lại thua lỗ khi Trading ?1. Sai lầm phổ biến nhất dẫn tới thua lỗ khi tham gia Trading của những Trader mới đó là : bạn quá tập trung vào lợi nhuận và chưa biết cách quản trị rủi ro. Bạn phải học được cách để không bị thua lỗ trước khi muốn kiếm được tiền từ thị trường.
2. Quyết định giao dịch bằng cảm xúc, quản lý tay và không có khối lượng giao dịch cố định trong khi ở những quỹ lớn hay ngân hàng họ sử dụng AI và có hệ thống quản trị rủi ro với nhiều cấp bậc khác nhau và các nhân viên được học hành tài chính bài bản, còn bạn thì tự quản lý 1 mình với mớ kiến thức cóp nhặt được từ internet.
3. Bạn thích thú giao dịch với những tài sản biến động quá lớn như Vàng, Bitcoin rất dễ dẫn tới mất kiểm soát tâm lý.
4. Bạn nhanh chóng quyết định trở thành Trader Fulltime sau khi gặt hát được 1 ít lợi nhuận từ việc Trading mà không duy trì công việc toàn thời gian trước đó của bạn, bạn sẽ gặp phải áp lực tài chính vì cần phải chi tiêu cho cuộc sống dẫn tới áp lực chốt lời mà thường là sẽ vội vàng ( trừ khi bạn có một công việc trong tổ chức liên quan về Trading )
5. Bạn giao dịch quá nhiều dẫn tới việc nghiện giao dịch, không có lệnh hay nắm giữ tài sản nào thì thấy thiếu phải ngay lập tức nhảy vào thị trường bất kể là đang thua lỗ rất nhiều.
Vậy giải pháp nào dành cho bạn:
1. Automatic hoặc Semi-auto Trading và duy trì công việc Full Time của bạn.
2. Bạn cần 1 cố vấn tài chính thực thụ, Trading hay Đầu Tư không phải 1 trò chơi, vì khi mất tiền không ai thấy vui vẻ cả.
3. Chỉ Trading hay Invest số tiền bạn có thể mất,tức vốn nhàn rỗi để dù ông Elon Musk có hô mưa gọi gió thao túng thị trường như thế nào đi nữa thì nó cũng không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của bạn.
Mình sẽ tiếp tục viết thêm về các chủ đề khác trong những bài viết tiếp theo.
Nhận biết độ mạnh của nến đảo chiềuCác mẫu hình nến thường được áp dụng để xác định các dấu hiệu đảo chiều xu hướng sớm.
Dưới đây là ba hình thức đảo chiều phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải khi giao dịch các thị trường khác nhau:
1️⃣ - Hình thành thân bên trong bằng nhau
Một khi giá đạt đến một số điểm xoay quan trọng thường xuyên, nó có xu hướng hình thành một cây nến yếu với bấc từ chối dài (dài so với cây nến bạn thân).
Trong trường hợp nếu thân nến có cùng phạm vi, chúng tôi gọi đó là thanh bên trong bằng nhau.
Nó có thể được coi là sự hình thành đảo chiều CHỈ với xác nhận bổ sung.
Nếu không có thêm một yếu tố kích hoạt, khả năng cao là thị trường sẽ bắt đầu đi ngang.
2️⃣ - Nến nhấn chìm
Một khi giá đạt đến một số điểm xoay quan trọng thường xuyên, nó có xu hướng hình thành một cây nến yếu với bấc từ chối dài (dài so với cây nến bạn thân).
Trong trường hợp nếu thân của nến sau đó nhấn chìm (có phạm vi lớn hơn) nến trước đó, chúng tôi gọi đó là nến nhấn chìm.
Bản thân nó là một tín hiệu đảo chiều khá mạnh và có thể được áp dụng như một kích hoạt để mở một vị thế giao dịch.
3️⃣ - Nến nhấn chìm (2X)
Đôi khi, nến nhấn chìm không chỉ nhấn chìm nến trước đó mà còn nhấn chìm thêm nến trước đó.
Chúng ta cũng có thể gọi một cây nến như vậy là một cây nến động lượng cao.
