19 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán mà ai cũng gặp phải19 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán:
William O’neil, người được mệnh danh là phù thủy phố Wall, đã quan sát và ghi lại 19 sai lầm kinh điển mà các nhà đầu tư thường xuyên mắc phải trên thị trường. Thành công trên thị trường chứng khoán chỉ đạt được bằng cách tránh né những sai lầm kinh điển, sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán đã biến đại đa số mọi người thành các nhà đầu tư ít thành công.
Dưới đây mình xin gửi tới các bạn bài viết 19 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán:
1. Cương quyết giữ lại cổ phiếu chịu lỗ:
Bạn không muốn chịu lỗ, bạn chờ đợi và hy vọng cho đến khi sỗ lỗ này càng lớn cho đến khi không còn giá trị nữa. Cho đến nay thì đó là sai lầm hầu hết của các nhà đầu tư mắc phải. Theo O’Neil thì ông luôn cắt lỗ ngay lỗ khi cổ phiếu giảm 7% hoặc 8%. Bằng cách tuân theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo vượt qua được thời điểm khó khăn để tiếp tục đầu tư huy động vốn.
2. Mua cổ phiếu khi các cổ phiếu đó đang giảm giá, do đó sẽ gây ra các kết quả bi thương:
Một vài cổ phiếu đang giảm giá trông như rất hời vì nó trông rẻ hơn so với vài tháng trước. Đa số những công ty giá cổ phiếu rẻ chỉ vài đồng là những công ty sắp phá sản, khó có khả năng tăng trưởng vì thế bạn ko nên mua làm gì để chờ đợi và hy vọng hão huyền.
3. Giá cổ phiếu giảm trung bình còn hơn tăng khi mua:
Nếu bạn mua một cổ phiếu giá 40 USD và sau đó mua thêm ở giá 30 USD giá trung bình là 35 USD, như vậy bạn đang đi theo những thua lỗ khác. Chiến lược nghiệp dư này có thể gây ra nhiều thua lỗ nghiêm trọng và làm cho bạn nay càng lỗ nhiều.
4. Mua một lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì mua cổ phiếu giá cao hơn nhưng với số lượng ít hơn:
Nhiều người nghĩ rằng nên mua thêm nhiều cổ phiếu với số lượng khoảng 100 hay 1000 cp. Điều này làm cho họ có cảm giác là mua được nhiều cổ phiếu hơn từ số tiền họ có. Họ không mua 30 hoặc 50 cổ phiếu có giá cao hơn, của các công ty hoạt động tốt hơn. Bạn nên mua các cổ phiếu tốt nhất hiện có, chứ không phải đổ xô đi mua các cổ phiếu rẻ nhất.
Nhiều nhà đầu tư không thể cưỡng lại được khi nhìn thấy các cổ phiếu có giá 1 USD, 5 USD hoặc 10 USD hoặc thấp hơn là rất rẻ vì các lý do. Các cổ phiếu này hoặc là hoạt động kém cỏi trong quá khứ hoặc là hiện nay đang xảy ra vấn đề gì đó. Cổ phiếu giống như một loại hàng hóa khác, những cổ phiếu tốt nhất không bao giờ được bán với giá rẻ nhất. Còn nữa các cổ phiếu có giá thấp thường mất thêm tiền hoa hồng cộng vào giá vốn. Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp, và các quỹ đầu tư thường không đầu tư vào các cổ phiếu có giá thấp, vì vậy khi bạn mua cổ phiếu giá cao thì sẽ có cơ hội tăng nhanh và bứt phá nếu các quỹ đầu tư mua vào.
5. Mong muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng:
Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà không có sự chuẩn bị cần thiết, chỉ vội vàng học những phương pháp cơ bản nhất hay chỉ nắm được các kỹ năng và nguyên tắc cần thiết sẽ khiến bạn sớm bị thua lỗ. Bạn lao vào mua một cổ phiếu quá nhanh và sau đó chần chừ không chịu bán lỗ khi cổ phiếu đó ngày càng giảm giá. Làm như vậy chắc chắn bạn sẽ bị thua lỗ.
6. Mua cổ phiếu dựa vào các lời gợi ý, các tin đồn:
Những tuyên bố, các sự kiện tin tức, câu chuyện, những gợi ý từ dịch vụ tư vấn hay quan điểm cá nhân mà bạn nghe được từ các chuyên gia về thị trường trên tivi. Nói cách khác là nhiều người quá mạo hiểm đầu tư với số tiền khó nhọc mà họ kiếm được vào cổ phiếu mà một người nào đó nói, thay vì dành thời gian để nghiên cứu học hỏi và nắm chắc các cổ phiếu đó hoạt động như thế nào. Kết quả họ đã thua lỗ rất nhiều tiền. Hầu hết các tin đồn và gợi ý mà bạn nghe được đơn giản là không đúng.
7. Lựa chọn các cổ phiếu hạng nhì chứ không phải các cổ phiếu đầu ngành bởi vì chỉ nhìn thấy P/E thấp:
Các tỷ lệ lợi tức và giá /doanh thu không thể quan trọng bằng tốc độ tăng doanh thu/cổ phiếu. Trong nhiều trường hợp công ty càng trả nhiều lợi tức thì công ty đó càng yếu kém. Đối với tỷ lệ P/E, tỷ lệ P/E có thể thấp bởi vì trong quá khứ thành tích của công ty kém cỏi.
8. Không bao giờ ra khỏi cửa bởi vì các tiêu chuẩn lựa chọn nghèo nàn và không biết chính xác cần tìm kiếm cái gì ở một công ty thành công:
Nhiều người mua cổ phiếu hạng tư hạng năm, các cổ phiếu này hoạt động rất kém, không biết rõ doanh thu, tốc độ giao dịch và tiền hoàn vốn. Những người khác lại đang tập trung vào những cổ phiếu đang được tích lũy quá cao, hoặc có chất lượng thấp, trong các ngành công nghệ có nhiều rủi ro.
9. Mua cổ phiếu của các công ty cũ mà bạn đã quá quen:
Có thể bạn từng làm việc cho một công ty nào đó nhưng không nhất thiết bạn phải chọn cổ phiếu của công ty đó để mua. Có rất nhiều cơ hội đầu tư tốt lại nằm ở các tên tuổi công ty khác mà bạn chưa biết, nhưng chỉ cần nghiên cứu một chút bạn có thể phát hiện ra và kiếm được lợi nhuận trước khi nó trở thành tên tuổi thân quen với bạn.
10. Không thể nhận ra (và tuân theo) các thông tin và lời khuyên hữu ích:
Bạn bè, họ hàng và một số nhà môi giới cổ phiếu nhất định và các dịch vụ tư vấn đều có thể trở thành các nguồn cung cấp cho bạn những lời khuyên sai. Chỉ có một số trong rất ít số đó mới đáng để bạn xem xét.
11. Không sử dụng biểu đồ và lo sợ mua các cổ phiếu đang tăng lên đến mức giá cao mới:
Hơn 98% nhà đầu tư nghĩ rằng một cổ phiếu đang tăng lên một mức giá cao mới dường như quá cao. Thời điểm tốt nhất để mua một cổ phiếu trong thị trường đầu cơ giá lên là khi mua cổ phiếu đó lần đầu tiên tăng giá vượt qua khu vực giá cơ bản ban đầu của thời gian ít nhất 7 hoặc 8 tuần.
12. Vội vàng bán đi các cổ phiếu đang lên giá trong khi giữ lại các cổ phiếu đang giảm giá:
Nói cách khác là bạn làm ngược lại những gì đáng ra bạn nên làm, bán ngay các cổ phiếu đang giảm giá và giữ lại các cổ phiếu đang tăng giá.
13. Lo lắng quá nhiều về thuế và hoa hồng:
Mục đích chính của đầu tư của cổ phiếu là thu về lợi nhuận thực. Quá lo lắng về thuế sẽ dẫn đến các quyết định đầu tư thiếu hợp lý với hy vọng không phải nộp thuế. Một số nhà đầu tư tự thuyết phục họ rằng họ không thể bán cổ phiếu đi vì lo sợ phải nộp thuế, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm.
14. Tập trung thời gian của bạn vào việc nên mua cổ phiếu nào và khi đã quyết định mua thì lại không hiểu khi nào hoặc trong điều kiện nào thì nên bán cổ phiếu:
Hầu hết các nhà đầu tư đều không có quy luật hay kế hoạch bán cổ phiếu. Như vậy họ chỉ có cơ hội thành công một nửa.
15. Không hiểu được tầm quan trọng của việc mua các cổ phiếu chất lượng cao:
Tầm quan trọng của những cổ phiếu có sự tài trợ (sở hữu) của các quỹ đầu tư và tầm quan trọng của việc biết cách sử dụng biểu đồ để có thể cải thiện đáng kể việc lựa chọn và thời gian cho bạn.
16. Tập trung quá nhiều vào các lựa chọn tương lai bởi vì họ nghĩ rằng đó là cách làm giàu nhanh chóng:
Một số nhà đầu tư cũng tập trung quá nhiều vào các lựa chọn ngắn hạn, giá thấp, các lựa chọn này thường không ổn định và có nhiều rủi ro hơn.
17. Ít giao dịch tại giá thị trường và thích sử dụng giới hạn theo lệnh mua và bán:
Làm như vậy họ không thể tập trung vào sự biến động lớn hơn và quan trọng hơn của cổ phiếu.
18. Không có khả năng quyết định khi cần đưa ra quyết định:
Nhiều người không biết họ nên bán, mua hay giữ lại. Hầu hết mọi người không tuân theo một kế hoạch đã được chứng minh là đúng, một loạt các nguyên tắc nghiêm ngặt hay các quy luật mua bán cổ phiếu để hướng dẫn họ một cách chính xác. Đây là sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư có tâm lý chưa vững vàng.
19. Không nhìn vào cổ phiếu một cách khách quan:
Nhiều người lựa chọn các cổ phiếu mà họ ưa thích và đồng ý mua, thay vì dựa vào hy vọng và các ý kiến cá nhân của họ, các nhà đầu tư thành công thường chú ý đến thị trường. Thị trường luôn đúng.
Hiểu và nắm rõ được các sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán này sẽ giúp nhà đầu tư vững vàng và tránh được những thua lỗ đáng tiếc.
Ý tưởng về cộng đồng
Phương pháp giao dịch bằng chỉ báo STOCHASTIC [phần 2]I. Kết hợp chỉ báo xác định xu hướng:
1. Chỉ báo Supertrend: sử dụng khung 4 giờ.
... Tăng khi nến đóng cửa nằm trên đường màu xanh.
... Giảm khi nến đóng cửa nằm dưới đường màu đỏ.
2. Chỉ báo Pivot cao thấp:
... Tăng khi có quy luật: Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.
... Giảm khi xuất hiện luật giảm: Đáy sau thấp hơn đáy trước, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
* Khi xuất hiện bất kỳ tín hiệu ngược lại thì hủy quy luật.
II. Giao dịch bằng chỉ báo Stochastic: sử dụng cắt nhau của giá trị K & D.
1. Xác định xu hướng:
... Tăng khi giá trị K và D cắt lên 80.
... Giảm khi giá trị K & D vượt xuống 20.
* Khi xuất hiện bất kỳ tín hiệu ngược lại thì hủy quy luật.
2. Xác định vùng vào lệnh:
... Mua (Buy) khi chỉ số K cắt lên chỉ số D ở trên 51.
... Bán (Sell) khi chỉ số K cắt xuống D ở dưới 49.
* Lưu ý: Hệ thống giả lập tương tự người chơi, mình đang sử dụng Autotrade sàn Binance với phí hoa hồng là 0.06% với điều kiện không dùng Margin (Cross).
Vì khi dùng Cross (margin) sẽ bị cộng thêm phí vay.
Thị Trường Này Rất Toàn Mỹ Nhưng Người Chơi Lại Bất Toàn MỹChỉ cần một con bitcoin thôi, đã lột tả được hết lối sống, tâm sự, tâm lý của con người.
