TRẢI & NGHIỆM NOTES 2Tập trung kiểm soát bản thân. Đừng cố gắng kiểm soát thị trường
- Thị trường không biết lắng nghe anh. Trong phần lớn các trường hợp, khi anh mong giá tăng thì nó giảm, khi anh muốn giá giảm thì nó lại tăng. Chính điều này giải thích vì sao trong thị trường số người thua luôn nhiều hơn số người thắng. Trader nhà nghề sẽ không cố gắng kiểm soát thị trường, thay vào đó họ đi kiểm soát bản thân mình. Khi diễn biến giá đi ngược với mong muốn, phán đoán lúc vào lệnh, thay vì ngoan cố ngồi ngặm nhấm vết thương đợi thị trường quay đầu theo ý mình, Trader nhà nghề sẽ đóng lệnh và quay đầu theo thị trường. Đối với họ, Market is always right! Có một điều tối quan trọng mà Trader cần phải tập trung kiểm soát đó là kỷ luật. Anh đã có một bộ quy tắc (rules) Trading cho riêng mình chưa? Nếu chưa thì hãy đi xây dựng nó trước khi anh đặt tiền vào real trade; còn nếu đã có, hãy theo nó như một cái máy. Đó gọi là kỷ luật. Đừng bao giờ phá bỏ hay đi ngược lại những quy tắc anh đã đặt ra. Jesses Livermore - ông tổ của thế giới Trading cũng thất bại mỗi khi không bám lấy quy tắc của riêng mình.
- Hàm chứa trong sự kỷ luật của người Trader còn bao gồm đặc tính kiên nhẫn, hãy kiên nhẫn trong mọi trường hợp. Khi anh chưa vào lệnh hãy kiên nhẫn đợi Market cho anh những tín hiệu đúng như anh đã lên kế hoạch từ trước. Khi anh đang ôm lệnh, nếu giá vẫn chưa dịch chuyển theo ý anh trong khi các yếu tố cơ bản khác không thay đổi thì hãy kiên nhẫn đợi chờ thêm; khi giá đã dịch chuyển theo ý anh, khi đó Market nói cho anh biết anh đã đúng, càng phải kiên nhẫn để cho profit run tới khi nào Market có tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều tiềm năng có thể xảy ra.
Kỷ Luật & Tự Kỷ: Đây là một điều đúng nhất trong tất cả những điều về Trading mà anh sẽ học được.
- Trading quả thật không có gì khó cả nếu chỉ nhìn bề mặt của vấn đề. Nhưng rất ít ai làm được. Lý do tại vì sao? Câu trả lời này nằm trong mỗi người. Mỗi người có một tư duy đặc biệt về lối nhìn đời, cách thức sinh sống. Từ đó mới tạo ra kiến thức cho mỗi cá nhân. Trading là một phản ảnh của tính tình bản thân mình trong cuộc chơi – hay mỗi cá nhân sẽ có một cách trade của riêng mình.
- Người mới trade thường chỉ chú ý vào việc mua bán, ít khi tự suy xét về hành động mua bán của mình. Đối với họ việc mua bán sẽ là quyết định của thành công trong Trading. Họ chưa biết đặt câu hỏi ngược lại. Họ chưa biết tự xét mình, tự đánh dấu hỏi về sự phân tích của mình. Họ còn suy nghĩ một chiều. Trong quá trình Trading, người Trader sẽ thu thập rất nhiều kinh nghiệm cá nhân. Mỗi kinh nghiệm đó là kết quả của một bài học đau thương hay vui mừng. Kinh nghiệm này dần dần sẽ được lưu trữ trong đầu mỗi người. Dựa vào đấy, người Trader lập ra cho mình một số luật lệ riêng biệt mà chỉ có cá nhân đó mới áp dụng chính xác được. Đem truyền cái này cho người khác họ sẽ ít thành công hơn. Những luật lệ này là những luật lệ mà từng cá nhân một phải theo cho thật sát. Nếu không thì sẽ thua rất nhanh.
- Những Traders khác như thế nào thì tui không biết, riêng cá nhân tui, tui có một số LUẬT bất di bất dịch . Và tui theo nó như một cái máy. Điều này giúp tui sống còn trong bao năm tháng của Trading. Nhưng không có gì trong đời là tuyệt đối, nhất là trong Trading. Cho nên rất nhiều khi tui bỏ mất cơ hội để thắng vì cái trade đó không có đưa ra tín hiệu mà tui muốn. Những lúc đó, nó đánh một câu hỏi lớn về phương pháp của mình. Tui có những hoài nghi về phương thức mình đã chọn. Và cũng rất nhiều lần tui bỏ nó để trade theo cái gì mình thích, trade theo cảm tính; thế rồi... kết quả cũng chẳng đi tới đâu. Dần dần thời gian qua, tui thấy chỉ những LUẬT bất di bất dịch của mình là cách thức đem lại cho tui nhiều thành công nhất.
Ý tưởng về cộng đồng
10 Công Cụ Để Lập Kế hoạch Giao dịchHôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ một vài mẹo về việc lập kế hoạch. Chúng tôi muốn làm nổi bật một số công cụ có sẵn cho bạn với tư cách là thành viên TradingView.
1. Sử dụng các công cụ Giao dịch Paper miễn phí của chúng tôi để xem cách quản lý tiền. Mở Bảng giao dịch để bắt đầu. Bạn có thể tìm thấy nút này ở cuối biểu đồ của mình. Giao dịch rất quan trọng vì bạn có thể kiểm tra và quản lý các giao dịch hoặc đầu tư của mình trong một môi trường mô phỏng. Bạn không phải mạo hiểm với bất kỳ khoản tiền thật nào.
2. Công cụ Vị thế Mua và Bán là cách bạn lập kế hoạch giao dịch trước khi mạo hiểm với bất kỳ khoản tiền thật nào. Công cụ này nằm trên thanh công cụ bên trái của biểu đồ. Chọn công cụ và sau đó lập kế hoạch giao dịch của bạn. Quan trọng hơn, hãy hình dung nó trên biểu đồ. Đặt điểm vào, điểm dừng, mục tiêu lợi nhuận và xác định mọi khía cạnh của quản lý rủi ro.
3. Ghi chú là điều cần thiết để làm việc thông qua các ý tưởng của bạn. Bạn có thể viết ghi chú trực tiếp trên biểu đồ bằng công cụ Văn bản. Ghi chú giúp bạn suy nghĩ sâu sắc hơn về quá trình giao dịch của mình và dễ dàng chia sẻ điều đó với những người khác để nhận phản hồi. Đây là một ví dụ:
4. Tìm các giao dịch phù hợp với tiêu chí và phong cách của bạn hơn là chạy theo tin tức hoặc các động thái lớn. Sử dụng các công cụ sàng lọc để tìm ra những ý tưởng hoàn hảo. Bạn có phải là một nhà giao dịch động lực? Giao dịch ngắn hạn? Nhà đầu tư dài hạn? Tất cả các cách tiếp cận này có thể được tinh chỉnh bằng các công cụ Bộ lọc của chúng tôi. Tạo bản quét tùy chỉnh cho cổ phiếu, ngoại hối và tiền điện tử.
5. Đọc phần Đào tạo để tìm hiểu về các khái niệm và chiến lược mới. Mỗi ngày, các nhà giao dịch và nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới công bố các nghiên cứu dài hạn về thị trường cho phần Đào tạo. Nó mở cửa cho tất cả mọi người và sử dụng miễn phí. Chúng tôi cũng đã bao gồm một số ví dụ bên dưới:
Cách lập biểu đồ tính toán nâng cao
Tầm quan trọng của backtesting
6. Xuất bản ý tưởng của bạn và nhận phản hồi tức thì từ mọi người. Không có cách học nào tốt hơn là học với những người khác. Để xuất bản ý tưởng, hãy nhấp vào nút Xuất bản nằm ở trên cùng bên phải biểu đồ của bạn. Điền một số thông tin cơ bản và viết mô tả kỹ lưỡng. Khi bạn đã xuất bản ý tưởng của mình, các nhà giao dịch và nhà đầu tư khác có thể nhận xét, thích và gửi phản hồi.
7. Lưu các biểu đồ và nghiên cứu của bạn để bạn không bao giờ mất công. Tổ chức là thành phần quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch giao dịch nào. Nếu bạn đang vẽ trên biểu đồ, ghi chú và phân tích giá, bạn muốn đảm bảo rằng tác phẩm của bạn được lưu và dễ tìm. Nhấp vào biểu tượng đám mây ở trên cùng bên phải của biểu đồ để lưu nó. Sử dụng menu thả xuống bên cạnh biểu tượng đám mây để đặt tên cho biểu đồ của bạn và mở các biểu đồ khác mà bạn đã lưu.
8. Mang theo biểu đồ, danh sách theo dõi và nghiên cứu của bạn ở bất cứ đâu với ứng dụng di động miễn phí của chúng tôi. Mọi thứ đồng bộ hoàn hảo từ máy tính để bàn đến thiết bị di động. Bạn chỉ cần kết nối Internet. Một mẹo hữu ích là tạo nhiều danh sách theo dõi và sắp xếp chúng theo nhu cầu của bạn. Mang theo danh sách theo dõi của bạn ở bất cứ đâu và thực hiện theo kế hoạch của bạn.