Nó được coi là sự hình thành đảo chiều mạnh nhất (trong số 3 hình thức này) và có thể được áp dụng như một tín hiệu cho một lệnh giao dịch.
❗️ Hãy nhớ rằng các mẫu hình nến chỉ hoạt động ở các mức độ trụ / cấu trúc mạnh. Được hình thành trên các cấp độ ngẫu nhiên, hiệu suất của các thành tạo này là tương đối thấp.
❤️Ủng hộ ý tưởng này bằng một lượt thích và bình luận nhé!
Biểu đồ Heikin Ashi và Biểu đồ NếnSau hành động giá là cốt lõi của thị trường. Nhìn lướt qua biểu đồ có thể cho bạn thấy một xu hướng, ý tưởng giao dịch hoặc là một cách nhanh chóng để kiểm tra các khoản nắm giữ trong danh mục đầu tư của bạn.
Biểu đồ hình nến là một trong những cách phổ biến nhất để xem xét hành động giá. Một thanh nến duy nhất hiển thị giá cao, thấp, mở và đóng trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này có nghĩa là rất nhiều thông tin về giá được lưu trữ trong một thanh nến duy nhất. Tuy nhiên, đôi khi, thông tin giá đó chứa đầy sự biến động hoặc giao dịch hỗn loạn.
Đó là nơi các biểu đồ Heikin Ashi hữu ích nhất - chúng làm phẳng giá bằng cách hiển thị phạm vi giá trung bình thay vì các phép đo chính xác. Trên thực tế, biểu đồ Heikin Ashi được phát triển ở Nhật Bản và từ Heikin có nghĩa là “trung bình” trong tiếng Nhật. Đối với những người đầu tư trên tầm nhìn dài hạn hoặc tìm kiếm xu hướng bền vững, biểu đồ Heikin Ashi có thể là một cách hiệu quả để điều chỉnh giá và hiển thị xu hướng rõ ràng hơn.
Chìa khóa để hiểu biểu đồ Heikin-Ashi là hãy nhớ rằng mỗi thanh, dù là màu đỏ hay màu xanh lá cây, đều hiển thị phạm vi giá trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể trong khi biểu đồ hình nến hiển thị mức giá chính xác trong khoảng thời gian đó.
Công thức cho Heikin Ashi trông như thế này:
Mở = (Mở thanh trước + đóng thanh trước) / 2
Đóng = (Mở + Cao + Thấp + Đóng) / 4
Cao = Điểm cao nhất cho dù đó là điểm mở, cao, thấp hay đóng
Thấp = Điểm thấp nhất cho dù đó là điểm mở, cao, thấp hay đóng
Hãy chắc chắn rằng bạn đã thử nghiệm hai loại biểu đồ khác nhau này và trải nghiệm. Không có cách học nào tốt hơn là so sánh và đối chiếu hai loại biểu đồ như chúng ta đang làm trong ví dụ này. Hãy nhớ rằng, nó cũng là về sở thích cá nhân của bạn. Bạn có muốn xem từng chi tiết cụ thể trong hành động giá không? Hay bạn muốn xem giá trung bình của hành động giao dịch đó? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và các công cụ ở đây để bạn thử.
CHÚ Ý
Mặc dù Heikin Ashi và các biểu đồ không chuẩn khác có thể hữu ích để phân tích thị trường, chúng không nên được sử dụng để kiểm tra lại các chiến lược hoặc ra lệnh giao dịch, vì giá của chúng là tổng hợp và không phản ánh mức giá mua / bán tại các sàn giao dịch hoặc nhà môi giới. Nếu bạn cần thêm thông tin để hiểu tại sao lại như vậy, hãy xem các ấn phẩm sau:
• Trong Trung tâm trợ giúp: Chiến lược tạo ra kết quả không thực tế trên các loại biểu đồ không chuẩn (Heikin Ashi, Renko, v.v.)
• Từ PineCoders: Backtesting on Non-Standard Charts: Caution!
Cảm ơn đã đọc và vui lòng để lại các ý kiến hoặc câu hỏi nếu bạn có!