Con người chúng ta phần đông vẫn sống theo tình cảm và dục vọng của cái Tôi nhiều quá nên chỉ muốn có được mà không có mất, muốn có sướng mà không có khổ. Do đó thường phán đoán theo tình cảm chứ không phải sự lý, sự thật của thị trường này.
Nói trắng ra những ý tưởng đưa ra chẳng qua để chứng mình cái lòng ao ước thèm muốn mọi sự mọi vật xảy ra theo ý mình thôi. Không mất tiền mới là lạ!
“Bất đắc bất nhiên”
PI đã lừa dối người dùng như thế nào? Vài tại sao họ lại làm thếTui cũng như các bạn nghe theo lời các KOL và cài đặt PI, rồi mời bạn bè người thân tham gia vào hệ thống đơn giản vì nó không tốn tiền (chỉ tốn time và nước miếng) nhưng lúc đầu tui thấy như sau:
- Có thể tạo nhiều tài khoản với sdt ảo (vì không có xác thực số dt) để tăng lượng PI rất nhanh cái này làm tui thấy dễ ăn nhưng sinh ra nghi ngờ có người báo khi nào nó chạy sẽ lọc bỏ PI ảo nhưng hiện giờ số lượng PI tui kiếm được từ sđt ảo đó vẫn còn nguyên
- Cứ mỗi lận bật lên là quảng cáo, tui cực ghét cái này vì nếu nó lớn mạnh thì không thể nào bật quảng cáo kiểu đó. Dần dần tui nghĩ nếu quảng cáo kiểu này thì thằng tạo ra PI kiếm vô số tiền
- Những người tạo ra PI có người Trung Quốc yếu tố này làm tôi do dự đơn giản vì cái gì của TQ đều có chiêu trò trong đó
- Đợi miết đợi miết chả thấy có tiền đâu
Và rồi chúng ta cứ đợi có tiền thật từ PI. Vậy nên đợi hay nên dừng? Tất nhiên là khi bật lên mà nó quảng cáo là tui không thích nên tui đã dừng từ rất sớm. Hiện tại thì còn rất nhiều người mong đợi thôi thì cứ đợi vậy. Còn tui thì PI là tên lừa đảo trên niềm tin của người dùng.
Như vậy thời gian quá dài để chời đợi PI và PI đã kiếm rất nhiều tiền từ quảng cáo và đó là mục đích mà PI được tạo ra chứ không phải vì người dùng. Giờ nếu có tẩy chay PI thì họ cũng đã kiếm rất nhiều tiền rồi.
Cách tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường chứng khoánCách tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường chứng khoán bằng Chiến lược giao dịch đột phá (Breakout).
Kỹ thuật giao dịch phá vỡ (breakout) là một chiến lược giao dịch phổ biến của các nhà giao dịch trên toàn thế giới và được rất nhiều traders chuyên nghiệp cũng như mới bắt đầu yêu thích.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn về cách bạn có thể tối ưu hóa kỹ thuật giao dịch breakout trên thị trường để thu được lợi nhuận tối đa.
Chiến lược phá vỡ (breakout) là gì?:
Breakout là một điều kiện trong đó giá phá vỡ một mức cản xác định trước. Thông thường, các nhà giao dịch nhìn thấy sự đột phá khi có một mức hỗ trợ và kháng cự mạnh mà giá có thể phá vỡ với một khối lượng hoặc biến động nhất định và giá sau đó tiếp tục di chuyển đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo.
Ví dụ trong biểu đồ ở hình đính kèm số 1, chúng ta có thể thấy rằng nhiều mức kháng cự và hỗ trợ đã được xây dựng trước đó, nhưng bất cứ khi nào giá vượt qua mức đó, nó sẽ chuyển sang mức tiếp theo.
Nguyên nhân nào gây ra sự phá vỡ (breakout)?
Mức tích luỹ hình thành khi thị trường cân bằng đồng đều giữa người mua và người bán, như chúng ta đều biết. Một tình huống đột phá xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa người mua và người bán trong một khoảng thời gian, như được thấy bởi sự biến động về giá và khối lượng lớn.
Ban đầu thị trường đang ở trong một phạm vi tích luỹ / nhưng sau đó có một sự di chuyển đủ lớn để nó phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự, như thể hiện trong biểu đồ ở hình đính kèm số 2.
Vì vậy, giao dịch phá vỡ có lợi nhuận không?
Như chúng ta đã biết, không có biện pháp nào là tối ưu trong giao dịch trên các loại thị trường . Hầu hết mọi phương pháp giao dịch đều thành công nếu được thực hiện đúng cách.
Nếu bạn muốn sử dụng chiến lược giao dịch đột phá, bạn phải có khả năng xác định các mức có cơ hội bứt phá tốt nhất, chẳng hạn như mức hỗ trợ và kháng cự mạnh, dựa trên các mức hiển thị trên biểu đồ hoặc bằng cách tính toán các trục hàng ngày.
Nói một cách khác, bạn phải có khả năng phân biệt giữa đột phá thật và giả.
Ưu và nhược điểm của giao dịch phá vỡ là gì?
Ưu điểm:
Tiềm năng lợi nhuận có thể ngay lập tức
Điểm vào và ra được xác định trước
Cho thấy tiềm năng bắt kịp xu hướng mới
Sử dụng động lực để tạo lợi thế cho bạn
Nhược điểm:
Có thể xảy ra đột phá giả
Không đảm bảo về đột phá trong ngày
Yêu cầu suy nghĩ và quyết định nhanh chóng nhưng sáng suốt
Chính xác thì "điểm phá vỡ giả" là gì?:
Một sự phá vỡ sai xảy ra khi thị trường dường như cố gắng phá vỡ một mức nhất định, nhưng thay vào đó lại hủy nó và quay trở lại mức ngược lại.
Các bạn hãy xem hình đính kèm số 3 về ví dụ của một sự breakout giả.
Làm thế nào để phân biệt điểm phá vỡ thật và giả?
Vì không có điều gì gọi là chắc chắn trong giao dịch, nên rất có thể chúng ta sẽ mắc sai lầm trong việc xác định mức độ. Tuy nhiên, có một cách để xác định xem mức hỗ trợ / kháng cự mà chúng ta đã chọn có chính xác hay không.
Khi xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, chúng ta có thể sử dụng khung thời gian tương đối lớn, chẳng hạn như 4H hoặc 1D và đảm bảo rằng thị trường đã đánh giá cao các mức này trong quá khứ để có thể xem xét chúng đủ mạnh. Nếu chúng ta sử dụng tính toán trục để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự, chúng ta cũng cần vẽ chúng trên biểu đồ để kiểm tra xem chúng có được coi là hỗ trợ và kháng cự trước đó hay không.
Nếu chúng ta có thể tìm thấy ít nhất ba mức giá gần mức hỗ trợ / kháng cự, chúng ta có thể coi rằng mức đó đủ vững chắc và chúng ta có thể dự báo giá sẽ di chuyển với sự trợ giúp của nhiều chỉ báo.
Thị trường phát triển các mức hỗ trợ và kháng cự bằng cách sử dụng tính toán trục, như thể hiện trong ví dụ của hình đính kèm số 4, nhưng trước đó nó đã có các mức hỗ trợ và kháng cự tương tự.
Những chỉ báo nào xác nhận một sự phá vỡ?
Có một số chỉ báo mà chúng ta có thể sử dụng để hỗ trợ chúng ta thực hiện chiến lược giao dịch đột phá.
1. Đường Trung bình động (MA)
Khi thị trường đang có xu hướng, hầu hết các nhà giao dịch sử dụng Đường trung bình động, nhưng chúng ta cũng biết rằng MA (đường trung bình động) có thể được sử dụng để tạo ra các kỹ thuật giao dịch đột phá.
Chúng ta có thể xác định mức hỗ trợ hoặc kháng cự bằng cách sử dụng Đường trung bình động. Khi thị trường nằm trên MA, tiềm năng thực tế đang tăng lên; chúng ta có thể xác định mức hỗ trợ bằng cách sử dụng MA; và khi thị trường đang củng cố, chúng ta có thể sẵn sàng cho sự bứt phá bằng cách sử dụng MA.
Khi chúng ta đặt đường trung bình động và giá nằm dưới nó, chúng ta thường nhận thấy xu hướng giảm và MA có thể được coi là mức kháng cự. Tuy nhiên, sau khi giá bắt đầu thiết lập một thị trường tích luỹ, chúng ta có thể bắt đầu chuẩn bị cho cơ hội thị trường sẽ phá vỡ đường MA và tạo ra một sự đột phá.
Với ví dụ ở hình đính kèm số 5, chúng ta có thể thấy trên biểu đồ này rằng thị trường đang trong xu hướng, nhưng sau đó giá bắt đầu tạo ra một vùng tích luỹ, cho thấy khả năng xảy ra đột phá.
2. Đường trung bình động Hội tụ / Phân kỳ (MACD):
Chỉ báo MACD là một chỉ báo được sử dụng rộng rãi giữa các nhà giao dịch và vì lý do chính đáng. Chỉ báo cực kỳ đáng tin cậy trong khi vẫn đơn giản để hiểu và nó có thể được nghiên cứu bằng cách sử dụng mẫu biểu đồ. Khi biểu đồ phát triển, nó ngụ ý rằng động lượng đang tăng lên.
Bạn có thể tự hỏi làm thế nào điều này có thể được sử dụng để phát hiện sự đảo ngược xu hướng. Câu trả lời là sự phân kỳ xảy ra khi giá và các chỉ báo di chuyển ngược chiều nhau. Bởi vì MACD là một chỉ báo xung lượng, nó cho thấy chuyển động khi xu hướng thị trường được bắt đầu. Đây là một tính năng có giá trị vì nó có thể cho bạn biết liệu một xu hướng có sắp kết thúc đột ngột hay không, ngay cả khi nó vẫn đang diễn ra mạnh mẽ.
Chúng ta có thể kết hợp MACD với Đường trung bình động và các mức Hỗ trợ và Kháng cự như ví dụ được hiển thị trong biểu đồ ở hình đính kèm số 6, chúng ta đặt Đường trung bình động MA 25, MACD và chúng ta tìm thấy các mức hỗ trợ / kháng cự. Khi chúng ta thấy MACD đang cho thấy động lượng mạnh và di chuyển trên hoặc dưới Đường trung bình động, chúng ta có thể kỳ vọng giá sẽ phá vỡ các mức hỗ trợ hoặc kháng cự.
Chúng ta có thể đặt điểm vào của mình ở mức đột phá và đặt lệnh dừng lỗ theo đường Trung bình động hoặc khi chúng ta thấy MACD Momentum yếu hơn.
3. Dải Bollinger (BB):
Dải Bollinger bao gồm ba đường: đường trung bình động đơn giản trong 10 ngày (SMA) và hai đường song song cách nhau hai độ lệch chuẩn so với SMA. Các dải bên ngoài này được các nhà giao dịch sử dụng để phát hiện các điểm cực đoan về giá có khả năng dẫn đến sự phá vỡ đảo chiều. Khi giá dao động bên ngoài một trong hai dải bên ngoài này, nó được coi là vị trí giá cực đoan với xác suất cao kích hoạt một sự phá vỡ ngược lại.
Các nhà giao dịch có thể sử dụng Dải Bollinger để mở một vị thế trong giao dịch bất cứ khi nào giá vượt qua một trong các dải này. Bạn có thể sử dụng MACD kết hợp với Dải Bollinger để xác định động lượng tiềm năng cho sự bứt phá này.
Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp Dải Bollinger với các Mức Hỗ trợ và Kháng cự như được hiển thị trong biểu đồ ở hình đính kèm số 7, nếu chúng ta thấy sự chuyển động tích luỹ về giá và nếu chúng ta thấy Dải trên và Dải dưới BB trong khu vực tương tự với Hỗ trợ và Kháng cự, thì chúng ta có thể mong đợi sẽ có một sự đột phá khi giá phá vỡ mức Hỗ trợ / Kháng cự.