9. Sử dụng các công cụ lịch và sự kiện để theo dõi các sự kiện sắp tới. Bạn không bao giờ muốn bị bất ngờ trước một báo cáo thu nhập hoặc sự kiện kinh tế lớn. Trên thanh công cụ bên phải có nút Lịch. Bạn cũng có thể thêm Thu nhập, Cổ tức và Cổ phiếu vào biểu đồ của mình bằng cách mở Cài đặt và chọn chúng trong menu Sự kiện. Chúng sẽ xuất hiện dưới dạng biểu tượng gần cuối biểu đồ của bạn.
10. Bạn lập kế hoạch giao dịch hoặc đầu tư của mình như thế nào? Để lại bình luận trong các ý kiến. Cùng nhau, chúng ta có thể chia sẻ ý tưởng trong phần nhận xét, gặp gỡ các nhà giao dịch mới để theo dõi và xây dựng danh sách các mẹo hữu ích. Không có cách học nào tốt hơn là làm việc với những người khác. Chúng tôi hy vọng bạn thích bài viết này.
TRẢI & NGHIỆM NOTES 1Trong loạt bài Trading giải ảo tui từng nói rằng: điều quan trọng nhất của Trading là TRẢI & NGHIỆM. Vì vậy, nay tui lại tiếp tục chia sẽ với bạn những trải & nghiệm mà tui phóng tác từ ý tưởng của anh Vietcurrency. Bạn nên nhớ rằng: đối với bất cứ bài học nào trong Trading; thì cách dễ dàng là xác định trước và tránh nó, trong khi cách khó khăn là tự mình trải & nghiệm nó và thề sẽ không bao giờ tái phạm. Chọn cách nào thì tuỳ ở bạn mà thôi.
1. Trading is Storytelling…
- Câu chuyện thị trường - Storytelling xuất phát từ cái PERCEPTION - khái niệm của người trong cuộc chơi về giá trị của một vật mà họ bỏ tiền ra mua bán. Khái niệm đó có thể là đúng, và cũng có thể là sai; nhưng nó quyết định hướng đi của giá. Những sự việc như: số liệu thống kê công bố, tin tức địa chính trị, phát biểu của FED... không quan trọng bằng cái CẢM NHẬN (cái kỳ vọng) của thị trường về sự việc đó. Tổng hợp cảm nhận riêng biệt của tất cả mọi người trong Market sẽ tạo thành tâm lý thị trường chung. Chính tâm lý này sẽ quyết định hướng đi của giá trong tương lai. Trader cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa sự việc xảy ra trên Market và cảm nhận của người ta về sự việc xảy ra trên Market.
- Trong khi bản chất sự việc xảy ra trong thị trường là KHOA HỌC, HỢP LÝ thì cảm nhận của con người về sự vật, sự việc lại là CHỦ QUAN , và thường KHÔNG HỢP LÝ . Trader khi vào lệnh thường cùng với một nhận định chủ quan cá nhân về hướng đi trong tương lai. Xuất phát từ những nhận định chủ quan cá nhân này nên rất nhiều khi trong thị trường, người ta được chứng kiến sự dịch chuyển VÔ LÝ của giá.
- Rất thường thấy trong Market khi số liệu kinh tế ra tốt nhưng giá không tăng, thậm chí giảm; hay có những trường hợp số liệu ra tốt, giá tăng ban đầu nhưng nhanh chóng cover và quay đầu giảm ngược lại... tất cả các sự việc như thế đều xuất phát từ cái CẢM NHẬN của người trong cuộc mà ra. Đọc hiểu tâm tình Market là một trong những việc quan trọng nhất, đồng thời cũng là việc khó nhất đối với một Trader. Quan trọng vì nó chính là yếu tố, là động lực quyết định hướng đi của giá trong tương lai. Khó vì nó luôn thay đổi, tùy từng lúc (thời gian) và tùy từng khúc (vị trí trên Chart).
- Đối với mỗi một câu chuyện khác nhau sẽ tạo thành mỗi tâm lý khác nhau, và nhiều khi đối với những câu chuyện giống nhau lại cũng vẫn tạo thành những tâm lý khác nhau. Không có một khuôn mẫu nào chung cho việc đọc hiểu Storytelling, nó chỉ có thể được hình thành bằng kinh nghiệm cá nhân và sự lỗ lực học hỏi của người Trader.
- Vào những lúc quan trọng, chẵn hạn như là Fed announcement, G-7 meeting v.v.v.. Trước khi chúng ta có kết quả của các sự kiện này trong tay, Traders đã có một KHÁI NIỆM về kết quả đó rồi. Thí dụ như: Fed họp; trước đó, tụi nó cũng đã có một khái niệm về hướng đi của phân lời. Thậm chí tụi nó cũng cắt từng chữ trong lời tuyên bố của Fed ra để nghiền ngẫm. Sau khi nghiền ngẫm xong thì thị trường "đồng ý" trên một số chữ mà họ nghĩ là Fed luôn xài, và các chữ này tượng trưng cho chính sách của Fed. Cả một hệ thống tài chánh thế giới chỉ trade trên vài chữ này thôi. Trật một trong vài chữ đó anh sẻ có biến động. Tại vì đó là dấu hiệu Fed đang từ từ thay đỗi chính sách, và Traders thì chú nào cũng muốn đi đầu để ăn nhiều nhất. Đó là tại sao anh thấy thị trường giao động thật mạnh khi Fed "nói sai" một vài chữ trong lời bình luận của họ.
- Hay như Storytelling cuộc chiến giữa các nhà đầu tư “nghiệp dư” trên Reddit WallStreetBets, và các nhà đầu tư “chuyên nghiệp” ở những quỹ quản lý vốn đầu tư, xoay quanh cổ phiếu của chuỗi nhà bán lẻ game và máy chơi điện tử GameStop. Một Drama hiện đại, bản chất câu chuyện là các nhà đầu tư “nghiệp dư” này trading GameStop chỉ để chơi bài “ngọc đá cùng tan”, đó là khiến các quỹ đầu tư bán khống thiệt hại càng nhiều càng tốt, từ đó ép các nhà quản lý nhảy vào để có những điều lệ quản lý thị trường chứng khoán, ngăn chặn hành vi bán khống vô tội vạ của các quỹ đầu tư.
- Bạn nên nhớ rằng khi khủng hoảng tài chính năm 2008, nó đã gây ra những hậu quả quá khủng khiếp đối với những gia đình trung lưu Mẽo kiếm sống nhờ lao động chứ không phải đầu tư. Storytelling của ngày hôm nay lại là COVID-19, thì phố Wall và những nhà quản lý xứ Mẽo cứ bổn cũ mà làm => những hậu quả tương tự 2008 lại sẽ tiếp tục diễn ra nếu như những nhà đầu tư “nghiệp dư” trên Reddit WallStreetBets này không làm một điều gì đó… Những người đó không sợ lỗ, họ sẵn sàng chơi đến cùng, miễn là “những kẻ được ném cho phao cứu sinh” hơn chục năm về trước thiệt hại lớn. Họ thiệt hại bao nhiêu không quan trọng. Đó là phi logic nhưng đó chính là Storytelling Market và chúng ta phải chấp nhận.
Chúng tôi đã thêm vào hơn 100 năm lịch sử giá vàng và bạcNhóm tại TradingView cam kết xây dựng một nền tảng cung cấp cho bạn các biểu đồ, dữ liệu và hình ảnh tốt nhất để đưa ra quyết định tốt hơn. Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu cho bạn hai nguồn cấp dữ liệu mới mà chúng tôi đã mở rộng cho những người muốn xem lịch sử của vàng và bạc.
Hiện giờ, bạn có thể lập biểu đồ hơn 100 năm lịch sử giá vàng và bạc. Là hai trong số những kim loại quý lâu đời nhất và cần thiết cho sự phát triển của tiền tệ và giao dịch, chúng tôi tin rằng những năm bổ sung này sẽ là vô giá đối với những nhà kinh doanh và đam mê kim loại quý. Xem vàng hoặc bạc trong khung thời gian ngắn hạn hoặc khung thời gian dài hạn kể từ năm 1915.
Để bắt đầu, hãy nhập GOLD hoặc SILVER vào hộp tìm kiếm của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng hai liên kết mà chúng tôi đã đưa vào bên dưới để xem nhanh:
• Xem biểu đồ giá vàng trực tiếp
• Xxem biểu đồ giá bạc trực tiếp
Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích những dữ liệu mở rộng này và nếu bạn muốn chúng tôi thêm nhiều dữ liệu hơn nữa cho một mã cụ thể, vui lòng để lại trong phần nhận xét. Nhóm của chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để thêm cho bạn. Cảm ơn bạn vì đã đọc!
Cách xác định xu hướng thị trường đơn giản nhất!Khi bạn đi bơi, nếu thuận theo dòng nước thì vừa an toàn và đỡ mệt hơn rất nhiều so với cố bơi ngược dòng. Trading cũng như vậy!
