VEN/BTC - H4 - Mô hình GarleyMô hình kỹ thuật Garley đang được hình thành với VEN
Đoạn XA hình thành trong Bull market từ 2500 lên tới 81368 sts
Đoạn AB hiệu chỉnh 61.8 % về vùng 32400
Đoạn BC hiệu chỉnh lại 50% lên mức 59000
Và đoạn CD đang được hình thành với mức target 154% đoạn BC, và ước đạt 19300
Chúng tôi khuyên bạn giao dịch trong các vùng giao dịch như sau:
EP: 19300
TP: 38000 (90% lợi nhuận)
TG: 49400
Với các mô hình garley đòi hỏi sự chính xác của các Price action, vì vậy bạn phải đặt điểm dừng lỗ ở ngay dưới EP
Chúc bạn giao dịch thành công!
Các Mô hình Harmonic
Eth July 19 Price ActionToàn bộ phân tích về EthUsd theo Price Acion sẽ được đưa vào đây
Xu hướng giảm được hình thành dựa vào một chuỗi các SH thấp hơn và SL thấp hơn
Việc Eth từ chối vùng giá (2), đã hình thành nên SH mới nhất, và thấp hơn SH trước
Eth từ chối vùng (2), kì vọng của Tú là Eth sẽ tiến tới vùng (3)
Hơn nữa, Eth hiện đang tiến tới target (0.618) của Bearish Gartley Harmonic Pattern, sau khi xuống đây, sẽ tiếp tục quan sát Price Action để xem xét khả nâng tiến tới vùng (3)
Mọi ý tưởng sẽ được cập nhật nhanh nhất qua telegram.
Phá hỗ trợ ( S )- kháng cự ( R ) cho xác nhận?!Phá hỗ trợ ( S )- kháng cự ( R ) cho xác nhận?!
- Thường chúng ta giao dịch dựa vào các mức S, R của market để tìm điểm vào lệnh, thoát lệnh, để dự báo xu hướng của thị trường
- Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả trong trading là giao dịch khi giá breakout qua một S, R
- Tuy nhiên, việc xác nhận được một điểm vùng, hay điểm S, R tốt trong giao dịch thì lại phụ thuộc vào cách chơi, kiến thức, và kinh nghiệm của mỗi cá nhân
Hôm nay, tôi xin mạn phép nói về breakout trong trading. Khi nào là breakout, khi nào là breakout fail.
Trước khi nói về breakout, thì chúng ta phải xét đến việc giá đóng trên S,R hay dưới S,R.
Ví dụ như hình vẽ dưới đây:
Tuy nhiên, cũng trong hình đó, chúng ta tìm thấy những lúc thị trường không tuân theo quy luật đó
Ở trong trường hợp trên, nếu chúng ta quan sát kỹ, sẽ thấy cặp nến đó đóng dưới một vùng cản khác và cho giá đi xuống. Và nó vẫn tuân theo quy luật breakout cho xác nhận như bình thường.
Việc các mức S,R khác nhau xuất hiện liên tục trong market. Nên việc trong mỗi trường hợp, chúng ta lựa chọn việc dùng ngưỡng nào thì phụ thuộc vào cách phân tích và nhận định thị trường của mỗi cá nhân. Không có trường hợp nào giống trường hợp nào !
Trong cùng trường hợp trên, với cùng ngưỡng cản chúng ta đã vẽ và sử dụng trước đó. Giá lại di chuyển 1 cách khác. ( ở đó, đa phần chúng ta sẽ bị quét hết stoploss)
Ở đây, đối với những người giao dịch có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận ra sự breakout fail của thị trường dựa vào phân tích xu hướng, hay là cách di chuyển break của thị trường. Hoặc chí ít là sẽ không giao dịch đánh lên.
Chúng ta có thể phân tích đơn giản trong trường hợp này như sau:
Và sau đó giá tiếp diễn xu hướng
Ở trên, tôi đã trình bày sơ qua một vài trường hợp đơn giản trong việc breakout cản thành công, hay thất bại, hay breakout giả.
Rất mong nhận được sự xây dựng, đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm của các bác để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau. Không ai mãi đúng, hay sai mãi cả. Mỗi lần sai hay đúng đều có giá của nó cả. Mong mọi người không nên mãi im lặng quá !
Không có gì mà tự nhiên có giá trị, hay bỗng dưng thành công cả.
Mong mọi người cùng chung tay. Đừng mãi “dấu”, không chúng ta sẽ mãi thất bại.
Thảo luận về mô hình!Tôi xin phép, chúng ta sẽ thảo luận một chút về mô hình trong trường hợp này.
Xin các bạn cho í kiến là mô hình trên hình vẽ là mô hình 2 đáy, mô hình cái CUP hay là mô hình gì?
Và chúng ta sẽ dự đoán xu hướng tiếp theo như thế nào?
Hi vọng sẽ có những thảo luận mang tính trao đổi và xây dựng !