Bạn sử dụng chiến lược phá vỡ như thế nào?
Khi giao dịch chiến lược phá vỡ, điều quan trọng là phải hiểu rằng có hai loại:
1. Tiếp tục đột phá:
Thị trường đôi khi trải qua một giai đoạn chuyển động có giới hạn khi người mua và người bán tạm dừng để xem xét động thái tiếp theo của họ. Điều này dẫn đến các chuyển động lớn theo một hướng duy nhất.
Ví dụ, một số lượng lớn người bán đang nghỉ ngơi trước khi quyết định bước tiếp theo của họ. Điều này sẽ phản ánh thị trường như một giai đoạn xu hướng giảm.
Sự kiện này được gọi là hợp nhất như biểu đồ ở hình đính kèm số 8.
Một sự đột phá tiếp tục xảy ra khi các nhà giao dịch kết luận rằng đi theo xu hướng ban đầu là quyết định tốt nhất và tiếp tục đẩy giá theo cùng một hướng.
2. Phá vỡ đảo chiều:
Ở biểu đồ trong hình đính kèm số 9, phá vỡ đảo chiều bắt đầu tương tự như các phá vỡ tiếp tục ở chỗ thường có sự dừng lại hoặc hợp nhất theo một xu hướng kéo dài.
Sự khác biệt duy nhất là giá di chuyển theo hướng ngược lại hoặc ngược lại sau khi hợp nhất này. Điều này là do các nhà giao dịch chung quyết định rằng xu hướng đã chạy theo hướng của nó.
Bí quyết chiến lược giao dịch đột phá:
Một trong những kỹ thuật phổ biến để giao dịch đột phá là kết hợp chỉ báo MA với các mức hỗ trợ và kháng cự.
Để bắt đầu, chúng ta sẽ thiết lập MA 25 như thể hiện trên biểu đồ ở hình đính kèm số 10.
Chúng ta có thể thấy rằng giá bắt đầu có xu hướng tăng lên, sau đó bước vào thời kỳ củng cố. Sau đó, chúng ta có thể thiết lập các mức hỗ trợ và kháng cự. Sau đó, chúng ta có thể chuẩn bị cho bất kỳ đột phá nào.
Theo xu hướng tăng, giá di chuyển vào vùng hợp nhất, sau đó phá vỡ, tạo thành một sự đột phá tiếp tục như trong hình đính kèm số 11.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn có một sự hiểu biết nhất định về chiến lược giao dịch breakout (phá vỡ). Nếu có thắc mắc hay góp ý xin để lại ở phần comment.
LÝ GIẢI HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN P2*Lưu ý: có thể xem lại phần 1 trong phần ý tưởng trên trang cá nhân của mình.
- Nâng vốn điều lệ tạo dư địa tăng hạn mức vay của các công ty chứng khoán, bổ sung nguồn tiền nhằm phục vụ hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới của công ty. Trước đây, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là 3 lần (Thông tư 210), tuy nhiên, thông tư 121 đã tháo gỡ những hạn chế trước đây về tổng nợ, nhưng có vẻ điều này là chưa đủ đối với một quốc gia có nền kinh tế cận biên và tiếp tục phát triển mạnh qua từng năm.
- Đầu tư trái phiếu cũng chiếm một phần không nhỏ trong lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong năm vừa qua. Khi đầu tư, ai cũng hiểu rằng rủi ro cao đi kèm lợi nhuận lớn, và không ai hiểu về trái phiếu doanh nghiệp hơn chính những “tay chơi” tạo ra nó – những công ty chứng khoán. Việc nâng vốn điều lệ cũng góp phần giúp các công ty chứng khoán mạnh tay hơn trong việc gom những trái phiếu có mức sinh lời tốt trong năm 2022.
- Khi nhìn vào BCTC của các công ty chứng khoán trong 2 quý trở lại đây dễ dàng nhận ra sự "full margin" khi mà hầu hết tài "các khoản cho vay" đều đang xấp xỉ 2 lần vốn chủ sỡ hữu. Hoạt động cho vay là một trong 3 nguồn thu chính của công ty chứng khoán nên việc nâng “diện tích kho thóc” là một trong những cách tốt nhất để các công ty chứng khoán tiếp tục tạo nên doanh thu, trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán về mặt bằng lãi suất vay.
- Tóm gọn lại, giống như ngành ngân hàng, chứng khoán cũng là một ngành nghề kinh doanh đặc thù mà sản phẩm kinh doanh ở đây là "tiền". Vì vậy, CTCK cũng chịu rất nhiều quy định an toàn vốn rất khắt khe. Nâng vốn điều lệ chính là nước đi lớn nhằm đón đầu xu hướng đầu tư chứng khoán bùng nổ trong năm 2022, một thị trường được dự báo rằng VNINDEX sẽ tạo ra những kỷ lục mới không tưởng!
LÝ GIẢI HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN P1Trong 3 tháng vừa qua, báo chí liên tục đưa thông tin về việc nhiều công ty chứng khoán trong và ngoài nước liên tục đua nhau nâng vốn điều lệ như SSI, VND, HCM, SHS, VIX, TCI, VFS, TVB, KBSV, Yuanta, Pinetree, Mirae Asset, Shinhan. Cá biệt, có những công ty tăng vốn lên bằng lần như VND tăng gấp 3 hay SSI cũng tăng gần gấp đôi.
Bắt đầu tư việc thanh khoản thị trường từ tháng 2 đến tháng 11 năm qua tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, phiên có khối lượng giao dịch bùng nổ đạt 56 nghìn tỷ vào ngày 19/11 cũng xác lập kỷ lục mới về thanh khoản. Đà tăng thanh khoản có lẽ đến từ sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán thời gian qua. So với năm 2020, các chỉ số VN-Index tăng hơn 56%, khiến cho những nhà đầu tư phấn khởi hơn bao giờ hết vì mua đâu cũng trúng. Đội quân F0 gia nhập thị trường đạt 120,000 bình quân mỗi tháng. Đặc biệt trong tháng 11, số lượng tài khoản mở mới đạt kỷ lục hơn 221,000, hơn cả năm 2019 cộng lại cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người Việt vào kênh đầu tư này.
Với những “thiên thời, địa lợi” như vậy , đây là điều dễ hiểu khi một loạt các công ty chứng khoán quyết định tăng vốn điều lệ nhằm đón đầu xu hướng đầu tư trong năm 2022. Để giải thích tại sao công ty chứng khoán phải tăng vốn điều lệ, chúng ta cần nhìn vào một loạt những thông tư của chính phủ trong thời gian vừa qua ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán, dưới góc nhìn từ số liệu báo cáo tài chính với 3 lý do chính:
1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu không được vượt quá 5 lần (Thông tư 121).
2. Tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không được vượt quá 70% vốn chủ sở hữu (Thông tư 121).
3. Tổng dư nợ cho vay chứng khoán không được vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu (Quyết định 87).
____________________
(Còn nữa)
Chỉ báo Stochastic hay Stochastic OscillatorMình phải công nhận rằng cộng đồng traders Việt của chúng ta thật biết cách giải trí - sau một tuần mệt mỏi với tình trạng choppy của market, mọi người đã tận dụng ngày cuối tuần để thư giãn với những tiếng cười thông qua sự hài hước của “drama” “LẬT MẶT” nhiều tập đang được những anh chị em Apes khuấy động những ngày trước Noel.
Tuy nhiên mình cũng hi vọng chúng ta tuy vui nhưng sẽ ko quên việc tiếp tục cập nhật những kiến thức mới để có thể đối mặt với sự bất ổn của market những ngày cuối năm.
Trong bài viết hôm nay, mình muốn giới thiệu đến các nhà đầu tư một chỉ báo mới - Chỉ báo Stochastic hay Stochastic Oscillator. Khi sử dụng chỉ báo này, các bạn sẽ xác định được các khoảng giá dao động của thị trường.
1. Stochastic là gì?
Stochastic hay Stochastic Oscillator là một loại chỉ báo dao động được sử dụng rất phổ biến trong thị trường ngoại hối hiện nay. Nhờ vào việc phân tích và theo dõi được chỉ báo Stochastic, Trader có thể nhận được sự kết hợp của giá khi đóng cửa và giá tại khoảng đỉnh – đáy.
Tại đây, nhà đầu tư có thể xác định được một khoảng giá để so sánh với giá đóng cửa của một loại tài sản nào đó. Mức giá này có thể được xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Thông qua đó, nhà đầu tư sẽ nắm được cường độ của xu hướng giá của tài sản cũng như động lượng của nó thế nào.
Chỉ báo Stochastic được phát minh bởi George Lane, ông đã ví nghiên cứu của mình như một chiếc tên lửa, mà tại đó, khi nghiên cứu có thể tìm thấy sự thay đổi của động lượng. Từ đây, ông cũng đưa ra các gợi ý về hoạt động giao dịch của nhà đầu tư khi nghiên cứu về chỉ báo Stochastic. Theo đó, đặt phạm vi của chỉ báo từ 0-100 thì khi đường dao động trong chỉ báo đạt quá 80 thì đây là dấu hiệu quả việc nhà đầu tư mua quá mức. Cần phải dừng lại để kiểm soát giá được tốt hơn.
Ngược lại, khi đường dao động thấp hơn 20 ở Stochastic thì nó là lúc bán quá mức. Bởi vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu này. Nhà đầu tư có thể nghiên cứu và tính toán để tìm ra chiến lược cũng như các quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời. Vì rất có khả năng, xu hướng hoặc một biến động đảo chiều có thể xảy ra.
2. Stochastic có ý nghĩa gì với các nhà đầu tư?
Tất cả các nhà đầu tư đều biết rằng phân tích và nghiên cứu các chỉ báo, trong đó có chỉ báo Stochastic trong thị trường ngoại hối là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Nhưng điều khác biệt ở đây là, không nhiều người thực sự tìm hiểu kỹ lưỡng về Stochastic. Khi không hiểu hết về ý nghĩa của Stochastic thì thật khó để có thể phân tích và sử dụng được Stochastic vào trong việc phân tích xu hướng của thị trường.
Còn một khi đã hiểu ý nghĩa và cách hoạt động của Stochastic, nhà đầu tư hoàn toàn có thể ứng dụng và đưa Stochastic vào việc tìm ra các xu hướng đảo chiều để có quyết định kịp thời.
-Về cấu tạo của chỉ báo Stochastic:
Đầu tiên, phải nói về cấu tạo của chỉ báo Stochastic. Chỉ báo Stochastic được kết hợp bởi hai đường. Một đường thể hiện giá trị của chỉ báo Stochastic, đường còn lại tính theo SMA.
Khi đường động lượng dịch chuyển, nhìn vào chỉ báo Stochastic, ta có thể biết được thị trường đang thuộc vùng nào, Quá bán hay Quá mua. Tức là vượt ra khỏi 80 hay nằm dưới 20.
Tất nhiên, chỉ báo thì vẫn là chỉ báo, nó không thể nào lúc nào cũng chính xác 100% được. Đôi khi dù vượt ra khỏi hai mức này nhưng vẫn không xảy ra các phiên đảo chiều theo như lý thuyết. Nhất là khi thị trường còn đang chịu ảnh hưởng bởi một xu hướng rất mạnh nào đó, thì khả năng chỉ báo Stochastic xảy ra các phiên đảo chiều lại càng khó.
Như vậy, dựa vào các tín hiệu từ chỉ báo Stochastic, nhà đầu tư sẽ biết được ở thời điểm đó mình cần làm gì, dừng bán, dừng mua hay chốt lời để chờ các xu hướng đảo chiều sắp tới.
3. Cách tính chỉ báo Stochastic:
Các bạn có thể xem hình đính kèm số 2 để xem công thức tính.