Nếu bạn xác định đúng được xu thế của đồ thị lớn và chỉ giao dịch theo hướng này thì bạn đã chiếm phần lợi thế rất lớn so với các traders thích bơi ngược dòng. Việc xác định xu thế thì có rất nhiều cách, nhưng với những người mới thì cũng không phải là việc đơn giản. Chính vì vậy, mình đã có một phương pháp cực kỳ đơn giản mà đem lại hiệu quả rất cao cho mọi người đó là sử dụng mây Ichimoku và một chỉ báo nhỏ có tên: "Ichimoku Trend Direction".
Các bạn có thể sử dụng chỉ báo này tại đây: hoặc vào phần chỉ báo và gõ vào: "Ichimoku Trend Direction"
Rất đơn giản, hệ thống sự dụng mây Ichimoku với thông số mặc định để xác định xu hướng giúp bạn và bạn hoàn toàn có thể giao dịch có lợi nhuận với hệ thống cực kỳ đơn giản này!
Màu xanh thể hiện thị trường đang trong xu thế tăng và màu đỏ thể hiện thị trường đang trong xu thế giảm. Khi thị trường có màu xanh, bạn chỉ canh để MUA và ngược lại chỉ canh BÁN khi thị trường màu đỏ. Điều này sẽ giúp các bạn bơi theo dòng chảy của thị trường và hạn chế những thua lỗ do đi ngược xu hướng. Khi thị trường không có màu xanh hoặc đỏ tức là đang không có xu thế, chúng ta đơn giản là đứng ngoài!
Chúc các bạn giao dịch tốt!
Tony
* 5 ĐIỀU QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA MỘT TRADER:
1. Quản trị cảm xúc
2. Quản lý rủi ro
3. Kế hoạch giao dịch
4. Kỷ luật tuyệt đối
5. Làm chủ xác suất
Trading Giải Ảo - Ending 7. Tôi có thể học hỏi từ Nicola Darvas, vừa làm nghề chính (múa bale) vừa trade mà tạo thành sự nghiệp Trading như thế?
- Hoàn toàn được nếu anh có đủ Ý CHÍ.
- Tuy nhiên; một điều mà tui thường khuyên mọi người về các “danh nhân” trong Trading. Đó là anh không bao giờ làm được giống y chang họ . Cho dù người đó là Buffett, Soros,… hay là Darvas đi nữa. Mỗi người có một tư duy đặc biệt về lối nhìn đời, cách thức sinh sống. Từ đó mới tạo ra kiến thức cho mỗi cá nhân. Từ kiến thức đó anh mới xài nó mà kiếm tiền nuôi bản thân. Soros, Buffett… hay Darvas là những con người có kiến thức khác anh, sống ở một xã hội khác anh... Và họ làm giàu trong một thời điểm khác anh. Mỗi thời mỗi khác . Bắt chước họ chưa hẳn là một phương cách thành công. Trên đời này bao nhiêu người đã sùng tín Buffett, hành động theo Buffett theo Soros, mua sách của Buffett/Soros về đọc, để rồi trở thành một Buffett/Soros thứ 2? Hay chỉ bằng 1/1.000.000 của Buffett/Soros? Trả lời một cách khẳng định là: CHƯA. Darvas cũng thế. Không có người thứ hai.
- Thế thì tại sao anh lại cần họ? Vì chúng ta cần học những TRẢI & NGHIỆM từ họ. Đó là thứ duy nhất họ chia sẽ mà chúng ta nên HỌC. Trading rất là Personal. Tại vì sao? Vì nó xuất phát từ kiến thức mà ra. Từ kiến thức đưa đến lập luận; từ lập luận đưa đến hành động. Hành động sẽ có đúng sai. Kiến thức sẽ giúp ta mài dũi hành động cho đến khi trở thành Trader nhà nghề.
- Trading là thế đấy. Khi kiến thức anh chưa bằng thần tượng của mình thì làm sao mình có thể bắt chước được họ? Một trong những lỗi lầm của những người mới bước vào Trading là kiếm một "bóng cây" để dựa. Nhưng từ từ họ sẽ nhận thức được rằng bóng cây kia chỉ là ảo. Tại sao là ảo? Tại vì mỗi thời điểm của Market là khác nhau. Thời Buffett tạo danh (khoảng 70's) Market rất là Inefficient. Thời Soros đánh gục BOE, Currency Market chỉ cho Big Dogs chơi với nhau. Computer Trading, well chính xác hơn là Alogrithm Trading chưa có. Bây giờ một Hegde Fund bé tí; với số vốn chừng 10 triệu Biden là được trang bị đến tận răng về Alogrithm. Tụi nó Scalp hết Financial Markets từ Đông sang Tây từng giây một. Đây là lớp trẻ lớn lên với PlayStation, với Xbox, với Internet. Soros làm sao chơi lại.
- Cách đây không lâu trên tờ báo Business Week, một tờ báo uy tín hàng đầu trong làng báo đầu tư ở Mỹ, có đăng một bài nhận định về Soros với đám "nhóc" này. Bài báo đó kết luận rằng: nếu Soros bây giờ đi dựng sự nghiệp với tụi nhóc này thì bị nó xé xác liền. Chứ chả chơi. Dụng ý bài báo đó nói lên mức độ cạnh trang trong thế giới Trading từ Âu sang Á, và Soros sẽ không còn chỗ đứng khi cạnh trang với một thế hệ Traders lớn lên giữa Computer và PlayStation.
- Sau hết là thế này. Trading là một NGHỆ THUẬT . Tại sao gọi nó là NGHỆ THUẬT? Vì Trading là Mind Game, là NGƯỜI đấu với NGƯỜI. Máy móc CHỈ LÀ công cụ hỗ trợ mà thôi. Trading không thể nào Automate đến mức MÁY trade với NGƯỜI như ván cờ của IBM với Garry Kimovich Kasparov. Nếu làm được thế; thì đám Big tech như Google, Microsoft, Apple… thừa tiền, Coder, siêu máy tính lượng tử… hơn bọn J. P. Morgan, Blackstone, Vanguard… rất rất nhiều; vậy thì tại sao dám đó không đi Trading make money???
- Cho nên trừ khi người Trader đó là một thiên tài thì họ mới trội lên đến mức Soros và Buffett. Tại vì chỉ có người có NGHỆ SĨ mới đạt đến cảnh giới của Soros, của Buffett. Anh nào không tin thì xem thử con của Soros hay Buffett thử đi. Mấy chú đó cũng thường thôi. Thiên tài không phải là Genetics. Nó không pass từ cha xuống con. Nó dừng lại sau một thế hệ mà thôi. Các anh biết Michael Jordan không? Thiên tài của Basketball đấy. Bây giờ có anh nào dám cá rằng con của Jordan sẽ giống cha nó, hay là 1/2 của cha nó không? Không ai dám cá đâu. Vì cái tài của Mike không bao giờ truyền lại được cho con.
- Tui hoàn toàn không có ý chê bai gì Alogrithm Trading cả, vì tui có một đàn anh kiếm được tiền rất nhiều từ Alogrithm Trading; nhưng để đạt được trình như anh ấy thì rất rất khó … tui đơn giản chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Trading là Mind Game, là NGƯỜI đấu với NGƯỜI. Máy móc CHỈ LÀ công cụ hỗ trợ mà thôi.
8. Sách Trading thì rất nhiều nhưng tại sao Trader vẫn cứ thua lỗ? Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
- Ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới; sách vở, tài liệu, video, học liệu, công cụ hỗ trợ… tui tạm gọi chung là SÁCH thì rất rất nhiều. Nhưng tại sao các Trader vẫn cứ thua lỗ. Không lẽ, sách ấy không giúp được gì, chúng đều vô dụng? Không lẽ những gì người ta viết ra đều là thứ vô bổ? Họ giấu nghề chăng? Tui tin chắc bên cạnh một số anh còn loay hoay trong đống sách kia, thì đã có những người đọc sách, hiểu sách và thành công nhờ sách rồi . Nhiều sách chưa chắc đã là hay, nhiều khi lại là dở, cực dở bởi những lẽ sau:
• Sách quá nhiều dễ khiến cho Trader trở nên lạc lối. Anh bước vào thị trường, cần một phương pháp chuẩn mực, ai cũng muốn vậy. Thế nên mới phải cần đến sách. Khi anh tìm thì nào là MA, RSI, MACD, Ichimoku, Elliott,… đủ thứ phương pháp đông tây kim cổ. Vấn đề là anh sẽ học cái gì ? Thói đời là các GÀ sẽ ngâm cứu hết.
• Đọc sách dễ làm cho GÀ ảo tưởng là mình đã thành công. Vì qua góc nhìn của tác giả mọi chuyện đều rất dễ dàng, các ví dụ được đề cập đều rất rõ ràng, phương pháp đọc xong nghe rất đơn giản. Cầm cuốn sách trong tay như cầm quyển Quỳ Hoa Bảo Điển có thể thống nhất thiên hạ. Nhưng thực thì thị trường thiên biến vạn hóa, hầu hết GÀ đọc sách và làm theo y chang sách thì vỡ mộng cả.
• Chỉ đọc sách thôi thì chưa đủ. Vì chỉ đọc sách mà có thể giao dịch tốt thì có lẽ bán sách là công việc kiếm nhiều tiền nhất thế gian. GÀ đã quên hai chữ TRẢI & NGHIỆM . Mà rõ ràng là TRẢI & NGHIỆM rất khó khi phương pháp nào GÀ cũng Ngâm để cứu tài khoản.
