[EDUCATIONAL SERIES] ETH - Falling Wedge Pattern ETH - Falling Wedge Pattern
Chào bạn,
Các diễn biến mới nhất sẽ được cập nhật trong phần bình luận.
Hãy đảm bảo bạn chọn Follow (Theo Dõi) để biết nội dung mới nhất nhé !!!
COMMENT ý kiến của bạn bên dưới ^^
Và đừng quên LIKE ủng hộ người viết hen :D
Disclaimer:
Bài viết chỉ mang tính tham khảo và học thuật, người viết không đưa ra lời khuyên đầu tư.
Nhà đầu tư nên tự đánh giá rủi ro khi giao dịch. Người viết sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm với quyết định và hoạt động giao dịch của nhà đầu tư (người đọc).
Bài viết là sản phẩm trí tuệ của người viết, yêu cầu trích dẫn nguồn khi sao chép hoặc sử dụng.
Mẫu Biểu đồ
Kế hoạch giao dịch EURUSD. Chờ bán xuốngNhư đã mô tả chi tiết ở biểu đồ. Chúng ta thấy rằng EUR đã hình thành mô hình vai đầu vai. Hiện tại giá đang pullback về vùng kháng cự.
Như vậy, chúng ta nên làm gì bây giờ. Hãy chờ bán xuống khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Khi giá đã chạm đến vùng kháng cự
- Giá có dấu hiệu đảo chiều (bằng cách quan sát mô hình nến hình thành tại điểm này)
Các bước đặt lệnh và stoploss:
Bước 1: Khi giá đã thỏa mãn các điều kiện. Tôi xác định khối lượng lệnh vào. Và tôi bắt đầu tính toán các điểm vào lệnh. Cụ thể sang bước 2.
Bước 2: Xác định tỉ lệ Reward:Risk. Tôi thường đặt tỉ lệ này là: 2:1
Bước 3: Xác định stoploss.
Bước 4: Xác định take profit. Tùy thuộc vào stoploss và tỉ lệ R:R của bạn xác định được vị trí đặt take profit.
Bước 5: Kiểm tra lệnh và biểu đồ lần cuối. Rồi tắt máy tính đi làm việc khác.
Lưu ý: Nhận định cá nhân mang tính chủ quan. Đây là nhật ký riêng nên các bạn chỉ tham khảo. Mọi rủi ro tôi không chịu trách nhiệm
Xác định thị trường sideway! Sideways trend: Xác định một sideways trend bao gồm một chuỗi sóng giao động theo 1 biên độ nhất định có các mức hỗ trợ, kháng cự rõ ràng. Biên độ giữa mức hỗ trợ và kháng cự có thể xác định trên các khung thời gian cao hơn hoặc theo các mức swing high-low có ý nghĩa.
Ex:
Một sideway trend được bắt đầu khi có 4 sóng nằm trong mức giá của Swing trước đó !
( Prior Education:
- Break support/Resistance, give confirmation?
- Support and Resistance, A way to draw a horizontal line !
)
AGI - H1 - Bearish BATMô hình con dơi cũng đang hình thành với AGI
EP: 980
TP: 1217
EP*: 1024
TP*: 1596
Các mô hình Garley cần đặt SL ngay dưới các vùng EP
Chúc bạn giao dịch thành công!
Phá hỗ trợ ( S )- kháng cự ( R ) cho xác nhận?!Phá hỗ trợ ( S )- kháng cự ( R ) cho xác nhận?!
- Thường chúng ta giao dịch dựa vào các mức S, R của market để tìm điểm vào lệnh, thoát lệnh, để dự báo xu hướng của thị trường
- Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả trong trading là giao dịch khi giá breakout qua một S, R
- Tuy nhiên, việc xác nhận được một điểm vùng, hay điểm S, R tốt trong giao dịch thì lại phụ thuộc vào cách chơi, kiến thức, và kinh nghiệm của mỗi cá nhân
Hôm nay, tôi xin mạn phép nói về breakout trong trading. Khi nào là breakout, khi nào là breakout fail.
Trước khi nói về breakout, thì chúng ta phải xét đến việc giá đóng trên S,R hay dưới S,R.
Ví dụ như hình vẽ dưới đây:
Tuy nhiên, cũng trong hình đó, chúng ta tìm thấy những lúc thị trường không tuân theo quy luật đó
Ở trong trường hợp trên, nếu chúng ta quan sát kỹ, sẽ thấy cặp nến đó đóng dưới một vùng cản khác và cho giá đi xuống. Và nó vẫn tuân theo quy luật breakout cho xác nhận như bình thường.
Việc các mức S,R khác nhau xuất hiện liên tục trong market. Nên việc trong mỗi trường hợp, chúng ta lựa chọn việc dùng ngưỡng nào thì phụ thuộc vào cách phân tích và nhận định thị trường của mỗi cá nhân. Không có trường hợp nào giống trường hợp nào !