Để tính chỉ báo Stochastic, ta có công thức sau:
Giải thích các ký hiệu trong công thức:
-C: Thể hiện mức giá ở thời điểm đóng cửa
-L14: Đây là mức giá thấp nhất trong 14 phiên giao dịch
-H14: Mức giá cao nhất trong 14 phiên giao dịch
-%D: SMA của 3 phiên từ %K
4. Sai lầm thường gặp khi phân tích chỉ báo Stochastic:
Sai lầm trong việc phân tích và sử dụng các chỉ báo là điều rất phổ biến và Stochastic cũng không ngoại lệ. Khi mà các nhà đầu tư không thực sự hiểu về Stochastic thì việc mắc các sai lầm là điều tất yếu. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp một số sai lầm mà các nhà đầu tư thường xuyên mắc phải khi phân tích Stochastic như sau:
a) Vào lệnh không đúng thời điểm:
Như mọi người đã đọc ở trên thì chỉ báo Stochastic sẽ chỉ ra hai thời điểm là Quá mua và Quá bán. Đây là lúc mọi người cần phải có sự điều chỉnh về việc thực hiện các phiên giao dịch của mình.
Tuy nhiên, đúng là thực hiện giao dịch , nhưng lại thực hiện không đúng thì lại càng làm mất đi số lượng tài sản của mình mà thôi.
Đầu tiên là việc thực hiện giao dịch Mua khi mà thị trường đang ở ngưỡng Quá bán. Nếu thị trường ở ngưỡng này, điều đó chứng tỏ rằng về giá của tài sản đang ở đà giảm mạnh sao.
Ngược lại, khi mà thị trường ở ngưỡng Quá mua trên Stochastic, tức là đang có đà tăng mạnh trở lại trong các phiên giao dịch trước. Vậy, nếu như nhà đầu tư lựa chọn Mua ở thời điểm này là hoàn toàn sai lầm.
Các bạn xem hình đính kèm số 3 ví dụ về sai lầm thường gặp khi sử dụng Stochastic.
Đây là một bài học cực kỳ quan trọng với các nhà đầu tư. Bởi vì ngay kể cả khi mà thị trường đang nằm trong Quá Bán hay Quá Mua đi chăng nữa, cũng đừng vội vàng đưa ra các quyết định giao dịch ở thời điểm này. Tốt nhất, nên chờ cho thị trường rơi vào thời điểm ổn định. Bởi chưa chắc đã thoát ra được khỏi vùng Quá mua hoặc Quá bán. Và nó cũng có thể kéo dài trong một thời gian nữa cũng là điều dễ hiểu.
b) Chủ quan về khả năng đảo chiều của thị trường:
Khi nhiều người phân tích Stochastic, họ cho rằng, khi nhìn thấy tín hiệu quả việc phân kỳ chắc chắn thị trường sẽ có sự đảo chiều. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Vẫn sẽ có những sự phân kỳ xảy ra, nhưng rõ ràng là thị trường không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ đảo chiều cả.
Bởi vậy, nếu nhà đầu tư chỉ sử dụng mỗi chỉ báo Stochastic và tin rằng Stochastic sẽ mang đến các thông tin chính xác thì đây là một sai lầm nghiêm trọng. Đừng vội vàng vào lệnh nếu chỉ phân tích thị trường dựa vào mỗi chỉ báo Stochastic.
Rất nhiều nhà đầu tư cứ nhận định, cứ giao dịch mà không hề quan tâm hay phân tích đến các xu hướng đang xảy ra với thị trường như thế nào. Trong khi đây mới là những yếu tố quan trọng và cần thiết nhất để nhà đầu tư xác định có nên đưa ra các quyết định giao dịch hay không.
5. Làm thế nào để sử dụng Stochastic hiệu quả?
Dĩ nhiên, đây là vấn đề mà chúng ta đều quan tâm. Khi mà một chỉ báo như Stochastic không thể chính xác 100% và phản ánh một cách đầy đủ nhất. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại không hề nhỏ chút nào? Vậy cần phải làm gì để sử dụng chỉ số Stochastic một cách hiệu quả nhất. Câu trả lời là kết hợp với các phương pháp phân tích khác.
Sử dụng các phương pháp phân tích luôn là một trong những điều bắt buộc mà nhà đầu tư cần phải có. Bởi nó sẽ cho thấy được rất nhiều các vấn đề cũng như tín hiệu của thị trường để nhà đầu tư nắm bắt.
Có rất nhiều mô hình, phương pháp phân tích có thể sử dụng với chỉ báo Stochastic như kết hợp với các mô hình nến, mô hình đảo chiều, các đường Trendline hay các khung thời gian khác nhau. Phân tích và kết hợp càng nhiều thì nhà đầu tư càng có nhiều cơ sở và căn cứ để đưa ra các quyết định cho mình.
Tổng kết:
Chỉ báo Stochastic là một chỉ báo quan trọng để phân tích xu hướng giá của thị trường. Tuy nhiên, Stochastic không phải là chỉ báo duy nhất. Các bạn nên kết hợp nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả tối ưu khi giao dịch.
Chiếc cốc và tay cầm - Phù Thủy Chứng KhoánCó lẽ các bạn ai cũng từng nghe nói đến mô hình giá CUP & HANDLE mà người Việt mình hay gọi là mẫu hình “Chiếc cốc và tay cầm". Đây là một mẫu hình quan trọng và được giới Price Action traders rất coi trọng.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, mẫu hình chiếc cốc và tay cầm là mẫu hình thường xuất hiện nhất ở các siêu cổ phiếu” – Phù Thủy Chứng Khoán Mark MInervini nói trong cuốn sách “Tư Duy và Giao Dịch Như Một Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán”.
“Một trong những mẫu hình giá quan trọng nhất mà tôi phát hiện là: Mẫu hình chiếc cốc-tay cầm“ – William O’Neil tác giả cuốn sách “How to Make Money in Stock”.
Hai câu nói trên cho thấy tầm quan trọng của mẫu hình Cup and Handle. Mẫu hình này được William L.Jiler phát hiện vào những năm 1960 với tên gọi Tách Có Quai – Saucer With Platform. Sau đó, được chính William O’Neil phổ biến dưới tên gọi “Chiếc Cốc và Tay cầm”.
Một điều đáng ngạc nhiên là dù mẫu hình này khá phổ biến với các cổ phiếu và rất sinh lợi, nhưng lại thường xuyên được các nhà giao dịch nhầm lẫn. Một phần là vì có các tài liệu không chuẩn làm sai lệch hiểu biết của nhà đầu tư. Vì vậy trong bài viết này, mình giới thiệu một cách hoàn chỉnh và toàn diện về mẫu hình Cốc và Tay cầm với nguồn giới thiệu chính thống từ WIlliam O’Neil.
1. Mô hình giá Cup & Handle (Cốc và Tay cầm) là gì?
Các bạn hãy xem hình đính kèm số 1 về mẫu hình này.
Mô hình Cốc và Tay cầm (Cup and Handle hoặc Saucer and Handle) bao gồm 2 phần: Cốc và Tay cầm. Trong đó phần Cốc được hình thành sau 1 đợt tăng giá sau khi giảm, hình thành 1 hình dạng như cái bát vậy. Sau khi cái cốc được hình thành giá tiếp tục dịch chuyển phía bên phải của cái cốc và tạo thành 1 cái tay cầm.
2. Điều kiện hình thành Cốc và Tay cầm:
Các bạn hãy xem hình đính kèm số 2 và chúng ta cùng phân tích.
Phần Cốc:
Mô hình Cốc và Tay cầm là mô hình tiếp diễn xu hướng, do đó trước khi hình thành thì khu vực bên trái cốc cần phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%, thậm chí là 50%, 100%… Đây là yêu cầu và điều kiện tiên quyết, rất nhiều bạn lầm lẫn cho rằng, Cốc và Tay cầm là mẫu hình đảo chiều xu hướng và chỉ chú ý đến hình dáng chiếc cốc nên quên đi điều kiện này.
Thời gian hình thành đáy từ 7 tuần và tối đa 65 tuần. Phổ biến nhất là 3-6 tháng.
Độ sâu của cốc khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%. Những mô hình có độ sâu vượt quá 50% thường thất bại.
Đáy cốc hình chữ” U” sẽ tin cậy hơn hình chữ “V”
Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau.
Phần Tay cầm:
Lưu ý, phần tay cầm không nhất thiết phải hình thành. Có mấu hình cốc không có tay cầm. Đây được xem là một biến thể của mẫu hình gốc.
Phần tay cầm khi xuất hiện nên nằm ở nửa trên chiều cao chiếc cốc.
Phần tay cầm nên nằm trên đường MA 10 tuần hay MA50 ngày. Nếu tay cầm nằm trên MA 20 ngày thâm chí càng tốt.
Hành động giá của tay cầm nên càng chặt càng tốt. Độ sâu phần tay cầm nên khoảng 10%-12%. Nhưng nếu nhỏ hơn thì thậm chí càng tốt. Xem mức độ chặt của phần tay cầm càng chặt, giá sẽ tăng càng mạnh một khi mẫu hình được hình thành.
Điểm mấu chốt: Thanh khoản tại phần tay cầm nhỏ. Mất thanh khoản càng tốt. Lý do là việc không còn thanh khoản hoặc thanh khoản thấp ở tay cầm cho thấy lực cung đã bị tiêu hóa hết. Đây chính là điểm Pivot. Chỉ cần một lực cầu nhỏ cũng đủ khiến giá cổ phiếu tăng vọt.
Chỉ báo được sử dụng đi kèm: RS (Relative Strength được công bố bởi IBD). Tại điểm phá vỡ phần tay cầm, RS sẽ thiết lập đỉnh cao mới. Nếu chúng ta không nhìn thấy đỉnh cao mới của RS đó là dấu hiệu cảnh báo cho mẫu hình bị thất bại.
3. Cách giao dịch với Cốc và Tay cầm:
Chúng ta hãy cùng xem hình đính kèm số 3.
Xác định điểm vào:
Bạn chỉ có thể giao dịch sau khi mô hình đã được xác nhận. Nếu là mô hình Cup and Handle thực sự, tín hiệu sẽ là một đột phá tăng qua phần tay cầm. Trong trường hợp này, bạn có thể mở một giao dịch mua.
Xác định điểm dừng lỗ:
Đặt lệnh dừng lỗ luôn là một bước không thể thiếu trong mỗi giao dịch, không chỉ với mô hình Cup and Handle, bạn nên đặt lệnh dừng lỗ dưới đáy của tay cầm.
Xác định mục tiêu lợi nhuận:
Có 2 mục tiêu chốt lời cho mô hình Cup and Handle:
Mục tiêu chốt lời đầu tiên nên được đặt trên một khoảng cách bằng với kích thước của tay cầm, bắt đầu tư điểm phá vỡ. Nếu mục tiêu này được hoàn thành, bạn có thể bắt đầu theo đuổi mục tiêu tiếp theo.
Mục tiêu thứ hai nằm trên một khoảng cách bằng kích thước của phần cố, tính từ điểm đột phá.
Một lựa chọn bổ sung là ở lại giao dịch miễn là giá có xu hướng có lợi cho bạn. Bạn có thể không muốn hoàn toàn thoát khỏi giao dịch khi mà giá đang di chuyển theo hướng tích cực, mang lại nhiều tiềm năng lợi nhuận cho giao dịch của bạn. Do đó, bạn có thể theo dõi các đầu mối hành động giá để mở rộng lợi nhuận giao dịch.
Nếu có thắc mắc hay câu hỏi gì xin mời các bạn để lại ở phần comment.
Tại sao dù lỗ nhưng các nước mua trái phiếu của Mỹ?Để hiểu về vấn đề tại sao các nước lại mua trái phiếu của Mỹ thì nôm na như sau:
Đầu tiên để hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ thì hàng hoá phải rẻ, để hàng hoá rẻ thì đồng tiền của họ phải rẻ, để đồng tiền rẻ trong 1 nền kinh tế mạnh thì nó cần một lượng tiền mặt đô la rất lớn và khi cần tiền đô đổi ra là có ngay lập tức nếu không sẽ khang hiếm tiền Mỹ, nếu khang hiếm tiền Mỹ thì các công ty cần nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ sẽ không có tiền đô để nhập khẩu thì hàng hoá sẽ lên giá và đây là điều các nước không muốn vì nếu tiền đô lên giá thì hàng hoá của họ mắc hơn vì vậy họ cần một lượng tiền đô sẵn sàng nhưng chẳng lẽ để tiền đô ở không thì nó sẽ mất giá 3%/năm do vậy họ sẽ mua công nợ của Mỹ gọi là trái phiếu và được trả lãi 1.5%/năm (tức là lỗ 1.5%)
Thứ hai là từ việc mua trái phiếu và khi nào cần là họ bán ra ngay lập tức và có người mua ngay lập tức và có 1 lượng tiền mặt tức cho việc nhập khẩu.