Vậy thì giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Đơn giản là anh phải chấp nhận một điều: quyển sách nào cũng hay cả, nó chứa đựng trí tuệ của những người đi trước, nhưng... những trí tuệ đó chỉ phù hợp với tác giả chứ chưa chắc phù hợp với mình.
- Thí dụ: Tui hợp với Parabolic SAR chẳng hạn, tui chỉ tìm sách PSAR mà đọc, cho dù được đích thân ông John Bollinger tặng cho tui cuốn Bollinger on Bollinger Bands của ổng, ổng nói hay lắm, bán chạy lắm – Best seller luôn mà, tui chỉ cần đọc hết là tăng level ngay, nhiều người mua sách của ổng cũng nói trade theo lời lắm. Nhưng KHÔNG ; chỉ khi nào tui luyện tốt PSAR tui mới chuyển qua sách của John. Đó là cách mà tui tư duy về sách. Tui luôn khuyên mọi người nên đọc cuốn “Tôi Tự Học” của Thu Giang Nguyễn Duy Cần để có cái nhìn bao quát hơn.
9. Con đường Trading thật chông gai, vậy thì nó có phù hợp với Tôi?
Thay vì ngồi suy nghĩ đến mức độ khó khăn của nó, tại sao anh không ngồi nghĩ ra cách thức chinh phục nó? Cái gì khó mà mình chịu tìm tòi học hỏi thì luôn luôn là người đi đầu thiên hạ. Đừng ngồi đó thấy cái khó rồi nản.
- Trong số những người đã THUA vì Trading. Bao nhiêu anh thật sự ngồi học Trading cho ĐÚNG? Câu trả lời là RẤT ÍT . Cứ mở Account , Max up the leverage , bỏ tiền thật ít vào rồi trade rầm rầm. Anh nên nhớ rằng Trading là một mắt xích CUỐI CÙNG của một chuỗi dây xích phân tích & nghiên cứu. Chứ không phải là đêm đêm thì ngủ cho thẳng cẳng. Sáng mở mắt dậy bật computer lên, đọc sơ qua tí news, mở Chart lên, kiếm cái Indicators nào thích nhất, xong rồi nhìn trước sau,… rồi nhảy vào trade. Thắng thì mừng. Thua thì oh well...hôm sau làm lại. Nếu thua hoài thì châm $ vô chơi tiếp. Trading giống như chơi GAMES thui.
- Còn cái hình ảnh anh đi du lịch khắp thế giới cùng với cái laptop trên du thuyền, ôm gái, ngắm trăng, đợi Signal từ cái System nào đó để anh có thể ung dung ra vào; hay dạo gần đây là các chiên da tiktok khoe xe, khoe tiền … ... ... Oh, what a dream ! Cuộc đời ta không bị giam cầm ở 4 bức tường văn phòng và bị cấp trên sai khiến nữa => Ultimate Freedom in life like a bird fly high in the open sky !!!… thì cái đó chỉ trong MƠ, trong trí tưởng tượng của mấy gã bán System quảng cáo thui anh ui.
- Đời làm gì có chuyện đó, huống chi Trading. Tui nói thật đấy. Không dọa anh làm gì đâu. Anh trade for living đi rồi sẽ biết áp lực nó ra sao. Hình ảnh “Ultimate Freedom” là một hình ảnh quảng cáo, chỉ có trong phim và trí tưởng tượng của những kẻ chưa bao giờ biết Trading là gì.
- Tóm lại, hãy thôi ảo mộng về Trading và xem nó là một Nghề như bao Nghề; tức là có hỉ, nộ, ái, ố,… Nhưng xin hãy nhớ rằng: nhứt nghệ Tinh thì nhứt thân Vinh, chỉ cần anh gieo Nhân lành thì chắc chắn sẽ gặt Quả ngọt .
Tui xin kết thúc chuỗi Giải Ảo tại đây ! Chúc các bạn THÀNH CÔNG.
Trading Giải Ảo - Phần 2Cuối tuần rãnh rỗi nên tiếp tục ...
4. Trading có phải là cờ bạc?
- Muốn trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn thì trước tiên anh phải hiểu người đặt câu hỏi này thường là những ai???. Đó thường là GÀ - những Trader nghiệp dư và thiếu sự chuẩn bị hay những người mới vào Nghề hoặc vào Nghề đã lâu nhưng không chịu HỌC . Vậy thì GÀ lúc mới Trading lúc nào cũng nghĩ đến tiền LỜI, mà ít bao giờ nghĩ đến tiền THUA. Họ thường ăn nhiều lúc đầu vì họ LIỀU hơn anh. Vì họ chưa trãi nghiệm sống gió của thị trường nên có những tình huống mà Trader nhà Nghề sẽ không bao giờ đi tiền nhưng GÀ thì vô tư. Liều là một trò chơi của cờ bạc . Trading thì khác; Trading là mua bán khi có một cái gì đáng tin. Anh đi đánh bài, anh LUÔN PHẢI đặt tiền trước rồi thì người ta mới chia bài, đúng không? Không có sòng bài nào cho anh coi bài rồi mới kêu anh đi tiền. Đó tạm gọi là 50-50. Trong Trading, tuy anh không đoán được tương lai và nó cũng giống cờ bạc ở điểm này, nhưng Market cho anh thấy bài rồi anh mới đặt tiền. “Thấy bài rồi” là nghĩa gì? Là có nghĩa anh đã thấy SIGNAL RỒI anh mới đi tiền. Khi thấy SIGNAL rồi thì cuộc chơi không còn 50-50 nữa. Trading và cờ bạc khác nhau chỉ bao nhiêu đó thôi.
- Anh nên nhớ rằng khi anh vào sòng bạc thì sát xuất thắng của nhà cái luôn luôn lớn hơn 50% ... Do đó anh sẽ thua về dài hạn. Nếu anh coi Trading như một công việc kinh doanh kiếm tiền đích thực, và tuân thủ nghiêm ngặt kỹ luật đã đề ra thì Trading không phải là cờ bạc.
5. Trading thành công cũng giống như giải mã được một kho báu vô cùng to lớn phải không?
- Cái problem (vấn đề) chính của người chưa sống bằng Nghề Trading là đây: TRADING là một kho tàng khủng khiếp!!! NO (KHÔNG)... Currencies hay Stock, hay bất cứ Ngành, Nghề kinh doanh nào cũng là một kho tàng khủng khiếp cả, nếu anh thắng to trong đó. Tiền nơi nào cũng thế. Vấn đề là biết cách lấy ra, nhưng không bị lấy lại. Ai cũng biết Soros thành danh vì đâu. Nhưng mấy ai biết con số % mà Soros đem về hàng năm? Quantum fund của Soros thành lập từ năm 1969 đến nay. Theo thống kê thì mỗi năm Soros đem về khoảng 15-30% thôi. Mà cứ thế làm hoài.
- Tui có nhiều người hăm hở điện thoại đến, đòi mở account để trade cho họ. Nhưng khi nghe con số 15-30% thì họ cảm thấy “khiêm nhường” quá. Họ lý luận cũng giống một số người trên Net (VN lẫn Ngoại Quốc), Trading là kho vàng vô tận. Nhảy vào đó là INSTANT RICH (giàu có ngay lập tức). Kiếm 100% là trade dở. Vì mức độ leverage (đòn bẩy) của Trading nên 300-500% (lợi nhuận mỗi năm) mới tạm chấp nhận được. 😊 Số người này sau khi TRADE THỬ một năm thôi. Con số % lời phải tính bằng ÂM (negative), chứ không phải là DƯƠNG đâu á. Đó là chưa tính số tiền phải châm vào account liên tục đấy.
- Cái chìa khóa thành công trong Trading không phải là TRADING TECHNIQUE (kỹ thuật Trading). Cái đó là hiển nhiên phải có rồi, mà là rất nhiều yếu tố khác nhau. Khởi đầu là sự mong muốn lời lỗ của từng người. Sau đó là cái Method (phương pháp luận) để làm ra một System (hệ thống giao dịch ) phù hợp. Phải hiểu bản tính của từng cặp tiền mình trade, những ngành nghề mà mình đầu tư... Con người anh có sự khác biệt với nhau là chỉ tay và Currencies, Stocks,… cũng thế. Biết được bản tính của nó thì mới design (thiết kế) được một system (hệ thống giao dịch) phù hợp với nó. Và cuối cùng là Follow system with Discipline (tuân thủ hệ thống giao dịch với kỷ luật thép).
- Tìm được chìa khóa Trading là sẽ đạt đến được sự tự do tài chính. Có người nói, để thành công trong Trading anh nên có một hệ thống tốt, anh tin hệ thống đó và trade thành công ít nhất 6 tháng; với lợi nhuận từ 1-3%/ tháng là tạm ổn. Còn tui nghĩ trong bất cứ lĩnh vực gì cũng có bí quyết và người ta phải bỏ rất nhiều công sức, tiền của và trí não để tìm ra nó. Đường xa vạn dặm phía trước còn nhiều chông gai nhưng ta vẫn vững bước đi tới.