Trong cùng trường hợp trên, với cùng ngưỡng cản chúng ta đã vẽ và sử dụng trước đó. Giá lại di chuyển 1 cách khác. ( ở đó, đa phần chúng ta sẽ bị quét hết stoploss)
Ở đây, đối với những người giao dịch có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận ra sự breakout fail của thị trường dựa vào phân tích xu hướng, hay là cách di chuyển break của thị trường. Hoặc chí ít là sẽ không giao dịch đánh lên.
Chúng ta có thể phân tích đơn giản trong trường hợp này như sau:
Và sau đó giá tiếp diễn xu hướng
Ở trên, tôi đã trình bày sơ qua một vài trường hợp đơn giản trong việc breakout cản thành công, hay thất bại, hay breakout giả.
Rất mong nhận được sự xây dựng, đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm của các bác để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau. Không ai mãi đúng, hay sai mãi cả. Mỗi lần sai hay đúng đều có giá của nó cả. Mong mọi người không nên mãi im lặng quá !
Không có gì mà tự nhiên có giá trị, hay bỗng dưng thành công cả.
Mong mọi người cùng chung tay. Đừng mãi “dấu”, không chúng ta sẽ mãi thất bại.
Thảo luận về mô hình!Tôi xin phép, chúng ta sẽ thảo luận một chút về mô hình trong trường hợp này.
Xin các bạn cho í kiến là mô hình trên hình vẽ là mô hình 2 đáy, mô hình cái CUP hay là mô hình gì?
Và chúng ta sẽ dự đoán xu hướng tiếp theo như thế nào?
Hi vọng sẽ có những thảo luận mang tính trao đổi và xây dựng !
Hỗ trợ ( support, S) và kháng cự ( resistance, R) Hỗ trợ ( support, S) và kháng cự ( resistance, R)
1. Định nghĩa:
1.1. Hỗ trợ là vùng giá ( zone), mà ở đó giá di chuyển đi lên.
1.2. Kháng cự là vùng giá mà ở đó giá di chuyển đi xuống
- Hỗ trợ và kháng cự có thể chuyển đổi cho nhau, khi mà vùng đó bị phá qua.
2. Các mức hỗ trợ, kháng cự
2.1. Đường nằm ngang ( horizontal line)
2.2. Đường xu hướng ( trendline)
2.3. Đường trung bình,… ( một chỉ báo,..)
2.4. Một mức fibo mà bạn hay dùng ( fibo 61.8)
2.5. Một mức tỉ lệ theo mô hình ( AB=CD), hay một mức fibo theo mô hình harmonic,…
….
Mức hỗ trợ hay kháng cự phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật đánh và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
Ở đây, tôi sẽ cùng các bạn bàn luận cách vẽ một mức S,R là đường nằm ngang ( horizontal line)
- B1: Đưa chart là dạng chart line. ( vì tôi ưu tiên sử dụng giá đóng cửa)
- B2: Chọn vùng giá nào, mà giá di chuyển qua đó bị quay ngược trở lại nhiều nhất, hoặc là đỉnh- đáy của một xu hướng trước đó. Sau đó chúng ta vẽ đường nằm ngang ở những vùng giá đó.
- B3: Đưa chart về dạng candle hoặc bar chart và căn chỉnh lại đường nằm ngang cho hợp lý.
Chỉ cần 3 bước đơn giản, chúng ta có thể vẽ đường mức hỗ trợ hay kháng cự.
• Chú í:
- Tôi cần nhấn mạnh lại là S,R là một vùng giá. Với loại S,R là đường nằm ngang thì thường chúng ta dựa vào những gì của thị trường đã diễn ra và vẽ lại. Nên chuyện giá đóng của vượt qua, hay bóng nến đâm qua những vùng giá đó là chuyển rất bình thường. Thị trường sẽ có những cú breakout fail và chúng ta phải rất có kinh nghiệm phân tích mới có thể nhận ra.
- Mà vì nó chỉ là những chúng ta vẽ lại dựa vào quá khứ để suy đoán giá hiện tại nên những đường nằm ngang có thể hoàn toàn không có giá trị trong những trường hợp cụ thể. Không phải lúc nào giá cũng tới vùng đó là phải dội lại. Mà đôi khi, giá tới đó dội lại không đạt được những gì chúng ta kỳ vọng.
- Tất cả phải dựa vào bối cảnh chung của thị trường, phải phân tích những trường hợp cụ thể để chúng ta cân nhắc áp dụng các mức S,R như thế nào cho hợp lý.
- Thị trường lúc nào cũng có sự mua- bán nên có thể hình thành các mức S,R mới bất cứ thời điểm nào.
Chúc các bác sang tuần mới gặp nhiều may mắn !