Thứ ba là việc mua trái phiếu là cách chống lại sự mất giá của cục dữ trữ tiền đô của các nước và càng nhiều tiền đô thì đồng đô la sẽ mất giá so với tiền trong nước của nó
Chính từ ba lý do trên mà các nước mua trái phiếu của Mỹ để ổn định nền kinh tế trong nước.
Đây là lý do vì sao không nên đầu tư tiền ảo- Thị trường tiền điện ảo không tạo ra sản phẩm, còn thị trường chứng khoán tạo ra giá trị sản phẩm
- Nếu thị trường tiền ảo có sập thì cũng không ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ nhưng nếu thị trường chứng khoán sập là ảnh hưởng rất lớn
- Những người đầu tư tiền ảo gần như 99.97% sẵn sàn có thể mất trắng nhưng chứng khoán bảo đảm mất trắng gần như không có
- Tiền bỏ vào tiền ảo là số tiền dư giả, có nó cũng được không có cũng được và mong muốn nếu bỏ 5K vào nó mà lên 1M thì giàu theo kiểu may rủi
- Không ai bán căn nhà để đầu tư hết tiền ảo
- Tiền ảo vẫn là ảo khác với tiền điện tử có giá trị nhất định, rong tương lai tiền điện tử có ảnh hưởng giới trẻ 18-27 tuổi và giới trẻ đang theo đuổi nên sẽ có những quy định riêng trong tương lai
Với sự bất ổn định của tiền ảo thì nên xem xét việc đầu tư vào tiền ảo.
Mẹo và công cụ để bảo vệ tài khoản của bạnBảo mật và quyền riêng tư cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi có cả một nhóm chuyên trách về vấn đề đó! Chúng tôi muốn tất cả các thành viên tuyệt đối tin tưởng rằng họ có các công cụ cần thiết để đảm bảo tài khoản của họ được bảo mật, an toàn và được bảo vệ. Bắt đầu nào.
Mẹo rõ ràng
Không sử dụng cùng một mật khẩu ở mọi nơi, nếu không một vi phạm có thể làm lộ tất cả các tài khoản. Đảm bảo mật khẩu của bạn là duy nhất và không dễ đoán. Đảm bảo sử dụng mật khẩu mạnh và các ký tự đặc biệt như @ #! / <? % khi có thể.
Đừng lừa đảo! Luôn kiểm tra hai ba lần các liên kết mà bạn nhấp vào. Không cung cấp thông tin đăng nhập của bạn cho bất kỳ ai. Một mẹo hữu ích là đảm bảo bạn đã đánh dấu trang chủ www.TradingView.com chính thức trên trình duyệt của mình. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng mình có các ứng dụng di động TradingView trên iOS hoặc Android. Đừng tải xuống các trình bắt chước! Chỉ sử dụng nền tảng và ứng dụng TradingView.com chính thức.
Các công cụ có sẵn cho bạn
Tất cả thành viên TradingView đều có quyền truy cập vào các tính năng bảo mật cá nhân trong Cài đặt hồ sơ của họ . Đi tới trang Cài đặt hồ sơ của bạn để bắt đầu. Khi bạn đã vào được Cài đặt hồ sơ của mình, hãy nhấp vào tab Quyền riêng tư và bảo mật . Từ đây, bạn có thể quản lý toàn bộ bảo mật cho tài khoản của mình bao gồm một số tính năng độc đáo:
• Bật xác thực hai yếu tố
• Xem lại các tài khoản xã hội được liên kết
• Kiểm tra các phiên và đăng nhập vào lịch sử
• Đăng xuất khỏi các thiết bị riêng lẻ
• Đăng xuất khỏi tất cả các thiết bị
• Tắt / Bật trò chuyện
• Bỏ qua người dùng
• Kiểm soát hoàn toàn hồ sơ của bạn, giao diện và thông tin hiển thị
Đối với những người quan tâm đến việc quản lý Hồ sơ Giao dịch Cá nhân , chúng tôi có các công cụ cho phép bạn nhanh chóng thay đổi ảnh hồ sơ, các tài khoản mạng xã hội được kết nối , giới thiệu & tiểu sử, vị trí và toàn bộ bộ thông báo cho các thông báo trên nền tảng và thông báo qua email.
Bonus Tips!
Xác thực hai yếu tố là điều bắt buộc đối với những người quan tâm đến mức độ bảo mật cao nhất. Nó có nghĩa là bạn có thể sử dụng thiết bị thứ hai, như điện thoại hoặc ứng dụng xác thực để xác nhận mọi lần đăng nhập.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về tất cả các tính năng bảo mật có sẵn cho mình, hãy xem Trung tâm trợ giúp của chúng tôi. Ví dụ: bài đăng này giải thích thêm các mẹo phổ biến để bảo mật tài khoản của bạn ! Ngoài ra còn có Trung tâm Trợ giúp , của chúng tôi, miễn phí cho mọi người để tìm hiểu thêm về thị trường và TradingView.
Cảm ơn bạn đã đọc!
- Nhóm TradingView
NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT TRONG GIAO DỊCH.Lại thêm một ngày pre-market đỏ lửa, có lẽ điều này sẽ khiến cho một số bạn - những nhà đầu tư, những tay giao dịch - cảm thấy lo lắng cho những khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên mình vẫn tin rằng - cho dù market có ở trong bất cứ tình trạng như thế nào đi nữa thì ở đó vẫn luôn có những cơ hội cho chúng ta.
Hôm nay chúng ta hãy tạm gác lại những bài học kỹ thuật khô khan để bàn về những kỹ năng mềm (soft skills - growth minded, strong work ethic, self-awareness, patience, time management, problem-solving, perceptiveness, emotion management, decisiveness, work under pressure, and flexibility, etc.) có thể giúp chúng ta thành công trong quá trình giao dịch.
Kỹ năng mềm là yếu tố cực kỳ cần thiết với trader trong giao dịch, vì trading là nghề cần sự nỗ lực khá đơn độc, bạn cần phát triển kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Kỹ năng mềm không những giúp trader nâng cao khả năng thích ứng, linh hoạt, khả năng phán đoán mà còn giúp trader có động lực và giao dịch tốt hơn.
Dưới đây là 4 kỹ năng mềm mà mình tin rằng tất cả các trader cần phải có được trong quá trình rèn luyện khả năng giao dịch của mình.
1. Kỹ năng học hỏi:
Bước đầu tiên khi mới vào thị trường, điều trader phải làm chính là học hỏi. Nếu như bạn là một người khá bị động và phụ thuộc thì có thể nói, qua được bước đầu tiên này đối với bạn cũng là gian nan rồi.
Bạn tốt nhất nên tận dụng thời điểm này học được những điều quan trọng, trang bị cho bản thân những thứ cần thiết để bước vào giai đoạn tiếp theo. Nếu bạn chịu khó tìm tòi, học hỏi và biết trân trọng những cơ hội để bạn hiểu hơn về trading thì khả năng bước đầu tiên này bạn sẽ đi khá nhanh.
2. Kỹ năng rèn luyện:
Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết trong trading. Bởi vì thực lòng mà nói, quá trình trading là những chuỗi ngày rèn luyện. Bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho bản thân và nên xem đây là chuyện nên vui. Nếu làm tốt, bạn sẽ nhanh chóng kiếm được lợi nhuận trong giao dịch.
Trong quá trình rèn luyện này vô tính giúp bạn có được những kỹ năng cần thiết khác, như kỹ năng phân tích, kỹ năng phán đoán, nâng cao sự nhạy bén và linh hoạt của bạn. Sự rèn luyện này không chỉ cho bạn hiểu cách giao dịch, hiểu cách kiếm tiền mà nó sẽ giúp bạn trở nên quyết đoán hơn và biết cách làm việc độc lập và tự tin hơn.
Nếu bạn có đủ sự kiên nhân, quyết tâm thì quá trình này sẽ nhanh qua đi và bạn cũng sớm có được thành quả. Trái lại nếu bạn chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả có được, mỗi khi thất bại lại dễ nản lòng thì e rằng đường đi sẽ còn xa lắm.
Giai đoạn rèn luyện là giai đoạn thách thức đối với trader, nó nó thể thay đổi tư duy, phong cách giao dịch của bạn. Tuy nhiên theo hướng tích cực hay tiêu cực thì cần phải xem cách thức bạn rèn luyện như thế nào rồi.
3. Kỹ năng giao dịch:
Đây là kỹ năng cần có sự rèn luyện mà thành. Tuy nhiên, phải nói kỹ năng giao dịch là yếu tố rất cần thiết để bạn trở thành trader chuyên nghiệp. Để có được những kỹ năng giao dịch, có lẽ bạn cũng đã cho thấy được sự tận tâm, kiên trì với trading.
Những kỹ năng giao dịch này có thể bao gồm kỹ năng phân tích, kỹ năng kiểm soát tâm lý, kỹ năng quản lý vốn,... Chính những kỹ năng này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình giao dịch và kiếm lợi nhuận.
4. Kỹ năng chịu đựng áp lực:
Để có được thành công trading phải trải qua những ngày chịu áp lực tâm lý, trải qua thất bại, tự bản thân tìm tòi học hỏi. Mất tiền, mất công sức và kết quả thì không nói trước được. Đây là những thứ mà một trader đều phải trải qua, và chỉ người trong cuộc mới hiểu nó căng thẳng và áp lực như thế nào.
Nếu bạn là người thấy khó là bỏ cuộc, một chút khả năng chịu đựng cũng không có thì liệu bạn sẽ trụ được trong thị trường khoảng bao lâu? Vậy nên khả năng chịu đựng được áp lực căng thẳng là tố chất rất cần thiết trong trading.
Hi vọng bài viết sẽ giúp được các bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về những kỹ năng cần có khi tham gia thị trường chứng khoán. Nếu có những góp ý hay chia sẽ gì xin các bạn hãy để lại ở phần comments để chúng ta có thể cùng bàn luận và học hỏi lẫn nhau.
Happy Trading Everyone
Mẫu hình nến INSIDE BAR - Cơ bản dễ hiểu nhấtNhững ngày market choppy như hai ngày vừa qua thật là một sự khó khăn cho các traders. Nhưng nếu các bạn có một sự hiểu biết nhất định về PRICE ACTION - đặc biệt là phương pháp nhận định và phân biệt các mẫu hình nến thì chắc chắn các bạn sẽ dễ dàng đối phó với thị trường hơn.
Hôm nay mình muốn giới thiệu đến các bạn về mẫu hình nến INSIDE BAR - có thể nhiều bạn đã biết rồi nhưng mình cũng hi vọng sẽ giúp được những bạn mới có được một số kiến thức nhất định khi giao dịch.
MÔ HÌNH NẾN INSIDE BAR:
Inside bar là một trong những chiến lược giao dịch hành động giá yêu thích của các nhà giao dịch. Mô hình này có xác xuất cao, cung cấp cho các nhà giao dịch tỉ lệ rủi ro/phần thưởng hấp dẫn vì nó cho điểm dừng lỗ nhỏ hơn so với những thiết lập khác. Mình thích giao dịch phá vỡ mô hình inside bar trên biểu đồ ngày và lý tưởng là giao dịch khi có xu hướng mạnh vì trong nhiều năm qua mình đã phát hiện ra rằng inside bar là tốt nhất trong thị trường có xu hướng khi giá đã phá vỡ. Tuy nhiên mô hình này cũng có thể sử dụng làm tín hiệu đảo chiều từ các mức chính trên biểu đồ. Trước tiên chúng ta hãy thảo luận về sự thực của mô hình này sau đó sẽ đến với các ví dụ về cách giao dịch với chúng.