6. Trading coi trọng điều gì?
- Trading coi trọng TRẢI & NGHIỆM , anh có bao giờ tự hỏi: “Tại sao trong Trading hiếm khi thấy thần đồng?”. Thần đồng toán học thấy khá nhiều, thần đồng tin học cũng không ít,... Tuy nhiên, thần đồng Trading thì hầu như không nghe nói. Đến ngay như John Arnold được coi là trẻ nhất mà cũng phải qua 30 tuổi mới có danh tiếng. Còn các huyền thoại như Warren Buffett, Irving Kahn, George Soros, … cũng phải Trading hơn 30-40 năm rồi mới thành danh, nói gì đến người thường như anh và tui.
- Một cậu bé 8 tuổi có thể ung dung ngồi giải một bài toán khó trong vài phút, có thể nhàn nhã viết hàng trăm đoạn code trong vài giờ,… nhưng có khi lại hoảng loạn vì bị bố mẹ cắt tiền ăn bánh chứ chưa nói là mất hàng triệu $ trên thị trường. Đụng đến cơm áo gạo tiền thì đừng nói thằng nhóc 8 tuổi đến ông già 80 tuổi cũng có thể hoảng lên nữa là. Tóm lại, điều quan trọng nhất của Trading là Trải & Nghiệm bởi lẽ:
• Không có TRẢI & NGHIỆM thì sẽ không thể bình tĩnh vì sự bình tĩnh này không thể mới sinh ra vài năm mà có.
• Không có TRẢI & NGHIỆM thì sẽ không thể kỹ luật vì sự kỹ luật này phải trải qua bao tháng năm trui rèn mà có.
• Không có TRẢI & NGHIỆM thì sẽ không thể kiên nhẫn vì sự kiên nhẫn này phải trải qua bao sóng gió thị trường mà có.
Fear & Greed -Thị trường nào cũng thế, tất cả điều do con người làm ra. Và con người thì ai cũng giống nhau trên phương diện tình cảm, cho dù họ có khác màu da hay tiếng nói. Thị trường phần lớn được chi phối bởi hai lực: Fear & Greed . Trong chúng ta, ai cũng có hai lực này trì kéo. Khi sợ vì đã thua, người ta sẽ không dám mua cho dù đó là một cơ hội rất tốt để mua. Khi tham thì không ai muốn bán cho dù trong thâm tâm của họ, với kinh nghiệm đời chồng chất, dạy cho họ rằng đây là một cơ hội tốt để chạy, nhưng người ta sẽ không chạy vào thời điểm đó . Tất cả chỉ vì cái Sợ & Tham. Thành ra, khi nhìn thị trường dưới con mắt đó thì cho dù anh là Mỹ hay Tàu… gì đi nữa tất cả đều nằm trong cơn lốc xoáy của chữ Sợ & Tham mà thôi.
- FEAR là Sợ hãi: Khi giá xuống quá nhanh, hoặc là bị cắt lỗ bởi margin call, cháy tài khoản, hoặc là phải tự cắt lỗ vì không thể ôm thêm được nữa... Lúc này hành vi của thị trường khá dễ đoán, giống như khi cháy nhà, ai cũng sẽ tìm đường thoát thân,… lúc đó bán tháo mọi tài sản, không cần biết giá trị thực như thế nào. Con người là động vật có cảm xúc nên khi đang ôm trạng thái lỗ, anh sẽ trải qua cảm giác căng thẳng tinh thần, ai cũng sẽ có ngưỡng chịu đựng của riêng mình, tới một thời điểm, khi mà sự đau khổ là quá sức chịu đựng, lúc đó anh sẽ tìm mọi cách để làm sao cho nỗi khổ không còn nữa… kết quả là chấp nhận thất bại và bán ra cắt lỗ, thói đời là sau thời điểm đó thì giá lại dừng lại, tạo đáy và tăng trở lại, ai đã từng trải qua cảm giác cắt lỗ đúng đáy chắc sẽ hiểu rất rõ cảm giác này.
- GREED là Tham lam: là động lực rất lớn, vào nhiều thời điểm nó là động lực DUY NHẤT làm thị trường chạy. Khi thị trường ở điểm cao trào của cảm xúc, phân tích cơ bản có thể không còn bất kỳ nghĩa lý gì. Có thể, tin ra là tín hiệu ban đầu làm cho giá đi lên, nhưng sau đó, khi Trader nhảy vào Buy, quét một loạt cắt lỗ của phe Short, làm giá tăng tiếp nữa, sau đó giá tạo ra hiệu ứng vòng lặp, tại thời điểm đó, Trader không còn vào lệnh dựa trên TIN TỨC nữa, mà dựa trên GIÁ, ta vào mua vì ta thấy giá lên nhanh và mạnh quá, chứ không phải vì tin ra tốt hay xấu. Khi ta thấy giá tăng mạnh và ta không kịp vào, tâm lý FOMO sẽ ảnh hưởng tới khả năng đánh giá của ta, ta sợ bị bỏ lỡ cơ hội tốt, ta sẽ phải vào bằng mọi giá, dù lúc đó giá đã quá cao. Tâm lý sợ bỏ lỡ sẽ làm ta chấp nhận rủi ro quá cao. Và thường là sau khi cả thị trường lao vào thì cũng là lúc giá tạo đỉnh và sập.
-Đối với Fear & Greed thì anh không bao giờ bỏ nó đi được vì nó đã được quy định trong gen qua hàng ngàn năm tiến hoá của loài người, chỉ ráng kiềm nó thôi. Mà muốn được như thế anh phải tự biết mình. Anh phải tự học về những cái thua và thắng của mình. Học đến lúc anh sẽ phân biệt được tại sao anh thắng và tại sao anh thua?
-Trong Trading có nhiều việc ngoài tầm kiếm soát của anh, nhưng những gì anh làm được thì nên làm. Việc đầu tiên của Trading là viết nhật ký giao dịch. Anh viết về lối phân tích của anh TRƯỚC & SAU khi anh mua bán. Anh cứ làm như thế mỗi lần mua bán. Dần dần anh sẽ thấy được cái hay và cái dở của chính mình. Anh sẽ thấy anh “Fear - nhát” đến đâu, và anh cũng sẽ thấy anh “Greed - dở” đến đâu. Anh trade lâu thì anh sẽ thấy rỏ cái tánh của mình thêm. Khi thấy được cái Fear & Greed của mình thì lúc đó anh mới tiến được. Đến một lúc nào đó khi nhìn Chart Formation (mô hình trên biểu đồ) là anh nhớ đến lỗi xưa. Khi thấy được cái này thì cái thua sẽ giảm dần đi, và từ từ anh sẽ gở lại số tiền đã thua. Trading là thế đó. Chứ không phải ai có phép tắc gì để thấy được tương lai.
-Trading thật ra là một mind game. Mind game là vì người chơi với người. Người với người thì làm sao anh đoán được, đúng hông? Anh có bao giờ yêu chưa? Có nghe câu thơ “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn” hông? Đó cũng là a mind game. Trading cũng thế. Trong tình yêu thì có Thương & Hận; trong Trading thì có Fear & Greed . Và anh sẽ bị hai cực điểm này trì kéo cho đến khi anh hiểu mình để không bị chi phối nữa. Thì lúc đó sát xuất thắng của anh sẽ cao hơn hiện tại.
-Nếu như nói không ngoa thì Fear & Greed có thể tượng trưng cho hai cực của thị trường; đó là Đáy-Bottom và Đỉnh-Top . Người ta mua ở Đỉnh đó chính là do Lòng tham, còn khi chúng ta bán ở Đáy là do Nỗi sợ.
- Lòng tham xuất phát từ những người ban đầu lưỡng lự, khi thấy giá tăng dần lên và họ bắt đầu tham gia. Giá càng tăng thì số người tham gia càng đông, và mọi người phải mua với giá cao hơn trước. Lúc này sự hưng phấn khi kiếm lời dễ dàng đã làm người ta mất cảnh giác. Những người mua sau cùng, lúc này chỉ mua bằng cảm tính hơn là lý trí. Họ sẵn sàng chấp nhận mọi giá cả mà người bán đưa ra và đôi lúc giá họ mua cao hơn GIÁ TRỊ. Thế là cuộc vui bắt đầu kết thúc trong đau thương.
-Nỗi sợ cũng diễn ra với cùng một diễn biến tâm lý như trên, nhưng theo chiều ngược lại. Cho đến lúc người ta mất hết sự kiên nhẫn. Nỗi đau mất tiền ngự trị. Lúc này người bắt đầu bán với giá thấp hơn GIÁ TRỊ.
-Trong trading, rất nhiều người đã cố công tìm Đáy-Bottom và Đỉnh-Top cũng là hai cực của Fear & Greed, chúng thường xuất hiện vào những lúc anh không ngờ nhất, và chỉ SAU KHI xuất hiện rồi thì anh mới biết đó là Đáy hay Đỉnh. Từ lúc thị trường tài chánh được trao đổi mua bán đến nay cũng ít gì hơn 100 năm. Trong khoảng thời gian dài hơn một thế kỹ này đã có không biết bao nhiêu nhân tài bỏ công, bỏ sức ra đi tìm hai cực này. Tất cả đều là vô vọng. Hai điểm đó đại diện cho hai thái cực tận cùng của LÒNG THAM và NỖI SỢ trong Market. Anh có thể may mắn kiếm được nó một vài lần trong cuộc đời Trading của mình, nhưng đừng nghĩ là anh có thể sống trong thị trường bằng cách đi kiếm hai điểm này, tuyệt nhiên không có cách nào để anh lặp lại may mắn đó thêm nữa.
- Không ai có thể bắt đáy và đỉnh của biểu đồ giá. Đỉnh và đáy chỉ xuất hiện khi giá đi qua chúng. Khi đi qua đáy mới biết đó là đáy, khi đi qua đỉnh mới biết đó là đỉnh. Anh chỉ cần biết vùng đỉnh đã hình thành, vùng đáy đã xuất hiện. Trong dài hạn, anh không cần mua đáy bán đỉnh mà chỉ cần khúc giữa là Đủ giàu rồi . Và cứ làm Được vậy Hoài thì trên đời không ai giàu bằng mình, chứ đừng mong "mua tận gốc bán tận ngọn". Trên thị trường không có mấy ai làm được việc đó. Thành ra mình nên chấp nhận với một số tiền lời nào đó, và như thế là hạnh phúc rồi.
P/S: Phóng tác theo anh Vietcurrency.
Trading Giải Ảo !"Khi bắt đầu bất cứ điều gì mới mẻ, tui tin chắc rằng ai cũng sẽ có những bỡ ngỡ lúc ban đầu. Góc nhìn về thế giới tài chính của chúng ta phần đa là tươi đẹp; bởi vì bạn chả bao giờ thấy một nhân viên ngân hàng nào lắm lem bùn đất kiểu bác nông dân hay một môi giới chứng khoán nào dính dầu mỡ trên bộ đồng phục của mình như người thợ cơ khí… Vì đó là điều mà ngành tài chính muốn chúng ta PHẢI thấy. Tui chỉ xin phóng tác lại những kinh nghiệm của anh Vietcurrency ở phần GIẢI ẢO này để các bạn có thêm một góc nhìn khác về TRADING. "
1. Cái gọi là TRADING?
- Theo tui; Trading đơn giản chỉ là việc mua & bán một VẬT (một khái niệm, một quyền sở hữu,… ) trong khoản thời gian nhứt định.
2. Để có thể kiếm sống được với Nghề Trading thì cần số vốn tối thiểu là bao nhiêu? Liệu người ta có thể sống chỉ từ nguồn thu nhập Trading? Có bao nhiêu Trader trên thế giới này sống được với Nghề Trading như vậy? Nghe nói chỉ 5% phải không?
- Tui chỉ có thể trả lời câu hỏi này đối với Currencies, sở trường của tui, còn Bonds, Stocks, Commodities… thì dành cho những chuyên gia khác. Có người nói là cần phải có 50.000$ trở lên (tại thời điểm năm 2007) mới có thể kiếm tiền sống trong Currencies (Trading for living). Theo tui thì cái này tùy mỗi người (quan điểm của tui là không dùng đòn bẩy để Trading nhé) và hoàn cảnh xã hội. Ở Mỹ này thì 50.000$ để trade và kiếm sống thì khó lắm, vì chi phí hàng tháng rất nhiều. Ở VN thì có thể được.
- Chúng ta chỉ có thể đưa ra kỳ vọng về lợi nhuận khi đã trade đã đủ lâu, ví dụ vài năm, và tính bình quân ra. Trading nó dựa vào cá nhân, vì vậy hỏi tỷ lệ kỳ vọng về lợi nhuận của người khác, rồi đem áp cho mình thường chẳng có ý nghĩa gì cả. Các quỹ lớn trên thế giới họ kiếm tầm 15 - 30% một năm. Cuộc thi Currencies nổi tiếng tên World Cup Championship thì tầm 100 - 150% một năm.
- Điều này có nghĩa dù chúng ta dẫu có trade được tỷ lệ 150% một năm như những người đứng đầu cuộc thi World Cup Championship thì cũng khó mà giàu nếu vốn không lớn. Giả dụ anh bỏ vào 50.000$ để trade và kiếm được 150% tức là lời được 75.000$, chia ra bình quân 12 tháng thì mỗi tháng có 6.250$ thu nhập – chưa trừ đi tiền Thuế phải nộp cho chính phủ Mỹ nhé, mức này nếu ở Mỹ chỉ là đủ ăn. Mà trade được vậy thì phải SIÊU GIỎI, anh có nghĩ mình làm được như vậy không ??? . Câu chuyện kiếm lời bao nhiêu nên chuyển thành tuân thủ kỷ luật đến đâu, quản lý vốn ra sao, quản lý rủi ro chặt chẽ thế nào. Còn nếu muốn giàu rất nhanh bằng Trading thì tốt nhất là đẩy rủi ro lên thật cao kiểu như dùng đòn bẩy 1:100, 1:300, 1:500, … rồi đánh All in tài khoản, nếu may mắn trúng vài cú liên tục thì sẽ nhân 69 lần tài khoản không khó đâu. Nhưng như thế thì chẳng gọi là Trading nữa mà là CỜ BẠC - Las Vegas hợp với anh hơn.
- Con số 5% này, tui không biết ai đã thống kê nhưng theo quan điểm của tui thì 5% là những người giàu sụ vì Trading. Con số đó quả là hiếm. Nhưng nếu Trader chỉ có một kỳ vọng về lợi nhuận bình thường khoản 15-30% như các Ngành, Nghề kinh doanh bình thường thì con số % Trader sống được bằng Nghề Trading chắc chắn là hơn 20%. Tui xin nhấn mạnh điểm này nhé. Đó là nếu anh muốn có lợi nhuận khoản từ 15-30% một năm thì không khó. Trading giống như việc anh làm chủ một doanh nghiệp thôi và trong kinh doanh, tỉ lệ thất bại của các doanh nghiệp cũng cao như tỉ lệ thất bại của các Trader - Trading is Business.
3. Mất bao lâu để học trở thành một Trader nhà Nghề?
- Theo tui định nghĩa về một Trader nhà Nghề là anh phải có thu nhập từ Trading ĐỦ lo cho gia đình anh sống tốt và có thể giúp những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống này. Trading là một Nghề mang yếu tố cá nhân rất cao và để trả lời cho câu hỏi này thì còn tuỳ vào anh là ai, hoàn cảnh cuộc đời như thế nào, nền tảng giáo dục ra sao… Nhanh thì 5 năm, còn chậm chạp như tui thì phải hơn chục năm trường… Tuy nhiên, tui xin được nêu ra các giai đoạn mà bất kỳ Trader nào cũng phải trải qua:
• Giai đoạn 1: Ngây thơ vô số tội - Chắc chắn thua lỗ
• Giai đoạn 2: Giao dịch trong sợ hãi - Ý thức được tình trạng “thiểu năng” của mình trong Trading
• Giai đoạn 3: Tìm chén thánh - Cho đến chết hoặc dừng cuộc chơi
• Giai đoạn 4: Học cách để không Thua lỗ
• Giai đoạn 5: Lợi nhuận Bền Vững - Năng lực vô thức
• Giai đoạn 6: Trả ơn Đời!
Tại phần giải ảo này thì tui nghĩ ghi ra thế này là đủ. Tui sẽ giải thích kỹ hơn ở phần sau.
Cách sử dụng Session Volume HD để nghiên cứu giá và khối lượngSession Volume HD được tạo ra để bổ sung một mức độ chi tiết và chính xác mới để nghiên cứu giá và khối lượng cho mỗi phiên giao dịch. Session Volume HD tự động điều chỉnh để hiển thị cho bạn nhiều dữ liệu hơn khi bạn phóng to và thu nhỏ biểu đồ.
Hãy coi Session Volume HD giống như một kính lúp để nghiên cứu khối lượng và giá cả. Mức giá nào đang thu hút khối lượng giao dịch nhiều nhất? Điều đó thay đổi như thế nào khi chúng ta phóng to hoặc thu nhỏ một phiên giao dịch cụ thể? Với Session Volume HD, bạn càng thu phóng, bạn sẽ thấy càng chi tiết về giá và khối lượng trong một ngày giao dịch cụ thể. Đó là một công cụ hoàn hảo cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư nhanh chóng phóng to, thu nhỏ và thay đổi độ phân giải biểu đồ của họ.
Trong ví dụ trên, chúng ta đang xem hai biểu đồ của Tesla đều được đặt ở các khung thời gian và độ phân giải khác nhau. Bạn có thấy sự khác biệt giữa các Cấu hình Khối lượng được hiển thị trên mỗi biểu đồ không? Biểu đồ bên trái là biểu đồ hàng ngày có từ tháng 11. Biểu đồ bên phải là biểu đồ 65 phút được phóng to chỉ trong vài ngày giao dịch cuối cùng. Cả hai biểu đồ đều đang sử dụng Session Volume HD để hiển thị phân tích Hồ sơ khối lượng, nhưng mỗi biểu đồ hiển thị một mức độ chi tiết khác nhau. Đó là bởi vì công cụ Session Volume HD đang tự động điều chỉnh khi chúng tôi phóng to hoặc thu nhỏ. Nói cách khác, khi độ phóng to tăng lên, nhiều mức cấu hình sẽ được hiển thị.