I. INSIDE BAR LÀ GÌ:
Mô hình inside bar là một nến hoặc nhiều nến được chứa hòa toàn trong phạm vi của nến trước đó (nến mẹ).
Hình ảnh minh họa đính kèm số 1 của bài viết mô tả một thiết lập inside bar. Lưu ý thanh bên trong được chứa đầy đủ trong phạm vi của cây nến mẹ. Nếu bạn thấy mô hình nhiều nến liên tiếp được chứa trong phạm vi cây nến mẹ ( mình gọi mô hình này là cuộn) điều này có thể báo hiệu rằng sự phá vỡ mạnh mẽ sắp xảy ra và nhiều hơn về sau.
II. MÔ HÌNH INSIDE BAR CÓ Ý NGHĨA GÌ
Tín hiệu giao dịch bằng mô hình inside bar là dấu hiệu cho nhà giao dịch thấy rằng đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng sắp xảy ra.
Một inside bar chỉ ra thời gian giá do dự hoặc tích lũy. Mô hình inside bar thường xảy ra khi thị trường sideways sau một chuyển động lớn. Chúng có thể xảy ra tại các mức kháng cự hỗ trợ quan trọng.
Mô hình này thường cung cấp một nơi có rủi ro thấp để tham gia giao dịch hoặc điểm thoát lệnh hợp lý.
Mặc dù chúng ta có thể sử dụng cả 2 kịch bản nhưng mô hình inside bar tiếp diễn đáng tin cậy hơn và cũng dễ dàng hơn cho các nhà giao dịch mới tìm hiểu. Điểm quay đầu hay mô hình inside bar đảo chiều tốt nhất là bạn tạm gác lại cho đến khi bạn có kinh nghiệm giao dịch hành động giá vững chắc.
III. CÁCH GIAO DỊCH VỚI MÔ HÌNH INSIDE BAR
Về cơ bản có 2 cách giao dịch với mô hình inside bar là:
Tín hiệu tiếp diễn
Tín hiệu đảo chiều.
Chúng ta hãy cùng xem xét hình đính kèm số 2 để phân tích các Cách giao dịch inside bar.
Lưu ý quan trọng: Về cơ bản có 2 vị trí đặt lệnh dừng lỗ khác nhau có thiết lập inside bar. Bạn phải chọn cách tốt nhất trước khi giao dịch.
Vị trí dừng lỗ thứ 1là vị trí dừng lỗ phổ biến nhất là ở ngay trên mức cao nhất hoặc thấp nhất của nến mẹ tùy thuộc vào việc bạn mua hay bán.
Vị trí dừng lỗ thứ 2 là trong trường hợp nến mẹ lớn, mặc dù nến mẹ lớn trong thiết lập inside bar là điều thực sự tôi không muốn thấy đôi khi bạn sẽ gặp phải nến mẹ quá lớn nếu muốn giao dịch bạn đặt lệnh dừng lỗ tại vị trí 50% chiều dài của nến mẹ đó là cách duy nhất để cótỉ lệ rủi ro/phần thưởng tốt.
Xem hình đính kèm số 3 của bài viết về Biểu đồ có nhiều tín hiệu inside bar để chúng ta chọn ra.
Cá nhân mình thì thích mô hình inside bar nhỏ và chặt chẽ hơn, nến mẹ đừng có lớn quá. Mô hình nhỏ chặt chẽ cho thấy sự nén của giá và một sự phá vỡ tiềm năng mạnh mẽ từ việc nén này. Nếu bạn mới giao dịch hay gặp khó khăn với thiết lập inside bar tôi khuyên nên tránh mô hình inside bar với nến mẹ lớn hãy xem lại biểu đồ trước về ví dụ với nến mẹ lớn.
1. Inside bar là một tín hiệu tiếp diễn:
Thời gian hợp lý nhất để sử dụng mô hình inside bar là khi xu hướng mạnh mẽ đang diễn ra. Hoặc thị trường rõ ràng đang di chuyển trong một xu hướng và quyết định tạm dừng trong một khoảng thời gian ngắn.
Mô hình inside bar có thể được sử dụng với biểu đồ 4h hoặc biểu đồ ngày. Cá nhân mình thích biểu đồ ngày và mình khuyên các nhà giao dịch mới hãy bắt đầu tìm hiểu với biểu đồ ngày cho đến khi hoàn toàn làm chủ và tìm thấy thành công nhất định với mô hình inside bar trên khung ngày. Và mình cũng khuyên bạn nên bám chặt với mô hình inside bar hình thành phù hợp với xu hướng trên biểu đồ ngày dưới dạng tín hiệu tiếp diễn cho đến khi bạn hoàn toàn làm chủ theo cách đó.
Trong ví dụ biểu đồ của hình đính kèm số 4 chúng ta sẽ thấy vài ví dụ với mô hình inside bar tiếp diễn trên biểu đồ ngày của dầu đậu tương hoạt động rất đẹp. Chúng phù hợp với xu hướng trên biểu đồ ngày và là kết quả của một phá vỡ tiếp diễn tốt đẹp.
2. Inside bar là tín hiệu đảo chiều:
Đôi khi bạn có thể giao dịch inside bar dưới dạng các tín hiệu đảo chiều từ mức hỗ trợ kháng cự quan trọng. Xin lưu ý lại là chỉ nên giao dịch đảo chiều inside bar khi bạn là chủ việc giao dịch inside bar tiếp diễn trên biều đồ ngày.
Biểu đồ ở hình đính kèm số 5 là ví dụ về tín hiệu inside bar đảo chiều rất tốt. Điều quan trọng là inside bar hình thành ở các mức hỗ trợ kháng cự quan trọng nó cho thấy thị trường đang do dự và không chắc chắn nếu muốn tăng cao hơn nữa. Chúng ta thấy chuyển động giảm giá khá tốt đã diễn ra sau khi giá phá vỡ mô hình inside bar ( phá vỡ mức thấp của cây nến mẹ).
IV. CÁC BIẾN THỂ INSIDE BAR THƯỜNG GẶP:
Có nhiều biến thể khác nhau của mô hình này, cách chúng ta xác định mô hình này là nến bên trong được chứa hoàn toàn trong phạm vi của cây nến mẹ - điều này có nghĩa là chúng ta sử dụng phạm vi của cây nến mẹ ( bao gồm cả bóng nến) trong khi nhiều nhà giao dịch khác chỉ sử dụng thân nến.
Hình đính kèm số 6 là mô hình inside bar mà mình hay sử dụng để phân tích hành động giá trên thị trường.
Chúc các bạn thành công với cách sử dụng nến insdie bar mà mình trình bày ở trên. Mọi thắc mắc hay góp ý xin để lại ở phần comments.
Happy Trading Everyone.
Giao dịch vàng, btc hiệu quả với cấu trúc QuasimodoĐây là một ví dụ về cách dùng cấu trúc Quasimodo để giao dịch vàng, biitcoin hay ETH trong forex để đạt tỉ lệ thành công cao.
Quasimodo là một mô hình đảo chiều mạnh, nhưng không phải ai cũng có thể dùng hiệu quả.
Post này cũng chỉ là một cách để bạn có thể thử và kiểm chứng.
Chúng ta quan sát một khung thời gian lớn và nhỏ (vd 4h, m15)
Trong trường hợp bạn limit lệnh ở QM lớn (như mình), vị trí này gọi là Entry rủi ro
Điểm stop loss của lệnh limit cũng lớn (vì thường phải đặt trên đỉnh của QM lớn).
Ưu diểm của việc cài lệnh limit là chúng ta không cần thức đêm canh ETH hoặc BTC.
Và có những lệnh ở vị trí đẹp (trường hợp giá chạy nhanh, không thể vào lệnh thủ công).
Trường hợp 2,
Xác nhận ở vị trí vai phải của QM lớn (gọi là QM Level)
Việc vào lệnh với xác nhận ở QML sẽ giúp giảm rủi ro, đồng thời có mức cắt lỗ nhỏ hơn.
Nhưng cần chờ đúng thời gian để vào lệnh thủ công.
Để tăng tỉ lệ thành công khi dùng cấu trúc Quasimodo, bạn hãy chờ và quan sát cách giá phản ứng khi nó tiếp cận vai phải của Quasimodo.
Nếu xuất hiện một QM nhỏ hoặc 1 trong những cặp nến đảo chiều mạnh thì có thể vào lệnh.
Tóm lại, có cấu trúc QM nhỏ nằm trên QML của QM lớn đem lại tỉ lệ thành công rất cao.
Đón xem các bài viết khác về Quasimodo.
Nếu thấy bài viết hữu ích và hay, hãy để lại bình luận nhé!
Xem thêm các bài phân tích vàng ở dưới.
------------------------------------------
Chú ý khi tham khảo ý tưởng giao dịch vàngm btc này:
Nhận định và kế hoạch của cá nhân.
Post này không phải dự đoán giá hay gợi ý giao dịch.
Bạn cần có nhận định riêng và quản lý rủi ro tốt khi giao dịch Forex.
Đây là blog chia sẻ miễn phí các ý tưởng!
Z Concepts là phương pháp giao dịch forex và tiền điện tử mà kết hợp giữa Wyckoff, Supply & Demand , Price Action cùng với một số cách phân tích kỹ thuật hiện đại khác.
Happy Trading !
Giao dịch vàng hiệu quả hơn với Quasimodo (ví dụ)Đây là các ví dụ về các setup sell vàng hôm qua.
1. Sell Limit tại vị trí QML
2. Có cặp nến No Supply Demand (m5) xác nhận.
3. Sell ở QML nhỏ nằm tại vai phải (trong QML lớn). Có xác nhận với cặp nến Doji Supply Demand.
4. Vị trí LPSY theo cấu trúc phân phối (m15)
Nếu thấy bài viết hữu ích và hay, hãy để lại bình luận nhé!
Xem thêm các bài phân tích vàng ở dưới.
------------------------------------------
Chú ý khi tham khảo ý tưởng giao dịch vàng này:
Nhận định và kế hoạch của cá nhân.
Post này không phải dự đoán giá hay gợi ý giao dịch.
Bạn cần có nhận định riêng và quản lý rủi ro tốt khi giao dịch Forex.
Đây là blog chia sẻ miễn phí các ý tưởng!
Z Concepts là phương pháp giao dịch forex và tiền điện tử mà kết hợp giữa Wyckoff, Supply & Demand , Price Action cùng với một số cách phân tích kỹ thuật hiện đại khác.
Happy Trading !
Thị trường BITCOIN có thật sự lớn mạnh như ta tưởng?Thời gian qua đa phần người chơi coin bị dẫn dắt bởi giá của bitcoin khi nó liên tục tăng gần 70K$ nhưng đâu là sự thật?
Thứ nhất, thị trường tiền điện tử chỉ là 1 phần bé tí tẹo so với chứng khoán: 2000 tỷ $ so với 3.4T tỷ $ (đối với thị trường US)
Thứ hai, chỉ có mỗi BITCOIN, ETH là tiền điện tử có giá cao còn đa số là các coin ảo không được gọi tiền ảo
Thứ ba, sự tăng giảm của BITCOIN quá đột ngột làm cho người chơi ăn thua rất nhanh tạo tâm lý không yên tâm
Cuối cùng quan trọng nhất là đa số các chính phủ chưa có quy định cụ thể về tiền điện tử nên người chơi chưa được pháp luật bảo vệ
Chính những điều trên cho thấy thị trường tiền điện tử chả đáng là bao so với thị trường chứng khoán nhưng chính vì giá của BITCOIN quá cao so với giá chứng khoán ví vị TSLA tầm 1K$ là cho chúng ta bị dẫn dắt và chính những điều trên là cho một số người chơi nhỏ bị mất rất nhiều tiền. Với các nhà đầu tư thật sự họ chọn thị trường chứng khoán thay vì đầu tư vào thị trường tiền điện tử (ở đây ta cần phân biệt thị trường tiền điện tử và tiền ảo là 2 cái hoàn toàn khác biệt) và đa số là rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẽ. Chính vì những lý do này mà theo tôi đầu tư thị trường chứng khoán vẫn là lựa chọn tốt nhất tất nhiên nếu bạn có quan tâm coin thì có thể đầu tư chút ít cho có kinh nghiệm.