Khi bạn bắt đầu hiểu và sử dụng Session Volume HD, điều quan trọng cần nhớ là công cụ này có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu và quan sát của bạn. Mở cài đặt của nó để bắt đầu. Mỗi nhà giao dịch và nhà đầu tư đều có phương pháp luận của riêng họ và những cài đặt này sẽ giúp bạn tạo ra phong cách nghiên cứu độc đáo của riêng mình:
Điểm kiểm soát (POC) - Mức giá trong khoảng thời gian có khối lượng giao dịch cao nhất. Đây là đường màu đỏ hiển thị trên cả hai biểu đồ trong mỗi vùng Cấu hình Khối lượng.
Khối lượng tăng - Xác định màu cho Khối lượng tăng hoặc các điểm tại đó xảy ra mua và giá tăng.
Khối lượng giảm - Xác định màu cho Khối lượng giảm hoặc các điểm xảy ra bán và giá giảm.
Vùng Giá trị Tăng - Xác định màu cho Vùng Giá trị Tăng hoặc nơi mua xảy ra trong vùng khối lượng lớn, chẳng hạn 70% của tất cả khối lượng có thể giao dịch.
Vùng giá trị giảm - Xác định màu cho Vùng giá trị giảm hoặc nơi bán xảy ra trong vùng khối lượng lớn, chẳng hạn như 70% của tất cả khối lượng có thể giao dịch.
Hồ sơ Cao - Mức giá đạt được cao nhất trong khoảng thời gian được chỉ định.
Cấu hình Thấp - Mức giá đạt được thấp nhất trong khoảng thời gian được chỉ định.
Vùng giá trị (VA) - Phạm vi mức giá trong đó một tỷ lệ phần trăm cụ thể của tất cả khối lượng được giao dịch trong khoảng thời gian. Thông thường, tỷ lệ phần trăm này được đặt thành 70%, tuy nhiên, nó tùy thuộc vào quyết định của nhà giao dịch.
Vùng giá trị cao (VAH) - Mức giá cao nhất trong vùng giá trị.
Vùng giá trị Thấp (VAL) - Mức giá thấp nhất trong vùng giá trị.
Chúng tôi hy vọng với hướng dẫn này bạn sẽ hiểu được sức mạnh của Session Volume HD và các công cụ Volume Profile khác. Quan trọng hơn, chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp bạn sử dụng được tất cả các tính năng, tùy chỉnh và chức năng đi kèm với chúng. Session Volume HD là một trong những công cụ Cấu hình Khối lượng có sẵn cho bạn và nó đặc biệt hữu ích khi phóng to và thu nhỏ biểu đồ, thay đổi khung thời gian và tìm kiếm chi tiết bổ sung khi bạn nghiên cứu một phiên giao dịch cụ thể.
Cảm ơn đã đọc và vui lòng để lại bất kỳ phản hồi hoặc nhận xét nếu có ở bên dưới. Nếu bạn muốn xem thêm các công cụ hoặc tính năng của Hồ sơ khối lượng - chúng tôi muốn lắng nghe về nó! Chúng tôi có thể đáp ứng được cho bạn.
ICHIMOKU KINKO HYO ( CHỈ BÁO XU HƯỚNG TỐT NHẤT)Lịch sử Ichimoku - Nó được phát triển vào cuối những năm 1930 bởi Goichi Hosoda, một nhà báo người Nhật Bản, người từng được biết đến với cái tên Ichimoku Sanjin, Ông đã dành 30 năm để hoàn thiện kỹ thuật trước khi phát hành phát hiện của ông cho công chúng vào cuối những năm 1960. (Lịch sử từ wikipedia)
Ichimoku Kinko Hyo “một biểu đồ cân bằng” Theo ý kiến cá nhân của tôi là chỉ báo tất cả trong một tốt nhất, nó xác định hỗ trợ và kháng cự , xác định hướng xu hướng, đo đà và cung cấp tín hiệu giao dịch. Phần tốt nhất về ichimoku không chỉ là nó cung cấp cho bạn một định hướng "trong nháy mắt" mà còn cung cấp các tín hiệu giao dịch. Những tín hiệu này có thể được sử dụng bởi chính chúng hoặc cùng nhau và rất mạnh mẽ. Có 5 tín hiệu và là như sau:
Ngoài ra, tất cả 5 đường có thể được sử dụng để cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự . Lưu ý rằng Kijun-sen có thể là mức hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh nhất, đó là mức cân bằng và khi thị trường vượt qua mức giá mở rộng cuối cùng sẽ quay trở lại Kijun-sen (điểm cân bằng). Chikou-span tự in trong quá khứ, bằng cách sử dụng các trục của nó cũng sẽ cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự mạnh mẽ . Hình minh họa này dựa trên cách giao dịch ichimoku thông thường . Các cài đặt có thể được định cấu hình để phù hợp hơn với thị trường, tuy nhiên tôi chủ yếu sử dụng cài đặt mặc định. Khung thời gian ưa thích của tôi với ichimoku là trên biểu đồ 30 phút, 1 giờ, 4 giờ và hàng ngày .
Hãy nhớ rằng có một xu hướng tăng mạnh khi giá nằm trên đám mây Kumo và trên Tenkan-Sen và Kijun-Sen. Ngoài ra Senkou-Span ở trên và ngoài giá. Có một xu hướng giảm giá mạnh khi giá nằm dưới đám mây Kumo và dưới Tenkan-Sen và Kijun-Sen. Ngoài ra Senkou-Span đang ở dưới và hết giá.
Hướng dẫn: Cách thêm ý tưởng hay và nhiều lượt thíchHướng dẫn chung:
Để xuất bản những ý tưởng tuyệt vời và nhận được nhiều lượt thích, bước đầu tiên là để các ấn phẩm của bạn hiển thị công khai. Điều này có nghĩa là bạn cần đảm bảo rằng ý tưởng của mình không bị “ẩn” hoặc “không được đề cập” vì vi phạm các quy tắc chung của chúng ta.
Ý tưởng này xuất phát từ đâu và lý do là gì?
Người kiểm duyệt TradingView sẽ ẩn các ý tưởng vi phạm quy định chung, các trường hợp phổ biến nhất là khi tác giả cung cấp liên kết hoặc đường dẫn đến phương tiện truyền thông xã hội hoặc trang web của họ, nhằm mục đích tự quảng cáo.
Một ý tưởng bị ẩn sẽ không còn hiển thị với công chúng, chỉ bạn và những người kiểm duyệt TradingView có thể nhìn được. Vì bạn hoặc nhóm TradingView không thể thay đổi mô tả ý tưởng, nên không thể hiển thị lại những ý tưởng này, điều này thật đáng tiếc khi bạn đã mất thời gian để phân tích và xuất bản nó, phải không? Vui lòng đọc kỹ Nội quy Chung để tránh điều này xảy ra.
Tại sao ý tưởng của bạn có thể không được đề nghị?
TradingView với mục đích hiển thị các ý tưởng cung cấp phân tích tốt trên biểu đồ và mô tả tốt. Để đạt được điều đó, chúng tôi "không đề xuất" ý tưởng rằng:
Có tiêu đề hoặc mô tả bằng TẤT CẢ CÁC CHỮ HOA
Có rất ít hoặc không có phân tích trên biểu đồ
Không có mô tả
Được xuất bản bằng ngôn ngữ khác với trang web mà nó được xuất bản
Ý tưởng “chưa được đề xuất” sẽ không xuất hiện trên trang chủ hoặc trong các ý tưởng phát sóng phổ biến, điều này sẽ hạn chế khả năng hiển thị của nó.
Nó sẽ chỉ hiển thị trong các ý tưởng phát sóng mới nhất, cho những người dùng truy cập hồ sơ của bạn hoặc những người có liên kết trực tiếp đến xuất bản của bạn.
Hãy xem qua một số ví dụ về yếu tố tạo nên một xuất bản ý tưởng hay. Để làm rõ hơn, chúng tôi cũng sẽ cung cấp một ý tưởng không phải là ví dụ tốt nhất cho danh mục này.
Nhấp vào bất kỳ ý tưởng nào để hiển thị chi tiết hơn.
Tất cả Phân tích
► Cân bằng: rõ ràng, không lộn xộn, chuyên nghiệp, không quá choáng ngợp.
Tốt:
Cần cải thiện hơn:
Phân tích Kỹ thuật
► Bao gồm các hình vẽ giải thích ý tưởng. Ít nhất hai công cụ phân tích hoặc hai lý do, ví dụ: mức hỗ trợ và mô hình hình nến, hoặc đường xu hướng và chỉ báo, v.v. Hãy sử dụng đủ nhưng không quá nhiều!
Tốt:
Cần cải thiện:
Ý tưởng giao dịch
► Bao gồm một thành kiến cụ thể về ý tưởng và tiết lộ nếu bạn mua hay bán. Đảm bảo rằng bạn cho mọi người biết vị trí của điểm thoát hoặc điểm vào trên giao dịch và đề cập đến thời gian giao dịch có thể kéo dài.
Tốt:
Cần cải thiện:
Phân tích cơ bản & Bình luận thị trường
► Cung cấp xu hướng chung và đường dẫn giá gần đúng dựa trên lý luận đúng đắn.
Tốt:
Đăng đào tạo
► Giải thích chi tiết về phương pháp phân tích kỹ thuật, cơ bản hoặc vĩ mô.
Tốt:
Phân tích liên thị trường
► Điều này bao gồm phân tích Lớp phủ hoặc Tỷ lệ. Kêu gọi một động thái định hướng với lời giải thích đầy đủ.
Tốt:
Phân tích
► Phải hữu ích và cung cấp thông tin cho cộng đồng. Ví dụ: tài liệu giáo dục, một chuyên mục hoặc trải nghiệm cá nhân.
Tốt:
Cần cải thiện:
Đề xuất cụ thể hơn cho các loại Phân tích kỹ thuật cụ thể
Mẫu hài hòa
► Giá ít nhất phải vượt qua điểm B trên đường từ C đến D. Hoặc phải có các công cụ kỹ thuật khác hỗ trợ quan điểm. Sử dụng các công cụ tích hợp trong TradingView để hiển thị tỷ lệ Fibonacci. Liên kết hữu ích: www.harmonictrader.com
Tốt:
Cần cải thiện:
Đỉnh đôi
► Các mẫu không hoàn thành đỉnh thứ hai và đang hướng đến đường viền cổ áo sẽ không đủ tiêu chuẩn là áo đôi. Cũng đúng đối với đáy đôi.
Tốt:
Cần cải thiện:
Vai đầu vai
► Các mẫu không hoàn thành vai phải và hướng về đường viền cổ áo sẽ không đủ điều kiện. Cũng đúng với nghịch đảo đầu và vai.
Tốt:
Cần cải thiện:
Phân tích chỉ báo
Cần cải thiện:
Sóng Elliott
► Phải tuân theo các quy tắc có thể tìm thấy trên www.elliottwave.com. Đây là nguồn phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi.
Tốt - rõ ràng và có thiết lập giao dịch có thể hành động:
Cần Cải thiện - lộn xộn:
Việc tuân theo các nguyên tắc này không chỉ sẽ tạo ra những ý tưởng tốt hơn, có tính hành động hơn cho đối tượng TradingView mà còn tăng cơ hội lựa chọn ý tưởng của bạn cho Lựa chọn của biên tập .
Chúng tôi hy vọng hướng dẫn này hữu ích cho bạn, hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới.
Cách sử dụng công cụ vẽ Fixed Range Volume Profile mớiCấu hình khối lượng là điều cần thiết để hiểu cung, cầu và thanh khoản một cách tổng thể. Các công cụ cấu hình khối lượng giúp bạn có thể phân tích xu hướng khối lượng ở các mức giá cụ thể và thời điểm cụ thể. Công cụ vẽ mới của chúng tôi có tên Hồ sơ khối lượng phạm vi cố định được tạo ra để cung cấp cho mọi người khả năng nghiên cứu xu hướng khối lượng trên biểu đồ của họ.
Đây là cách bạn có thể bắt đầu sử dụng Công cụ vẽ hồ sơ khối lượng phạm vi cố định mới:
1. Đi đến phần bên trái của biểu đồ và chọn Công cụ Phỏng đoán và Đo lường. Đây cũng là chỗ mà bạn có thể tìm công cụ Vùng giá hoặc Long/Short.
2. Cuộn xuống danh sách và chọn Fixed Range Volume Profile .
3. Khi bạn chọn công cụ, tìm và chọn khu vực trên biểu đồ bạn muốn nghiên cứu. Chọn điểm bắt đầu và kết thúc. Trong ví dụ này, chúng ta đang xem hồ sơ khối lượng trong vùng cố định cho BTCUSD từ điểm cao nhất cho đến ngày hôm nay.
Hiểu cách đọc Hồ sơ Khối lượng Phạm vi Cố định là điều cần thiết. Khi bạn vẽ Cấu hình Khối lượng Phạm vi Cố định đầu tiên của mình, bạn sẽ thấy như sau:
• Đường màu đỏ = điểm kiểm soát hoặc mức giá có khối lượng nhiều nhất.
• Hàng màu vàng và xanh dương = khối lượng tăng và khối lượng giảm cho mỗi mức giá.
• Khu vực màu xanh lam bóng mờ = khu vực được chọn để hiển thị.
Hãy nhớ rằng bạn có thể điều chỉnh cài đặt của Fixed Range Volume Profile. Điều này có nghĩa là bạn có khả năng thay đổi giao diện, cảm nhận và tính toán. Ví dụ: bạn có thể thêm điểm kiểm soát đang phát triển, điều chỉnh màu sắc của vùng bóng mờ và thay đổi kích thước của các hàng khối lượng. Khả năng là vô tận và bạn có thể xây dựng giao diện hoàn hảo cho Fixed Range Volume Profile của mình.
Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích công cụ vẽ mới này của chúng tôi và các bạn hãy thử dùng xem nó phát triển như thế nào. Chúng tôi có sứ mệnh để giúp cho các nhà đầu tư, trader tốt nhất có thể. Các công cụ này của chúng tôi là miễn phí và được cập nhật cho tất cả mọi người.
Nếu bạn có câu hỏi hoặc phản hồi, vui lòng viết chúng trong phần bình luận bên dưới. Nếu bạn vẫn không chắc chắn về việc sử dụng công cụ này, chúng tôi khuyên bạn nên đi sâu vào và bắt đầu thử nghiệm. Một trong những cách tốt nhất để học là dùng thử công cụ.
cậu vàng liệu có thăng thiên ? Cảnh báo rủi ro, miễn trừ trách nhiệm: trên đây là nhận định về thị trường mang tính cá nhân dựa trên những thông tin đã được công bố và số liệu biểu đồ quá khứ trên Tradingview, mọi phân tích chỉ là chủ quan. Mong các nhà đầu tư cân nhắc, tôi không chịu trách nhiệm tới việc quyết định đầu tư của bạn. Xin cảm ơn.
Chúc bạn may mắn !
EURCAD long Cảnh báo rủi ro, miễn trừ trách nhiệm: trên đây là nhận định về thị trường mang tính cá nhân dựa trên những thông tin đã được công bố và số liệu biểu đồ quá khứ trên Tradingview, mọi phân tích chỉ là chủ quan. Mong các nhà đầu tư cân nhắc, tôi không chịu trách nhiệm tới việc quyết định đầu tư của bạn. Xin cảm ơn.
Chúc bạn may mắn !
6 phím tắt giúp chia sẻ, ghi chú & biểu đồ nhanh hơnHôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn 6 phím tắt để giúp bạn xem giá, chia sẻ ý tưởng và theo dõi quá trình của mình nhanh hơn. Để bắt đầu, mở biểu đồ và thử các phím tắt sau:
Alt + S = Chụp ảnh biểu đồ
Alt + W = Thêm biểu tượng vào danh sách
Alt + L = Mở Log biểu đồ
Alt + P = Mở % biểu đồ
Alt + G = Đi đến ngày nhất định trên biểu đồ
Alt + N = Bắt đầu ghi chú mới
Nếu bạn sử dụng Mac, hãy dùng phím ⌥:
⌥ + S = Chụp ảnh biểu đồ
⌥ + W = Thêm biểu tượng vào danh sách
⌥ + L = Mở Log biểu đồ
⌥ + P = Mở % biểu đồ
⌥ + G = Đi đến ngày nhất định trên biểu đồ
⌥ + N = Bắt đầu ghi chú mới
Hãy cùng xem tại sao các phím tắt này quan trọng và cách bạn sử dụng chúng. Alt + S là cách bạn nhanh chóng chụp ảnh biểu đồ của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng chia sẻ biểu đồ với bạn bè, phòng trò chuyện hoặc bất cứ đâu trên mạng xã hội.
Alt + L là cách bạn thay đổi log của biểu đồ và Alt + P để bạn xem phần trăm thay đổi biểu đồ. Khi phân tích trên biểu đồ cả hai phím tắt này có thể cho bạn các quan điểm khác nhau để kiểm tra giả thuyết của bạn. Ví dụ,một mã giao dịch lên hoặc xuống bao nhiêu trong một khoảng thời gian nhất định? Sử dụng Alt + P cho việc đó. Mặt khác, biểu đồ logarit sẽ điều chỉnh trục y (giá) để phản ánh sự thay đổi từ mức giá này sang mức giá tiếp theo thay vì được cách đều nhau. Sử dụng Alt + L.
Cuối cùng, hãy nói về Alt + N. Để bạn mở một ghi chú mới. Bạn có thể sử dụng Text Notes trên TradingView giống như báo cáo giao dịch. Sơ lược ý tưởng, viết ra các suy nghĩ của bạn, và ghi lại các kế hoạch từ ngay trong phần ghi chú của bạn. Điều này có thể thực sự quan trọng đối với việc xây dựng một quy trình lâu dài và phản ánh ý tưởng của bạn với tư cách là một trader hoặc nhà đầu tư.
Cảm ơn bạn đã đọc và chúng tôi hy vọng các phím tắt này hỗ trợ được cho bạn. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc nhận xét gì, vui lòng gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi cũng có liên kết một số ý tưởng bên dưới để bạn có thể hiểu thêm về các phím tắt và khám phá chúng.