Như vậy thị trường tiền điện tử BITCOIN vẫn còn quá nhỏ bé và chưa ảnh hưởng nhiều vào dòng tiền trên thế giới như bạn nghĩ.
📚 Chính sách tiền tệ Hawkish và Dovish trong thị trường Forex 📚 Chính sách tiền tệ Hawkish và Dovish trong thị trường Forex
Mến 𝑐ℎ𝑎̀𝑜 quý anh chị và 𝑐𝑎́𝑐 𝑏𝑎̣𝑛,
Cℎ𝑎̀𝑜 𝑚𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑐𝑎́𝑐 𝑏𝑎̣𝑛 đ𝑒̂́𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 Profile Tradingview của tôi, nơi tôi chia sẻ các ý tưởng về giao dịch của mình trên thị trường, những nhận định cá nhân và các kiến thức hữu ích mà tôi đã tích luỹ được.
𝑇𝑜̂𝑖 𝑙𝑎̀ 𝐸𝑙𝑖𝑜 𝐿𝑒, hi𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑎̣𝑖 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 1 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 (a 𝑓𝑢𝑙𝑙-𝑡𝑖𝑚𝑒 𝑡𝑟𝑎𝑑𝑒𝑟), 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 1 𝑁ℎ𝑎̀ đ𝑎̂̀𝑢 𝑡𝑢̛ cá nhân (a retail Investor).
Chào các bạn traders,
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) định hướng việc tăng hoặc giảm lãi suất, điều này có tác động đáng kể đến thị trường Forex. Do đó là 1 nhà giao dịch, bạn cần dành thời gian tìm hiểu quan điểm trong việc định hướng chính sách tiền tệ đối với đồng tiền bạn giao dịch là như thế nào???? Trên cơ sở đó, bạn có thể xây dựng kế hoạch giao dịch hợp lý, để phù hợp với tầm nhìn của các nhà tạo lập (market makers), hay còn gọi là đi theo dòng tiền lớn, giúp các bạn kiếm lợi nhuận bền vững và an toàn hơn.
Các nhà hoạch định chính sách có thể tăng lãi suất để ngăn nền kinh tế phát triển quá nóng (ngăn lạm phát tăng quá cao) hoặc giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển (để ngăn giảm phát và kích thích tăng trưởng GDP).
Từ đó xây dựng nên các thuật ngữ hawkish và dovish đề cập đến các động thái của NHTW. Liệu NHTW có nhiều khả năng sẽ thắt chặt (diều hâu - hawkish) hoặc nới lỏng (bồ câu - dovish) chính sách tiền tệ hay không?
**Vậy thực tế thì hawkish và dovish là gì?**
🦅 **Hawish** (diều hâu) được sử dụng để mô tả quan điểm **chính sách tiền tệ thắt chặt**.
Các lãnh đạo NHTW có thể được gọi là Hawish (phe diều hâu) nếu họ ủng hộ về việc thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất hoặc giảm bảng cân đối của NHTW. Lập trường chính sách tiền tệ được gọi là hawish (diều hâu) nếu dự báo tăng lãi suất trong tương lai hoặc có quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát sẽ gia tăng.
**Đồng tiền có xu hướng biến động mạnh khi lãnh đạo NHTW chuyển quan điểm từ dovish sang hawkish hoặc ngược lại.**
Ví dụ như, nếu một lãnh đạo NHTW gần đây tỏ ra ủng hộ quan điểm dovish, tuyên bố rằng nền kinh tế vẫn cần kích thích và trong một bài phát biểu khác, tuyên bố rằng họ đã thấy áp lực khi lạm phát gia tăng và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bạn có thể thấy đồng tiền quốc gia này tăng giá so với các loại tiền tệ khác.
️🎖️ Một số đặc điểm có thể được sử dụng để mô tả quan điểm hawkish (chính sách tiền tệ thắt chặt) bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ
- Lạm phát ngày càng tăng
- Giảm bảng cân đối kế toán
- Thắt chặt chính sách tiền tệ
- Lãi suất tăng
🕊️ **Dovish (bồ câu)** đề cập đến động thái ngược lại. Khi NHTW nói về việc giảm lãi suất hoặc tăng nới lỏng định lượng để kích thích nền kinh tế, họ được cho thiên hướng dovish.
Nếu lãnh đạo NHTW tỏ ra bi quan về tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát sẽ giảm hoặc giảm phát và họ báo hiệu điều này cho thị trường thông qua các dự báo hoặc định hướng chính sách, khi đó được cho là phe dovish.
️🎖️ Một số đặc điểm có thể được sử dụng để mô tả quan điểm dovish (chính sách tiền tệ nới lỏng), bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế chậm
- Lạm phát giảm/giảm phát
- Tăng bảng cân đối kế toán
- Chính sách tiền tệ nới lỏng
- Giảm lãi suất
✍️ Traders cần lưu ý là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong quan điểm từ một lãnh đạo NHTW có thể gây ra những biến động lớn đối với tiền tệ của quốc gia đó. Các nhà giao dịch cần thường xuyên theo dõi các cuộc họp và biên bản của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) để phát hiện những thay đổi nhỏ trong quan điểm mà có thể đề xuất việc tăng hoặc giảm lãi suất (nếu bạn tham gia giao dịch các loại tài sản/cặp tiền có liên hệ tới đồng USD), và cố gắng tận dụng những thông tin này.
Khi lập trường chính sách tiền tệ của các NHTW di chuyển nghiêng về dovish, đồng tiền của quốc gia đó có thể giảm giá so với các loại tiền tệ khác. Nếu lập trường chính sách tiền tệ nghiêng về hawkish, đồng tiền của quốc gia đó có thể tăng giá.
Hy vọng là qua bài ý tưởng giáo dục này, các bạn sẽ hiểu hơn về Hawkish và Dovish khi theo dõi các thông tin trên thị trường về chính sách của các NHTW cho đồng tiền mà bạn giao dịch, dựa trên đó có thể cân chỉnh kế hoạch giao dịch và vị thế giao dịch phù hợp để kiếm lợi nhuận tốt từ thị trường.
💎 **Rất vui khi nhận được like và comments của các bạn nếu các bạn thấy bài viết này là bổ ích.**
🔆🔆🔆 𝗠𝗼̛̀𝗶 𝗰𝗮́𝗰 𝗯𝗮̣𝗻 𝗰𝗹𝗶𝗰𝗸 𝘁𝗵𝗲𝗼 𝗱𝗼̃𝗶 𝗽𝗿𝗼𝗳𝗶𝗹𝗲 𝗰𝘂̉𝗮 𝗺𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗲̂𝗻 𝘁𝗿𝗮𝗱𝗶𝗻𝗴𝘃𝗶𝗲𝘄 𝘃𝗮̀ đ𝗼́𝗻 𝘅𝗲𝗺 𝗰𝗮́𝗰 𝗽𝗵𝗮̂𝗻 𝘁𝗶́𝗰𝗵 𝗱𝗶𝗲̂̃𝗻 𝗯𝗶𝗲̂́𝗻 𝗰𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝗮̣̂𝘁 𝘁𝗶𝗲̂́𝗽 𝘁𝗵𝗲𝗼 𝘃𝗲̂̀ 𝘁𝗵𝗶̣ 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴. 𝗫𝗶𝗻 𝗰𝗮̉𝗺 𝗼̛𝗻 𝗰𝗮́𝗰 𝗯𝗮̣𝗻.
⚡️ Happy trading ⚡️
-------------------------------------
⭐⭐⭐ Hy vọng nhận được sự đóng góp và trao đổi của các bạn bằng việc comment vào bên dưới để nhận được nhiều ý kiến đa chiều hơn.
Khi bạn có thể trình bày được quan điểm của mình, chúng tôi tin là bạn cũng thêm phần tự tin và củng cố cho nhận định của mình.
⭐⭐⭐ Nhấn theo dõi tôi trên tradingview để được cập nhật nhiều nhận định và phân tích về GOLD, GBPxxx, EURxxx, Cryptos và Stocks.
⚡️ TOGETHER WE WORK, TOGETHER WE WIN ⚡️
Thị trường CK Việt Nam èo uột nên theo dõi thay vì đầu tư lúc nàĐây là giai đoạn của khối ngoại họ rút tiền.
Cách các nhà đầu tư vốn lớn họ làm thế này:
- Mua chứng khoán khi nó ở giai đoạn thấp sau đó mua liên tiện đẩy giá lên sau đó bán ra
- Người đầu tư nhỏ lẻ bị lôi cuốn vì lợi nhuận khi tham gia có lời nên ôm vào liên tục đến giai đoạn này thì chưa rút ra được
Giai đoạn này chứng khoán lình xình nên nhà đầu tư nhỏ lẻ nên theo dõi thay vì đầu tư. Hãy giành tiền chờ cơ hội tiếp theo.
Trên đây là lời khuyên sau khi tôi theo dõi thị trường 2 tuần nay với rất nhiều lĩnh vực.
Giao dịch bằng Bollinger Bands - Một chỉ số hữu íchNhận thấy chủ đề giao dịch bằng Bollinger Bands được nhiều sự quan tâm của các bạn, hôm nay mình lại tiếp tục tiếp tục chia sẻ một vài kỹ thuật giao dịch Bollinger Bands nữa. Có thể một số bạn đã biết rồi, nhưng một số bạn khác thì chưa biết. Trong quá trình đọc bài viết, các bạn có những thắc mắc gì thì cứ mạnh dạn comment bên dưới, hoan nghênh những câu hỏi dù là cơ bản nhất, ví dụ: bác ơi Bollinger Bands là gì ạ? hoặc em là con trai không thích màu đỏ, làm sao để vẽ Bollinger màu hồng chẳng hạn, hoặc làm sao để in hình Ngọc Trinh lên chart (cái này thì mình thua, đừng hỏi nhé 😔)...
Mình sẽ trả lời. Tuy không có thời gian nhiều để trả lời cho các bạn, nhưng mình sẽ cố gắng trả lời hết những thắc mắc.
GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG
Một trong những đặc điểm nổi trội của BBs là khi thị trường dao động hẹp lại thì hai biên của nó cũng sẽ tự động hẹp lại hình thành một cái nút cổ chai.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem hình đính kèm đầu tiên của bài viết , nút cổ chai đang hình thành, khi giá bung ra khỏi đó chắc chắn sẽ hình thành một xu hướng mới. Nhưng quan trọng là hướng nào, lên hay xuống. Tất nhiên dựa vào những kỹ thuật dưới đây, bạn có thể dễ dàng dự đoán được hướng breakout của BBs sắp sửa bung nút cổ chai.
Trước tiên ta lùi về quá khứ một chút, tại nơi chưa có cổ chai.
Ở cây nến thứ 1 có một đuôi nến bên dưới rất dài. Điều này có nghĩa là có một lực bắt đáy (lực đẩy của người mua đẩy giá lên) mạnh. Tức là giá muốn đi lên. Đây là tín hiệu thứ nhất. Bạn có thể vào lệnh BUY ngay sau khi cây số 1 đóng cửa, nhưng đó chỉ mới có 1 tín hiệu, để cẩn thận hơn, chúng ta nên chờ thêm tín hiệu mua vào khác.
Sau cây số 1, thị trường di chuyển chậm lại, hai biên dần hẹp lại hình thành một cái cổ chai. Cây nến số 2 thò đuôi xuống biên dưới nhưng lại đóng cửa ở trên biên dưới. Lại một lần nữa có một lực bắt đáy (lực mua) xuất hiện tại mức hỗ trợ mà cây số 1 tạo ra.
Nhưng tại sao giá vẫn chưa lên được? Đơn giản, vì có một lượng cung (người bán) lớn lơ lửng ở trên, những người này là những người mua ở giá cao và chờ đợi giá hồi lên một chút để cắt bớt lỗ. Một lượng cung khác là những người scalper mua tại cây nến số hai chờ lên một chút rồi chốt lời ăn nóng. Do đó, chỉ cần lên 1 chút, giá sẽ chững lại do lực chốt lệnh.
Sau một vài cây nến như vậy thì lực bán sẽ không còn nữa. Do đó, chỉ cần một lực cầu nhỏ cũng có thể đẩy giá đi lên. Đó là tín hiệu thứ hai.
Cây nến thứ 3 chính là tín hiệu xác nhận những gì chúng ta nhận định ở trên là chính xác, bây giờ thị trường chỉ toàn lực mua (cầu lớn) làm đẩy giá. Khi cây nến số 3 đóng cửa, bạn có thể vào lệnh BUY với xác suất ăn rất cao.
Đó là cách chúng ta phân tích đầy đủ một mẫu hình thắt nút cổ chai từ lúc nó chưa hình thành đến lúc nó bung ra.
BOLLINGER BANDS MÀ KẾT HỢP VỚI FIBONACCI THÌ SỨC MẠNH KINH KHỦNG NHƯ THẾ NÀO?
Món price action nói vầy cũng nhiều rồi, bây giờ chúng ta sang một món mới đó là kết hợp BBs với Fibonacci (ghi tắc Fibo cho nhanh). Xem phương pháp này làm ăn ra sao nhé.
Chúng ta sẽ cùng phân tích với hình đính kèm số 2:
Cây nến số 1 rõ ràng là một tín hiệu đảo chiều (đuôi bên dưới dài thể hiện lực bắt đáy + nến rớt ra ngoài biên dưới). Nhưng ta nên chờ một lực mua xác nhận từ cây nến số 2. Cây số hai cho ta một lực mua rõ ràng, nên sau khi nó đóng cửa, ta có thể vào lệnh BUY.
Sau cây thứ 2 thì giá đi ngang một chút ta gọi là vùng thứ 3, nhưng bạn để ý thử, giá thò xuống biên giữa 3 lần, nhưng lần nào cũng đóng cửa phía trên biên giữa. Tín hiệu này có nghĩa là gì? Nghĩa là có một tín hiệu nữa từ lực đẩy giá đi lên (người mua nhiều). Đây là tín hiệu quan trọng nhất trong những tín hiệu nãy giờ của chúng ta. Những trader thận trọng có thể BUY khi vùng số 3 kết thúc bằng một cây nến thứ 4 breakout. Tức là có 4 tín hiệu xác nhận lực mua. Như bạn đã thấy kết quả.
Giá sẽ chạy đến cây nến thứ 5 và hồi lại. Vậy chúng ta SHORT SELL luôn cây nến số 5? Không nên, không nên đánh ngược xu hướng, lực bán cũng không thể hiện mạnh mẽ. Tại đây bạn chốt lời 1 phần thì được.
Giá đi xuống và test lại tại biên giữa. Thậm chí nó còn đi xuống dưới biên giữa, nhưng một hồi cũng đi lên. Chẳng có tín hiệu gì là của lực bán mạnh, không nên SELL các bạn nhé. Nên nhớ xu hướng tăng vẫn còn đó.
Tại đây hình thành cây nến thứ 6 -một cái đáy ngắn hạn. Bây giờ thì Fibonacci sẽ giúp chúng ta.
Giá đi lên tới mức Fibonacci 100% rồi có 1 lực bán xuống mạnh mẽ. Như mình nói lúc nãy, tại vùng này có một lực cung lơ lửng chỉ chờ SELL xuống để chốt lời hoặc để cắt lệnh BUY ở cây số 5. Nhưng ngay sau đó, cây số 7 lại tăng trở lại. Tín hiệu lực mua thứ nhất.
Cây nến số 8 tăng vượt qua khỏi mức Fibo 100% cho tín hiệu lực mua thứ hai.
Xu hướng cũ vẫn tiếp diễn đó là tín hiệu hỗ trợ thứ 3. Dựa vào 3 tín hiệu này ta vào lệnh BUY thêm lần nữa.
Chúng ta kỳ vọng giá sẽ vượt qua mức 161.8%, nếu nó không vượt qua thì trend này đã yếu. Nhưng nó đã đi lên tới mức 261.8% và tiếp tục vượt qua mức đó bằng một lực tăng ở cây nến số 11.
Đó là cách chúng ta vào hai lệnh BUY với những lập luận dựa trên chuyển động của nến và BBs.
Mọi thắc mắc xin hãy để lại ở phần comments các bạn nhé. Happy Trading everyone.
Cách Tạo Các Ý Tưởng Giao Dịch Chất LượngTuần này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố giúp tạo nên và đăng các ý tưởng giao dịch chất lượng cao.
Trong khi nhiều người nghĩ rằng một ý tưởng giao dịch tốt bắt đầu và kết thúc bằng việc tìm ra một biểu đồ xác suất cao đối với một tài sản, thì các ý tưởng giao dịch *tốt nhất* thường kết hợp nhiều yếu tố - có thể bao gồm phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, hoặc một số kết hợp trong đó - thành một liên kết. Tập thói quen kết hợp tất cả các yếu tố này vào quá trình suy nghĩ của bạn có thể dẫn đến các thiết lập chất lượng cao hơn nhiều, cho dù bạn có chọn chia sẻ chúng với cộng đồng hay không.
Nào hãy bắt đầu!
Có một vài câu hỏi mà bạn nên tự hỏi bản thân khi cố gắng đưa ra những ý tưởng chất lượng cao, và chúng tóm gọn lại thành năm câu hỏi quen thuộc:
Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, và Tại sao.
Bắt đầu với "Ai".
Ai --
Ý tưởng giao dịch này dành cho ai? Khi đăng một ý tưởng, đừng cho rằng ý tưởng đó là một thứ phù hợp với tất cả mọi người. Cách rõ ràng nhất mà TradingView giúp ích trong vấn đề này là phân loại các bài đăng theo loại tài sản, vì vậy các nhà giao dịch FX chủ yếu xem xét các ý tưởng FX và các nhà đầu tư tiền điện tử không thường xuyên tiếp xúc với spreads giá hàng hóa tương lai. Tuy nhiên, có những cách tinh tế hơn, điều này cũng xảy ra. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư khác nhau thường có phong cách giao dịch khác nhau, và do đó, ngay cả trong một loại tài sản duy nhất, ý tưởng đầu tư dài hạn có thể không áp dụng cho nhà giao dịch ngắn hạn. Khi tạo ra một ý tưởng giao dịch, có thể hữu ích khi xác định cho người đọc (và chính bạn) ý tưởng này dành cho ai và nó có thể phù hợp nhất với chiến lược nào.
Cái gì --
Hầu hết các ý tưởng đều làm rất tốt việc trả lời câu hỏi này! Nó rất đơn giản: cốt lõi nhất của nó, ý tưởng này muốn làm gì? Cho dù ý tưởng đó chỉ đơn giản là bán khống thị trường chứng khoán hay xây dựng spreads Mua/ Bán tiền điện tử, hãy đảm bảo rằng ý tưởng của bạn xác định rõ ràng cốt lõi của giao dịch là gì.
Tại sao --
Đây là điểm mấu chốt của bất kỳ ý tưởng giao dịch tốt nào. Tại sao ai đó nên cam kết vốn và mạo hiểm tiền bạc theo tầm nhìn của bạn? Thông thường đối với các nhà giao dịch, đặc biệt là các nhà giao dịch mới, nghĩ rằng trả lời câu hỏi này phụ thuộc vào việc xây dựng sự hợp nhất của các mẫu giá, chỉ báo và bản vẽ biểu đồ cho đến khi chúng xếp hàng và tất cả các hệ thống đều hoạt động. Trong một số trường hợp, đây là câu trả lời hợp lý cho câu hỏi “tại sao” - đặc biệt là khi tài sản có động lực mạnh.
Tuy nhiên, đôi khi cách tiếp cận này có thể không đủ sâu. Điều gì sẽ xảy ra nếu thiết lập kỹ thuật Mua trên biểu đồ của bạn nằm trong một cổ phiếu có triển vọng kinh doanh của công ty đang xấu đi? Điều gì sẽ xảy ra nếu tam giác giảm dần mà bạn đang xem xét giao dịch xảy ra trong một thị trường tăng giá lớn hơn? Đây là nơi kết hợp nhiều lĩnh vực, cho dù đó là phân tích cơ bản hay hiểu biết kinh tế vĩ mô, có thể cải thiện chất lượng các ý tưởng giao dịch của bạn. Việc hiểu một số bối cảnh xung quanh tài sản bạn đang giao dịch có thể giúp phân loại xác suất có lợi cho bạn.
Đây là điểm mấu chốt: giá hiện tại trên bất kỳ thị trường nào đều phản ánh quan điểm đồng thuận về tương lai. Điều quan trọng là phải minh họa *lý do* rằng giá cả có thể không chính xác.
Ở đâu / Khi nào --
Điều quan trọng là phải minh họa tại sao *ngay bây giờ* là thời điểm thích hợp để thực hiện ý tưởng và đây là lúc các kỹ thuật có thể trở nên rất hữu ích. Nói chung, dữ liệu cơ bản về hầu hết các nội dung chỉ xuất hiện vài tuần một lần, nếu điều đó. Thậm chí còn lâu hơn giữa các đợt phát hành dữ liệu cơ bản cho cổ phiếu. Do đó, việc sử dụng các mẫu giá, chỉ báo, biểu đồ hình nến và các phân tích kỹ thuật khác có thể cực kỳ hữu ích trong việc xác định rủi ro, xác định mục nhập và giao dịch tổng thể hiệu quả hơn.
Đây cũng là lúc lập biểu đồ rõ ràng. Điều quan trọng là phải xác định cách định vị của nhà giao dịch, khu vực cung và cầu và các yếu tố khác (mà các kỹ thuật giúp minh họa) ảnh hưởng đến thời gian và rủi ro của ý tưởng. Ngoài ra, khi xuất bản một ý tưởng trên TradingView, biểu đồ là một trong những cách phổ biến nhất để truyền đạt thông tin này. Việc xác định rõ các mục này có thể cải thiện đáng kể chất lượng của một ý tưởng giao dịch và đảm bảo truyền đạt thông tin quan trọng một cách rõ ràng.
Vậy là bạn đã có nó - những câu hỏi quan trọng cốt lõi của bất kỳ ý tưởng giao dịch tốt nào! Chúng tôi mong muốn xem cách khung này được kết hợp vào các bài viết trong tương lai.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có những gì cần thiết để tạo ra một ý tưởng giao dịch chất lượng cao, thì hãy đăng nó dưới đây!
Ngoài ra, nếu bạn muốn gửi ý tưởng giao dịch của mình để nhóm biên tập xem xét cho phần Lựa chọn của biên tập viên, chỉ cần đăng chúng trong cuộc trò chuyện này: https: //vn.tradingview.com/chat/#QzAQgl ...
Trân trọng!
-Nhóm TradingView
Vàng có thể tăng tới 1797 ? Biểu đồ P&F phương pháp WyckoffỞ khúc hiện tại, điểm TP max theo cách tính của biểu đồ P&F khoảng 1797.5.
Chỉ dùng để tham khảo.
------------------------------------------
Chú ý:
Nhận định và kế hoạch của cá nhân.
Không phải dự đoán giá hay gợi ý giao dịch.
Bạn cần có nhận định riêng và quản lý rủi ro tốt khi giao dịch Forex.
Đây là blog chia sẻ miễn phí các ý tưởng!
Z Concepts là phương pháp giao dịch forex và tiền điện tử mà kết hợp giữa Wyckoff, Supply & Demand , Price Action cùng với một số cách phân tích kỹ thuật hiện đại khác.
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hoặc thú vị, hãy bình luận ở dưới nhé!